ua bữa sau, hai vợ chồng đang loay hoay trong khu vườn thì bà Cocker bước ra lên tiếng: “Xin lỗi ông, ngài Kennedy đang chờ máy”. Bỏ mặc Gwenda trao đổi với Foster, Giles vụt chạy vô nhà nhanh tay nhấc máy. “Giles Reed nghe máy”. “Tôi là bác sĩ Kennedy, tôi đã nghĩ lại câu chuyện chúng ta mới trao đổi hôm qua đó, ông Reed. Còn mấy việc nữa thiết nghĩ hai ông bà cần biết… Chiều nay tôi có thể ghé qua nhà được chứ?” “Dạ được. Ông định lúc mấy giờ?” “Ba giờ được chứ?” “Dạ, giờ đó rảnh rỗi”. Bên ngoài vườn, lão Foster với Gwenda chuyện trò. “Có phải bác sĩ Kennedy đã từng ở west Cliff không?”. “Chắc vậy. Ông biết mặt chứ?” “Ai mà chả biết ông thầy thuốc có tiếng ở đây. Cả ông bác sĩ Lazenly cũng không bằng. Tính ông bác sĩ Kennedy cộc lốc ít ăn nói – thế mà ông rất yêu nghề”. “Ông bỏ nghề từ lúc nào”. “Lâu lắm thì phải, đâu chừng mười lăm năm. Nghe nói lúc đó sức khỏe ông sa sút dữ”. Giles ló đầu ra ngoài cửa sổ. Không đợi Gwenda phải hỏi, anh nói lớn: “Ông ấy sẽ tới nhà chiều nay”. Ông đi ngay vô vấn đề. “Ta hiểu ý hai bạn muốn tìm ra dấu vết nhà an dưỡng nới Kelvin Halliday nằm dưỡng bệnh và ông đã chết như thế nào?” “Dạ đúng thế?” Gwenda nói. “Thế cũng tốt thôi, ta muốn nói ra đây để cho hai bạn khỏi bị một cú sốc. Trước hết ta rất tiếc phải nói ra bởi việc đó chẳng có ích gì cho ai ngay cả với hai bạn, với Gwenda đây sẽ là một nỗi đau cho cô. Nghe đây. Cha cháy không mắc bệnh lao, còn cái gọi là nhà an dưỡng là một nhà thương điên”. “Nhà thương điên ư? Vậy cha tôi bị mất trí từ lúc nào?” Mặt mũi Gwenda biến sắc nhợt nhạt. “Có khi nào nghe ông nói đâu. Ta nghĩ nếu ông bị mất trí thì không phải. Có một dạo tinh thần ông sa sút thế là chứng hoang tưởng. Ông tự nguyện xin vô nhà an dưỡng, ông muốn ra về lúc nào chả được. Sức khỏe ngày một kém và ông chết tại đó”. “Ông mắc chứng hoang tưởng sao”. Giles không tin. “Hoang tưởng vì chuyện gi mới được?”. Bác sĩ Kennedy đáp tỉnh khô. “Ông ta mặc cảm siết cổ vợ chết”. Gwenda nghe muốn nghẹn ngào, Giles vội níu lấy bàn tay lạnh ngắt của nàng lại. Giles lên tiếng: “Thế là…có phải ông ta đã…?” “Thế nào?” Bác sĩ Kennedy kinh ngạc nhìn qua. “Không đâu, làm gì có chuyện đó, ta không cần phải nêu ra đây?”. “Nhưng mà…nhưng mà… làm thế nào ông biết được?” Gwenda chưa tin. “Này cô bé kia! Chả có ai thắc mắc chuyện đó đâu. Bà Helen bỏ ông ta lấy người khác. Một dạo thấy ông ta chao đảo bấn loạn, mơ mộng viển vông. Ông ta thà thấy vợ mình chết còn hơn phản bội lại ông ta dù cho ông ta có ra tay giết vợ đi nữa…?”. Giles và Gwenda dè dặt đưa mắt nhìn nhau. Giles nói nhỏ đủ nghe. “Có chắc không thưa ông?” “Ồ, chắc chứ. Ta nhận được hai lá thư của bà Helen. Lần đầu tiên từ bên Pháp sau khi bà ra đi được một tuần lễ, sáu tháng sau ta nhận được một lá thư nữa. Ồ không, những chuyện đó là chuyện hoang tưởng”. Gwenda hít một hơi thật sau. “Tôi nhờ ông”, nàng nói. “Ông nói ra hết cho bọn tôi nghe đi”. “Thế nào ta cũng kể hết. Ban đầu ta nghe nói có dạo Kelvin như người mất hôn. Ông có đến gặp ra kể lại chuyện đó, thường hay nằm mơ, thấy hồi hộp trong người. Một giấc mơ lặp lại nhiều lần cho tới lúc ông đưa tay siết cổ vợ, Hele giật mình trở dậy. Ta cố tìm hiểu cho rõ căn nguyên – có thể do gã ám ảnh chuyện xung đột nội tâm từ lúc nhỏ. Hai ông bà thân sinh chung sống trong cảnh bất hòa. Ra thế, ta không muốn đi sâu vô vấn đề đây là việc của nhà y học. Ta khuyên Kelvin nên tới khám bác sĩ tâm thần nhưng ông không nghe, việc gì phải lo cho nó mệt”. “Bà Helen sống chung với ông trong cảnh bất hòa, ta không hề nghe ông nói ra, còn ta thì không muốn hỏi. Một bữa tối nọ ông tới nhà – bữa thứ sáu thì phải, vừa về tới nhà đã thấy ông ngồi chờ trong phòng khách đâu chừng được mười lăm phút. Nhìn thấy ta bước vô, ông ngước nhìn nói: “Tôi đã giết chết Helen?” “Nghe nói ta chới với một hồi. Nhìn lại thấy ông thản nhiên không có vấn đề gì xảy ra. Ta mới hỏi: “Ông vừa nói mơ thấy nữa hay sao?”. Ông đáp: “Không có mơ mộng gì cả, chuyện thật trăm phần trăm. Nàng bị siết cổ nằm im lìm đó. Tay tôi siết cổ nàng chết”. “Thế rồi ông thản nhiên đứng dậy, lạnh lùng nói:”Ông nên tới nhà tôi ngay đi, nhờ ông gọi cảnh sát tơi”. Ta không biết nghĩ sao phải trở ra xe ông đi. Đến nơi nhìn trong nhà im lìm tối om. Ta đi với ông đi thẳng vô buồng ngủ”. Chợt Gwenda nói xem vô “Trong buồng ngủ?”. Nàng sửng sốt thốt ra được một tiếng. Bác sĩ Kennedy ngạc nhiên nhìn theo. “Ờ, ờ ngay chỗ đó. Vậy mà khi vô tới trong ta chả thấy gì mới lạ chứ! Không nhận ra dấu vết hai bên giằng co – tấm ra trải giường còn thẳng nếp. Rõ ràng như là chuyện hoang tưởng”. “Vậy cha tôi đã kể lại đầu đuôi ra sao?” “Ồ, ông nói đi nói lại chuyện đó. Ta phải kê toa thuốc an thần cho ông uống, đưa ông vô ngủ trong phòng trang điêm. Ta đi vòng quanh nhà một lượt. Ngoài phòng khách ta nhìn thấy còn một mẩu giấy vò nhàu trong giỏ rác. Ta nhặt lên thấy chữ còn rõ, giấy của Helen viết để lại: “Vĩnh biệt từ nay. Em cảm thấy ân hận – cuộc hôn nhân của chúng ta không thành ngay từ ngày đầu. Em đành phải bỏ đi theo người em đã từng yêu thương bấy lâu. Mong anh tha thứ cho em. Helen”. “Vậy là Kelvin đã vô tới đây tìm thấy mảnh giấy viết tay. Ông đi lên lầu, tâm thần điên loạn, sau đó chạy tới nhà gặp ta cho hay đã giết chết Helen”. “Ta quay qua hỏi bà giúp việc, bữa tối đó bà tới trễ. Ta đưa bà vô tới trong phòng Helen lục hết quần áo ra. Quả thật y như rừng, bữa đó Helen sửa doạn vali và túi sách, nhồi nhét hết quần áo vô trong rồi bỏ đi. Ta lục tìm quanh nhà không thấy dấu vết nào khả nghi. Không tìm ra nạn nhân nào bị siết cổ. “Cả một buổi sáng hôm đó ra luống cuống vì Kelvin, ông ta thú thật mấy chuyện đó toàn là chuyện hoang tưởng – hay là vì ông ra đã lỡ ra tay nên trốn trong nhà an dưỡng xin được điều trị. “Một tuần sau ta mới cho hay vừa được thư của Helen. Ngoài bì đóng dấu bưu điện thành phố nghỉ mát Biarritz, trong thư nói là sắp tới Tây Ban Nha. Ta buộc phải nói cho Kelvin hay bà không muốn ly dị, thôi thì cố quên đi cho nhẹ gánh. “Ta đưa cái thư ra cho Kelvin nhìn thấy, ông không nói gì, đang tính việc khác trong đầu. Ông đánh điện cho người thân bên vợ ở New Zealand nhờ chăm sóc đứa con còn nhỏ. Ông lo thu xếp công việc xong xin vô điều trị trong nhà thương tâm thần của một bác sĩ tư. Qua thời gian điều trị không bớt, hai năm sau thì ông chết. Ta cho địa chỉ đây, ở thành phố Norfolk. Lúc này do một vị bác sĩ trông coi, ông này còn trẻ, cứ tới đó mà hỏi thăm tin tức?”. Gwenda hỏi lại: “Ông còn nhận được một cái thư nữa của cô em gái đúng không”. “Có chứ. Mãi tới sáu tháng sau, lúc này cô ấy đang ở Florence – theo địa chỉ hộp thư lưu trữ lấy tên “Miss Kennedy”. Cô ấy nghĩ là không chịu ly dị thì bất nhẫn cho Kelvin – ngay chính cô ấy cũng không muốn. Nên nhờ ta nếu Kelvin muốn ly dị, ta sẽ cho cô ấy biết chuyện đó. Ta đem lá thư tới cho Kelvin thấy, ông nói ngay không muốn ly dị. Ta trả lời thư cho cô ấy hay liền, sau lần đó bặt tin luôn, không biết bỏ đi đâu đấy hay sống chết ra sao. Ngay khi đọc thấy mục rao vặt trên báo ta nóng lòng muốn biết tin tức cô ấy ra sao”. Ông nói tiếp giọng nhỏ nhẹ. “Này Gwenda, ta lấy làm ân hận vì việc này, nhưng cô nên hiểu cho, ta muốn thấy cô đừng xen vô mấy chuyện đó…”.