Chuyện thật bất ngờ. Khi niên học mới bắt đầu, lớp 12 của chúng tôi lại có thêm một nữ sinh người Nhật. Cô nàng có tên là Khuyển Dưỡng Anh Tử, khoảng tuổi mười bảy, mười tám như bọn tôi.
Anh Tử có nước da trắng đẹp, đôi mắt to đen, đôi môi mỏng. Cô nàng có dáng vấp vừa phải. Tóm lại Anh Tử có cái đẹp của các cô gái người mẫu trên các bảng quảng cáo sách báo Nhật.
Đương nhiên là ở tuổi chúng tôi, tình cảm trai gái đã bắt đầu phát sinh. Tôi là người may mắn khi được xếp ngồi cạnh Anh Tử.
Lớp tôi có cái lệ là đầu năm học thường bầu hoa khôi của cả lớp mà lớp tôi trước đó đã có bốn người đẹp rồi đó là: Tô Huệ Văn người khá cục mịch, quê mùa, tính lại hay cáu gắt nên có biệt danh là bà “gà mái”. Kế đến là Mục Lý, đẹp thì có đẹp, nhưng bản tính ít nói, không thích can dự vào chuyện người khác nên có biệt hiệu là “nữ tu”. Cô nàng thứ ba là Vương Ngọc Anh nước da ngăm đen nhưng ăn mặc thời trang nhất. Có điều bản tính chanh chua, năng động quá, nhiều lúc làm chúng tôi khó chịu nên có biệt danh là “mèo rừng”. Người thứ tư là Tôn Thắng Nam, cô này thì nam tính quá, thích ăn mặc kiểu đàn ông nên không thể gọi là người đẹp.
Tóm lại sự xuất hiện của Anh Tử giống như một đóa hoa giữa rừng xanh. Bản tính cô nàng lại thích cười, ôn hòa dịu dàng nên đương nhiên sẽ cầm chắc cái địa vị hoa khôi lớp rồi. Nhưng có người lại hoài nghi Anh Tử là người của Uông Đông Nguyên đưa vào? Hay đây là gián điệp cho hiến binh Nhật cài vào để theo dõi. Nhưng dù có nói xấu thế nào thì dòng máu Nhật của Anh Tử cũng tạo cho chúng tôi một tiên kiến, nếu không nói là ác cảm.
Chúng tôi cũng biết Khuyển Dương Anh Tử tuy là người Nhật nhưng lại sinh ra ở miền Đông Bắc Trung Quốc. Mấy năm trước học ở Thẩm Dương, năm nay mới chuyển về đây.
Anh Tử là người rất chịu khó học tiếng Trung Quốc, nên tiếng Quan Thoại (Bắc Kinh) rành rõi hơn bọn tôi nhiều. Nhờ đi đó đi đây luôn nên Anh Tử còn có vẻ hiểu biết về phong tục tập quán của người Trung Quốc hơn cả bọn tôi.
Nhưng nói gì thì nói. Anh Tử vẫn là người Nhật.
Vì vậy, có một lần trong giờ quốc văn, thầy Dương vì có việc bận nên hối hả giảng một đoạn trong bài Văn Tâm điêu long xong rời lớp, để thời gian còn lại cho bọn tôi tự học.
Bọn tôi thì rất ớn các môn cổ văn này. Có người tò mò hỏi Anh Tử bên Nhật có còn học môn cổ văn không? Thì Anh Tử cho biết là vẫn còn mặc dù Minh Trị Thiên hoàng chủ trương duy tân. Có điều đó là văn học sử giá trị nên nhiều học giả đã nghiên cứu rất kỹ về nó, nghiên cứu cả môn cổ văn của Trung Quốc.
Sự có mặt của Anh Tử trong trường khiến ban giám hiệu trường cô cùng cảnh giác. Thầy hiệu trưởng và cả thầy Dương đều khuyên chúng tôi cố tránh chuyện công kích chính trị cũng như nói xấu Nhật trước mặt Anh Tử.
Nhưng khi Anh Tử nói là Nhật đang nghiên cứu cổ văn Trung Quốc thì Tôn Thắng Nam đã vọt miệng ngay.
- À! Vậy là rõ rồi nhé! Điều đó chứng tỏ là văn học Nhật còn lạc hậu hơn chúng ta!
Hầu Triều Nghĩa với tật nói lắp, cũng phụ họa.
- Môn cổ văn là thứ hủ lậu, chúng ta muốn bỏ đi, vậy mà bọn Nhật lại cho là của quý.
Thế là mọi người cười ồ lên tán đồng. Nhưng đột nhiên Điền Mục Thanh lên tiếng.
- Tôi không đồng ý chuyện các bạn trộn lẫn văn học và chính trị vào nhau. Cái nào phải ra cái nấy. Nhật Bản cũng giống Trung Quốc ta, họ có rất nhiều nhà thơ nhà văn vĩ đại như Hạ Mục Sầu Thạch Vũ Giả Tiểu Lộ, Giới Xuyên Long Chi Giới.
- Ối! Tầm phào!
Các bạn cũng lớp không đợi anh ta dứt câu đã phản ứng, họ còn chĩa mũi sang Mục Thanh.
- Vĩ đại cái khỉ.
- Kẻ thân Nhật làm gì chẳng khen Nhật?
- Đúng là mặt dày, dám bợ đít Nhật ở đây!
- Hán gian!
Dương Sơn chen vào. Chẳng phải đâu, nhà thi sĩ chúng ta định bắt chước Dương Tử Lang muốn sang phiên bang làm phò mã(1).
Các bạn nghe Dương Sơn nói vậy vỗ tay hoan hô.
- Đúng đấy! Đúng đấy! Sao nói đúng tim đen người ta như vậy?
Điền Mục Thanh có vẻ rất bất mãn nhưng chẳng biết phản ứng ra sao. Bởi vì sự xuất hiện của Anh Tử đã khiến chàng dao động. Thường ngày Mục Thanh thường hay nói: Tình yêu là không biên giới, không phân biệt màu da. Tình yêu giống như thơ ca vượt trên tất cả, độc lập với chính trị, hận thù. Ai cũng biết là hắn đánh tiếng với mục đích gì. Vì nhiều người đã biết hắn từng làm những bài thơ bằng tiếng Nhật ghép vào bài tập của Anh Tử, nhưng bị cô nàng thẳng thừng từ chối. Vậy mà Mục Thanh vẫn không nản, còn đem thơ phổ nhạc hát cho cả Anh Tử nghe.
Mục Thanh là con người ốm yếu, từ khi bị cú sốc với Anh Tử càng yếu hơn, bạn bè thấy đó chỉ là mối tình đơn phương đã cố khuyên nhủ. Vậy mà mỗi lần nghe ai nói xấu Anh Tử một tiếng là hắn lại lăn xả vào.
Mọi người thấy Dương Sơn đã làm Điền Mục Thanh câm miệng rất hả hê. Vương Mộ Đạo không chịu lép, chỉ về phía Anh Tử nói.
- Tấm lòng hiếu học của Tư Mã Chiêu thật đáng kính. Nhưng Anh Tử này, cô có biết các học giả nước cô nghiên cứu Hán văn của chúng tôi với mục đích gì không?
Anh Tử có vẻ rất bình tĩnh đáp.
- Đó là sự việc rất bình thường. Các bạn cần biết là nước Nhật chúng tôi rất tôn sùng văn hóa Trung Quốc. Không phải mới từ bây giờ mà ngay từ đời Đường đã cho du học sinh sang đây du học. Vậy thì chuyện nghiên cứu văn hóa lúc đó với mục đích gì? Chẳng lẽ cũng để xâm lược Trung Hoa?
Vương Mộ Đào không chịu thua.
- Nếu người Nhật tôn sùng văn hóa Trung Quốc thì tại sao không chịu học hỏi cách làm người theo sách Khổng Mạnh?
Cao Triết Huê chen vào
- Sách cổ Trung Quốc nói kẻ nhân mới vô địch chứ có nói lính Thiên Hoàng là vô địch đâu?
- Đúng đấy! Đúng đấy!
Cả lớp nghe vậy vỗ tay cổ vũ. Dương Sơn đứng dậy nói.
- Các bạn biết không, nước ta đã sớm cải biến văn tự cổ khó hiểu thành văn tự phổ thông rồi. Thành ra tôi thấy cái từ “Khuyển” trong họ của Anh Tử nên chuyển thành “Cẩu” thì hơn. Nghĩa là Khuyển Dưỡng Anh Tử thành “Cẩu Dưỡng Anh Tử” vậy.
Đám bạn lại vỗ tay hoan hô lần nữa. Thế là có người đã diễn ra.
- Cẩu là chó! Vậy là con của chó!
- Con của loài chó!
Thật lạ! Những lời thô tục đó không những không bị các nữ sinh phản đối, mà họ còn yên lặng tán đồng. Anh Tử đỏ bừng cả mặt, cố nén để khỏi bật khóc, rồi quay ra xin phép thầy để về vì không thấy khỏe trong người.
Đến lúc Anh Tử bỏ về rồi, bọn con trai trong lớp mới thấy lo. Vì nếu Anh Tử mà về mách lại bố - ông Khuyển Dưỡng Quang Hùng thì có thể sẽ có mấy chục cái đầu phải lìa khỏi cổ.
Mọi người đều đứng ngồi không yên, Lưu Đại Khôi và Ngô Hán Thanh dù không có tham dự cũng thấy trách nhiệm vì họ là trưởng lớp và chủ tịch Hội học sinh.
*
Nhưng qua ngày hôm sau, vẫn không có chuyện gì xảy ra. Anh Tử vẫn đến trường. Gặp mặt bạn bè vẫn chào hỏi theo cách Nhật. Tức là đứng nghiêm rồi cúi đầu thật sát chào. Thái độ của Anh Tử không khiến các bạn tôi hối hận. Trái lại còn làm cho họ ngạo nghễ hơn. Họ tưởng là Anh Tử đã sợ hãi họ. Thế là những trò tinh nghịch càng lúc càng thô bạo hơn.
Tiếng chuông đến giờ Nhật ngữ vừa trỗi lên là Dương Sơn giả vờ đằng hắng một tiếng. Thế là người ngồi bàn đầu hô to “Cẩu” người bàn thứ hai tiếp “Dương” rồi người bàn thứ ba hét “Dưỡng”.
Hô xong, mọi người có vẻ hể hả. hướng mắt về phía Anh Tử cười.
Khi thầy Uông Đông Nguyên bước vào, nhìn thấy vẻ mặt lũ học trò, ông lại tưởng chúng tôi giờ trò trêu ghẹo ông, nên đứng lại ngơ ngác kiểm tra áo quần mình một cách ngượng nghịu. Thái độ của ông càng khiến chúng tôi cười lớn hơn.
Lúc đó Anh Tử đột ngột đứng lên nói một tràng Nhật ngữ với thầy Uông, rồi thầy Uông gật đầu. Thế là Anh Tử bước lên bục. Cả lớp còn đang ngạc nhiên thì nghe Anh Tử nói.
- Thưa các bạn.
Xưa nay tôi rất kính trọng đất nước các bạn, vì đây là một nước biết trọng lễ nghĩa. Đất nước chúng tôi rõ rang là đã chịu ảnh hưởng tổ quốc các bạn rất nhiều. Nhưng không ngờ bây giờ tôi lại vô cùng thất vọng. Không ngờ những người có học như các bạn lại có thể cư xử thô lỗ với người khác như thế!
Anh Tử nói đến đây quay qua nhìn thẳng Dương Sơn.
- Tôi biết sẽ có người định biện hộ bảo tại vì tên tôi là Khuyển Dưỡng làm gì, nhưng nếu quý vị nói vậy thì các bạn sẽ nghĩ sao khi trong các bạn cũng có người họ Trư, họ Dương, họ Lữ, họ Hầu. Chẳng lẽ họ không phải là người mà là heo, dê, lừa, khỉ cả ư?
Anh Tử quả là biết tranh luận. Khiến anh chàng Hầu Triều Dương, người có biệt hiệu là “khỉ ghẻ” vì luôn có mụn ghẻ trên đầu phải xấu hổ nhìn xuống.
Thầy Uông Đông Nguyên đứng gần đó nghe phải bật cười. Trong khi Anh Tử tiếp:
- Tôi đến đây chỉ để được học. Mong các bạn đừng dựa thế mà bức hiếp tôi. Con cháu của Thái Dương Thần nữ sẽ không bao giờ chọn khuất phục trước bạo lực đâu.
Chúng tôi không ngờ Anh Tử lại nói chuyện cứng cỏi như vậy, chưa ai phản ứng thì Anh Tử bắt đầu khóc. Những giọt nước mắt trải dài, tiếp.
- Tôi chỉ nói vậy thôi. Chứ không hề có ý thù hằn. Những hiểu lầm cũ xin bỏ qua và tôi mong các bạn xem tôi là bạn, đừng chú ý đến quốc tịch hay kỳ thị chủng tộc. Tôi mong được mọi người xem như anh em một nhà.
Điền Mục Thanh nghe Anh Tử nói gật đầu tán đồng ngay. Trong khi mọi người lại yên lặng. Đến lúc đó, Anh Tử mới nói.
- Xin cảm ơn các bạn!
Rồi cúi xuống chào mọi người một lần nữa mới bỏ về chỗ ngồi. Bấy giờ Uông Đông Nguyên mới lên tiếng.
- Thôi được. Mọi người hãy hòa hợp với nhau. Bằng không lớp học của chúng ta sẽ biến thành cái sở thú mất.
Nhưng thầy Uông vừa dứt lời, thì Dương Sơn đã đứng lên giả vờ gãi đầu, nói.
- Lỗi tại tôi cả. Tôi là đứa bày chuyện để xúc phạm đến bạn “Khuyển Dưỡng”.
Dương Sơn nhấn mạng hai chữ “Khuyển Dưỡng” một cách mai mỉa.
Ngô Hán Thanh đột nhiên đứng dậy phân trần.
- Anh Tử nghe này. Thái độ thiếu lịch sự của các bạn tôi đương nhiên có chỗ không đúng. Nhưng tại sao họ lại phản ứng như vậy? Chuyện đó hẳn có nguyên do. Anh Tử có thấy là những người cùng dân tộc với cô đang gây bao nhiêu tội ác trên đất nước này khônng? Hàng động của họ còn xấu xa hơn gấp mấy trăm lần việc các bạn đang ghẹo Anh Tử. Bạn thấy đúng chứ?
Ngô Hán Thanh là đại diện học sinh của trường, hắn lớn hơn chúng tôi mấy tuổi nhưng nói năng, hành động đều hoàn toàn như người lớn, hắn lại đẹp trai, là thần tượng của cả bọn tôi. Mọi người nghe Ngô Hán Thanh nói xong hoan hô.
- Ngô Hán Thanh nói đúng.
- Không thể khoan nhượng kẻ địch!
- Sự phẫn nộ của chúng ta là đúng.
Trong lúc mọi người phát biểu thì Điền Mục Thanh cũng đứng dậy định nói, nhưng Cao Triết Huê đã đứng dậy chen ngang.
- Điền Mục Thanh! Ta cấm ngươi bênh vực nó.
Đám đông phụ họa.
- Phải, Điền Mục Thanh cút đi!
- Trở về tháp ngà của ngươi đi!
- Đi sang núi Phú Sĩ mà làm thơ!
Thế là Điền Mục Thanh chỉ còn nước thu dọn sách vở bỏ về. Tình hình càng lúc càng trở nên hỗn loạn.Thầy Uông Đông Nguyên thấy vậy đập bàn nói.
- Không được ồn! Phải giữ kỷ luật chứ!
Nói xong ông quay ra cửa sổ, hét.
- Còn các em ngoài kia, giải tán đi. Có gì đâu mà nhìn.
Chúng tôi nhìn ra thì thấy các lớp bên cạnh nghe ồn đã đổ sang xem. Lưu Đại Khôi thấy vậy đưa tay lên nói với bọn tôi.
- Các bạn yên lặng một chút để thầy Nguyên phát biểu.
Thầy Nguyên thấy vậy tưởng Lưu Đại Khôi đứng về phía mình. Nên đằng hằng một tiếng hỏi.
- Các em nói đi, ai đã xâm lăng Trung Hoa bây giờ?
Cao Triết Huê nhanh nhẩu.
- Còn phải hỏi, chính người Nhật! Đế quốc chủ nghĩa Nhật Bản!
Thầy Nguyên có vẻ kiên nhẫn, cười đắc ý nói.
- Nói rõ đi! Người Nhật hay chủ nghĩa đế quốc Nhật?
Câu hỏi của thầy Nguyên khiến cả lớp bất ngờ nên chẳng có ai trả lời ngay, chỉ có Vương Ngọc Anh nói.
- Thì hai thứ đó cũng chỉ là một thôi.
Thầy Nguyên thấy mình thằng được một nước, cười nói.
- Khác xa chứ? Chẳng hạn như có người ở miền Đông Bắc đi ăn cướp, rồi tất cả người ở xứ đó đều là kẻ cướp cả sao?
Cao Triết Huê nóng mũi nói bừa.
- Ông không phải là ăn cướp, mà là Hán gian!
Dương Sơn bồi thêm.
- Hán gian có hai dòng máu!
Hai câu này khá nhỏ nhưng tôi biết là thầy Uông hẳn nghe thấy. Có điều ông vẫn bình thản. Ông đứng lên bảng vẽ hai tam giác nói.
- Hai tam giác nầy đều là tam giác nhưng góc chúng khác nhau. Vì vậy tôi không phải kẻ cướp. Và Anh Tử cũng không phải quân phiệt Nhật! Phải phân biệt rõ ràng.
Mọi người chưa biết phản bát thế nào. Thì có tiếng bên dưới nói.
- Đương nhiên chúng tôi phân biệt được! Nhưng đừng quên rằng cha của Anh Tử là đội trưởng đội hiến binh Nhật.
Quay nhìn lại thì ra là Ngô Hán Thanh.
Nhưng thầy Uông Đông Nguyên nào có chịu theo, thầy đứng ưỡn ngực nói.
- Tôi nói thật một sự việc này để các anh suy ngẫm. Các bạn có biết tôi là ai không? Cha tôi trước kia là một tên cướp khét tiếng ở miền Đông Bắc. Còn mẹ tôi lại là một phụ nữ quý tộc người Nga. Nhưng bản thân tôi lại chưa hề vào tù bao giờ, tôi cũng không phải bỏ đất chạy trốn ra khỏi rặng núi Hưng An bao giờ cả.
Sự thẳng thắn của thầy Uông làm chúng tôi cảm thấy nể phục nhưng ngay lúc đó Liễu Ngạn Phong lại bắt giọng theo kiểu “Hồ Quảng” hát.
- Ia. Yêu rồi sẽ thành tinh. Tu thì sẽ thành tiên. Con cháu chuột nhắt sớm muộn cũng đào hang. Con cháu cướp cạn làm Hán gian là chuyện bình thường.
Câu hát của Phong làm thầy Uông đỏ mặt tía tai. Thầy đưa nắm đấm thẳng lên phía trước, cố nén giận nói.
- Hay lắm. Các anh quả là có chí lớn, là người yêu nước. Nhưng yêu nước thế nào? Chẳng lẽ chỉ dựa vào những lời hô hào suông?
Mọi người nhìn nhau bối rối. Thầy Uông tiếp.
- Còn nếu anh chị liều thân ra chiến trường trong tình thế này chưa hẳn là ích lợi gì cho đất nước, trí thức xả thân cả nơi sa trường, trách nhiệm giữ nước sẽ giao cho ai.
Lời của thầy Uông càng làm chúng tôi bối rối hơn. Lưu Đại Khôn đứng dậy nói.
- Ý thầy muốn nói là…
- Vâng. Các anh chị tốt nhất là nên học hành tử tế. Có trình độ sẽ giúp đỡ tổ quốc hữu hiệu hơn.
Sau đó thầy Nguyên lại đem lý luận cũ rích của thầy hiệu trưởng ra nhắc lại làm bao nhiêu lời tâm huyết kia mất đi ý nghĩa. Vì vậy đến lúc thầy bảo lật sách ra học thì lớp lại ồn ào chẳng kém lúc xưa.
Chú thích: (1): Đây là dựa trên tích Dương Gia Tướng (ND).