ột tháng sau Gwenda dời về ngôi nhà Hillside. Đồ đạc của người dì để lại nàng mang ra bày đầy sân để chọn những đồ nhìn còn tốt mã. Gwenda bán bớt hai tủ quần áo, còn một cái kê trong nhà. Phòng khách bày mấy chiếc bàn nhỏ mặt lót giấy bồi, cẩn xà cừ vẽ tranh sơn thủy. Còn thêm một chiếc bàn may nhỏ, một bàn làm việc gỗ tử đàn, một bộ bàn ghế sofa gỗ gụ. Gwenda dời mấy bộ ghế bành qua cái phòng ngủ, sắm thêm bộ ghế mới êm hơn đặt hai bên bếp sưởi. Chiếc ghế sofa hiệu Chestertield đặt gần cửa sổ. Gwenda chọn màn treo vài bông bóng màu xanh sáng có thêu hoa hồng và chim sẻ. Dưới ánh mắt nàng, căn phòng xem ra rất có hồn. Nhà bếp và phòng tắm mới làm lại, nhưng nàng vẫn chưa vừa ý. Nàng cần có thời gian để tìm cho ra một mảng màu sắc hợp với mấy buồng ngủ. Nàng đã thuê được một đầu bếp giỏi, bà Cocker, sẵn sàng phục vụ theo ý chủ nhân dù đôi khi không cùng một sở thích; Gwenda biết đặt người đúng chỗ. “Nhà không có đàn ông” Bà Cocker kể lể, “mấy bà chỉ thích ngồi ăn trên giường. Nàng Gwenda đã quan cái lối sống kiểu Ăng-lê này rồi”. “Sáng nay làm món trứng trộn” Bà Cocker giới thiệu món mới. “Nghe cô thích món cá biển xông khói nhưng ngồi đây ăn sợ phòng hôi hám. Đến ăn cơm tối, tôi sẽ dọn món đó ra”. “Ôi, cám ơn bà Cocker”. Bà tươi cười đáp lễ định lui ra. Gwenda không ở trong căn phòng đôi một mình, chờ có Gles về ở chung. Nàng ngủ lại phòng cuối dãy, tường xây tròn, cửa sổ vòng cung vô cùng thoải mái. Nhìn quanh một lượt nàng buột miệng phân bua. “Tôi thích ở phòng này”. Bà Cocker nhìn quanh tấm tắc. “Phòng nhỏ nhưng xinh xắn – nhìn song cửa sổ chắc trước đây là phòng trẻ” “Chắc không phải đâu. Nhưng mà cũng có thể lắm”. À, thế đấy, bà Cocker nhắc lại cho rõ rồi lui ra, khi đàn ông ở nhà! (Ý bà muốn nói “ai dám nói trước”, lúc đó) phải kiếm chỗ cho bọn trẻ thôi”. Gwenda mặt đỏ bừng, nàng đưa mắt nhìn quanh. Làm phòng trẻ ư? Ừ, cũng được đấy. Một con búp bê thật lớn dựng sát tường. Thêm mấy cái tủ buýp phê nhỏ chất đầy đồ chơi. Một cái bếp sưởi lửa hồng nhảy nhót, lung linh. Phải bỏ cái màu vàng hạt cải gớm ghiếc này thay bằng giấy dán tưởng sắc màu trong sáng, mỹ thuật vui mắt, hoa mồng gà xen cùng hoa mua… Được đấy, trông nó đẹp mắt. Ta sẽ tìm cho ra một loại giấy dán tường đã có lúc nhìn thấy đâu đấy. Bên trong không bày biện nhiều thế, hai cái tủ gắn vào tường, một cái còn khóa kỹ kê tuốt ở trong góc. Nhìn lại nàng vẫn còn thiếu một chỗ cất quần áo. Được ở Hillside nàng cảm thấy dễ chịu. Vừa nghe thấy có tiếng người đằng hắng ho khan bên ngoài cửa sổ, nàng vội ăn cho xong bữa.. Anh chàng Forter – người phụ làm vườn hứa hẹn năm bảy lần nay mới thấy tới. Gwenda đi tắm rửa xong, mặc quần áo và vội vã trở ra ngoài vườn. Forter đang loay hoay làm vườn bên ngoài cửa sổ phòng khách. Gwenda muốn có ngay một lối đi xuyên qua khu vườn non bộ. Gwenda muốn có ngay một lối đi xuyên qua khu vườn non bộ. Forter không chịu nghe theo lời chủ muốn dọn hết mấy chậu cây trước. Gwenda muốn làm theo ý mình, anh chàng phải chịu làm theo. Gã nhìn nàng cười thầm trong bụng. “Thưa cô chủ, làm vậy là chạy theo kiểu xưa”. (Gã cố ý gọi nàng bằng một tiếng “cô chủ”). “Xưa ư? Nghĩa là sao?” Forter dộng đầu cây cắm xuống đất.Tôi bước lên mấy bậc tam cấp xây trước đây – đây này, lỗi cũ còn đó – y như ý cô muốn. Rồi người ta trồng cây cỏ che lập hết lối đi. “Họ thật ngốc nghếch”, Gwenda nói: “Từ chỗ cửa sổ nên chừa một khoảng trống tới bãi cỏ nhìn ra biển”. Forter chưa hiểu thế nào là khoảng trống – gã nghe theo mà trong bụng thấy khó chịu. “Tôi đâu dám cãi, chuyện sửa sang lại… Cô sẽ nhìn ra thấy nó khác xưa – cây cối um tùm che hết phòng khách. Chặt bỏ thì khó trồng lại được”. “Ồ, tôi hiểu. Nhưng sửa sang thấy nó đẹp hơn”. “Ờ” – Foster gãi đầu. “Biết đâu đấy”. “Đúng thế”, Gwenda gật đầu nói. Chợt nàng cất tiếng hỏi: “Trước ông bà Hengrave thì ai ở đây? Họ về ở đây không bao lâu phải vậy không?”. “Đâu chừng sáu bảy năm gì đó. Còn người ở trước kia hở? Nhà cô nàng Elworthys, ngoan đạo. Có lúc có một mục sư da đen đến ở, chung với bốn ông thầy – không để ý chuyện có đàn bà ở đó. Trước đó nữa – để nhớ lại coi, nhà bà Findeyson – chà! bà này chính tông tiểu quý tộc. Đã từng ở đây trước ngày tôi sinh ra”. “Bà ta mất tại đây ư?”. Gwenda hỏi: “Chết đâu bên xứ Ai Cập hay đây đó không rõ. Thi hài được chở về nhà chôn sau sân nhà thờ. Bà thích trồng cây hoa mộc lan với hoa gì lạ lắm. Bà có cái thú thích cây kiểng”. Foster lại kể: “Hồi đó, không phải nhà nào cũng xây trên đồi, nhìn quanh mọi nhà xây theo kiểu thôn dã. Thời đó chưa có rạp chiếu bóng, không hàng quán bày trên phố”. Gã thuật lại chuyện người già không muốn đổi mới, phải thay đổi chứ” giọng gã gầm gừ “phải làm một cuộc đổi mới bộ mặt vùng quê”. “Tôi nghĩ mọi thứ cần phải thay đổi” Gwenda nói “Coi vậy mà cũng đã có nhiều tiến bộ hơn trước, phải không?” “Mọi người đã biết. Tôi không để ý. Phải đổi mới!” Gã chỉ tay về phía hàng rào chếch về bên trái thấy bóng ngôi nhà cao tầng nhô lên. “Đó từng là bệnh viện Cottage, một công trình xây dựng rất đẹp. Họ bỏ đi xây dựng một cái lớn hơn cách thành phố hơn cây số. Ra tới đó hai chục phút nếu muốn đi bộ để ngắm cảnh, đi xe buýt tốn ba xu”. Gã lại hướng mắt về phía hàng rào. “Ngày nay là ngôi trường nữ đã được mười năm, mọi thứ đua nhau đổi mới. Người có tiền xây nhà ở được hơn mười năm, lại đổi qua chỗ khác. Cứ thế mà làm, làm vậy được gì? Nếu muốn trồng cho tốt, làm nhà phải lo tính trước”. Gwenda thích thú nhìn cây hoa mộc lan. “Có phải làm như bà Findeyson”. Nàng hỏi: “Ô, đúng là bà ấy, lúc bà ấy về làm dâu, nuôi con đến lúc chúng đã có gia đình, lo chôn cất cho chồng, đến hè về với cháu, đến gần tuổi tám mươi bà mới bỏ đi xa?” Foster ra chiều đắc ý. Gwenda trở vào nhếch mép cười. Nàng hỏi qua loa nhóm thợ rồi ghé phòng khách, ngồi vào bàn viết vội mấy cái thư. Còn một cái thư mấy người bà con của Giles bên London nàng phải viết hồi âm. Nàng muốn qua London lúc nào chẳng được, nhà cửa có sẵn ở Chelsea. Gwenda biết một anh chàng nhà văn có tiếng Raymond West cùng với bà vợ Joan cũng là một họa sỹ. Nàng qua đó ở thì vui biết mấy, tuy rằng họ xếp nàng là dân ngoại đạo “Cả mình và Giles không có vẻ gì là trí thức” Gwenda nghĩ lại. Tiếng kẻng vừa vang lên uy nghiêm từ phía đại sảnh. Chiếc kẻng bà dì của Giles để lại là một thứ quý giá được giữ gìn chu đáo bằng một lớp vỏ bọc gỗ mun. Ngay cả bà Cocker cũng cảm thấy thích thú mỗi khi gióng tiếng to hết cỡ. Gwenda đưa tay bịt lỗ tai rồi đứng lên. Nàng vụt chạt qua phía bên kia phòng khách tới chỗ bức tường gần cửa sổ nàng cảm thấy khó chịu. Nàng thử làm tới ba lần như vậy. Nàng tưởng tượng mình có thể đi xuyên qua bức tường dày đặc này tới bên trong nhà ăn kế bên. Nàng quay bước trở lại ngang qua căn phòng đi ra ngoài nhà trước, vòng quanh qua phòng khách men tới nhà ăn. “Ta chẳng hiểu”, Gwenda nghĩ lan man trong đầu “ta chẳng hiểu vì sao không trổ thêm cửa trên phòng khách qua phòng ăn. Chờ lão Sims tới trưa nay ta sẽ tính” Lão Sims, thầu xây dựng, trang trí, đã có tuổi, nói năng lưu loát, trên tay lúc nào cũng thủ sẵn cuốn sổ ghi chép ý kiến đánh giá của chủ nhà. Nghe hỏi qua, lão Sims hiểu ý ngay. “Chuyện dễ thôi, thưa bà Reed, tôi có thể nói ngay một ý kiến đổi mới táo bạo” “Có tốn kém nhiều không?” Gwenda chưa vội tin ngay lời lão Sims vì còn mấy thứ không có trong bảng tính toán lúc khởi công. “Chuyện nhỏ”, lão Sims đáp giọng khàn khàn chắc như đinh đóng cột. Gwenda thấy lo. Nàng không tin mấy chuyện nhỏ của lão Sims hay lão có ý đồ gì đây. “Để tôi kể cho nghe, thưa bà Reed”. Giọng lão mơn trớn. “Tôi sẽ gọi Taylor tới coi lại, chiều nay hắn xong việc bên phòng trang điểm. Yên chí, tôi sẽ trình lại cho bà hay. Coi thử màu vôi tường nó ra sao”. Gwenda đồng ý. Nàng vội viết thư cho Joan West cám ơn lời mời. Ngay lúc này nàng chưa thể rời khỏi Dillmouth vì lo trông coi nhóm thợ sửa nhà. Nàng bỏ đi ra ngoài hóng gió biển – lúc trở lại phòng khách gặp ngay anh chàng Tayllor – thợ cả của lão Sims, gã đứng ngay dậy cúi chào. “Công việc ở đấy không khó, thưa bà Reed”, gã nói. “Trước đây có xây cửa, chứ không bít lại thế này”. “Lạ thật nhỉ”, nàng nghĩ trong đầu, “tôi cứ cho là chỗ này phải làm cửa cơ đấy”. Nàng còn nhớ lúc ăn trưa đi ngang qua đây. Chợt nàng rùng mình ớn lạnh. Nghĩ lại mới thấy nó lạ lùng làm sao…Sao nàng dám chắc chỗ này trổ thêm cửa? Phía ngoài tường không còn dấu, làm sao có thể đoán ra - hay biết là - cửa trổ ra ngay chỗ này? Tất nhiên trổ thêm cửa này thông qua bên phòng ăn thì tiện, nhưng vẫn thấy sao như mỗi khi quen chân bước qua lối này. Mỗi chặng tường phân từng khoảng cách đều mỗi khi bước tới… phải đi qua ngang chỗ trước đây là cửa. “Thiệt không dám cho rằng” Gwenda càng nghĩ càng rối thêm “mắt nhìn xuyên thấu qua bên kia hay là sao đó…”. Từ trước tới nay không nghe nói nàng mắc chứng tâm thần. Hay là biết đâu? Có thể nàng dã nhìn thấy đâu một lần nên mới dám chỉ ngay chỗ này? “Hay ta bị tâm thần mất rồi”, Gwenda luống cuống khi nghĩ tới đó. “Biết đâu trong nhà có vấn đề gì đây”. Nàng chợt nhớ ra bữa nọ đã hỏi bà Hengrave nhà này có ma hay sao? Nhà có ma thiệt ư? Ngôi nhà xinh xắn thế kia! Làm gì có chuyện đó. Mà sao bà Hengrave bủn rủn tay chân khi vừa nghe nhắc tới chuyện đó. Biết đâu chừng bà đã giấu… “Lạy Chúa, con đang tưởng tượng trong đầu”, Gwenda nói thầm một mình. Nàng cố nhớ lại câu chuyện giữa nàng với thợ Taylor: “Còn một chi tiết nữa”, nàng nhắc thêm “cái tủ buýp phê trên lầu khóa kín, tôi phải nghĩ cách mở tung nó ra”. Gã thợ theo nàng lại đó xem xét chỗ cánh cửa “Trước đây cánh cửa sơn qua một lớp”, gã nói “Ngày mai để cho thợ phá ra”. Gwenda nghe theo, Taylor ra về. Đến chập tối Gwenda thấy bứt rứt trong người. Ngồi lại một mình trong phòng khách đọc sách, tai nàng nghe từng tiếng răng rắc từ đồ đạc chung quanh. Chốc chốc ngoái nhìn ra sau lưng nàng thấy ớn lạnh. Rồi nàng tự trấn an chuyện cánh cửa và lối đi chẳng có gì phải sợ hãi, chẳng qua là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên do trí tưởng tượng mà ra Tuy nhiên, nàng thấy khó mà ngủ yên giấc. Nhỏm dậy với tay tắt đèn, mở cửa bước ra ngoài mé hàng hiên, nàng run rẩy bước lên bậc cầu thang. Nàng cố bước cho thật nhanh, chạy tới mở cửa phòng. Vào tới bên trong nàng thấy bớt lo. Nàng đưa mắt nhìn quanh một cách trìu mến. Đã yên ổn rồi, khỏi phải lo. “Lo cái gì, vớ vẩn thật!” nàng tự trách mình, nhìn xuống bộ đồ ngủ bày sẵn trên giường, bên dưới là đôi dép mang trong nhà. “Phải đấy, Gwenda, em mới lên sáu tuổi! Nên phải chọn đôi giày nơ con thỏ”. Nàng lên giường ngủ, thấy trong người khoan khoái và thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, còn nhiều việc phải ra phố. Đến giờ ăn trưa nàng mới về tới nhà. “Thưa bà, thợ đã mở được tủ trong buồng”. Bà Cocker vui miệng kể lúc dọn bữa trưa. Thức ăn gồm có cá chiên, khoai tây, sà lách. “Ôi ngon quá”, Gwenda khen. Sẵn bụng đói, nàng ăn ngon miệng, qua phòng khách uống cà phê, nàng trở lên phòng ngủ. Bước tới bên kia nàng chìa tay mở cửa tủ buýp phê nằm trong góc. Nàng buộc miệng kêu lên một tiếng kinh hãi đứng lặng như trời trồng. Nhìn vào trong tủ còn sót lại một mẩu giấy dán tường mới nguyên mấy chỗ lốm đốm ố vàng do nước sơn. Toàn bộ bên trong căn phòng trước đây được trang trí giấy dán tường in sắc hoa, kiểu hoa mồng ga xen lẫn với hoa cây xa cúc lam … Gwenda đứng lặng nhìn hồi lâu, nàng bước lùi lại, chân đi không vững, đến bên giường ngồi xuống. Nàng đang ngồi trong căn nhà xa lạ, ở một xứ sở nàng chưa một lần đặt chân tới - mà lạ thay cái mẩu giấy nàng tưởng tượng ra trong đầu đang bày ra trước mắt. Biết bao câu trả lời kỳ quái hiện ra trong đầu để lý giải cho tâm trạng nàng. Nàng có thể giải thích được cái lối đi bên ngoài vườn, cái cửa ăn thông qua bên kia là chuyện ngẫu nhiên - nhưng chuyện này không thể gán cho ngẫu nhiên - bởi làm gì có chuyện tưởng tượng ra một mẩu giấy dán tường rồi được nhìn thấy ngoài thực tế nó giống hệt… Không thể được. Nàng cảm thấy kinh hãi. Nhiều khi nàng như sực nhớ - không phải những hình ảnh trước mắt mà xa xưa hơn nữa kia – hình ảnh ngôi nhà trước kia. Nàng có thể còn nhìn thấy nhiều hơn nữa – nàng không muốn nhìn lại nó…Nàng khiếp sợ bủn rủn tay chân…sợ nhìn lại ngôi nhà hay sợ chính nàng? Nàng không muốn làm nạn nhân mà đã nhìn thấy mọi chuyện… Nàng đứng đó hít vào một hơi thật sâu, khoác them chiếc áo blu dông, đội mũ, vội vã bước ra ngoài. Ra tới bưu điện, nàng nhắn tin: West, 19 addway Suare Chelsea London. Đã đổi ý ngày mai sẽ gặp lại, Gwenda. Nàng gửi theo thủ tục trả tiền trước cho bên nhận.