Chương Cuối
Nói chuyện với nhà cách mạng Nguyễn Hữu Đang

    
ên tuổi Nguyễn Hữu Đang đã gắn liền với hai chữ tranh đấu: tranh đấu giành độc lập cho tổ quốc, tranh đấu cho tự do và dân chủ. Về hành trình dài và cam go này, nhà cách mạng lão thành sẽ dành riêng cho thính giả RFI hai chương trình đặc biệt. Chương trình hôm nay nói về ngày 2/9/1945, ngày lễ Độc Lập mà ông được chủ tịch Hồ Chí Minh giao trách nhiệm Trưởng Ban Tổ Chức. Trong chương trình chủ nhật tới 10/9/1995 ông Nguyễn Hữu Đang sẽ nói về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
● Ngày lễ Độc Lập
- THỤY KHUÊ: Thưa ông Nguyễn Hữu Đang, 50 năm sau ngày 2/9/1945, có lẽ hiện nay không ai có thẩm quyền hơn ông để nói về ý nghĩa của ngày lễ này vì chính ông là trưởng ban tổ chức ngày lễ Độc lập 2/9.
- NGUYỄN HỮU ĐANG: Thưa bà, khi tôi được chủ tịch Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ tổ chức ngày này, lúc bấy giờ chủ tịch cũng như trung ương Đảng đề ra chỉ là một ngày lễ để chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân, đồng thời đọc một bản Tuyên Ngôn Độc Lập đối với dân trong nước và đối với cả thế giới. Sau đó, tôi cùng với ban tổ chức trao đổi ý kiến, muốn nâng cao giá trị ngày lễ đó lên cho nên chúng tôi đã đặt tên nó là Ngày Độc Lập để nói lên ý nghĩa trọng đại của ngày hôm đó trong lịch sử Việt Nam.
Ngày Độc Lập đó có bốn tính chất như thế này: Một là tính chiến đấu của nó, hai là tính khẩn trương của nó, bà là tính nhân dân của nó, thứ tư là tính độc đáo của nó.
Tính chiến đấu của nó là do tình thế nghiêm trọng của nước Việt Nam lúc bấy giờ. Từ năm 1943, chính phủ lâm thời kháng chiến của Pháp thành lập ở Alger, tướng De Gaulle đứng đầu chính phủ, lập tức nghĩ ngay đến việc thu hồi lại thuộc địa đã mất, quyết tâm lấy lại Đông Dương bằng vũ lực. Chính phủ De Gaulle, khi đưa lực lượng vũ trang sang chuẩn bị lấy lại Đông Dương, phất cao ngọn cờ gọi là chính nghĩa của mình, đánh bọn "giặc cỏ phiến loạn". Điều đó làm cho nhân dân Pháp hiểu nhầm cách mạng Việt Nam. Chúng tôi không được sự ủng hộ của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp, cho nên vấn đề là phải chính thức hóa nhà nước mới, chính thức hóa chính phủ lâm thời để thế giới trông vào, biết rằng chính nghĩa là thuộc về chúng tôi chứ không thuộc về thực dân Pháp. Chính thức hóa một nhà nước mới và một chính phủ được nhân dân ủng hộ. Tất cả hai điều đó, chúng tôi long trọng công bố trước nhân dân trong nước và cả thế giới.
Ngoài những khó khăn do phe thực dân gây ra còn có một cái khó khăn cực lớn của Trung quốc: chính phủ Tưởng Giới Thạch. Ngày 9/8 chính phủ Trung quốc tuyên bố sẽ đưa quân vào Đông Dương để giải giáp quân Nhật theo quyết định của hội nghị Postdam tháng 7 năm 1945. Tiếp theo, ngày 27/8, quân Tàu Tưởng thuộc quyền chỉ huy của tướng Lư Hán, vượt biên giới Hoa Việt vào nước ta. Theo chân họ có các tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam và Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội của Nguyễn Hải Thần. Quân của Lư Hán cùng với hai đảng, chống Việt Minh, chống từ trước chứ không phải về sau đâu, không dự vào mặt trận đoàn kết, mặt trận đánh Pháp bao giờ cả. Hai đảng ấy chống Việt Minh đến cùng. Nguyên cuộc tấn công của phe thực dân Pháp đã là một mối đe dọa lớn với nền độc lập của chúng ta rồi, thêm vấn đề Trung quốc vào đấy lại còn nguy hiểm hơn nữa. Tính chất khẩn trương là như thế. Tính chiến đấu đã nói rồi. Còn tính nhân dân thì cũng gọn thôi vì sau khi chúng tôi đăng thông cáo, nhân dân ủng hộ, tham gia rất tích cực, người góp của, người góp công. Tất cả việc chúng tôi làm đều không có phương tiện của Nhà Nước, mà toàn là phương tiện của nhân dân đem đến cả. Đấy là tính nhân dân. Tính thứ tư là tính độc đáo thì chúng tôi tổ chức một buổi mít-tinh huy động thành phố Hà Nội, huy động tất cả mọi người, không trừ một ai cả, coi như thành phố thiết quân luật, nhân dân đi mít-tinh, đi từ nửa đêm, cơm nắm muối vừng, đi từ sáng sớm cho đến tối, đêm mới trở về nhà. Đó là một tính độc đáo mà sau này không ai làm như vậy cả.
- TK: Thưa ông, ông đã làm sao để có thể tổ chức một ngày lễ lớn như thế?
- NHĐ: Vấn đề là chúng tôi bắt đầu việc tổ chức như thế nào. Hồ chủ tịch khi giao như thế thì chỉ còn có 4 ngày nữa thôi. Bốn ngày mà làm việc lớn như thế, không phải là tổ chức ở Hà Nội đâu, mà tổ chức trong cả nước, thì bốn ngày làm sao đủ để làm được, nhất là lúc bấy giờ chúng tôi không có bộ máy gì cả. Ông cụ giao cho tôi một mình, về rồi tôi tập hợp một số anh em, phương tiện thì chỉ có hai bàn tay trắng, một đồng xu không có, một ki-lô gỗ, ki-lô xi măng cũng không có thì làm thế nào bây giờ trong hoàn cảnh khó khăn quá như vậy. Tôi có nói là còn ít ngày nên khó quá thì cụ lại bảo có khó mới giao cho chú chứ. Qua câu đó tôi biết là khó cũng phải làm, mà làm ngay. Tôi hiểu không thể hoãn, không thể chậm được. Khi giao việc như thế, lúc bấy giờ cũng đã 10 giờ đêm rồi, tôi lập tức trở về bộ Tuyên Truyền. Ở thời điểm đó chưa thành lập chính phủ, chỉ mới phân công bộ nọ bộ kia; lúc bấy giờ tôi tạm thời đảm nhiệm thứ trưởng bộ Tuyên Truyền. Tôi chạy về bộ Tuyên Truyền, gọi dây nói cho các tờ báo, tôi đọc ngay lập tức cho họ một thông cáo tôi viết vội, kêu gọi quốc dân ai có nhiệt tình với nền độc lập đến tham gia việc tổ chức ngày hôm nay. Nhân dân hưởng ứng rất mạnh mẽ. Tôi giao cho anh Trần Kim Xuyến là đổng lý văn phòng bộ, liên lạc với các anh bạn ở trong ba tổ chức là hội Truyền Bá Quốc!!!14869_32.htm!!! Đã xem 36078 lần.

Sưu tầm: hai1957
Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 31 tháng 12 năm 2013