Dịch giả: Ngọc Phương Trang
- 11 -

Qua ô cửa sổ sau chấn song sắt, khoảng trời đầy sao, còn sau rặng núi xa lấp ló mảnh trăng lưỡi liềm. Các thi sĩ thường thích trăng tròn, họ đã viết hàng ngàn bài thơ về cái khuôn trăng vành vạnh ấy, nhưng Veronika lại yêu vầng trăng non chính bởi nó còn ở độ dậy thì, rồi nhú nở đầy đặn hơn, mãn khai rạng ngời để rồi lại bắt đầu hao gầy tàn phai.
Nàng thèm được đến ngồi bên chiếc đàn dương cầm ở hội trường và vui đón đêm nay bằng một bản sonata tuyệt hay mà nàng còn nhớ được từ những năm đại học. Ngước nhìn lên bầu trời, Veronika cảm thấy mình như được tiếp thêm một nguồn năng lượng khôn kể xiết, như thể sự vĩnh hằng của vũ trụ đang chứng tỏ rằng, nàng cũng có sự vĩnh hằng của riêng mình. Nhưng tấm cửa sắt và người phụ nữ lúc nào cũng đọc cuốn sách của mình đã ngăn cản nàng thực hiện mong muốn đó. Vả lại, ai lại chơi đàn vào lúc đêm khuya này, bởi như thế nàng sẽ phá giấc ngủ của mọi người mất.
Veronika bật cười. Bốn phía xung quanh toàn là phòng bệnh với cả một đám người dở hơi, mà đám người điên dại này, khắp lượt, đều bị nhồi thuốc ngủ cả.
Thế nhưng vẫn còn nguyên đó cái cảm giác hưng phấn. Nàng ra khỏi giường và đi lại giường của Zedka, nhưng chị ta đang ngủ rất say – có lẽ không dễ gì có thể tỉnh ngay lại được sau buổi liệu pháp khủng khiếp đó.
Cô quay về giường đi – người y tá nói – Chỉ những cô bé ngoan mới được mơ thấy những thiên thần, hay những người thương yêu thôi.
Tôi không phải con của bà. Tôi cũng chẳng phải là một con dở người nhút nhát sợ đủ mọi thứ đâu nhá. Tôi là một con rồ dữ tợn đấy, một khi tôi đã nổi cơn điên lên thì đời kẻ khác cho đến đời mình cũng chỉ là cái đinh thôi. Mà hôm nay vừa đúng lúc tôi đang lên cơn đây. Tôi nhìn thấy trăng và tôi thấy thèm được nói chuyện với một ai đó.
Kinh ngạc trước sự phản ứng của Veronika, người y tá lấm lét nhìn nàng.
Bà sợ tôi rồi chứ gì? – Veronika vẫn không buông tha – Tôi chỉ còn sống được một, hai ngày nữa thôi. Tôi còn cái gì để mất nữa nào?
Này cô bé, sao cô không dạo chơi đi và cho tôi đọc nốt cuốn sách hả?
Vì tôi đang ở trong một nhà tù, nơi mà lúc này đây tôi nói với một bà quản ngục cứ làm bộ như đang đọc sách chỉ để ra vẻ ta đây thông tuệ, nhưng thực ra thì mắt đang để ý đến từng hoạt động trong phòng, tay thì giữ chặt chìa khoá cửa cứ như là giữ kho báu ấy. Có những quy tắc cho mỗi một nhân viên, và bà ta tuân theo chúng vì có như thế mới có thể chứng tỏ được cái quyền lực mà trong đời thường bà ta không có được với chồng con – Veronika run bắn lên, chính bản thân nàng cũng không hiểu vì lý do gì.
Cô cần chìa khoá hả? – Người y tá hỏi lại – Cửa lúc nào chả mở. Với toàn một lũ người tâm thần này thì tôi khoá để làm gì!
Cửa mở! Sao lại thế nhỉ? Mới một, hai ngày gần đây thôi, mình muốn đi ra ngoài nhưng người phụ nữ này đã không rời mắt nhìn mình cho đến tận toilet mới thôi. Bà ta nói thế là thế nào nhỉ?
Tôi nói thế thôi, cô đừng tưởng bở - Người y tá nói tiếp – thực ra thì chúng tôi đâu cần phải giám sát một cách nghiêm ngặt, đã có thuốc ngủ rồi. Cô làm sao mà run cầm cập thế? Lạnh hả?
Tôi không biết. Có lẽ tim tôi có gi đó không ổn.
Nếu cô muốn đến thế thì cứ việc. Cô có thể đi ra ngoài cho thoáng.
Nói thật là1 tôi muốn được chơi piano.
Các phòng bệnh đều cách xa hội trường, vì thế cô sẽ chẳng làm phiền ai cả. Cô chơi đàn nếu cô muốn.
Cơn run của Veronika đã biến thành những tiếng thổn thức khẽ nhẹ, yếu ớt. Nàng quỳ xuống ngả đầu vào ngực người y tá và bật khóc nức nở.
Người y tá đặt cuốn sách xuống, nhẹ vuốt tóc nàng để tự nỗi buồn đang dâng trào trong Veronika dịu đi. Cứ như thế, họ ngồi bên nhau khoảng gần nửa tiếng: một người thì cứ nức nở khóc, người kia thì cố an ủi, không hỏi gì về nguyên do của những giọt nước mắt ấy.
Những tiếng thổn thức cuối cùng cũng dịu dần. Người y tá đỡ Veronika đứng dậy và dắt tay nàng ra cửa.
Con gái tôi cũng gần trạc tuổi cô. Khi cô được cho đến đây với những ống, bình truyền dịch, tôi rất ngạc nhỉên không hiểu vì cớ gì mà một cô gái trẻ trung, xinh đẹp thế này, cả cuộc đời vẫn còn ở phía trước, bỗng nhiên lại đi tự tử kia chứ. Sau đó nghe người ta đồn rằng, cô để lại một bức thư. Quả thật thì tôi cũng không mấy tin nó là nguyên nhân chính cho ý định tự tử của cô đâu. Rồi thì chuyện cô chẳng còn sống được mấy ngày bởi cái chứng bệnh tim nữa chứ, trong đầu tôi lúc nào cũng chỉ nghĩ đến đứa con gái của mình. Bỗng dưng nó cũng quyết định làm một việc gì đó tương tự như thế thì sao? Nói chung thì do đâu lại nay ra những người đi chống lại cái quy luật tự nhiên của cuộc đời bằng đi đấu tranh giành giật lấy sự sống còn bằng bất cứ giá nào như thế nhỉ?
Chính bởi thế mà vừa lúc nãy tôi đã khóc đấy – Veronika nói – Tôi uống những viên thuốc ấy là vì muốn giết quách đi trong chính bản thân mình cái kẻ mà tôi khinh bỉ đó. Tôi đâu nghĩ rằng, trong tôi lại còn có những Veronika khác, thế mà tôi lại không biết yêu quý chúng.
Thế nhưng cái gì khiến conngười ta khinh rẻ bản thân mình nhỉ?
Có lẽ là sự hèn nhát. Hoặc là do muôn đời sợ hãi thất bại, nỗi sợ hãi không xứng đáng với những hy vọng được đặt vào mình. Đấy, chỉ với mới đây thôi, tôi còn vui vẻ là thế, tôi đã quên đi cái bản án tử hình dành cho mình. Nhưng khi nhớ lại tình huống mà mình rơi vào thì tôi thấy sợ ghê gớm.
Người y tá mở cửa, và Veronika bước ra ngoài.
Bà ta chợt hỏi thế là sao? Bà ta muốn cái gì – muốn biết tại sao mình khóc chắc? chẳng lẽ bà ta lại không rõ mình hoàn toàn là một người bình thường, mình cũng có những ước muốn và sợ hãi như tất cả mọi người, và một câu hỏi như thế - nếu tính đến rằng, trường hợp của mình là vô vọng – có thể dễ dàng khiến mình rơi vào trạng thái tuyệt vọng không nhỉ?
Khi đi dọc theo dãy hành lang tối mờ của bệnh viện, Veronika nghĩ rằng, bây giờ thì đã quá muộn rồi, nàng không thể thắng nổi nỗi sợ hãi của bản thân được nữa.
Không được để mất sự tự chủ. Nếu một khi mình đã quyết một việc gì đó, thì phải đi đến cùng.
Thực ra trong cuộc đời mình, nàng có thói quen làm đến cùng tất cả mọi công việc đã nhận, dù rằng, thói quen này về cơ bản chỉ liên quan đến những việc không mấy đặc biệt trọng đại. Ví dụ như, nàng khăng khăng bảo vệ lẽ phải của mình đến cùng ở những nơi mà chỉ cần tươi cười xin lỗi là đủ, hay nàng chỉ ngừng gọi điện cho người tình khi cảm thấy mối quan hệ của họ không có tương lai. Nàng không khoan nhượng trong những chuyện cỏn con vặt vãnh, để chứng tỏ bản thân mình là người mạnh mẽ và công bằng. Nhưng thật ra nàng lại là một cô gái yếu đuối, chưa bao giờ là người nổi trội cả trong học tập lẫn trong các cuộc thi đấu thể thao ở trường học, cũng như trong việc cố gắng giữ cho nhà cửa được ngăn nắp.
Nàng khắc phục được những vấn đề thứ yếu và những khuyết điểm nhỏ nhặt của mình, nhưng lại chịu thất bại trong vấn đề quan trọng nhất. Nàng đã tạo được một ấn tượng về bản thân mình như một người phụ nữ độc lập, trong khi đó, thâm tâm lại thèm được túm năm tụm ba ghê gớm. Nàng có xuất hiện ở bất cứ đâu đi nữa, mọi ánh mắt ở đó cũng phải hướng vọng đến nàng, dù là nàng đi ngủ chăng nữa, mà thông thường là ngủ một mình ở trong cái phòng tu lầm rầm tiếng tivi với các kênh truyền hình buồn tẻ đến kinh người. Ở trong đám bạn bè thân quen của mình, nàng tạo được ấn tượng về một con người mà tất cả đều phải ghen tị, và đồng thời mất đi bao sức lực của mình để cố gắng thích hợp với cái hình tượng mà tự nàng tạo ra cho riêng mình.
Chính bởi thế nên nàng chẳng bao giờ còn sức lực để là chính mình – một con người, như tất thảy mọi người trên thế gian này, để có hạnh phúc phải cần đến những người khác. Nhưng sống với những người khác sao mà khó đến thế! Cần phải tính đến các phản ứng không thể lường trước ở họ, họ sống trong sự vây bủa của những điều cấm kỵ, xử sự cũng giống y như nàng, ra vẻ như họ bất cần mọi sự đời. khi có ai đó xuất hiện với tính cách hồn nhiên hơn, cởi mở hơn, anh ta hoặc là bị gạt bỏ ngay lập tức, hoặc là buộc phải nếm mùi đau khổ khi dám tỏ ra là một người hồn hậu và dễ gần.
Sự tình là thế đấy, một mặt, nàng dễ dàng làm nhiều người ngạc nhiên bởi nghị lực và sự cương quyết của mình, nhưng mặt khác, kết quả là nàng đã đạt được cái gì, đi tới đâu? Tới cái hão huyền trống rỗng. Tới nỗi cô đơn tột cùng. Tới Villete. Tới ngưỡng cửa của cái chết.
Những nỗi ăn năn hối hận về ý định tự tử lại ập đến, nhưng Veronika cương quyết xua đuổi chúng ra khỏi đầu. Và lúc này đây nàng trải qua cái cảm giác mà trước đây chưa bao giờ nàng cho phép mình cảm thấy: căm thù.
Lòng căm thù. Một cái gì đó rất đỗi hiện thực như những bức tường này, như chiếc đàn piano trong hội trường kia, như người y tá ở đây. Nàng tưởng như rờ thấy được cái sức mạnh huỷ diệt đang tuôn trào ra từ thân xác mình. Nàng công nhiên đón nhận cảm giác này mà chẳng hề nghĩ xem như thế có tốt hay không? Quỷ tha ma bắt cái sự tự chủ, với những cái mặt nạ cu1ng những kiểu cách bộ dạng thích hợp đi – giờ đây Veronika muốn được sống nốt hai, ba ngày còn lại, vứt bỏ hết không theo bất cứ một quy tắc nào.
Mở đầu là việc tát một người đàn ông nhiều tuổi hơn mình, sau đó là gục đầu vào ngực người y tá mà khóc nức nở, tiếp nữa là không chịu làm vừa lòng Zedka và chuyện trò với chị ta khi nàng muốn được ở một mình, còn  bây giờ nàng có thể cho phép mình cảm nhận sự căm thù, đồng thời vẫn giữ cho đầu óc mình đủ độ tỉnh táo để không nổi cơn đập phá mọi thứ xung quanh, bằng không, hai ba ngày còn lại của đời mình, nàng sẽ phải sống với chiếc áo trói sau khi đã uống cả đống thuốc an thần.
Vào lúc đó nàng căm thù tất thảy. Chính bản thân mình, cả thế giới này, chiếcghế ở trước mặt, cái giàn sưởi bị rò rỉ ở một trong các đường hành lang, tất cả mọi người – người tốt cũng như kẻ tội phạm. Nàng đang ở trong bệnh viện tâm thần cơ mà, và có thể cho phép mình cảm nhận cái điều mà mọi người thường phải che giấu, thậm chí với chính mình, bởi tất cả chúng ta chỉ được dạy phải biết yêu thương, chấp nhận, nhượng bộ, tránh xung đột. Veronika căm thù tất thảy, nhưng trước hết là căm thù cái điều là nàng đang sống nốt hai ba ngày còn lại của cuộc đời mình mà không nhận thấy hàng trăm Veronika khác đang sống trong chính con người nàng – những Veronika duyên dáng, nông nổi, hiếu kỳ, dũng cảm, hư đốn.
Nàng phát hiện ra rằng lúc này nàng cảm thấy căm thù thậm chí cả cái người mà nàng yêu thương nhất trên đời – người mẹ của nàng. Một người vợ tuyệt vời ban ngày đi làm, chiều về thu dọn nhà cửa, một người mẹ hy sinh tất cả mọi thứ trong cuộc đời mình để con gái được ăn học tử tế, được học chơi dương cầm và vĩ cầm, ăn diện như công chúa, mua sắm đồ jeans và giày thể thao hàng hiệu, còn bản thân mình thì mạng vá lại các váy áo sờn cũ đã mặc bao năm nay rồi.
Làm sao mình lại có thể căm thù mẹ mình, người luôn hết lòng yêu thương mình như thế nhỉ? – Veronika bối rối nghĩ. Nàng thực lòng muốn cảm thấy những tình cảm hoàn toàn khác. Nhưng đã muộn mất rồi: lòng căm thù đã phá vây, thoát qua cánh cổng địa ngục biệt giaqm do chính nó mở toang ra. Nàng căm thù cái tình yêu mà mẹ đã ban tặng cho nàng – chính vì cái tình yêu không hề toan tính như thế, mà điều này thật ngớ ngẩn, trái với nguyên tắc tự nhiên của sự vật.
Một tình yêu không đòi hỏi được trao đổi lại bất cứ cái gì đã khiến trong lòng cô gái luôn tràn ngập một cảm giác tội lỗi, bởi vì cần phải đáp ứng những niềm hy vọng vào mình, dù cho như thế có nghĩa là phải từ bỏ tất cả những gì mà nàng đã từng mơ ước cho bản thân mình. Đây là cái tình yêu bao năm thángnay đã cố che giấu những trò cám dỗ và sự bại hoại của thế giới này mà không tính đến chuyện một ngày kia khi phải đối diện với tất cả những điều này, Veronika bỗng trở thành một cô gái vô cùng yếu đuối.
Còn người cha thì sao? Ông ấy giờ đây cũng chỉ gợi lên lòng căm thù mà thôi. Nhưng vì  cái lý do khác với bà mẹ, người suốt ngày đầu tắt mặt tối, ông ấy “biết sống” lắm, hết đưa cô con gái đi quán bar, nhà hát, xem phim, hai cha con lại cùng nhau vui chơi, và khi ông còn trẻ, Veronika phải nói thật rằng, đã âm thầm có một tình yêu hoàn toàn không phải là của một đứa con gái với người cha. Nàng căm thù ông vì ông luôn vô cùng hấp dẫn, hết sức cởi mở với cả thế giới này, nhưng rõ khéo lại chừa mỗi mẹ nàng ra – người duy nhất thực sự đán gdc hưởng một số phận tốt đẹp nhất.
Veronika căm thù tất thảy. Cái thư viện chất đầy những quyển sách dạy kỹ năng sống, dạy học đại học, nơi mà nàng phải hàng đêm thức trắng ngồi giải các bài đại số - mà nói đến chuyện này thì nàng không biết dù chỉ là một người nào đó, trừ ông giáo sư toán ra, cần đến môn đại số ấy để làm niềm hạnh phúc trọn vẹn cho mình. Người ta bắt nàng mất ngần ấy thời gian học vẹt cái môn đại số hay hình học – toàn những thứ hết sức vô bổ ấy để làm gì cơ chứ?
Veronika đẩy cánh cửa vào hội trường, tiến tới bên chiếc đàn piano, mở nắp đàn lên, rồi lấy hết sức đánh mạnh vào dàn phím. Một hợp âm kinh khủng, vô nghĩa, đầy giận dữ, vang vọng khắp gian phòng trống trải, đập vào  bốn bức tường và dội lại tai nàng thành tiếng ầm ầm chói tai, như làm tan nát tâm hồn nàng. Nhưng đây có lẽ mới đúng là bức chân dung chính xác nhất mô tả tâm trạng của nàng vào lúc này.
Nàng lại đánh mạnh vào các phím đàn, và lại một âm thanh chối tai tới mức không thể chịu nổi lan tràn khắp bốn phía xung quanh.
Mình là một đứa điên khùng. Nếu mình điên,thì mình có thể cho phép bản thân mình làm cái điều này. Có thể căm thù vô cùng, thậm chí có thể đập tan tành chiếc đàn này. Có bao giờ những kẻ điên dại lại chơi nhạc theo đúng bài bản đâu?
Nàng đánh mạnh vào các phím đàn thêm một lần nữa, rồi năm, mươi, hai mươi lần nữa và cứ mỗi lần đánh, sự căm thù lại dịu nguôi bớt đi cho đến khi tan biến hẳn.
Và khi ấy tâm trạng Veronika tràn ngập một cảm giác bình yên, và nàng lại ngước nhìn lên vòm trời đêm đầy sao với mảnh trăng non thanh mảnh tuổi dậy thì đáng yêu của nàng đang dịu dàng toả sáng khắp bốn phương trời. Trong nàng lại có cảm giác như cái Vô Tận và cái Vĩnh Hằng đang sóng bước tay trong tay, và chỉ cần nhìn thấy Vũ Trụ vô cùng vô tận kia là đủ để nhận thấy sự hiện tồn của một cái Vũ Trụ khác – cái Thời Gian chẳng bao giờ kết thúc, chẳng bao giờ qua đi, thường luôn ở trong cái Hiện tại nơi lưu giữ mọi điều bí ẩn của sự sống.
Cái cảm giác căm thù đã xâm chiếm lấy nàng, nơi phòng bệnh và trong hội trường mãnh liệt và sâu sắc tới mức trong con tim giờ đây không còn chỗ cho một nỗi uất ức ngấm ngầm nào nữa. Veronika cuối cùng cũng cho tất cả những cảm xúc tiêu cực bấy lâu nay tích tụ trong tâm hồn nàng một lối thoát. Nàng đã thực sự thấu hiểu chúng,vì thế nên giờ đây chúng đã không còn cần  thiết nữa và có thể ra đi.
Nàng ngồi lặng như tờ để cảm nhận cái thời khắc hiện tại cô cmình, để tình yêu thương thấm vào mình, cho phép nó ngập tràn cái không gian hoang liêu bởi lòng thù hận. Cảm thấy đã đến lúc rồi, nàng ngẩng mặt lên nhìn bầu trời đêm và bắt đầu chơi một bản snata dành tặng cho ánh trăng. Nàng biết trăng hiện giờ đangnghe tiếng đàn của nàng và kiêu hãnh về mình, còn các vì sao thì đang ghen tị với nó. Thế là Veronika liền chơi một bản nhạc cho các vì sao, rồi cho vườn cây v vcho cả những ngọn núi nó. Tuy về đêm không thấy rõ được những ngọn núi, nhưng nàng biết chúng vẫn ở đó, chìm khuất trong bóng đêm.
Đúng đến giai điệu dành cho vườn cây thì trong hội trường xuất hiện thêm một bệnh nhân nữa – Eduard, một người bị mắc bệnh tâm thần phân liệt rất nặng. Veronika không những không sợ mà thậm chí còn mỉm cười với anh ta, trước sự ngạc nhiên của nàng, anh ta mỉm cười đáp lại.
Và dù cái thế giới của anh ta quá đỗi xa xăm – xa hơn cả mặt trăng kia – nhưng âm nhạc vẫn có thể thâm nhập và tạo nên những điều kỳ diệu.