Ở kinh đô Phiên quốc, Lý Lăng bị giải vào triều, nhưng cứ đứng giữa triều đình Phiên Quốc mà chửi mắng. Phiên vương không giận, mà còn yêu kính lắm, mỉm cười bảo: - Lý tướng quân đừng giận, ta vốn yêu kính tướng quân lắm, tướng quân hãy đầu hàng để có địa vị và bổng lộc cao. Lý Lăng trợn mắt quát lớn: - Loài Phiên cẩu chớ nhiều lời, dòng họ Lý nhà ta chỉ biết tận trung báo quốc. Nay bị bắt thì chỉ một chết mà thôi. Phiên vương biết là chưa thể khuyến dụ được, bèn theo lời Vệ Luật, cho quản thúc Lý Lăng tại điện Bạch Hổ nhưng đối đãi rất tử tế, kẻ hầu hạ toàn là gái đẹp. Một hôm Lý Lăng ngồi buồn rầu nghĩ ngợi, thì một tướng Phiên là Lâu Lý Thụ tới chắp tay chào mà noí: - Tôi có chuyện muốn được noí với tướng công. Lý Lăng im lặng gật đầu. Lâu Lý Thụ giở hết miệng lưỡi thuyết phục, đem toàn vinh hoa phú quý ra dụ dỗ. Nghe xong, Lý Lăng nổi giận: - Loài Phiên cẩu hãy cút đi khuất mắt ta. Nói với Phiên chúa là chỉ có thể giết ta chứ đừng hòng khuyến dụ. Lâu Lý Thụ cười bảo: - Xin tướng quân đừng cố chấp. Chúa công tôi có nhã ý muốn tuyển tướng công làm phò mã. Công chúa Kim Hoa mới mười chín tuổi, tài sắc song toà, kết bạn với tướng quân thật xứng. Lý Lăng vung tay gạt đi: - Đừng noí lôi thôi, ta đã có vợ con rồi. Vả lại là đại tướng thiên triều, đâu có kết thân với phường Phiên cẩu. Noí xong đứng dậy vung quyền định đánh, Lâu Lý Thụ đành phải ra về noí lại với Phiên chúa. Phiên chúa sai viết một lá thư dụ hàng, có câu: Ta kính ái tướng quân lắm nên mới cầu thân như vậy. Con giun cái kiến còn muốn sống, chẳng lẽ tướng quân muốn chết hay sao? Lý Lăng viết thư phúc đáp: Ta sống làm bề tôi nhà Hán, chết làm ma nhà Hán không có cách gì thay lòng đổi dạ được. Phiên chúa buồn rầu. Lâu Lý Thụ noí: - Thần có cách này, không biết chúa công có chiu. không. Sở dĩ Lý Lăng từ chối là vì chưa được thấy mặt công chúa. Nếu cho thấy mặt, thì anh hùng với giai nhân tiết tưởng không có ngoại lệ vậy. Phiên chúa ngẫm nghĩ rồi gật đầu: - Cũng được, nhưng ta phải thân dẫn công chúa tới. Hôm sau, Phiên chúa cho mời em gái là công chúa Kim Hoa dạo vườn hoa, rồi thuận tiện bước tới điện Bạch Hổ. Lý Lăng thấy Phiên chúa tới cũng giả như không biết. Phiên chúa cùng Kim Hoa công chúa bước vào, Phiên chúa cười bảo: - Lý tướng quân, hôm nay ta và công chúa em ta tới đây thăm tướng quân, hy vọng tướng quân đổi ý, ta sẽ chọn ngày lành để tuyển tướng quân làm phò mã. Kim Hoa công chúa vừa kinh ngạc, vừa thẹn thùng, nàng hoàn toàn bất ngờ. Lý Lăng ngẩng nhìn công chúa rồi noí với Phiên vương: - Loài Phiên cẩu thật không còn biết liêm sỉ là gì. Đừng hòng dùng kế mỹ nhân để dụ ta. Hãy dẫn em gái cuả ngươi về mà gả cho người khác. Phiên vương giận đến lặng người, còn Kim Hoa công chúa thì vừa giận anh, vừa hổ thẹn vô cùng, vội quay ra bỏ về cung. Về tới cung, công chúa vật mình khóc lóc không thôi, rồi quá uấ tức tuỉ hổ, vì danh dự bị xúc phạm quá nặng nề, công chúa thắt cổ tự ải. Công chúa Kim Hoa quả xứng đáng là bậc liệt nữ. Khi cung nữ khám phá ra thì công chúa chỉ còn là c''ai xác không hồn. Phiên vương và hoàng hậu bàng hoàng như sét đánh bên tai. Cả triều đình rung động, nhưng không ai hiểu vì nguyên nhân nào, chỉ có Lý Lăng biết tại sao công chúa tự tử. Lý Lăng thầm khen cho người tiết liệt. Một phần Lý Lăng hối hận, một phần biết rằng công chúa chết như vậy thì Phiên vương nhất định sẽ giết chàng. Do đó Lý Lăng tới án thu, viết hai bài thơ, một bài ca tụng tiết nghĩa của công chúa Kim Hoa, một bài bày tỏ lòng trung quân ái quốc cuả mình. Sau đó hướng về phương nam, lạy bốn lạy, rồi lao đầu vào cột đá lớn trước điện Bạch hổ mà chết. Phiên vương thương xót cho cả Lý Lăng lẫn em gái mình, hai người quả xứng đáng là anh hùng liệt nữ, bèn cho làm ma chay cực trọng thể, rồi cho chôn cất ở Hổ nha khẩu, ngoại thành kinh đô, mộ công chúa ở phiá đông, mộ Lý Lăng ở phía Nam. Về sau Phiên vương còn cho dựng bia trung thần ở Hoàng ni pha, để tưởng niệm Lý Lăng.