Dịch giả: Ngọc Phương Trang
- 9 -

Từ chỗ đang nằm, Zedka có thể thấy rõ toàn bộ phòng bệnh. Tất cả các giường đều trống trừ cái giường mà thân thể chị đang bị trói và nằm bất động trên đó ra. Đứng sát bên giường là một cô gái ánh mắt đầy khiếp sợ đang nhìn vào cái thân thể ấy. Veronika không biết rằng các chức năng sinh học ở người phụ nữ đang nằm trước mặt cô đây vẫn tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ, nhưng tâm hồn rằng đỗi bình yên của chị ta thì đang bay lươn trên không trung gần như chạm tới trần nhà.
Đây không phải lần đầu tiên Zedka thực hiện cái mà người ta gọi là thiên du này, nhưng ở lần tiêm insulin đầu tiên, điều này với chị là một bất ngờ tột độ. Lần ấy chị không kể chuyện này với bất cứ ai, bởi chị nằm ở Villete cốt để chữa khỏi bệnh trầm uất và dự định sẽ vĩnh viễn từ bỏ cái “nhà thương” này ngay lập tức khi tình trạng sức khoẻ của chị cho phép. Nếu như chị đi kể về chuyện du hồn của mình, thì tất cả mọi người sẽ nghĩ rằng, chị còn mất trí hơn cả khi nhập viện. Tuy nhiên, sau khi hồn hoàn về với thân xác của mình, chị đã cố công tìm các sách báo nói về “sốc insulin” cũng như về cảm giác bay bổng trong không trung kỳ lạ ấy, và đọc hết tất cả những gì chị có thể kiếm được.
Về đúng cái liệu pháp này thì Zedka tìm thấy không nhiều: lần đầu tiên nó được áp dụng là vào khoảng năm 1930, nhưng trong các bệnh viện tâmthần nó lại bị nghiêm cấm sử dụng vì có thể gây tổn thương không thể chữa lành được cho người bệnh. Tuy nhiên trong một lần bị sốc, cái thể xác thiên du của chị ta đã ghé vào phòng của bác sĩ Igor đúng lúc ông đang thảo luận về đề tài này với một trong số các ông chủ nhà thương.
Đây là một tội ác – bác sĩ Igor nói.
Nhưng phương pháp này rẻ hơn và nhanh chóng hơn! – Người kia chống chế - với lại hơn nữa, có ai hơi đâu lại đi quan tâm đến nhân quyền của người điên? Chẳng có ai đi kêu ca đâu!
Và thế là cả mấy vị bác sĩ ấy đã coi phương pháp này là một cách điều trị hiệu quả để chữa bệnh trầm uất. Zedka đã đọc tất cả  những gì có thể tìm được về “sốc insulin”, và trước hết là các câu chuyện của những bệnh nhân đã trải qua nó. Các câu chuyện luôn giống hệt nhau – toàn là những chuyện khủng khiếp – nhưng không một ai trong số họ phải nếm trải cái điều đã xảy ra với chị.
Chị đi đến kết luận – hoàn toàn hợp lý – rằng không hề có mối liên hệ nào giữa insulin và cái cảm giác tâm trí rời khỏi thể xác cả. Trái lại, xu hướng của cái liệu pháp dạng này chính là nhằm giảm bớt trí năng của bệnh nhân.
Chị bắt đầu quan tâm đến vấn đề về sự tồn tại của linh hồn, đọc một số sách về thuyết huyền bí, và một lần, chị đã phát hiện ra cả một mớ sách lớn ghi  lại đúng cái điều chị đã nếm trải: nó được gọi là những chuyê’nó du hồn hay là những chuyến thiên du, và hoá ra cũng có nhiều người đã từng trải qua hiện tượng này. Một số người trong số họ chỉ đơn giản kể lại cảm nhận của mình khi ở trong trạng thái đó, còn số khác thậm chí nghiên cứu cả các phương pháp dẫn tới sự giải thoát tâm trí khỏi thể xác. Hiện giờ Zedka đã thuộc lòng các kỹ thuật này và đêm nào cũng sử dụng chúng để đến nơi nào chị muốn đến.
Những câu chuyện về các trải nghiệm và hình ảnh rất khác nhau nhưng chúng cùng có một điểm chung là: trước khi hồn lìa khỏi các có một âm thanh kỳ lạ và khó chịu, tiếp theo là một chấn động mạnh, bất tỉnh trong một thời gian ngắn, sau đó là một cảm giác yên  bình và thanh thoát, vui sướng vì được bay lượn trong không trung, khi cái thân xác mỏng manh lơ lửng trên một sợi chỉ bạc – một sợi chỉ có thể kéo dài vô tận, tuy nhiên có một số tác giả không rằng con người ta sẽ chết nếu sợi chỉ bạc này bị đứt.
Còn kinh nghiệm của chị lại cho thấy rằng, chị có thể bayxa bao nhiêu tuỳ ý, mà sợi chỉ chẳng bao giờ đứt. Nhưng nói chung, các cuốn sách đều đem lại sự giúp đỡ rất quý báu trong việc nắm vững các bài học để rút ra được ngày càng nhiều ích lợi hơn từ một chuyến thiên du. Chị cũng hiểu ra, chẳng hạn như, khi ta có ý định di chuyển từ nơi này đến nơi khác, chỉ cần muốn mình được phóng chiếu đến nơi mà mình muốn đến.
Khác với đường bay của các máy bay, khi bay từ điểm này đến một điểm khác, chuyến thiên du diễn ra trong những đường hầm bí ẩn. Sau khi hình dung trong đầu một địa điểm nhất định, bạn vụt bay vào đường hầm này với một tốc độ không thể tưởng tượng nổki và trong chớp mắt bạn đã ở nơi mới tới.
Nhờ những cuốn sách, Zedka đã không còn sợ các sinh vật sống trong không gian này. Hôm nay trong phòng bệnh không có một ai, nhưng lần đầu tiên khi rời khỏi thân xác mình, chị nhận thấy có rất nhiều người đang nhìn mình, cười nhạo cái vẻ mặt ngờ nghệch của chị.
Thoạt tiên chị nghĩ rằng, đây là linh hồn của những người đã chết, những bóng ma trong bệnh viện. Sau này nhờ các cuốn sách và kinh nghiệm của bản thân, chị hiểu rằng, tuy bay lượn ở những nơi này là các linh hồng đã thoát khỏi thể xác, nhưng trong số đó có không ít những người vẫn còn sống như chị, hoặc là đã thông thạo kỹ thuật thoát khỏi thân xác của mình, hoặc là  chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra với họ. Đơn giản là ở một điểm nào đó của thế giới, họ dang chìm trong một giấc ngủ sâu, và trong khi đó linh hồn của họ tự do bay lượn khắp thế gian.
Hôm nay là chuyến thiên du cuối cùng của Zedka nhờ insulin, vì chị được mời đến phòng của bác sĩ Igor và biết rằng, ông đã sẵn sàng cho chị ra viện. Bởi vậy chị quyết định thực hiện một chuyến dạo chơi khắp Villete. Khi ra khỏi nơi này, chị sẽ không bao giờ quay trở lại nữa, thậm chí là ở dạng linh hồn, vì thế bây giờ chị muốn chào từ biệt nó.
Từ biệt. Đây là một việc khó khăn hơn cả: ở trong nhà thương này, con người ta quen với cái tự do tồn tại trong thế giới điên rồ, và kết quả là trở thành kẻ khó bảo. Anh ta đã không còn phải nhận trách nhiệm về mình, đâu tranh giành giật từng miếng ăn, bận tâm đến những thứ cứ lặp đi lặp lại đến phát chán. Anh ta có thể ngắm một bức tranh đến hàng tiếng đồng hồ hay vẽ những hình thù kỳ quặc nhất. Ở đây, người ta dung thứ cho mọi biểu hiện như thế, vì cho rằng, chúng là những việc làm vô thưởng vô phạt của một người mắc bệnh tâm thần.
Như chính Zedka cũng có thể thấy rõ, tình trạng của phần lớn các bệnh nhân khá lên trông thấy khi họ vừa mới nhập viện thôi. Bởi họ không còn phải che giấu các triệu chứng của mình nữa, và cáci không khí “gia đình” giúp họ chấp nhận các cơn loạn thần kinh điên khùng của mình.
Mới đầu, Zedka cũng thấy mê Villete, và chị đã nghĩ đến việc khỏi bệnh một cái là sẽ nhập vào hội Huynh Đệ ngay. Nhưng rồi chị đã có một ý nghĩ rất khôn ngoan rằng, ngay cả khi đã ra khỏi những bức tường của nhà thương, chị vẫn có thể tiếp tục làm mọi việc mình muốn, bất chấp những gian khó của cuộc sống thường nhật. Như có ai đó đã từng nói, chỉ cần giữ được “sự điên rồ cho phép” là đủ. Khóc lóc, lo âu, giận dữ như bất cứ một người bình thường nào, đồng thời đừng quên rằng, ở đó, ở trên cao ấy, linh hồn của ta đang cười nhạo hết thảy toàn bộ cái sự nhặng xì ngầu vô nghĩa ấy.
Chị sắp sửa về nhà, với con với chồng. Ở phương diện này, cuộc sống cũng có sự hấp dẫn của nó. Tất nhiên, chị sẽ rất khó tìm việc,  bởi trong một cái thành phố bé như Ljubljana này, những chuyện đồn thổi lan đi rất nhanh và có nhiều người biết chị ở Villete ra. Nhưng chồng chị đi làm cũng kiếm đủ để nuôi gia đình, và chị có thể dùng thời gian rỗi để tiếp tục các chuyến thiên du của mình mà không cần đến tác động nguy hại của insulin.
Nhưng chỉ có một điều mà Zedka không muốn lại phải chịu đựng trong cuộc sống của mình, đó chính là cái nguyên nhân khiến chị phải vào nằm ở Villete.
Bệnh trầm uất.
Có bác sĩ nói rằng, một trong những yếu tố xácđịnh trạng thái tinh thần của một người là chất serotonin mới được phát hiện gần đây. Sự thiếu hụt serotonin gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung trong công việc, ngủ nghỉ, ăn uống, sung sướng  với những khoảnh khắc vui vẻ trong cuộc sống. khi bị thiếu hoàn toàn chất này, con người ta cảm thấy tuyệt vọng, bi quan, cảm thấy mình thật vô tích sự, hết sức mệt mỏi, lo lắng, đau khổ, khó khăn trong việc tiếp nhận các quyết định rồi sau đó chìm trong nỗi buồn chán vô vọng dẫn tới tâm trạng lãnh đạm với tất thảy mọi thứ hay thậm chí là tự tử.
Các bác sĩ khác, bảo thủ hơn, lại không rằng, bệnh trầm uất là do những thay đổi quá đột ngột trong đời sống của con người gây nên, như khi chuyển đến một đất nước ở, khi mất người thân yêu, ly dị, quá tải trong công việc hay các mối bất hoà trong gia đình. Một số nghiên cứu hiện nay lại tập trung chú ý đến số lượng bệnh nhân nhập viện vào mùa đông và mùa hè, đưa ra ý kiến cho rằng, thiếu ánh nắng là một trong những nguyên nhân của bệnh trầm uất.
Trong trường hợp của Zedka, nguyên nhân có phần khác hẳn, ẩn sâu trong quá khứ của chị là một người đàn ông. Hay nói đúng hơn là một sự mơ tưởng được chị tạo nên quanh một người đàn ông mà chị có dịp làm quen từ nhiều năm trước.
Chuyện này thật là ngu ngốc! Trầm uất, mất trí vì một con người mà thậm chí anh ta ở đâu cho đến giờ Zedka không rõ – người đàn ông mà ngày còn trẻ chị yêu như điên. Như bất kỳ một cô gái bình thường nào trạc tuổi chị, Zedka cũng khao khát được nếm trải kinh nghiệm của một mối tình đẹp như mộng ước.
Chỉ có điều, khác với những người bạn gái của mình chỉ mơ tưởng đến mối tình trong mộng, Zedka quyết định đi xa hơn: cố gắng nếm trải nó.
Anh ta sống ở tận bên kia của đại dương và chị đã bán hết mọi thứ để tới đó gặp anh ta. Anh ta đã có vợ, chị đồng ý nhận vai tình nhân mà lòng thầm mơ đến một ngày nào đó được làm vợ anh ta. Anh ta chẳng có thời gian, thậm chí cho bản thân mình, còn chị cam chịu tạm bợ hết ngày này qua đêm khác trong căn phòng của một khách sạn rẻ tiền, chờ đợi những cuộc điện thoại hiếm hoi của anh ta.
Nhưng cho dù vì tình yêu, Zedka sẵn sàng chịu nhịn nhục đủ mọi bề, mọi chuyện vẫn hoàn toàn thất bại. Anh takg một lần nào nói thẳng ra, song rồi đến một hôm, Zedka cũng hiểu ra mình không còn là người được mong ước nữa. Chị quay trở về Slovenia.
Suốt cả tháng trời chị hầu như chẳng ăn uống gì, chỉ nhớ lại từng khoảnh khắc được ngồi bên người yêu, hàng ngàn lần hồi tưởng đến từng phút giây được đầu gối tay ấp với chàng, từng giây sung sướng  và đê mê trên giường, chị cố thử điểm lại dù chỉ là một biểu hiện nào đó để có thể đem lại cho mình hy vọng được tiếp tục mối quan hệ. Bạn bè rất lo lắng cho Zedka và ngày nào cũng gọi điện đến. Nhưng có một điều gì đó trong cõi thẳm sâu nó tâm hồn mách bảo Zedka rằng, mọi chuyện rồi sẽ qua, để trưởng thành cần phải trả một cái giá thích hợp. Và chị quyết trả cái giá ấy không một lời than vãn và tiếc nuối.
Đúng như thế thật. Một sáng, chị thức dậy với một niềm khát khao lớn lao, ngấu nghiến ăn ngon lành bữa sáng và đi tìm việc.
Và chị tìm được không chỉ công việc mà còn được cả sự quan tâm của một chàng trai trẻ đẹp và thông minh, có khối cô mong sao lọt vào mắt xanh của chàng. Một năm sau, chị về làm vợ chàng trai ấy.
Zedka khiến đám ban gái vừa ghen tị vừa thán phục. Đôi vợ chồng trẻ dọn đến ở trong một ngôi nhà tiện nghi, có vườn, nằm bên bờ sông chảy qua Ljubljana. Những đứa con lần lượt ra đời và đến mùa hè, họ đi nghỉ ở Áo hay Italia.
Khi Slovenia quyết định tách ra khỏi Nam Tư, anh ấy bị gọi nhập ngũ. Zedka là người Serbia, tức là kẻ thù, và cuộc sống vô tư của chị bị đe doạ. Mười ngày tiếp theo, tình hình vẫn căng thẳng, quân đội luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, và không một ai biết đích xác hậu quả của việc tuyên bố độc lập ra sao, bao nhiêu máu sẽ phải đổ vì nó. Chính vào lúc ấy, Zedka mới hiểu hết được tình yêu của mình với chồng. Suốt những ngày này, chị luôn khấn cầu Chúa cho đến giờ vẫn chót vót vời xa, nhưng giờ đây là sự cứu rỗi duy nhất của chị, chị thề nguyện hứa hẹn với các Thánh cùng các thiên thần chả còn  thiếu điều gì miễn sao là chồng chị được sống sót và lành lặn trở về.
Cầu được ước thấy. Anh ấy trở về. Con trẻ giờ đã có thể đến trường, nơi người ta dạy tiếng Slovenia, còn nguy cơ chiến tranh đã chuyển sang nước cộng hoà láng giềng Croatia.
Ba năm trôi qua. Cuộc chiến giữa Nam Tư và Croatia đã lan sang Bosnia, bắt đầu xuất hiện những thông tin về các hành động tàn bạo do người Serbia gây nên. Zedka cảm thấy điều này thật không công bằng: ai lại đi coi cả một dân tộc nào đó là tội phạm chỉ vì hành động của một số kẻ mất trí. Cuộc sống của Zedka có thêm một ý nghĩa không ngờ tới: chị kiêu hãnh và dũng cảm bảo vệ dân tộc mình – viết báo, phát biểu trên truyền hình, tổ chức các cuộc hội thảo. Tất thảy đều vô ích – bởi vì bây giờ những người nước ngoài cho rằng “tất cả” người Serbia cùng phải chịu trách nhiệm về sự tàn bạo ấy. Tuy nhiên, Zedka cảm thấy mình đã thực hiện nghĩa vụ của mình, và đã không bỏ mặc những người anh em cô cmình trong những giờ phút khó khắn. Và vủng hộ chị trong chuyện này là chồng chị, một người Slovenia, hai đứa con và những người không bị đánh lừa bởi thủ đoạn của cỗ máy tuyên truyền từ đủ mọi phía.
Có lần vào khoảng giữa trưa, khi đi ngang qua tượng đài nhà thơ Slovenia vĩ đại Preshern, Zedka chợt nghĩ đến cuộc đời của ông. Lần ấy, ở tuổi ba mươi tư, khi đi nhà thờ, ông nhìn thấy Julia Primich, một cô gái mà ông yêu đến phát điên. Giống như các menestrel[1] thuở xưa, ông đã tăng nàng những bài thơ với hy vọng ngày nào đó nàng sẽ làm vợ ông.
Julia là con gái một nhà đại tư sản, và nếu không tính đến lần gặp gỡ thoáng qua ở nhà thờ đó,  Preshern chưa một lần được gặp nàng. Nhưng lần gặp gỡ ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác những bài thơ trác tuyệt nhất của mình, khiến tên tuổi ông trở thành huyền thọai. Trên quảng trường nhỏ ở trung tâm Ljubljana, bức tượng nhà thơ đứng đó, và nếu dõi theo ánh mắt ông, có thể thấy rõ ở phía bên kia quảng trường, trên bức tường của một ngôi nhà có khắc khuôn mặt của một người phụ nữ. Đó chính là nơi Julia đã từng sống. Thậm chí, khi đã từ biệt thế giới này, Preshern vẫn mãi mãi chiêm vọng đối tượng của mối tình trong mộng của mình.
Thế nhưng, nếu ông tiếp tục đấu tranh để giành lấy tình yêu của mình thì sao nhỉ?
Con tim Zedka chợt thắt lại, đây là linh cảm cho một điều chẳng lành. Chưa biết chừng lại có chuyện gì đó xảy ra với hai đứa con rồi. Chị chạy vội về nhà. Hai đứa con đều đang ngồi xem tivi và rau ráu nhai bỏng ngô.
Tuy nhiên, nỗi lo vẫn không hết. Zedka đi nằm và ngủ liền một mạch gần hai mươi tiếng đồng hồ nhưng khi tỉnh giấc chị vẫn chẳng muốn dậy. Câu chuyện của Preshern đã khơi lại hình ảnh của con người mà đã từng là mối tình đầu của chị, đã lâu chị chẳng có một chút thông tin gì về số phận của anh ta nữa.
Và Zedka tự hỏi liệu mình đã đủ kiên nhẫn chưa nhỉ? Minh đã chấp nhận làm tình nhân, nhưng phải chăng cần phải cố gắng để mọi chuyện diễn ra đúng như chính mình muốn? mình đã xả thân đấu tranh vì mối tình đầu của mình như đã đấu tranh vì dân tộc mình hay chưa?
Zedka cố tự nhủ rằng, mọi chuyện đã rồi, thôi đành vậy, nhưng không vì thế mà nỗi buồn qua đi. Cái điều mà trước đây chị những tưởng là Thiên đường – ngôi nhà ven sông, người chồng yêu quý, những đứa con rau ráu ăn bắp rang trước màn hình tivi – dần biến thành địa ngục.
Bây giờ, sau ngần ấy chuyến thiên du và ngần ấy lần gặp gỡ với những thực thế cao diệu hơn, Zedka mới hiểu ra rằng, mọi sự là vô lý. Chi đã sử dụng cái “mối tình trong mộng” của mình như một sự biện bạch, như một cái cớ để dứt bỏ các mối liên hệ gắn bó chị với cái cuộc đời do chị lèo lái nhưng còn lâu mới được như chị mong ước.
Nhưng khi ấy, mười hai tháng trước đây, mọi sự đã diễn ra theo một hướng khác hẳn: chị phát cuồng lên, bổ đi tìm người đàn ông xưa đó, mất hết cả gia sản vào những cuộc điện thoại quốc tế. Nhưng anh ta đã sống ở một thành phố khác nào đó, và chị không thể tìm được anh ta. Chị gửi đi những bức thư chuyển phát nhanh, nhưng chúng đều bị trả lại. Chị liên lạc với tất cả những ai quen biết anh ta, song không một ai biết anh ta hiện giờ ở đâu và chuyện gì xảy ra với anh ta.
Chồng chị không hề hay biết và điều này khiến chị tức phát điên. Chị nghĩ anh ấy lẽ ra cũng phải có ít nhiều nghi ngờ, rồi gây sự, la hét, doạ đuổi chị ra đường mới phải.chị đi đến kết luận rằng, tất cả - từ các trạm điện thoại quốc tế, bưu điện, đến các cô bạn gái – chắc là đã bị anh ấy mua chuộc rồi nên anh ấy mới giả bộ dửng dưng đến thế. Chị đem bán các món đồ trang sức quý được tặng trong ngày cưới và mua vé vượt đại dương, nhưng có người cố thuyết phục chị rằng, nước Mỹ rộng mênh mông thế, có đi sang đó cũng chẳng ích gì, nếu không biết chính xác là chị tìm cái gì.
Lần ấy, sau bữa trưa, chị quyết định đi nằm, đau khổ chưa từng thấy vì mối tình đó, thậm chí ngày trước, khi chị phải quay về với cái thường nhật buồn chán của Ljubljana cũng không đau khổ tới mức ấy. Suốt đêm đó, và cả ngày hôm sau, chị ở lỳ trong phòng. Rồi thêm một ngày nữa. Ngày thứ ba, chồng chị cho mời bác sĩ đến – anh ấy mới tử tế làm sao! Chu đáo làm sao! Chẳng lẽ con người này không hiểu rằng, Zedka đã cố gặp một người khác, ngoại tình, thay đổi cuộc sống của một người phụ nữ đã có chồng của mình thành cuộc sống của một cô tình nhân tầm thường, lén lút, vĩnh viễn từ bỏ Ljubljana, từ bỏ nhà cửa, con cái hay sao?
Bác sĩ đến. Chị nổi cơn tam bành, đóng sập cửa rồi khoá trái lại. Chỉ đến khi ông ta ra về chị mới lại mở cửa ra. Một tuần trôi qua, chị chẳng muốn, thậm chí là vào toilet, và chị thực hiện các nhu cầu sinh lý ngay trên giường. Chị chẳng còn nghĩ ngợi gì nữa, trong đầu chỉ toàn thấy những mẩu hồi ức về một người mà chị đinh ninh rằng anh ta cũng đang đi tìm mình nhưng không thấy.
Chồng chị, một người đại lượng đến cực độ, vẫn thay vải trải giường, chải đầu cho chị, động viên rằng, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. hai đứa con không hề bước chân vào phòng kể từ lần chị vô cớ tát một đứa, nhưng sau đó lại quỳ xuống hôn chân nó, van xin được tha thứ, chị giằng xé cái áo ngủ đang mặc để thể hiện sự tuyệt vọng và hối hận.
Thêm một tuần nữa trôi qua, chị bỏ ăn suốt cả tuần, đôi lúc cũng trở lại với thực tại, nhưng rồi lại rời bỏ nó, đêm đêm náo loạn, ngày ngày ngủ vùi. Rồi một ngày kia, có hai người xộc thẳng vào phòng chị. Một người giữ chặt lấy chị, người kia thì tiêm, và…
Khi tỉnh dậy chị đã ở trong Villete.
Bệnh trầm uất – bác sĩ nói với chồng Zedka – Các nguyên nhân đôi khi hết sức vớ vẩn. Trong cơ thể cô ấy có thể đơn giản là thiếu hụt một loại hoá chất, như serotonin chẳng hạn.
Chú thích:
[1] Menestrel: tiếng Pháp thế kỷ XII-XIII chỉ những ca sĩ, nhạc công chuyên biểu diễn những bản tình ca ca ngợi chiến công của các hiệp sĩ. Đến thế kỷ XVIII, từ này dùng để chỉ ca sĩ, nhạc công hát rong