arple lái xe băng qua phố biển, rồi xuống xe cuốc bộ dọc theo phố Fore duới mái vòm nhìn vào hiệu buôn có bề ngoài cũ kỹ. Một gian hàng bán đồ thêu đan, một gian hàng bánh kẹo, gian bán quần áo vải vóc của nữ. Nhìn tới còn mấy gian nữa. Marple đứng lại ghé mắt nhìn tủ kính hàng thêu đan. Hai người bán hàng đang chào khách, phía sau là một bà lão đứng không. Nàng Marple đẩy cửa bước vô. Tìm một chỗ ngồi xuống bên quầy, người bán hàng niềm nở hỏi "Thưa bà cần mua món nào?" Marple muốn mua một đôi cuộn len màu xanh nhạt đan áo cho em bé. Nhưng việc này chưa gấp lắm, Marple tha hồ ngắm nghía chọn lựa một kiểu ưng ý vừa được dịp kể chuyện mấy đứa cháu. Khách mua với người bán tha hồ trao đổi, người bán hàng phải làm quen với lối tiếp đãi khách như Marple từ lâu. Trò chuyện với mấy bà hay đi đây đi đó dễ chịu hơn là gặp mấy bà mẹ trẻ ham trả giá rẻ lại đòi hàng đẹp. " Được đấy", Marple nói. "Hàng trông đẹp lắm, tôi thích hàng hiệu Storkley. Tôi đặt mua thêm hai lạng". Người bán hàng đang gói hàng cho khách. " Ồ? lạnh gớm, lúc thả bộ ngoài trời người tôi đã thấy lạnh. Dillmouth nay đã đổi thay khác xưa. Mười chín năm nay mới được thấy lại". "Thế sao? Vậy bà chưa nhìn thấy hết đâu. Thời đó siêu thị Superb chưa xây, chưa có khách sạn Southview thì phải?. “Ôi làm gì có, đất ở đây hẹp, lúc đó tôi ghé lại chơi cùng với mấy người bạn... được ở lại nhà ngỉ St. Catherine – có lẽ bà biết chứ? Nằm trên phố Leahampton? Bà bán hang mới ở Dillmouth được mười năm nay. Marple cám ơn rồi ghé vô cửa hiệu bán vải gần bên. Bà muốn gặp người bán hàng phục vụ ở đây lâu năm. mấy câu chuyện trao đổi xoay quanh như vừa rồi, và chuyện quần áo mùa hè. Được dịp bà bán hàng kể ra. “ Nơi đó là nhà bà Findeyson”. “Đúng, đúng thế. Tôi biết có mấy người bạn mua được. Hai vợ chồng thiếu tá Halliday có một đứa con gái” “ Thưa bà, phải đấy. Mua bán cả năm nay rồi”. “Đúng thế, ông mới vừa bên Ấn Độ về. Nhà ấy có tay nấu ăn ngon lắm - chỉ vẽ tôi cách làm bánh táo nướng pha thêm món bánh pha mùi gừng. Không rõ dạo này bà ấy ra sao”. “Bà muốn nhắc tới Edith Pagett. Vẫn còn ở lại Dillmouth đây, đang làm cho nhà nghỉ Windrash Lodge”. “ Còn nhà Fane nữa. Ông ta làm luật sư, tôi còn nhớ mà”. « Ông Fane mới chết cách nay mấy năm. Người con trai là anh chàng Walter Fane còn ở với mẹ, chưa có vợ, ông chủ nhà đấy ». « Vậy sao? Tôi nghe nói Walter Fane qua bên Ấn Độ - học nghề trồng trà thì phải ». « Dạ hình như là vậy, anh ta còn trẻ. Nghe đâu ở được một hai năm gì đó, sau đó chuyển về đây làm ăn khá lắm - được trọng vọng. Anh chàng Walter Fane tử tế ít nói, ai cũng thích ». « Ủa vậy sao? «. Marple buột miệng nói: “Nghe đâu anh chàng đã đính hôn với nàng Kennedy có phải không? Về sau nàng đổi ý lấy thiếu tá Halliday”. “Đúng thế. Nàng qua bên Ấn Độ lấy ông Fane, không hiểu sao đổi ý lấy một anh chàng khác”. Người bán hàng kể tới đây thì có vẻ khó chịu. Marple nghiêng người tới trước nói nhỏ. “Tội nghiệp cho ông thiếu tá Halliday (tôi biết mặt mẹ ông ta) với đứa con gái còn nhỏ. Chuyện bà vợ kế bỏ ông đi tôi cũng biết, bà bỏ theo một anh chàng khác, ăn chơi bay bướm, thế mới khổ chứ”. “Đàn bà nhẹ dạ. Bà có một người anh làm bác sĩ rất tử tế. Cái chân đau khớp của tôi đây là nhờ tay ông cứu chữa”. “Bà bỏ đi theo anh chàng nào vậy? Tôi chưa nghe ai nói lại”. “Làm sao tôi dám nói ra, nghe kể bà gặp một ông khách đi nghỉ hè. Theo tôi biết ngài thiếu tá Halliday đã dứt khoát chia tay. Ông bỏ ra đi, về sau nghe nói sức khoẻ ông sa sút. Tiền thối lại đây, thưa bà. Marple nhận lại kèm theo gói hàng. “Cảm ơn nhiều lắm”, bà nói. “Tôi còn thắc mắc, liệu Edith Pagett, còn nhớ cách làm bánh nướng hương gừng? Tôi bỏ mất – hay biết đâu bà giỏi nấu ăn – tôi thì thích cái món bánh đó”. “ Bà ấy còn một người chị nhà gần đây, vợ ông Mountford, chủ cửa hiệu bánh kẹo. Lúc còn ở đây, Edith hay tới chơi biết đâu bà Mountford có nhắn nhủ gì lại”. “Hay lắm đấy. Cám ơn bà rất nhiều vì bà còn phải lo toan đủ thứ việc”. “Kể cho vui vậy thôi có gì đâu”. Marple chào ra về. “Chỗ làm ăn tử tế”. bà nói một mình. “Còn mấy chiếc áo mùa hè trông thật xinh, thật đáng đồng tiền”. Bà liếc nhìn đồng hồ ghim một bên áo. Còn năm phút là đúng giờ hẹn với Giles và Gwznda tại quán Ginger Cat. II Giles với Gwenda tìm một bàn khuất trong góc quán Ginger Cat. Tập hồ sơ bìa đen đặt trên bàn, trước mặt hai người. Từ bên kia đường băng qua, Marple vừa bước vô kịp lúc. “Cô uống gì nhé! Cà phê chứ?” “À, cám ơn - khỏi dọn bánh ngọt, một miếng bánh nướng bơ thôi”. Giles vừa ra dấu, Gwenda chìa tay nhích tập sách bìa đen về phía Marple ngồi bên kia. “Cô xem trước đi”, nàng lên tiếng. “Xong chúng ta sẽ nói chuyện sau. Đây là những việc cha tôi ghi chép lại – do chính ông tự thuật lúc còn nằm ở nhà an dưỡng. Này Giles nghe theo. Marple tay lật tập hồ sơ ra, vừa lúc người phục vụ dọn cà phê ra bàn, có cả bán nướng bơ và một đĩa bánh ngọt. Giles với Gwenda lặng lẽ ngồi nhìn theo Marple vừa lật xem từng trang. Xem xong bà xếp lại tập sách trên bàn. Đoán được bà đang nghĩ gì trong đầu. Chỉ mỗi Gwenda biết bà đang căm giận. Bà mím chặt môi, hai mắt sáng rực một cách khác thường. “Đúng thế”, bà nói. “Y như rằn”. Gwenda lên tiếng. « Cô còn nhớ - là đã dặn dò bọn em đừng nhắc tới chuyện đó nữa hay sao? Em hiểu vì sao cô phải nói ra. Nhưng mà bọn em phải lao tới – làm cho bằng được. Ngay lúc này, phải chuyển qua một nơi khác nếu có thể được, bảo dừng lại … có nên dừng lại không cô? Hay là không nên?. Marple chậm rãi lắc đầu, bà có vẻ luống cuống, lo nghĩ. “Làm sao biết được”, bà nói. « Thiệt tình mà nói. Thà vậy còn hơn. Bởi về sau các bạn không còn cơ hội tham gia – không làm gì nên trò ». « Nghĩa là sau này bọn tôi không làm sao tìm ra manh mối hay sao? »Giles hỏi lại. « Đâu có », Marple nói, đâu phải vậy. Mười chín năm có là bao lâu. Cũng có người nhớ để mà kể lại – có thể còn lắm người nữa, chẳng hạn những người giúp việc. Thời đó có tới hai người giúp việc nhà, với lại một bà vú em hình như còn một lão làm vườn nữa thì phải. Muốn gặp họ phải chịu khó bỏ ra chút thì giờ. Cho tới nay tôi đã gặp được một nhân chứng. Người nấu ăn. À không, không phải đâu. Còn một diều thú vị hơn nữa, tôi có thể nói rằng - chẳng có ai đâu. Hơn nữa … » Bà không nói nữa: “Phải nói là hơn nữa … Tôi không có cái tài nhớ nhanh như các bạn, thế nhưng tôi có kinh cảm có một cái gì đó – hay còn lờ mờ - khiến ta liều lĩnh nhào vô – cho dù phải hy sinh tính mạng – tôi thấy khó nói ra đây …” Giles mở lời ; « Theo tôi nghĩ » chợt anh dừng lại. Marple bỗng vui mừng ra mặt. “Thưa các bạn”, bà nói, muốn sắp xếp lại công việc theo trình tự cũng dễ thôi, chắc các bạn đã mường tượng ra một ý tưởng trong đầu”. “Tôi đã nghĩ tới chuyện đó”. Giles nói: “Ta có thể tóm tắt lại hai cái nhận định chung như sau. Cái thứ nhất thì như tôi đã nêu ra trước đây. Helen Halliday chưa chết, bằng chứng nàng Gwennie nhận ra bà nằm bất tỉnh trước nhà. Lúc tỉnh dậy bà bỏ đi theo tình nhân. Điều này trùng hợp với những bằng chứng chúng tôi đã biết qua trước đây. Việc này trùng hợp với lới xác nhận của Kelvin Halliday đã giết vợ, với việc không tìm ra chiếc va li quần áo cũng như mảnh giấy do bác sĩ Kennedy tìm thấy. Nhưng còn mấy điểm chưa giải thích được. Đó là việc vì sao Kelvin xác nhận chính tay ông siết cổ vợ trong buồng ngủ, với một nghi vấn nổi cộm len hàng đầu – Bà Helen Halliday hiện ở đâu? Bởi không có lý do gì từ đó đến nay không ai hay biết gì về trung tích bà. Cho dù hai cái thư bà gửi đến là thật chăng nữa, còn về sau thì như thế nào? Lâu lắm cũng không thấy bà thư từ gì nữa? Bà thường hay nhắc tên người anh, tất nhiên ông ta còn giữ gìn tình máu mủ. Đôi lúc ông không hài lòng với lối sống của bà, nhưng không có nghĩa ông từ bỏ bà luôn. Nếu các bạn có hỏi thì tôi nghĩ là ông Kennedy cũng phiền lòng. Nghĩa là ông xác nhận câu chuyện kể cho ta nghe là có thật. Người em gái bỏ đi, cho đến ngày tinh thần Kelvin suy sụp, còn riêng ông không nghĩ tới chuyện đoạn tuyệt với người em gái. Tôi nghĩ bao nhiêu năm trôi qua không nghe thấy tin tức còn Kelvin Halliday do chứng hoang tưởng dằn vặt quay ra tự tử, ông đâm ra nghi ngờ ghê lắm. Giả sử câu chuyện của Kelvin có thật thì thì sao? Giả sử ông đã giết chết Helen thì sao? Lâu không nghe tin bà – hay bà đã chết ở một xó xỉnh nào đó, thế nào ông cũng nghe thấy tin đồn? Thế nên đọc được mục rao vặt trên báo, ông nghĩ biết đâu sẽ tìm ra tung tích cô em gái. Tôi nghĩ làm gì có chuyện một người bỏ đi bạt vô âm tín như bà Helen lại nghĩ ra chuyện đăng báo. Ấy vậy mới đáng nghi ngờ hơn nữa”. “Tôi cũng nghĩ như anh”, Marple nói “còn cách nào không, ông Reed”. Giles chậm rãi nói: “Tôi đã nghĩ ra cách khác. Cũng lạ lắm, nó rùng rợn hơn. Bởi ta phải tính tới – nói thế nào nhỉ? - một phương án hiểm độc hơn …” “Thế đấy!”. Gwenda nói, “phải chơi đòn hiểm độc mới được cho dù một đèn phép có thể nói không được lành mạnh”. Nghĩ lại nàng rùng mình. “Phải vậy thôi”. Nàng Marple nói. “Các bạn phải nhớ là, còn rất nhiều trò - ờ nhỉ, quái đản – mà không ai ngờ được. Tôi đã từng kinh qua …”. Bà trầm ngâm nghĩ ngợi: “Ta không còn cách giải thích nào khác hơn theo lối bình thường”. Giles nói. “Tôi chợt nghĩ ra trong đầu một giả thiết khá ly kỳ. Kelvin Halliday không hề giết vợ thế mà cứ tưởng là mình đã giết. Thế nên ông bác sĩ Penrose - một nhà thông thái muốn tìm hiểu ngay. Ban đầu ông cho là Halliday giết vợ rồi ra nộp mình tại bót cảnh sát. Đến lượt ông phải dựa theo lời kể bác sĩ Kennedy là thủ phạm không hề giết vợ, buộc ông phải xét lại Halliday là nạn nhân mang tư tưởng mặc cảm phạm tội – ông không chấp nhận giả thiết này. Bởi ông là một chuyên gia nhiều kinh nghiệm, Halliday không nằm trong trường hợp này. Qua tìm hiểu Halliday, ông dám quả quyết đây không phải týp người vì một cơn giận mà siết cổ vợ. Ông không tin làm gì có chuyện thủ phạm do ám ảnh nên tự nhận là mình phạm tội. Trong vụ này chỉ có thể đưa ra giả thiết – Halliday buộc phải nhận là mình giết vợ do một kẻ khác xúi giục. Có thể nói ta đã tìm gần tới giả thiết kẻ mang ẩn số X”. “Ta nên dè dặt xét tới điểm này. Theo tôi thì giả thiết này có thể được nêu ra làm bằng chứng. Theo như lời xác nhận của Halliday buổi tối về tới nhà ông xuống bếp rót rượu uống một ly như mọi bữa – xong đi qua buồng kế bên nhìn thấy mảnh giấy để lại trên bàn chợt ông ngất xỉu”. Giles không nói nữa, Marple gật đầu thích thú, anh nói tiếp: “Nói ông ta bất tỉnh thì chưa chính xác - phải nói ông boị say thuốc – pha trộn trong chai rượu Whisky. Vậy tới đây ta đã hiểu rồi rồi chứ gì? Người mang ẩn số X đã siết cổ Helan ngoài nhà trước, xong hắn kéo xác nạn nhân lên trên lầu dàn cảnh như một vụ án vì tình. Nạn nhân còn nằm trên giường. Vừa đúng lúc Kelvin trở về nhà, cơn nghen nổi lên và ông ra tay. Rồi về sau như thế nào? Ông bỏ đi tới nhà người anh vợ - ở một vùng khác. Người mang ẩn so61 X còn thừa thời gian thực hiện hành vi kế tiếp, lo thu xếp quần áo vào va li, mang xác nạn nhân ra khỏi nhà”, Giles nói xong vẻ mặt hốc hác, “nói tới đây tôi thật sự rất đau lòng”. “Nghe kể ra vậy tôi mới thấy bàng hoàng”. Marple nói: “Vụ này còn lắm uẩn khúc, dù sao ta phải làm cho ra”. “Nhân tình của bà ta là những ai? ” Giles hỏi. “ Lúc ngồi trên toa xe lửa tôi đã nghĩ, phải chăng đây là mẩu chốt của vụ việc. Nếu người mang ẩn số X có thật. Vâng, chắc chắn gã phải si mê bà đắm đuối – ta phải nói như vậy mới lột tả hết được”. “ Vì thế hắn mới thù ghét cha tôi”, Gwenda nói. ” Muốn hãm hại cha tôi”. “ Cho nên ta phải lo đối phó với việc này ». Giles nói. " Ta đã rõ Helen là kiểu người như thế nào ». Anh còn lưỡng lự. "Bà mê trai", Gwenda nói xen vào. Marple muốn lên tiếng lại thôi. "Mà bà đẹp thật. Phải nói là ta chưa có đủ bằng chứng rằng goài chồng bà ra bà có nhân tình khác. hay biết đâu là có đấy không chừng". Marple lắc đầu "Làm gì có chuyện đó. Lúc đó bà hãy còn trẻ. Ông Reed chưa nắm vững vấn đề. Chúng ta đã hiểu được một phần nào ý tưởng anh nêu ra nhân tình của bà là ai. Bà định lấy một anh chàng nào đó". "À, đúng thế - anh chàng luật sư phải không? Tên anh ta là gì nhỉ?". "Walter Fane". marple nói. "Đúng thế. Nhưng ông ta ở đâu bên xứ Ấn Độ hay Malaysia gì đó. "Có đúng là ông ta đấy không? Ông không còn trông coi đồn điền trà nữa". Marple nhắc lại. "Ông ta về nước làm cho một hãng luật, nay là một ông sếp". Gwenda kêu lên một tiếng: "Hay là ông theo bà về lại đây? ". "Biết đâu. Chuyện này khó nói lắm". Giles nhìn qua nhà nữ trinh thám, anh chưa hiểu sao. "Làm sao cô biết được hay vậy?". Marple cười xuề xòa. " Tôi đã được hầu chuyện với một bà, trong cửa hiệu - và những lần cùng đi xe buýt. Mấy bà có tật hay hỏi chuyện này chuyện nọ. Mà thật muốn biết thì thiếu gì chuyện". "Như chuyện Walter Fanẻ, Giles vừa ngẫm nghĩ kể lại. "Helen đã bỏ ông nên ông mới oán hận. hay là ông ta đã có vợ ". "Chưa?. Marple nói: "ông ở vậy với bà mẹ. Ngày cuốn tuần nào tôi cũng tới nhà uống trà." "Ta có thể điểm lại những người quen biết cũ chứ". Gwenda chợt nói, " những ai hay lui tới nhà lúc Helen đã ghỉ học - như lời bác sĩ Kennedy kể lại, có ngưòi mà bà không ưa. Tôi muốn biết vì sao bà không ưa người đó". " Tới hai người lận", Giles kê ra. "có thể trong số đó có một người có hiềm thù hay bực tức gì... Có thể là một người có vấn đề tâm thần? "Ta chờ nghe bác sĩ Kennedy kể lại", Gwenda nói. "Muốn hỏi cho ra kể cũng hơi khó. Có tôi cũng đi theo may ra còn hỏi thăm bà mẹ kế mà tôi còn nhớ mang máng; còn chuyện yêu đương của bà thì cần giải thích cặn kẽ mới hỏi ra được. Kể ra cũng hơi tò mò về chuyện mẹ kế chưa từng nhìn thấy mặt mũi lần nào". "Còn thiếu gì cách", Marple lên tiếng. "Chỉ có thể thôi, ta chịu khó lần hồi sẽ tìm ra". "Chỉ còn hai cách", Giles nói. "Ta có thể nghĩ ra thêm nữa", Marple nói. "Đó mới chỉ là một giả thiết chỉ có ở trong đầu". Gwenda và Giles nhìn Marple chờ đợi … « Cũng là một cách suy diễn » Marple vừa nói hai bên má hồng lên « Helen Kennedu qua Ấn Độ lấy anh chàng Fane. Thiệt tình mà nói không phải bà si mê gì anh chàng, tuy là cũng yêu thương ra trò với ý định lấy gã làm chồng. Không hiểu sao lúc qua đó bà đã bội ước, bà đánh điện chongười anh xin tiền tàu về lại quê nhà. Đến đây ta tìm hiểu vì sao? ». « Thì bà đã đổi ý chứ sao », Giles nói: Marple và Gwenda vừa nghe hất mặt khinh khỉnh. « Chắc chắn là vậy », Marple hỏi lại: « Bởi là đàn bà ai chả muốn đổi ý », Giles nói vu vơ. « Phải nói tùy lúc tùy nơi », Marple nói: Ý bà muốn ám chỉ mấy bà lớn tuổi may ra còn biết giữ mình. « Anh chàng muốn giữ lời », Giles nói xen vô cho có. Chợt Gwenda xông lên chặn ngang. « Chớ còn gì nữa », nàng nói, « có một anh chàng khác! »Cả nàng và Marple nhìn nhau tự hiểu lấy. Gwenda nói chắc như bắp: « Đi cùng một chuyến tàu! Ra nước ngoài! ». « Đồng thanh tương ứng », nàng Marple nói: “Đêm xuống trên boong tàu tràn ngập ánh trăng”. Gwenda nói: “Bấy nhiêu đó. Chỉ cần - thiệt tình mà nói – buông một lời tán tỉnh”. “Ồ đúng thế! Marple nói. “Thế đấy, không đùa đâu”. “Vậy mà sao bà không chịu lấy anh chàng chứ?” Giles hỏi lại. “Chắc là anh chàng không thèm dòm ngó tới bà », Gwenda thong thả nói, chợt nàng lắc đầu. « Không, tôi nghĩ bà thật là ngớ ngẩn. Anh chàng kia đã có vợ ». Nàng kiêu hãnh nhìn qua Marple. « Chớ còn gì nữa », Marple nói. « Tới đây tôi phải sắp xếp lại. Hai người yêu nhau, một mối tình tuyệt vọng. Nếu chàng đã có vợ - biết đâu có con cái – anh chàng cũng biết suy nghĩ – à, tới đây là hết chuyện ». « Làm sao bà dám liều lao vô lấy anh chàng Walter Fane », Gwenda nói « cho nên bà đánh điện cho người anh một hai đòi về. Đúng thế, tình huống diễn biến theo thứ tự lớp lang. Vậy là, đi trên chuyến tàu hồi hương bà gặp cha tôi … » Nàng cắt ngang, cố nhớ. « Chưa thể gọi là một mối tình say đắm », nàng kể « Nhưng mà họ quyến luyến …rồi còn có tôi.. họ đều đang bất hạnh … chỉ còn nước an ủi nhau. Cha tôi kể chuyện mẹ tôi cho bà nghe, còn bà kể lại những chàng nhân tình trước kia … Ờ - đúng quá rồi còn gì ». Nàng đưa tay lật từng trang nhật ký. « Ta biết nàng có nhân tình. Lúc đi trên tàu nàng kể cho ta nghe … yêu nhau thắm thiết mà không lấy nhau được. Ờ, đúng thế. Cha tôi với bà Helen cùng nghĩ như nhau – lo cho tôi được khôn lớn, bà nghĩ phải để cho ông vui – bà còn nghĩ tới sau này bà sẽ được sống yên vui ». Nàng không nói nữa, gật đầu lia lịa nhìn qua Marple dõng dạc lên tiếng: « Thế đấy ». Giles nổi cáu. « Gwenda, em bịa ra đủ thứ mọi chuyện rồi cho là vậy ». « Có mà, thật đấy. Hãy đợi – ta sẽ nhận dạng một nhân vật số ba mang ẩn số X ». « Em muốn nói là …? » « Anh chàng này có vợ, chẳng ai biết mặt mũi, chắc là đẹp trai hơi ngông một chút. Anh chàng đi theo bà về tới đây ». « Em tưởng là anh chàng bỏ qua bên Ấn Độ ». « Ồ, người ta qua bên Ấn Độ rồi về lại đây mấy hồi, phải vậy không? Anh chàng Walter Fane đã phải làm một chuyến, chỉ không đầy một năm sau. Em khẳng định anh chàng phải trở về, nhưng nếu anh ta muốn về thì sao. Còn nhắc mãi mấy anh chàng nhân tình đi qua đời bà, thì bà đã biết đến ba người. Walter Fane ta đã biết, còn một anh chàng không rõ tên tuổi và một anh chàng đã có vợ … ». « …mà ta chưa biết tung tích ra sao », Giles nói ra cho trọn vẹn. « Rồi ta sẽ biết thôi », Gwenda nói ra cho trọn vẹn. « Rồi ta sẽ biết thôi », Gwenda nói. « Có phải thế không cô Marple? » « Chịu khó là được việc », Marple nói « Còn lắm thứ nữa. Tới đây tôi xin góp ý, đó là một câu chuyện tình cờ bên trong cửa hiệu bán vải, mới sáng nay. Tôi được biết Edith Pagett, người nấu ăn mà ta muốn tìm hiểu hiện sinh sống tại Dillmouth, bà có người chị là vợ ông chủ cửa hiệu bánh kẹo. Kẹo sẽ đưa cô em đến đó gặp, bà sẽ kể lại cho mọi người nghe ». « Thế thì hay quá », Gwenda nói. « Tôi còn nhớ ra một việc nữa », nàng nói tiếp « Làm một tờ di chúc khác, Giles đừng lo. Em sẽ để lại cho anh một món tiền. Em muốn nhờ Walter Fane đứng ra làm ». « Này Gwenda … » Giles nói. Chuyện nhỏ thôi. Việc đó có lợi cho ta. Em muốn gặp anh chàng đó ngay. Em muốn biết mặt mũi gã ra sao, nếu có thể được ». Nàng bỏ lửng câu chuyện. « Cái khiến cho ta thắc mắc ». Giles nói, « là không thấy ai khác hơn phúc đáp lời rao vặt trên báo, như bà Edith Pagett đây chẳng hạn ». Marple lắc đầu. « Việc gì cũng phải có thời gian để tính toán, tất cả mọi người dân ở đây đã quen với nếp nghĩ », nàng nói. « Người ta hay đa nghi. Phải nghĩ đi nghĩ lại cho thật chín chắn ».