Dịch giả: ĐÀO ĐĂNG TRẠCH THIÊN
Chương 4
NÀNG HELEN LÀ AI?

    
wenda đứng đó nhìn Marple trân trân, rồi đưa tay vuốt lại tóc.
“Sao em lại kể chuyện đó?”. Nàng nói. “Tại sao lại là Helen? Em chẳng biết Helen nào!”.
Nàng buông thõng tay xuống người rũ rượi.
“Cô thấy chưa”, nàng nói. “Em muốn điên! Em nghĩ ra trong đầu vậy đó! Em kể ra đủ thứ chuyện không có trên đời này. Nào là chuyện giấy dán tường, rồi tới chuyện xác chết. Em thấy mình chẳng ra gì”.
“Đừng vội, chưa hết đâu cưng”.
“Rồi nghe tới chuyện ngôi nhà của em. Nhà có ma, hay bị yểm bùa sao đó… Em đã thấy ngôi nhà hiện ra một vài lần – rồi cứ lập lại chuyện đó nữa – lại càng tệ hơn. Hay là trước đây nạn nhân Helen bị giết chết... Và em không biết ngôi nhà bị ma ám nên cứ phải nhìn thấy mỗi lúc đi xa. Vậy chỉ có em mới là kỳ cục. Sáng nay – em sẽ đi khám bác sỹ tâm thần.”
“Ôi, thế đấy, Gwenda thân yêu, em có thể, em không còn cách nào khác ta nghĩ nên tìm ra lời giải thích đơn giản dễ hiểu hơn. Ta muốn cho ra manh mối cụ thể. Có ba điều khiến em lóng ngóng. Nhìn thấy lối đi trong vườn bị cây cối che khuất, nhìn ra chỗ cánh cửa bít kín; mẩu giấy dán tường em tưởng tượng ra trong đầu giống hệt như mẫu trước kia em chưa từng nhìn thấy? Ta hỏi em có đúng không?”.
“Dạ đúng”.
“Vậy thì, có thể lý giải một cách đơn giản trước kia em đã được nhìn thấy qua”.
“Cô muốn nói là lúc còn sống ở kiếp trước?”
“Ôi, không phải đâu cưng ơi. Ta muốn nói là hiện ở kiếp này, ta muốn nói là nó hiện về trong chuỗi ký ức?”
“Nhưng em chưa từng sống ở London một ngày nào, chỉ mới vừa cách nay một tháng thôi”.
“Em nhớ chắc không?”.
“Dạ chắc quá đi chứ. Từ nhỏ tới lớn nhà em ở gần khu nhà thờ Christchurch”.
“Em sinh ra ở đó?”
“Không em sinh ra bên Ấn Độ. Cha em là sĩ quan quân đội Anh. Khi em vừa được mấy tuổi thù mẹ em chết, cha em trở lại nhờ người bà con ở New Zealand nuôi dưỡng em. Rồi ông sống thêm được mấy năm nữa thì chết?”.
“Em còn nhớ chuyến tàu từ Ấn Độ qua New Zealand chứ?”
“Dạ, có em không nhớ hết, chỉ nhớ mang máng lúc còn ở trên tàu. Nhìn qua ô cửa sổ. Em còn nhớ lúc đó em nhìn thấy người đàn ông mặc đồ trắng mặt mũi hồng hào, đôi mắt xanh, nốt ruồi dưới cằm – cái sẹo thì đúng hơn. Ông ta tung hứng em trên cao, em vừa run, vừa cảm thấy thích thú. Trí nhớ của em nó tản mạn thế đó?”.
“Em còn nhớ bà vú em, bà Ayah người Ấn Độ hồi đó?”
“Không phải bà Ayah – bà Nannie. Hồi đó bà Nannie ở lại với em một thời gian – cho đến lúc em năm tuổi. Bà cắt hình mấy con vịt trong báo. Đúng rồi, lúc đó bà đi theo tàu, có bữa ông thuyền trưởng hôn em, cái hàm râu làm em khóc thét, bà mới la mắng em”.
“Như vậy là em nhớ lộn xộn đủ thứ chuyện trên hai chuyến tàu. Trên chuyến tàu kia, ông thuyền trưởng có râu còn chuyến tàu nọ ông thuyền trưởng mặt mũi hồng hào có sẹo dưới cằm”.
“Dạ”, Gwenda thầm nghĩ, “chuyện chỉ có thế đó”.
“Ta nghĩ là”, Marple nói, “lúc mẹ em chết, cha em đưa qua bên Anh ở với ông một thời gian, em đã từng sống trong ngôi nhà Hillside. Hẳn em còn nhớ đã kể cho ta nghe vừa đến nơi em cảm thấy như được sống ở quê nhà. Còn chỗ buồng ngủ của em hình như là phòng giữ trẻ”.
“Nơi ấy là buồng trẻ. Quanh các cửa sổ lắp thêm tay vịn”.
“Em còn nhìn thấy chứ? Vẫn còn đó mẩu giấy dán nhiều sắc hoa trông vui mắt. Bọn trẻ còn nhớ mãi vì thường hay nhìn lên tường. ta còn nhớ mãi sắc hoa diên vĩ trên tường từ lúc ba tuổi, và ngày đầu tiên vào nhà trẻ”.
“Thế nên em nhớ ngay những món đồ chơi, nhà kho chứa búp bê, tủ buýp phê đựng đồ chơi”.
“Đúng thế. Cả cái buồng tắm. Bồn tắm ghép gỗ đào. Em đã kể cho ta nghe lúc nhìn lại em nhớ mấy con vịt đang lội dưới nước”.
Gwenda ngẫm nghĩ rồi nói tiếp:
“Rõ ràng rồi, em nhớ lại từng món - căn nhà bếp, chỗ cái tủ dán giấy hoa vải. em vẫn còn nhớ nơi đó là cánh cửa từ bên kia phòng khách trở qua nhà ăn. Và không thể có chuyện em phải qua nước Anh nhằm mua lại căn nhà trước kia đã từng ở”.
“Hoàn toàn không phải là không có chuyện đó. Phải nói là sự việc trùng hợp ngẫu nhiên đến lạ kỳ - nó y như thật, chồng em muốn mua một ngôi nhà miền duyên hải, em lo đi tìm. Rồi đến một nơi chợt hiện về trong trí nhớ em những hoài niệm, nhưng muốn cuốn hút em tới cùng. Một ngôi nhà vừa ý, giá cả phải chăng rồi em phải bỏ tiền ra mua. Không phải đâu, không phải là chuyện vô lý. Ta nghĩ, vì sợ nhà bị ma quỷ ám (mà dù thật vậy) nên em mới đổi ý. Vì như lời em kể, em đừng quên lời ghê sợ mà chỉ có một lúc mới tự dưng bước xuống cầu thang em nhìn ra ngoài nhà trước em mới chợt nhớ ra”.
Chợt Gwenda đưa mắt nhìn sợ hãi.
Nàng nói ngay:
“Hay là … chuyện nàng Helen – cô cho là có chuyện thật sao?”
Marple nói nhỏ:
“Ờ, ta cho là có chuyện đó… ta phài nhìn nhận là nếu những chuyện xưa chỉ là mớ ký ức, thì đấy cũng là một hoài niệm…”
“Có phải là hoài niệm về một nạn nhân – bị siết cổ chết, nằm ngay đó”.
“Ta không cho là nạn nhân bị bóp cổ chết đâu. Đó là câu chuyện trong vở kịch tối qua trùng hợp với lúc em nhìn thấy một khuôn mặc xanh xao méo mó. Ta cho đó là một đứa trẻ đang bò xuống bậc thềm vừa nhìn thấy cái trò bạo lực bày ra với cảnh tượng gớm ghiếc đó, cùng lúc nghe bên tai những lời nói - ta tin chắc là chính thủ phạm vừa thốt ra. Đứa trẻ bị một cú sốc nặng nề, bọn trẻ đầu xanh vô tội. Nếu vì quá sợ hãi hoặc vì một lý do không đâu mà không dám nói ra. Bọn trẻ nín khe, hay có khi muốn quên luôn. Thế mà trong ký ức hãy còn đó”.
Gwenda hít một hơi thật sâu.
“Cô cho đó là chuyện riêng của em hay sao? Sao tới giờ em chẳng nhớ gì cả?”.
“Làm sao cho nhớ hết từ đầu, muốn nhớ cũng nhớ không ra. Em còn nhớ mang máng một vài chỗ. Như là lúc em nghe kể lại câu chuyện ở nhà hát tối hôm trước. Dường như em nhìn thấy “thấu qua lan can” – mà nếu như mọi khi không ai có thể nhìn xuống thấu qua lan can rà tới ngoài nhà trước được. Phải ngẩng cổ nhìn mới thấy. Chỉ có bọn trẻ mới nhìn thấu qua được”.
“Cô nói nghe hay quá”, Gwenda đồng tình.
“Coi vậy mà không phải chuyện nhỉ đâu”.
“Nhưng Helen là ai?” Gwenda đang còn lóng ngóng.
“”Vậy thì em nói cho ta biết, em có dám chắc là Helen?”
“Dạ, đúng thế… lạ thật, bởi em không biết “Helen” là ai – nhưng em lại biết cô ta mới lạ chứ - em muốn nói chính là Helen nằm chết tại đó… Em phải làm gì đây nếu muốn biết rõ hơn”.
“Trước mắt em ráng nhớ lại có phải em đã sống ở nước Anh từ lúc nhỏ. Nếu có thể được hãy nói những mối quan hệ của em nữa”.
Gwenda nói xen vào: “ Em còn dì Alison, chắc là dì phải nhớ”.
“Vậy ta phỉa gửi bức thư cấp tốc cho bà ấy ngay. Ta sẽ nêu ra nhiều tình huống khẳng định là em đã ở nước Anh. Hy vọng lúc chồng em về, em sẽ nhận được phúc đáp”.
“Ôi cám ơn cô Marple, cô thật tử tế. Em mong câu chuyện cô nêu ra là có thật, như vậy nghe ra mới có lý. Và em muốn nói không có gì gọi là bí hiểm.”
Marple nhếch mép cười.
“Ta mong mọi việc sẽ chiều ý ta. Qua ngày mốt ta về miền Bắc ở lại nhà mấy người bạn thân. Độ mười bữa sau ra sẽ trở lại London. Nếu nhằm lúc chồng em vừa về, nếu em nhận được thư thì cho ta xem luôn một thể”.
“Dạ được chứ. Thưa cô Marple! Nói vậy chứ em trông được gặp Giles, anh ấy coi vậy mà nhanh nhạy lắm, đem chuyện đó ra bàn cho ra lẽ”. Gwenda mặt mũi tươi tỉnh hẳn ra.
Còn Marple thì vẻ mặt đăm chiêu.