Hồi 13
Tâm Bệnh Có Thuốc Trị

Sau khi dụ Lý Lăng và Tô Vũ về hàng không được, Nhạn môn quan lại đánh mãi không xong, Phiên vương buồn bực lắm, hạ chiếu trách nguyên soái Ngô Loan không chịu cố gắng. Ngô Loan tiếp được chiếu, lấy làm sợ hãi lắm, bèn họp tướng lãnh bàn kế đánh Nhạn môn quan, rồi cho Thổ Kim Hồn dẫn binh tới khiêu chiến.
Binh tướng Phiên thay nha keó tới trước Nhạn môn quan khiêu chiến chửi bới suốt mấy ngày liền, cửa quan vẫn đóng chặt. một đêm Ngô Loan sai cha con Thạch Khánh Chân dùng đại pháo bắn vào cửa quan và xông tới tận chân tường thành, nhưng bị Hán binh giữ thành lăn đá và gỗ xuống, chết hại khá nhiều, đành phải lui xa. Ngô Loan không biết tính sao, phải viết biểu tạ tội, hứa nỗ lực, rồi sai người đem về kinh đô.
Trong lúc đó ở kinh đô, Phiên Vương cứ sau khi bãi triều thì trở về cung, lấy bức chân dung Chiêu Quân ra ngắm nghía, lòng dạ càng bồn chồn nóng nảy.
Đến khi được biểu tấu của Ngô Loan cho biết rất khó đánh Nhạn môn quanh, thì Phiên vương càng âu sầu bực bội, mấy ngày sau thì ngã bệnh. Phiên hoàng hậu lo âu, một mặt sai sắc thuốc thang cho chồng, một mặt dò hỏi nội thị xem tại sao Phiên vương lại ngã bệnh như vậy. Nội thị noí rõ đầu đuôi, Phiên hậu lại thấy được bức chân dung Chiêu Quân trong văn phòng riêng của chồng, thì biết là Phiên vương ngã bệnh vì tương tư Chiêu Quân. Phiên hậu buồn khổ nhưng vẫn sai nội thị gọi ngự y vào chữa bệnh.
Ngự y bắt mạch xong thì noí:
- Bệnh của chúa công là tâm bệnh, do thất lục dục bị thương tổn mà thành. Bệnh này không cần uống thuốc, chỉ cần được thỏa mãn nguyện vọng là tự nhiên khỏi. Bây giờ chúa công cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và uống thuốc trợ thần.
Phiên hậu bèn cho lệnh bãi triều ít ngày, quan lại có việc cần thì đưa công văn vào cho Phiên vương duyệt ký mà thôi. Bá quan văn võ Phiên triều đều bàn tán, không biết Phiên vương bệnh gì. Người thì bảo là mắc bạo bệnh, người thì noí là Phiên vương ưu sầu vì việc chiến tranh hao người tốn của mà không thắng lợi gì nên thành bệnh. Riêng chỉ có Mao Diên Thọ lúc đó đang giữ được một chức quan trong Binh bộ, vì được đọc biểu tấu của Ngô Loan, nên biết Phiên vương buồn phiền vì Nhạn môn quan không hạ được, Chiêu Quân không bắt về được, nên thành bệnh mà thôi.
Mao Diên Thọ càng nghĩ càng tin mình đã đóan đúng tâm bệnh của Phiên vương, bèn viết một tờ biểu chương, nhờ thái giám đưa vào cho Phiên vương đọc. Thái giám cười bảo:
- Mao tiên sinh không biết là có lệnh chỉ tiếp nhận những công văn thượng khẩn thôi hay sao?
Mao Diên Thọ cũng cười đáp:
- Chính tờ biểu tấu của tôi mới là thượng khẩn, vì sẽ trị bệnh cho chúa công, tôi cam đoan đọc xong biểu tấu của tôi, chúa công sẽ hết bệnh ngay và ngày mai thiết triều được như thường.
Noí xong lại lấy ít bạc đặt vào tay viên thái giám. Viên thái giám đem tờ biểu tấu vào. Phiên hậu đang ngồi trò chuyện giúp chồng khuây khỏa, thấy vậy thì cau mày bảo:
- Đã có lệnh của ta, sao thái giám dám trái lệnh, không để chúa công được yên lòng nghỉ ngơi tịnh dưỡng?
Thái giám cong người tâu:
- Tâu nương nương, không phải tôi dám trái lệnh, nhưng Mao tiên sinh noí rằng đọc xong tờ biểu tấu này, chúa công sẽ hết bệnh ngay, nên mới dám đem vào.
Phiên vương chìa tay ra:
- Nếu vậy thì cứ đưa ta coi thử.
Thái giám đưa tờ biểu tấu lên. Tời biểu viết:
Thần biết chúa công lo sầu buồn bực vì chưa hạ được Nhạn môn quan và chưa đoạt được Chiêu Quân. Thần trộm nghĩ nguyên soái Ngô Loan là người hữu dũng vô mưu, xin chúa công chọn một đại tướng mưu trí song toàn, thì chỉ vài tháng là chúa công toại nguyện "
Phiên vương đọc xong vui vẻ vỗ tay cười bảo:
- Chỉ có Mao khanh là hiểu được ta mà thôi.
Rồi thấy khoẻ hẳn lên, sai lấy giấy bút hạ chiếu thiết triều ngày mai và gia phong cho Mao Diên Thọ thăng ba cấp.
 

Truyện Tình Sử Vương Chiêu Quân Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 !!!1910_14.htm!!! Đã xem 216034 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Hồi 14
Chuyện Kỳ Ngộ của Lâu Lý Thụ

--!!tach_noi_dung!!--
Sáng hôm sau Phiên vương thiết triều bảo bá quan rằng:
- Ngô Loan hữu dũng vô mưu, nên đánh Nhạn môn quan mãi không xong, làm hao người tốn của, nay trẫm giáng xuống chức Tham quan. Trẫm muốn tuyển một đại tướng lãnh ấn nguyên soái, nhưng chưa biết chọn ai.
Mao Diên Thọ bước ra tâu ngay:
- Bẩm chúa công, theo ngu ý của thần thì Tả thừa tướng Lâu Lý Thụ là người văn võ kiêm toàn, trí dũng gồm hai, chắc chắn sẽ đem lại chiến thắng mau lẹ.
Phiên vương mừng lắm, bảo Lâu Lý Thụ rằng:
- Mao khanh noí rất đúng, trẫm cũng nhìn nhận Lâu khanh rất xứng đáng với chức vụ Chinh nam nguyên soái, thay thế Ngô Loan. Vậy khanh hãy ráng sức khải hoàn trở về trẫm sẽ chia đất phong cho.
Lâu Lý Thụ lấy cớ tuổi già sợ không đảm đương được trọng trách, nhưng Phiên vương không chịu. Lâu Lý Thụ đành phải vâng mệnh và xin được tự ý tổ chức đội ngũ, Phiên vương chấp thuận.
Hôm sau Lâu Lý Thụ điểm mười vạn tinh binh, cắt đăt. các tướng lo vược tham mưu, việc vận lương, rồi tổ chức cuộc tuyển tướng tuyên phong tại thao trường.
Lâu Lý Thụ cho treo một chiếc cẩm bào và đăt. một cái đỉnh nặng năm trăm cân giữa thao trường, hẹn rằng ai cưỡi ngựa chạy xa ba trăm thước bắn rơi chiếc cẩm bào và sau đó nhấc nổi chiếc đỉnh, thì được chọn làm tiên phong.
Lập tức từ phía hữu đội, một tiểu tướng mặc bạch bào, cưỡi bạch câu phóng ngựa chạy ra, giương cung lắp tên mà bắn áo bào rơi xuống nhưng mắc cành cây. Ngay lúc đó một lão tướng từ phiá tả đội cưỡi ngựa chạy ra, bắn tiếp một phát khiến cành cây rung động và chiếc cẩm bào rơi xuống đất. Hai người giục ngựa chạy tới trước mặt Lâu nguyên soái để tranh công. Lâu Lý Thụ bảo:
Việc bắn áo bào cứ để đó ta xét, bây giờ ra cử đỉnh đã.
Viên tiểu tướng nhường cho viên lão tướng cử đỉnh trưóc. Viên lão tướng sức tay mạnh nhưng tuổi đã già, gắng sức nhấc được cái đỉnh năm trăm cân lên, nhưng chưa kịp đặt xuống thì đã tuột tay để rơi chiếc đỉnh và ngã quỵ xuống. Viên tiểu tướng chạy tới nhấc bổng cái đỉnh lên, đi được mấy bước, nhưng thở hồng hộc phải đặt xuống.
Lúc đó có một người từ phía hữu đội, mặt đỏ râu đỏ, mình mặc chiến bào đỏ, bước ra thét lớn:
- Xin để tôi.
Noí xong chạy tới hai tay nâng chiếc đỉnh lên ngang ngực, rồi mang chiếc đỉnh đi ba vòng thao trường, sau đó mới để chiếc đỉnh tại chỗ cũ, sắc mặt không biến đổi.
Cử đỉnh xong, người đó xin được bắn cẩm bào, Lâu Lý Thụ cho treo cẩm bào lại, người này lên ngựa đeo cung tên mà chạy ra phía xa, rồi khi quá ba trăm thước mới thình lình quay cổ lại, giương cung lắp tên mà bắn, áo bào rơi ngay xuống đất.
Toàn thao trường reo hò vang trời. Lâu Lý Thụ mừng lắm cho gọi tới mà hỏi, người này đáp:
- Bẩm nguyên soái, tôi họ Cam tên Kỳ, chỉ là một tiểu tướng, nhưng tinh thông thập bát ban võ nghệ, chuyên sử dụng lưỡi khai sơn đại phủ.
Lâu Lý Thụ bảo:
- Bổn soái rất phục tài ngươi, nhưng để cho ba quân khiếp phục, ngươi hãy gọi người giao đấu, nếu ngươi thắng hết, sẽ lãnh ấn tiên phong.
Cam Kỳ vâng mệnh, cưỡi ngựa yên chi, cầm khai sơn đại phủ, tới giữa thao trường mà noí lớn, mời người giao đấu.
Một viên tiểu tướng mặc áo bào màu lục cưỡi ngựa cầm thương ra giao đấu, nhưng chỉ được năm hiệp đã thua chạy. Sau đó một vị tướng khác rất dũng mãnh, cưỡi ngựa cầm song đao ra giao đấu. Được hơn mười hiệp, Cam Kỳ giả thua, quay ngựa chạy rồi thình lình rút roi sắt bên mình, quay phắt lại mà đánh, khiến vị tướng kia ngã ngựa hộc máu.
Sau đó thì không còn ai dám ra giao đấu nữa, Lâu Lý Thụ mừng rỡ trao ấn tín tiên phong cho Cam Kỳ.
Hôm sau đại quân lên đường, quân phong nghiêm chỉnh, khí thế cực dũng mãnh. Đi được ít ngày tới một ngọn núi lớn, Lâu nguyên soái cho quân tạm nghỉ dưỡng sức, rồi tự mình dẫn mấy ngàn binh đi thăm cảnh núi non. Lúc trở về doanh trại, bỗng nghe trên đỉnh núi có tiếng nổ ầm như sấm, rồi một đạo kim quang bay vút lên mây và biến mất. Lâu Lý Thụ đoán là núi này phải có kỳ nhân, bèn cho binh tốt lui về, chỉ đem theo vài viên tùy tướng, tìm đường lên núi.
Đi mãi cũng chẳng thấy gì, tới gần đỉnh núi gặp một vị tăng ăn mặc lạ lùng, từ trong đám cây cổ thụ bước ra chắp tay nói:
- Bần tăng đợi nguyên soái đã lâu.
Noí xong mời Lâu nguyên soái tới am của mình để noí chuyện. Đi sâu vào trong đám cây rậm chừng vài dặm thì tới một cái am nhỏ, vị sư đưa tay gõ cửa, một tiểu đồng mặt xanh răng nhọn chạy ra mở cửa. Lâu nguyên soái bước vào, thấy trong am hoàn toàn trống không, cả đến một pho tượng Phật cũng không có, lấy làm ngạc nhiên lắm. Vị sư noí:
- Xin nguyên soái đừng ngạc nhiên, bần tănglà người ở vùng Tây hải, thấy núi Bàn đà này có luồng tú khí, nên dẫn hai tên tiểu đồng tới đây tu luyện, trải đã hơn nghìn năm rồi.
Lâu Lý Thụ kinh hãi noí:
- Núi này là núi Bàn Đà sao? Bổn soái chưa từng nghe tên.
Vị sư noí:
- Núi này là vật tùy thân của bần tăng, bần tăng tới đâu thì núi theo tới đó, nên không phải là núi của Phiên quố c.
Lâu nguyên soái giật nảy mình, không ngờ vị sư này lại có thuật di sơn đảo hải như vậy, bèn đem chuyện Nam chinhcủa mình ra hỏi lợi hại và xin chỉ giáo. Vị tăng nói:
- Nhạn môn quan là nơi cực hiểm yếu, thành lũy lại cực kiên cố, lại có Lý Quảng trấn giữ thì nguyên soái dù có tài của Tôn Ngô, dụng binhnhư thần cũng khó lòng hạ được.
Lâu nguyên soái chắp tay vái mà noí:
- Nếu vậy thì cúi xin thiền sư giúp đỡ cho, được thành co6ng bổn soái nguyện ghi ơn suốt đời.
Vị sư gật đầu:
- Chính vì vậy mà bần tăng phải đem núi Bàn đà này tới đây để chờ nguyên soái. Bần tăng biết Nam triều đang hồi suy bại, nên tình nguyện theo giúp nguyên soái.
Lâu nguyên soái mừng quá, vái lạy tạ Ơn. Vị tăng noí:
- Bây giờ bần tăng đưa nguyên soái và chư tướng về doanh trại.
Noí xong, thổi một hơi mạnh, rồi đọc thần chú, bỗng trời đất tối đen, đưa bàn tay lên không nhìn thấy, rồi sấm chớp cuồng phong dữ dội. Khoảnh khắc trời sáng trở lại, mọi người mở mắt ra thì đã thấy đứng ngay trước doanh trại. Ai cũng lắc đầu lè lưỡi trước pháp thuật của nhà sư.
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: vietlangdu.com
Được bạn: MS đưa lên
vào ngày: 7 tháng 1 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--