hân Văn Giai Phẩm do hai nhóm bạn cùng chí hướng hợp tác điều hành.Theo Hoàng Cầm, ngay từ đầu năm 1955, Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Tử Phác, Đặng Đình Hưng, thường họp nhau, khoảng 5 giờ chiều, ở quán trà Phúc Châu của người Tầu ở phố Hàng Giầy88 để bàn chuyện văn nghệ. Chính tại quán này, họ đã bàn nhau ra một số báo Tết và đó sẽ là Giai Phẩm Mùa Xuân. Báo Nhân Văn không có trụ sở, "toà soạn" là căn nhà của Trần Thiếu Bảo thuê, rất lớn, có nhiều buồng để làm nhà xuất bản, ở 25 Phan Bội Châu, Nguyễn Hữu Đang ở gần đấy; tầng trệt để mấy máy in nhỏ, chỉ in lặt vặt, những tờ báo to như Nhân Văn, kể cả các tập Giai Phẩm cũng không in được, phải in ở nhà Xuân Thu của Đỗ Huân89.Lê Đạt, Hoàng Cầm chủ trương Giai Phẩm Mùa Xuân. Nhân Văn do Nguyễn Hữu Đang đề xướng, với Hoàng Cầm. Trương Tửu, Trần Thiếu Bảo chủ trương các tập Giai Phẩm.Đó là những viên gạch nền móng, từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1956, đã quy tụ được một số đông văn nghệ sĩ trí thức, họp thành phong trào NVGP.Nhân Văn do Nguyễn Hữu Đang và Lê Đạt trách nhiệm bài vở. Giai Phẩm là một tập sách định kỳ, do Trương Tửu trông nom. Nhân Văn hướng về đấu tranh chính trị. Giai Phẩm đi vào chiều sâu của tư tưởng. Giai Phẩm xuất hiện trước, với Giai Phẩm Mùa Thu, tập I, ra ngày 29/8/56, nhưng Nhân Văn vẫn được coi là "đầu não" của phong trào. Hiện nay, chưa biết rõ nội tình Giai Phẩm vì Trương Tửu và Trần Thiếu Bảo cho đến lúc mất, đều không phát biểu gì. Về nội bộ Nhân Văn, một phần sự thật được thuật lại, nhờ tiếng nói của những thành viên chính. Những người viết cho Nhân Văn cũng đều có mặt trên Giai Phẩm và ngược lại.Ngày 20/9/1956, Nhân Văn số 1 ra đời. Về mặt chính thức, tờ báo do Phan Khôi làm chủ nhiệm và Trần Duy, thư ký toà soạn. Nhưng thực sự, nội bộ báo Nhân Văn đã được cấu trúc như thế nào? Để dựng lại sự việc đã xẩy ra, chúngtôi dùng hai loại chứng:- Loại thứ nhất: Gồm những lời tuyên bố của Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Duy, trên RFI; những bản "thú nhận" của các thành viên chính, viết trong đợt đấu tranh chống NVGP ở Thái Hà ấp, giữa tháng 3 và 4 năm 1958; và loạt băng Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè, ghi âm trong khoảng 1998-2008. Những lời "thú nhận" ưu tiên, vì đã được viết trong thời gian bi kịch xẩy ra, tại chỗ, trong khi những lời viết, tuyên bố, ghi âm sau này, qua nửa thế kỷ, có thể trí nhớ không trung thành.- Loại thứ hai: Các bài đánh NVGP, phản ảnh chính sách đàn áp, bôi nhọ và các ngõ ngách bên trong của chế độ.● Đôi lời về những bài "thú nhận"Về những lời "thú nhận" cũng nên đặt câu hỏi: đã viết trong điều kiện như thế nào?1- Viết trong đợt đấu tranh thứ nhì chống NVGP tại Thái Hà ấp, tháng 3 và 4/58, có 304 người dự (bối cảnh cả hai lớp Thái Hà sẽ đề cập đến trong chương 6). 2- Theo Lê Đạt, ở hội trường, mọi người đứng lên "phát hiện tội Nhân Văn". Và "Sau khi tất cả mọi người phát hiện các tội của Nhân Văn xong rồi, thì mới đến lượt Nhân Văn, từng người một, nhận tội". Rồi sau đó, các "Nhân Văn" về tổ của mình làm "bài khai". "Bài khai phải được tổ thông qua, và lại phải đưa ra hội trường thông qua nữa, thì anh mới được xong". Tức là mới được về.3- Như thế, những "bài khai" được viết dưới áp lực của "đấu trường" kéo dài trong một tháng, và cũng là bài "tổng kết tội trạng" mà mỗi người phải tự mình viết ra. Trong khi viết, họ không được trao đổi với nhau, sau đó phải đọc trong tổ, tổ thông qua, rồi mới đọc cho hội trường nghe và duyệt. Vì những lẽ đó, họ khó có thể "khai man" (vì sợ bị so sánh tại chỗ với những lời khai của người khác).4- Vì vậy, chúng tôi coi những bài thú nhận là những văn bản sớm nhất (viết từ tháng 3/58) về những việc thực sự đã xẩy ra trong thời kỳ NVGP90. Chính Hoàng Cầm trong băng ghi âm, cũng coi bài khai khoảng 100 trang giấy học sinh của mình là cuốn "hồi ký" tự tố rất đúng về những gì xẩy ra trong thời kỳ này.5- Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Duy, "không được" dự lớp Thái Hà vì thuộc diện những "phần tử xấu". Vì vậy, không có bản "thú nhận" của họ. Lê Đạt cho biết:"Không phải là chị Thụy An, anh Trần Duy và ông Phan Khôi không chịu đi học. Ở đấy người ta chia ra: Những người nào hoạt động chính trị mà người ta cho là có tính chất phản động, là những phần tử xấu thì người ta "không cho" đi học lớp ấy: Phan Khôi, Thụy An, Trần Duy "không được" học. Chỉ có những văn nghệ sĩ mà người ta cho là những người vì quan điểm lầm lạc, được Ðảng chiếu cố cải tạo giúp đỡ, thì mới được đi học lớp ấy thôi. Cho nên đi học lớp ấy, gay go thế cũng là một "ưu tiên"91".6- Văn bản "thú tội" phản ảnh tâm thức người viết: Qua những bài khai, Lê Đạt và Trần Đức Thảo giữ được phong độ của người trí thức: Chịu trách nhiệm việc mình làm. Không đổ lỗi cho người khác. Không gọi bạn đồng hành là tên, là nó, là bọn, tuy đó là cách phải gọi những người NVGP trong các lớp học tập. Văn bản "thú tội" phản ảnh không khí trù dập, đàn áp, xuống cấp và thù nghịch ở ấp Thái Hà và sức chịu đựng của từng người: Trong ba người bạn thân: Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, th!!!14869_9.htm!!!
Đã xem 36086 lần.
http://eTruyen.com