ó một năm tôi sống ở một vùng phía bắc Canada gần hồ nước trong xanh, xung quanh đầy những cây cối xanh tươi. Ở Canada vùng ấy cũng là nơi cư trú của loài ngỗng trời, và tôi luôn mong để được nghe tiếng kêu của chúng. Khi ngỗng trời bay về người ta biết rằng chẳng bao lâu nữa tuyết sẽ tan và các loài muông thú sẽ trở lại những quả đồi nâu, mùa đông đã qua đi và những ngày ấm áp đầy ánh nắng sẽ trở lại nơi đây. Khi bay trên bầu trời tiếng kêu của đàn ngỗng mang theo bản thông điệp ấy đến cho tổ tiên của chúng ta. Và bây giờ tôi cũng mong đợi bản thông điệp ấy. Tôi muốn được nghe tiếng gọi ấy. Nhưng trên hồ của tôi không có ngỗng trời, thế là tôi đem một đôi ngỗng cổ đen từ một hồ khác tới. Chúng làm tổ trên một hòn đảo nhỏ trong hồ. Chẳng bao lâu trong chiếc tổ bằng lông xám mềm mại đã có sáu quả trứng trắng ngần. Ngỗng mẹ kiên nhẫn nằm ấp trứng suốt bốn tuần không nghỉ, chỉ trừ độ nửa tiếng đồng hồ vào mỗi buổi chiều. Còn con ngỗng đực thì bơi quanh đảo như một chiếc thuyền tuần tiễu. Một hôm tôi tìm cách lên đảo để xem cái tổ. Ngỗng cái đang ấp kêu quang quác báo động cho ngỗng đực là có nguy hiểm. Bỗng một tiếng rít dài chói tai và trước khi thuyền của tôi cập bờ thì ngỗng đực đã bơi đến giữa thuyền và bờ đất của đảo, mặt đối mặt với tôi và sẵn sàng chiến đấu. Rõ ràng là tôi chỉ có thể lên đảo sau khi giết chết con ngỗng đực này. Thế là tôi lặng lẽ rút lui. Cuối cùng sáu quả trứng nứt vỏ vả sáu chú ngỗng non vàng óng thò đầu ra ngoài. Ngày hôm sau đàn ngỗng rời tổ. Ngỗng mẹ đi trước, đàn ngỗng con theo sát phía sau, và cuối cùng là ngỗng bố. Chúng luôn luôn giữ thứ tự này. Ngỗng mẹ bao giờ cũng đi đầu và ngỗng bố đi phía sau. Mà nó quả là một vệ sĩ dũng cảm! Ngỗng đực sẵn sàng tử chiến với bất cứ con gì nếu bầy con bị nguy hiểm, ít có loài chim nào bằng cỡ nó lại dán đương đầu với nó. Thế là đàn ngỗng con cứ mỗi ngày một lớn lên và khỏe ra. Sau ba tháng chúng đã lớn gần bằng bố mẹ. Sau bốn tháng cánh chúng đã đủ khỏe để bay. Giọng chúng vẫn còn nhỏ và yếu, chúng chưa có được tiếng kêu trầm như tiếng những con ngỗng lớn. Rồi chúng bắt đầu những cuộc bay ngắn ngang qua mặt hồ. Khi cánh chúng càng khỏe thì giọng chúng cũng trở nên ngày một trầm hơn. Chẳng bao lâu cái điều mà tôi mơ ước đã xảy đến: Đàn ngỗng trời bay lên không và cất tiếng kêu. Dần dần những cuộc bay của chúng ngày một cao hơn và xa hơn, song bao giờ chúng cũng quay trở lại hồ. Một hôm, vào cuối tháng chín, khi lá cây bắt đầu rụng, những đàn chim nhỏ bay qua hồ. Phía trên cao là những đàn ngỗng trời từ miền cực bắc trên đường bay về phương nam ấm áp và tôi nghe thấy tiếng kêu "hoong hoong" vang vang của chúng. Đàn ngỗng trời trên hồ của tôi ngước nhìn lên, cất tiếng trả lời và lập tức xếp thành hàng trên mặt nuớc. Ngỗng mẹ dẫn đường, nó bơi ngày càng nhanh. Nó kêu quang quác và cất tiếng gọi, rồi cả đàn ngỗng cất tiếng kêu vang. "Hoong, hoong!" chúng kêu và bay đi, nhập đàn với những con ngỗng trời khác đang vừa kêu "hoong, hoong" vừa bay về phía trời nam. "Hoong, hoong, hoong!" chúng vừa kêu vừa bay. Song lạ thay! Ngỗng mẹ không có trong hàng. Nó vẫn còn vùng vẫy trên mặt nước hồ. Và lúc này tiếng đàn ngỗng kêu van: "Nào, nào, cố lên!" được trả lời bằng tiếng gọi của ngỗng mẹ và ngỗng bố: "Quay lại! Quay lại!" Thế là khi nghe tiếng gọi của ngỗng mẹ, đàn con quay lai, lao xuống mặt hồ làm nước bắn tung tóe. "Cái gì thế nhỉ?" chúng vừa cất tiếng gọi nhau vừa bơi quanh quẩn, "Tại sao chúng con lại không đi? Sao thế hả mẹ?" Ngỗng mẹ không thể trả lời. Ngỗng mẹ chỉ biết rằng khi ra hiệu cho cả đàn bay lên thì bản thân nó không bay theo được. Đàn Ngỗng trẻ bay lên song đôi ngỗng già, những người dẫn dắt khỏe mạnh của chúng còn ở lại. Rồi ngỗng mẹ dẫn đàn con đến một chỗ khác trên Hồ, ở đó hồ dài và rộng hơn. Ngỗng mẹ cho bầy ngỗng sắp thành hàng và truyền khẩu lệnh: "Chú ý, chú ý!" rồi bơi về phía nam. Những con ngỗng trẻ cũng truyền đi khẩu lệnh: "Chú ý, chú ý!" rồi bơi theo và ngỗng bố bơi ở phía cuối đàn cất giọng khỏe và trầm kêu lên "Chú ýẹ dạy chú và chú nhớ mãi cơn hiểm nghèo khi bị rắn cắn. Từ đó trở đi bao giờ chú cũng làm đúng lời mẹ dặn. Bài học thứ hai mà chú học là "ngưng tụ", vừa mới biết chạy chú đã học ngay bài ấy. "Ngưng tụ" nghĩa là không cử động mà biến thành một pho tượng. Khi có kẻ thù ở gần thì một con thỏ đuôi bông sẽ lập tức ngừng mọi cử động, bởi vì thú vật trong rừng có màu sắc giống môi trường xung quanh nên chỉ khi nào chúng cử động kẻ khác mới nhìn thấy. Do đó con thỏ này tranh thủ được chút thời gian để có thể chuẩn bị tấn công hoặc chạy trốn. Tất cả mọi loài vật đều biết cái trò "ngưng tụ" này song không con nào có thể thực hành giỏi hơn thỏ mẹ đuôi bông Môli. Mẹ Rách dạy chủ trò này. Khi Môlo chạy qua rừng, Rách cố chạy thật nhanh để theo kịp mẹ. Và khi thỏ mẹ bỗng nhiên dừng lại và "ngưng tụ" thì chú cũng làm như vậy. Bài học quí giá hơn cả mà Rách học được ở mẹ là bài học về điều bí mật của bụi cây dã tường vi. Thỏ mẹ nói: "Dã tường vi là người bạn tốt nhất của con." Và đây là câu chuyện về cây dã tường vi. "Ngày xưa hoa hồng mọc trên những bụi cây không có gai. Song bọn sóc và chuột, gia súc và các loài cầm thú dùng sừng hoặc đuôi dài hay móng chân sắc nhọn làm rụng hết hoa. Vì vậy cây dã tường vi đã tự vũ trang bằng gai nhọn để bảo vệ những bông hồng và tuyên chiến với tất cả các loài thú leo cây cũng như thú có sừng, có móng hoặc đuôi dài." Người bạn duy nhất của dã tường vi là thỏ mẹ đuôi bông Môli vì thỏ mẹ không biết trèo, không có sừng hay móng sắc còn cái đuôi thì lại ngắn ngủn. Bởi vậy mỗi khi lâm vào cơn hiểm nghèo chú thỏ nào cũng chạy vào bụi dã tường vi gần nhất và hiểu rằng bụi cây sẵn sàng dâng muôn triệu gai nhọn để bảo vệ cho chú. Mùa ấy Rách cũng tìm hiểu khu đất xung quanh đầm lầy. Chú học bài này thuộc đến nỗi chú có thể đi khắp quanh đầm bằng hai con đường khác nhau mà bao giờ cũng gần những bụi dã tường vi. Ít lâu sau ông già Âuliphân đem trồng một loại cây gai mới thành từng hàng khắp nơi nơi. Loại gai này cứng và nhọn đến mức chẳng loài dã thú nào dám phá đổ hàng rào. Song thỏ mẹ đuôi bông Môli không sợ bởi vì đó chẳng qua là một loại dã tường vi mới và Môli cùng với đứa con sống bình an dưới những cành gai này. Tên của loại cây gai mới kinh khủng này là hàng rào dây kẽm gai. III Thỏ mẹ Môli chỉ có mỗi mình Rách nên chú ta được mẹ hết lòng chăm sóc. Chú rất nhanh nhẹn, thông minh, khoẻ mạnh và hay ăn chóng lớn. Suốt mùa ấy thỏ mẹ dạy con tất cả các mưu mẹo đi đường, dặn con cái gì nên ăn, cái gì nên tránh. Chú ngồi sát ngay bên mẹ khi ở trên cánh đồng hay trong rừng cây và bắt chước những điều mẹ làm. Cứ như thế, chú học cách dùng móng chân để chải tai, học cách rửa ráy bộ lông và bắt rận cho mình. Chú cũng được bảo cho biết rằng chỉ có những giọt sương đọng trên cánh dã tường vi là thỏ có thể uống một cách an toàn còn nước đã chạm đất thường có một ít chất độc. Khi Rách vừa đủ khôn lớn, có thể ra khỏi tổ một mình, thỏ mẹ dạy chú hệ thống tín hiệu. Loài thỏ có một hệ thống tín hiệu đập chân xuống đất và chúng dùng để báo tin cho nhau. Âm thanh truyền xa trong đất và vì thỏ rất thính tai nên từ xa hai trăm yard chúng có thể nghe thấy tín hiệu ấy. Một đập nghĩa là "coi chừng" hoặc "ngưng tụ". Hai đập theo nhịp chậm nghĩa là "đến đây". Hai đập nhanh nghĩa là "nguy hiểm" và ba đập thật nhanh nghĩa là "cố hết sức mà chạy". Một lần khác, khi trời đẹp, Rách bắt đầu học một bài mới. Thỏ mẹ Môli dùng tín hiệu đập chân bảo "đến đây". Rách chạy đến chỗ mà chú cho rằng có mẹ, song chẳng tìm thấy mẹ chú đâu. Chú dùng chân đánh tín hiện song không thấy trả lời. Chú tìm và phát hiện thấy mùi chân của mẹ. Chú lần theo biệt đi lạ lùng của mùi ấy, thứ biệt đi mà loài thú biết rất rõ mà con người thì không biết chút nào và tìm thấy mẹ trong đám dã tường vi. Đó là bài học đầu tiên mà chú học về cách lần theo biệt đi. Thỏ mẹ dạy chú tất cả các dấu chân để phân biệt các loại kẻ thù và cách trốn kẻ thù. Diều hâu, cú mèo, cáo chó, mèo và các loại thú khác, tất cả thảy đều tìm kiếm và theo dõi con mồi của mình bằng những cách khác nhau. Môli dạy chú cách chiến đấu và cách chạy trốn đối với mỗi loài kẻ thù trong bọn chúng. Tuy nhiên, chú luôn luôn nhớ rằng bụi cây dã tường vi là nơi tốt nhất để chú ẩn mình khi phải chạy trốn kẻ thù. Mẹ chú còn dạy cho chú biết kẻ thù tiến đến như thế nào. Chú học để biết trước hết phải dựa vào bản thân mình, sau đó đến mẹ và rồi đến cà cưỡng xanh. Thỏ mẹ nói: "Cà cưỡng là một tên trộm và một tay gây hiềm khích song y không thể làm hại được chúng ta vì chúng ta có bụi dã tường vi, và kẻ thù của y cũng là kẻ thù của chúng ta. Vì vậy hãy chú ý đến lời báo động của y. Y hay nói dối, song khi y loan tin xấu thì con có thể tin y." Bức rào kẽm gai là vật thứ hai mà chú bắt đầu nghiên cứu. Thỏ mẹ Môli nói: "Những người làm cái hàng rào này quả đã lập một kỳ công. Khi có người săn đuổi con và đàn chó của y tìm cách tóm con thì con chỉ cần chạy cách chúng một bước nhảy. Rồi con dẫn bọn chúng đâm thẳng vào hàng rào kẽm gai, trong khi ấy con hãy ngoặt sang một bên và chạy trốn. Gã chó hay lão cáo đuổi con sẽ đâm vào hàng rào gai mà bị toạc da hoặc bị giết chết ngay lập tức." Rách hiểu rằng khi dùng thuật "độn thổ" nghĩa là "ẩn mình trong một cái lỗ trên mặt đất khi bị kẻ thù săn đuổi". Thuật đó chỉ an toàn khi kẻ săn đuổi là một con người, một con chó, con cáo hoặc con chim lớn, nhưng lại có thể mất mạng nếu như kẻ đó là con chồn hôi hay cầy hương. Gần đầm lầy chỉ có hai cái lỗ trên mặt đất. Một lỗ ở về phía nam đầm lầy nơi mặt trời chiếu sáng chói lọi và vào những ngày đẹp trời loài thỏ thường tắm nắng ở đó. Còn lỗ kia ở ưới đám rễ của một cây thông. Một hôm chủ nhân cái lỗ dưới gốc thông bị một con chó giết chết và một giờ sau thỏ mẹ đuôi bông Môli chuyển vào lỗ ấy. Nhưng Môli không lưu lại đó. Thỏ mẹ và chú Rách không đến gần những lỗ ấy vì không muốn để lại dấu biệt đi mà kẻ thù có thể theo dõi. Chỉ khi nào thật hiểm nghèo hai mẹ con mới vào đấy. Còn có một lỗ nữa trong thân một cây cổ thụ. Lỗ này hổng cả hai đầu nên mẹ con chú có thể vào đầu này, ra đầu kia. Lão cầy hương sống ở lỗ đó đã bị giết vào một đêm tối trời khi lão tìm cách lấy trộm một con gà. Vì vậy Môli và Rách lại có thêm một chỗ để trú ẩn khi gặp nguy hiểm. IV Hôm ấy là một ngày tháng tám đẹp trời. Mặt trời chiếu sáng trên mặt nước bẩn thỉu ở đầm lầy. Một chú sẻ non đậu trên lùm cây gần đầm lầy và kêu chiêm chiếp. Cặp mắt của chú chim nhỏ ấy không thấy được vẻ đẹp của phong cảnh song chú lại nhìn thấy cái mà có lẽ chúng ta không thấy: hai khối gồ lên phía dưới mấy chiếc lá to trên mặt đất là hai sinh vật có lông mao và mũi chúng đang thở phập phồng. Đó là Môli và Rách, hai mẹ con đến đây để nghỉ ngơi yên tĩnh. Song chúng không ở đây lâu vì bỗng nghe tiếng bác cà cưỡng già lên tiếng báo động. Môli nhìn quanh và kìa, phía bên kia đầm lầy là con chó trắng lang đen của ông Âuliphân. "Nghe này," Môli nói "con hãy nằm im trong khi mẹ đi gặp gã điên kia." Rồi thỏ mẹ băng mình ngang qua con đường chó chạy. "Gâu, gâu, gâu" con chó sủa vang. Song Môli chỉ chạy cách mõm chó một quãng ngắn và dẫn hắn lao thẳng vào bụi dã tường vi, ở đó hàng triệu mũi dao găm đâm toạc người hắn. Khi con chó ra khỏi bụi cây, Môli lại chạy vụt đi và con chó lao theo. Lần này thỏ mẹ dẫn hắn tới bức rào kẽm gai. Con chó gào lên vì đau đớn và chạy về nhà. Khi quay về chỗ cũ, thấy Rách kiễng hai chân sau lên cố nhìn trò đùa vừa qua Môli tức giận đến nỗi dùng chân sau giáng cho chú một cái đá khiến chú ngã lăn vào đống bùn. Một hôm khi hai mẹ con đang ăn loại cỏ thơm lá tròn trong một thửa ruộng gần đó thì một gã diều hâu sà xuống tìm cách bắt. Môli và Rách chạy dọc theo một lối mòn quen thuộc và nấp vào một bụi dã tường vi nên gã diều hâu không đuổi theo được. Dọc lối mòn này có mấy cây leo mọc. Môli một mặt để mắt đến gã diều hâu đồng thời lập tức cắn đứt vài cây leo. Rách quan sát mẹ rồi chạy vọt lên và cắn đứt thêm vài dây leo nữa mọc ngang đường. "Đúng đấy," Môli nói "bao giờ cũng phải giữ cho đường quang. Con sẽ luôn luôn cần đến đường. Không cần rộng nhưng phải quang. Song nếu cứ thấy cái gì giống cây leo là con cắn thì có ngày con sẽ bị sa vào bẫy đấy." "Cái gì hả mẹ?" Rách vừa hỏi vừa lấy bàn chân trái gãi gãi tai phải. "Cái bẫy," Môli nói "là một vật nom giống như dây leo song nó không mọc được. Mà nó còn tệ hại hơn tất cả bọn diều hâu trên đời." "Con không tin rằng nó có thể bắt được con." Rách vừa trả lời vừa nhổm hai chân sau và hếch cái cằm lên cọ vào một thân cây nhẵn nhụi. Khi một chú thỏ hành động như vậy có nghĩa là chú không còn là một đứa trẻ nít nữa. Mẹ chú quan sát chú và cũng hiểu điều đó. V Trong dòng nước chảy có chứa đựng phép màu. Ai là người chẳng biết hoặc chẳng cảm thấy điều đó. Người du khách bị khát trên sa mạc không chịu uống gì nhưng khi thấy một dòng nước chảy tươi mát thì anh ta uống thỏa thuê. Trong dòng nước chảy có chứa đựng phép màu. Một dã thú chốn sơn lâm đang chạy trốn kẻ thù Nó biết thuật gì thì đã trổ ra hết. Nó cảm thấy cái chết đến gần. Bỗng thấy một dòng nước chảy và nó lao mình xuống nước, thế là an toàn. Trong dòng nước chảy có chứa đựng phép màu. Đàn chó chạy đến chỗ một con vật nhỏ bé đã biến mất cách đó một phút. Con vật ẩn mình đâu đó trong dòng nước và đàn cho không còn thấy biệt đi của nó bởi vì dòng chảy không để lại dấu vết. Và đó là một trong những bí quyết quan trọng mà Rách tai học được từ mẹ: "Sau dã tường vi, còn có Nước là bạn của con." Vào một đêm tháng tám nóng nực, Môli dẫn Rách qua rừng. Chú theo núm bông tròn trắng ở đuôi mẹ khi mẹ chú chạy phía trước. Thỏ mẹ dừng lại ở mép đầm lầy. Giữa ao nước có một khúc gỗ trên đó một chú ếch béo đang ngồi hát. "Hãy theo mẹ." Môli nói, và "phlốp" thỏ mẹ lao xuống nước bơi đến khúc gỗ giữa ao. Rách lưỡng lự đôi chút rồi chú cũng nhảy theo mẹ và cảm thấy rất tự hào. Từ đó trở đi, vào những đêm ấm áp khi hai mẹ con nghe tiếng lão cáo già gần đầm lầy là Môli lại lắng nghe bài hát của ếch, đại khái nghĩa là: "Lại đây, lại đây nếu như các bạn bị nguy hiểm, lại đây!". Và lúc nào thỏ mẹ cũng sẵn sàng cùng với Rách chạy ra ao. Thực tế này quả thật là điều quí nhất mà Rách học được ở mẹ chú. VI Chẳng có dã thú nào chết vì già. Hoặc sớm hoặc muộn, cuộc đời của nó đều kết thúc một cách bi đát. Chẳng qua chỉ là vấn đề nó trốn tránh kẻ thù được bao lâu hoặc phải mất bao lâu mới chiến thắng được kẻ thù. Loài thỏ đuôi bông có nhiều kẻ thù khắp xung quanh. Hàng ngày chúng phải chạy trốn bọn chó, bọn cáo, mèo, rắn, diều hâu hoặc cú mèo và những con thú khác, những kẻ luôn luôn sẵn sàng giết hại chúng. Chúng chịu muôn ngàn hiểm nghèo, ít nhất mỗi ngày chúng phải chạy tháo thân một lần và hoặc nhờ bộ chân hoặc nhờ bộ óc mà chúng sống sót. Có lần, bác thợ săn cùng con chó của bác bắt sống được Rách. Nhưng Rách đã may mắn trốn thoát được vào ngày hôm sau. Đã nhiều lần chú phải lao mình xuống nước và bơi đi để trốn chạy một con mèo. Nhiều lần diều hâu và cú mèo săn đuổi chú song đối với mỗi nguy hiểm chú lại có một thuật khác nhau để đối phó và lần nào chú cũng thoát nạn. Càng lớn và càng khôn ngoan bao nhiêu thì chúa lại càng ít phải dùng đến bộ cẳng để chạy trốn kẻ thù mà dùng đến bộ óc nhiều hơn. Lúc ấy có một con chó đang tơ tên là Rêngiơ. Chủ nhân của con chó này đã dẫn nó đến biệt đi của loài thỏ đuôi bông để huấn luyện cách dò đường. Rách thích thạo hiểm đôi chút. Khi thấy con chó, chú bảo mẹ: "Ôi, mẹ ơi, con chó lại đến. Hôm nay con phải giỡn với nó một lúc." "Con bạo phổi quá đấy, Rách ạ." thỏ mẹ trả lời. "Nhưng mẹ ạ, chính giỡn như vậy lại khiến con chó phải chạy và có ích cho việc luyện tập của con. Nếu bị lâm nguy con sẽ đánh tín hiệu và khi ấy mẹ sẽ đến giúp con." Rồi chú chạy vụt đi và con chó đuổi theo. Bao giờ chú cũng thoát khỏi con chó bằng một thủ thuật khôn ngoan nào đó, hoặc chú đánh tín hiệu cho mẹ và mẹ chú lập tức đến ngay. Theo cách ấy chú học được tất cả các thủ thuật của rừng. Tỷ dụ như, chú biết là mùi của chú đậm hơn nhiều khi chú ở gần mặt đất hoặc khi chú cảm thấy nóng nực. Nếu như chú rời khỏi mặt đất nửa giờ thì ở biệt đi mùi của chú sẽ giảm đi. Vì vậy khi đã mệt mỏi vì cuộc săn đuổi và con chó Rêngiơ đang ở phía sau thì chú chạy vào bụi dã tường vi là nơi con chó không thể theo vào được. Rồi chú rời khỏi bụi dã tường vi để chạy thẳng vào rừng. Ở đó chú bắt đầu chạy chữ chi và để lại biệt đi khúc khuỷu đến nỗi cuối cùng khi con chó tìm được biệt đi cũng chẳng biết chạy hướng nào. Rồi chú lại nhảy vọt sang một bên và tiếp tục chạy cho đến khi gặp một khúc gỗ cao. Chú chạy đến một đầu khúc gỗ và "ngưng tụ". Rêngiơ mất nhiều thời gian sục sạo trong đám dã tường vi và khi nó tìm thấy biệt đi thì mùi thỏ đã nhạt rồi. Một lần con chó chạy qua phía dưới thân cây mà thỏ ngồi im thin thít và "ngưng tụ". Rồi Rêngiơ lại đến ngửi ngửi thân cây so
http://eTruyen.com