Dịch giả: Ngọc Phương Trang
- 7 -

 Đây là ngày bình thường đầu tiên của nàng ở Villete, kiểu như “ru với đời” – hoà nhập vào cộng đồng  bệnh nhân tâm thần. Từ buồng bệnh, Veronika đi sang khu nhà ăn rộng thênh thang, nơi mọi người tập trung từ cả hai khu – nam và nữ lấy xong một tách cà phê. Veronika thầm nhận xét, khác hẳn với những gì chiếu trên những bộ phim nói về các bệnh viện tâm thần với những vụ gây lộn ầm ĩ, những tiếng la hét, cảnh tượng múa may quay cuồng, những trò quái đản không ngờ của đám bệnh nhân ở đây tất cả đều chìm trong một bầu không khí nặng nề trầm lắng, một sự bình ổnyên lành giả tạo. Người nào cũng thu mình vào thế giới nội tâm riêng, nơi người ngoài đừng mơ đặt chân vào.
Sau bữa sáng hoá ra là cũng khá ngon miệng (vả lại, bất chấp cái danh tiếng đáng buồn của Villete, chưa từng bao giờ có một ai chê rằng, ăn uống ở đó rất tồi) theo quy định, các bệnh nhân được “tắm nắng trong bầu không khí trong lành”. Nhưng hôm nay không có mặt trời, chẳng những thế còn lạnh buốt, nhiệt độ dưới không độ C. Trong sự kèm cặp đầy cảnh giác của các nhân viên giám sát, các bệnh nhân nối nhau đi ra sân, ra khu vườn tuyết phủ dày.
Tôi ở đây không phải để bảo toàn cuộc sống của mình mà để thoát khỏi nó – Veronika nói với một nhân viên giám sát.
Dù có đúng thế đi chăng nữa, cô vẫn phải ra ngoài trời và tắm nắng.
Ai trong chúng ta là người điên đây? Ở ngoài đó làm gì có mặt trời?
Nhưng có ánh sáng, và nó có tác dụng tốt cho bệnh nhân. Đáng tiếc là ở ta mùa đông dài quá, nếu không thì công việc của chúng tôi sẽ ít hơn nhiều.
Tranh cãi cũng vô ích, Veronika ra vườn và đi dọc theo bờ tường, đảo mắt nhìn quanh, và ngầm suy tính đến chuyện chạy trốn. Tường bao cao đặc trưng cho các khu doanh trại cũ, nhưng các tháp canh bỏ trống. Trong khuôn viên của khu vườn rải rác những toà nhà mang kiểu dáng của quân đội hiện dang được bố trí làm buồng bệnh dành cho nam và nữ, các phòng ban hành chính, phòng trị liệu và phòng dành cho bác sĩ.
Có thể nhận thấy rõ rằng, khu vực duy nhất thực sự được bổ phòng nghiêm ngặt là cổng chính – giống như trạm gác có người canh gác kiểm tra giấy tờ của bất kể người nào ra vào.
Có vẻ như trí lực của Veronika đã dần trở lại bình thường. Để kiểm tra lại, nàng bắt đầu nhớ lại mọi chi tiết: chìa khoá phòng mình để ở đâu, chiếc đĩa mới mua là đĩa gì, phiếu đăng ký nào là phiếu cuối cùng nàng nhận ở thư viện.
Tôi là Zedka – người phụ nữ bất ngờ hiện ra sát cạnh Veronika lên tiếng.
Trong cuộc nói chuyện đêm hôm qua, vì phải ngồi cúi lom khom nên Veronika chưa nhìn được rõ mặt chị ta. Người phụ nữ có tên là Zedka này trông dáng vẻ hoàn toàn là người bình thường, tuổi trạc độ ba mươi lăm.
Hy vọng rằng, mũi tiêm không quá gây hại cho cô. Nói chung là cơ thể cũng sẽ quen dần, và thuốc an thần cũng sẽ không còn tác dụng.
Tôi cảm thấy sức khoẻ của mình tệ lắm.
Cuộc nói chuyện hôm qua giữa chúng ta..cô có nhớ việc cô nhờ tôi không?
Tất nhiên.
Zedka nắm lấy tay nàng, và họ bắt đầu dạo bước theo con đường nhỏ giữa hàng cây trơ trụi. Những đỉnh núi mây phủ hiện rõ sau bờ tường bao.
Lạnh quá, nhưng buổi sáng thật tuyệt vời – Zedka nói – Lạ thật đấy, chính vào những ngày lạnh giá, u ám như thế này tôi lại không hề bị trầm uất. Vào những ngày tiết trời u ám, tôi cảm thấy thiên nhiên như đồng tình với tôi, với những gì trong tâm hồn.và trái lại – chỉ cần mặt trời hiện ra, khi trên đường phố lũ trẻ con chơi đùa, khi tất cả vui sướng đón một ngày kỳ diệu thì cảm giác trong tôi lạt thật khủng khiếp. Sao bất công thế nhỉ, mọi thứ xung quanh đều tuyệt diệu, nhưng trong đó chẳng có chỗ cho tôi.
Veronika thận trọng né sang  bên. Nàng luôn cảm thấy ghê sợ thái độ suồng sã, theo bản năng, nàng né tránh những sự đụng chạm thể xác một cách gượng ép.
Theo tôi, cuộc trao đổi không phải về chuyện đó. Chị bắt đầu từ yêu cầu của tôi cơ mà.
À phải. ở đây, trong nhà thương này, có một nhóm bệnh đặc biệt. Những người đàn ông và phụ nữ này đã có thể được ra viện và yên tâm trở về nhà từ lâu rồi, nhưng họ lại không muốn. Song nếu nghĩ một chút thì thấy điều đó có không ít nguyên do của nó – Villete không tồi tệ đến mức như người ta nói, mặc dù, đương nhiên, ở đây còn khuya mới là một khách sạn sang trọng. Thay vào đó, người nào ở đây cũng có thể nói gì tuỳ ý, làm gi tuỳ thích mà không sợ làm mất lòng ai đó hay bị rầy la – nói cho cùng, đây là bệnh viện tâm thần cơ mà. Tuy nhiên, khi có các cuộc thanh tra, khi xuất hiện một đoàn kiểm tra thôi, những người trong nhóm sẽ cố tình xử sự như thể họ là mối nguy hiểm nghiêm trọng cho xã hội – bởi vì rất nhiều người trong số họ ở đây là nhờ vào nguồn vốn của nhà nước. Các bác sĩ cũng biết cái trò giả đò ấy, nhưng dường như có một chỉ thị mật nào đó của các chủ nhân, những người đồng sáng lập Villete, lại quan tâm đến việc để làm sao có được nhiều bệnh nhân hơn. Đã là bệnh viện thì không thể vắng ngơ vắng ngắt được, người bệnh nào cũng đem lại thu nhập mà.
Nhưng họ có thể kiếm được thuốc không?
Cô thử tiếp xúc với họ xem. Tiện đây nói thêm, họ gọi nhóm của mình là “Huynh Đệ”.
Zedka chỉ vào một phụ nữ có mái tóc sáng màu đang trò chuyện sôi nổi với một nữ bệnh nhân trẻ hơn.
Bà ta tên là Mari, bà ta ở trong hội Huynh Đệ đấy. Cô thử hỏi bà ta xem.
Veronika đã dợm chân bước tới đó, nhưng Zedka liền ngăn lại.
Không phải lúc. Hiện giờ ba ta đang vui vẻ. Bà ta không dừng công việc để đem lại niềm vui thích cho mình chỉ để thể hiện sự lịch thiệp với một cô gái xa lạ đâu. Nếu bà ta không hài lòng thì cô sẽ chẳng bao giờ có cơ hội đến gần bà ta nữa.  “Những người điên” luôn tin vào ấn tượng đầu tiên mà.
Veronika cười phá lên khi nghe thấy cái giọng điệu được phát ra của cụm từ “những người điên”, nhưng đồng thời cũng cảm thấy một lối lo lắng mơ hồ - Quả là có quá đủ mọi thứ xung quanh khiến cho nàng có vẻ như là một người bình thường, còn có đôi chút yêu đời nữa là đàng khác. Suốt ngần ấy năm liền, cuộc đời quẩn quanh trong giới han của một hành trình quen thuộc, xong việc lại đến quán bar, hết quán bar thì đến với tình nhân, từ chỗ tình nhân về căn phòng của mình trong tu viện, từ tu viện về nhà cha mẹ, rúc dưới nách mẹ. Thế mà giờ đây, nàng bất ngờ gặp phải những điều mà có nằm mơ nàng cũng không ngờ tới: nhà thương điên, sự theo dõi của các bác sĩ tâm thần, nhân viên giám sát…
Có một nơi người ta không cảm thấy xấu hổ khi nói rằng họ là những người điên.
Có một nơi mà không một ai ngừng làm cái việc mình thích chỉ để giúp người khác.
Tóm lại là trong nàng tràn ngập một mối nghi ngờ: có phải Zedka đng ngấm ngầm nhạo báng nàng hay không. Hay đây cũng là một việc thường thấy ở những người bất bình thường – đặt mình cao hơn những người khác trong bất kỳ tình huống thuận lợi nào để chứng tỏ sự tuyệt đỉnh của mình, sự tuyệt đỉnh của những người thuộc về một thế giới đặc biệt, ở nơi đó ngự trị một sự tự do hoàn toàn. Nàng, bất luận thế nào, cũng được nếm trải một kinh nghiệm thú vị và hiếm hoi: thử tưởng tượng rằng, bạn rơi vào một chốn mà ở đó người ta thích được nhìn nhận là những người điên chỉ để thực hiện bất kể ý nghĩ nào hiện ra trong đầu, nhớ đó để có được sự tự do tối đa.
Ý nghĩ ấy chỉ vừa vụt hiện lên trong đầu, con tim như vỡ tan. Lập tức, trong trí nhớ lại vang lên những câu nói của tay bác sĩ, và nỗi khiếp sợ không thể chịu nổi mới đây lại dâng trào trong Veronika.
Tôi cần phải đi dạo – nàng nói với Zedka – Tôi muốn được ở một mình.
Rốt cuộc chính Veronika cũng là “một con điên”, cũng có nghĩa là, có thể không cân đếm xỉa đến những kẻ khác.
Zedka gật đầu và đi sang hướng khác, còn Veronika bất giác lại ngắm nhìn những đỉnh núi mây mù bao phủ sau những bức tường của Villete. Trong đầu nàng vụt xuất hiện một điều gì đó tựa như một khát vọng sống mơ hồ thôi, nhưng nàng nhất quyết xua nó đi.
Cần phải cố sao cho thật nhanh kiếm được những viên thuốc này.
Veronika lại một lần nữa thử suy xét tình huống mà nàng đã rơi vào. Nàng chẳng tìm được gì tốt đẹp trong đó cả. Bởi thậm chí cứ cho là nàng được phép làm tất cả những gì điên rồ mà người điên được làm thì nàng cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Cho đến giờ, nàng chưa từng một lần thử làm một điều gì đó điên rồ.
Sau khi đi dạo, tất cả mọi người lại trở về nhà ăn để ăn trưa, còn sau bữa trưa, trong sự giám sát của  các nhân viên, họ lại thành hàng đi sang một căn phòng rộng mênh mông có đặt bàn ghế, đi văng, thậm chí còn có cả đàn piano, và tivi – một gian phòng với những ô cửa sổ lớn, qua đó có thể thấy những đám mây xám chì lững lờ trôi. Các ô cửa sổ trông ra vườn, vì vậy không có chấn song. Còn các cửa chính cũng dẫn ra hướng đó đều dcdo’Người kín – sau lớp cửa kính là cái giá lạnh thấu xương, nhưng để lại được đi dạo chơi giữa vườn chỉ cần xoay cái tay nắm cửa.
Phần lớn bệnh nhân xem tivi, một số ngồi bất động nhìn ra trước mặt mình, số khác thì lẩm nhẩm nói chuyện với chính mình, nhưng ai mà chẳng có lúc như thế chứ? Veronika nhận thấy rằng, trong số phụ nữ, người nhiều tuổi nhất là Mari, lúc này đang đứng với một nhóm đông trong góc phòng. Cũng ở góc phòng đó có một vài bệnh nhân đang đi đi lại lại, và Veronika thử nhập bọn với họ - nàng muốn nghe xem những người trong nhóm của Mari đang nói gì
Nàng cố làm ra vẻ như mình không quan tâm đến câu chuyện của họ, nhưng khi nàng vừa tiến lại gần, những người đang trao đổi trong nhóm của Mari liền im bặt và tất cả đồngloạt nhìn nàng chăm chăm.
Cô cần gì? – một người đàn ông đứng tuổi có vẻ như là thủ lĩnh của cái hội Huynh Đệ danh tiếng (nếu như nhóm này là có thật, và Zedka không quá mất trí như người ta tưởng).
Ồ không, không có gì, tôi chỉ đi ngang qua thôi.
Tất cả liếc nhìn nhau, và nhăn mặt một cách rất kỳ quái rồi cùng gật đầu với nhau. Có ai đó giễu cợt nhại lại lời nàng với một người khác.
Chị ta chỉ đi ngang qua thôi!
Người kia nhắc lại to hơn và sau vài giây, tất cả bọn họ tranh nhau hét váng lên:
Chị ta đi ngang qua! Ngang qua! Chị ta chỉ đi ngang qua thôi!
quá kinh ngạc, Veronika đứng như chôn chân tại chỗ vì sợ hãi. Một nhân viên giám sát – một anh chàng lực lưỡng, mặt mũi quàu quạu – tiến lại gần xem chuyện gì xảy ra.
Không có gì đâu – một người trong nhóm trả lời – cô ấy chỉ đơn giản đi ngang qua thôi mà. Đấy, cô ta đang đứng đực ra, nhưng thực ra là đi ngang qua đấy!
Cả nhóm phá lên cười hô hố. Veronika cười gượng, cố làm ra vẻ như không thèm để ý và quay lưng bỏ đi để không ai kịp nhận thấy đôi mắt ầng ậng nước của nàng. Bỏ quên chiếc áo vét, nàng đi thẳng ra khu vườn đầy tuyết. Một nhân viên giám sát bám ngay theo nàng để bắt nàng quay lại, nhưng có một người nữa xuất hiện, thầm thì gì đó, rồi cả hai biến mất, để mặc nàng lạnh cóng trong tuyết giá.
Có cần phải quan tâm cho sức khoẻ của một kẻ đã câm chắc  cái chết trong tay rồi không?
Veronika cảm thấy cả người nàng tràn ngập một nỗi kinh hoàng, phẫn uất, tức giận với chính mình. Lần đầu tiên nàng bị rơi vào một tình huống ngu ngốc đến thế, mà nàng vốn luôn tránh được các trò khiêu khích, sớm học được cách giữ bình tĩnh, không nóng vội chờ tình hình thay đổi cơ mà. Thế nhưng những kẻ mất trí này lại khiến được nàng mất bình tĩnh, lôi kéo được nàng vào cái trò đểu giả của mình, qủa thật khi ấy nàng dâng trào nỗi tủi hộ, sợ hãi, tức giận, thèm khát được cấu xé, đay nghiến, mạt sát họ bằng những câu mà lúc này đây nàng thậm chí không thốt nổi được một lời.
Có lẽ những viên thuốc hoặc việc chữa trị mà nàng phải trải qua để thoát khỏi tình trạng hôn mê đã biến nàng thành một kẻ yếu đuối không còn khả năng tự vệ. khi còn là một cô bé, nàng  đã từng đường hoàng thoát khỏi những tình huống còn hơn thế, vậy mà giờ đây lần đầu tiên một việc đơn giản như kìm những giọt nước mắt thôi mà nàng cũng không thể làm được. Nhẫn nhục đến thế là cùng! Không, cần phải trở lại là chính mình, một người có khả năng cười nhạo bất kỳ một kẻ nào dám xúc phạm mình, một người mạnh mẽ, biết rằng mình tốt đẹp và cao quý hơn tất cả bọn họ. Ai trong đám người này can đảm được như nàng, dám thách thức cái chết nào? Làm sao họ dám trâng tráo lên mặt dạy nàng, một khi chính họ lai đirúc vào cái bệnh viện tâm thần này? Mà cũng phải, bây giờ nàng sắp chết đến nơi rồi, cớ gì lại phải đi cầu xin sự giúp đỡ của ai đó, dù thậm chí là trên thực tế còn phải chờ cái chết đến gần một tuần nữa?
Đã qua một ngày rồi. Còn lại chừng bốn, năm ngày nữa thôi.
Nàng lê bước dọc theo con đường nhỏ, tỉnh táo ra nhờ cái giá lạnh, cảm tưởng như nó thấu vào tận xương, và cơn sôi máu đã dịu đi đôi chút, tim không còn nhói đau nữa.
Nhục nhã làm sao, mình đang phải ở Villete này,đời mình đúng nghĩa là chỉ còn tính bằng giờ, nhưng mình lại đi coi trọng lời nói của những kẻ ngu ngốc nào đó mà mình lần đầu tiên gặp mặt và không bao lâu nữa sẽ chẳng còn thấy bao giờ. Thế mà mình lại đi phản ứng lại với chúng, mình lại mất tự chủ, trong mình lại trỗi dậy nỗi thèm khát được tự mình tấn công, chiên đấu, tự vệ. Vì cái trò vặt vãnh mà phải mất thì giờ vàng bạc thế sao?
Vậy có phải đáng phí sức cho cuộc chiến giành giật lấy một chỗ cho mình trong mùi môi trường xa lạ thù địch, nơi người ta buộc phải chống đối ta, và một khi ta không muốn sống theo quy tắc của kẻ khác hay không?
Không đời nào! Mình chưa bao giờ là một kẻ như thế! Mình chưa bao giờ phí hơi sức coh sự ngu ngốc cả!
Nàng bất ngờ đứng sững giữa khu vườn lạnh giá. Có phải chính vì cho đến giờ nàng coi mọi chuyện đều là tẹp nhẹp nên rốt cuộc nàng phải chịu nếm trái đắng mà cuộc đời đầy rẫy những chuyện vặt vãnh này đem lại hay không? Khi còn trẻ, nàng cảm thấy việc lựa chọn là quá sớm. Bây giờ, khi đã già dặn hơn, nàng lại tin rằng, đã quá muộn để thay đổi được một điều gì đó.
Và nếu nghĩ một chút thì có phải cũng chính vì thế mà cho đến giờ nàng đã tiêu phí mất bao sức lực chăng? Nàng đã cố để mọi chuyện trong đời diễn ra theo một cái nếp quen thuộc. Nàng đã hy sinh nhiều khát vọng của mình để cha mẹ vẫn yêu nàng như lúc còn bé, tuy nàng vẫn biết rằng, một tình yêu đích thực biến đổi theo thời gian – nó hoàn thiện dần bằng cách khám phá những hình thức tự thể hiện mới. Có một lần, mẹ vừa khóc vừa nói với nàng rằng, cuộc hôn nhân của bà chấm dứt rồi. Veronika liền đi tìm cha, hết nức nở khóc lại doạ dẫm, rồi cuối cùng là cầu xin ông hứa rằng, ông sẽ không bao giờ bỏ nhà ra đi nữa, mà thậm chí không hề hình dung được là cha mẹ nàng đã phải trả một giá quá đắt đến mức nào cho điều đó.
Sau khi quyết định phải tìm một công việc cho mình, nàng đã từ chối lời đề nghị hấp dẫn của một công ty thành lập ở Ljubljana ngay sau ngày Slovenia tuyên bố độc lập, và vào làm ở một thư viện công cộng, nơi lương bổng tuy không cao, nhưng được cái ổn định. Nàng ngày ngày đi làm theo một lịch trình nhất định, làm vừa lòng sếp mà vẫn không nổi trội ở mức có thể. Nàng hài lòng với điều này. Nàng chẳng cố tranh đua, thậm chí từng có ý nghĩ đến một con đường công danh nào đó: điều duy nhất nàng mong đợi, đó là đều đặn cuối tháng nhận đồng lương của mình.
Nàng thuê một căn phòng trong tu viện vì các nữ tu yêu cầu tất cả những ai thuê phòng đều phải về vào một giờ đã định, còn sau đó cửa sẽ khóa. Và ai còn ở ngoài cửa thì dù có phải ngủ ở ngoài đường cũng mặc. Thế nên nàng luôn có cớ chối từ rất có lý với tình nhân, khi không muốn qua đêm ở khách sạn hay trên một chiếc giường xa lạ.
Trong những mơ ước hiêm hoi về chuyện lấy chồng, nàng vẽ lên cho mình một cuộc sống yên bình  với một ai đó, một người khác với cha nàng, sẽ kiếm tiền đủ để nuôi sống gia đình và hài lòng với việc hai vợ chồng cùng ngồi bên nhau cạnh lò sưởi rực hồng ngắm nhìn ra những ngọn núi phủ trắng một màu tuyết lạnh.
Nàng đã học được cách đem lại cho đàn ông khoái cảm đúng đủ liều vừa tới, không hơn cũng không kém, mà vừa đủ mức cần thiết thôi. Nàng không tức giận ai bao giờ, bởi tức giận có nghĩa là bằng cách nào đó cần phải phản ứng lại, chiến đấu với kẻ đã xúc phạm mình, nhưng rồi sau đó cứ dè chừng, kẻo gặp phải những hậu quả không ngờ như bị trả thù chẳng hạn.
Nhưng khi mọi thứ đều ổn thoả gần đúng như những yêu cầu rất đơn giản của nàng, thì mới hay rằng, một cuộc sống như thế, ngày nào cũng giống hệt nhau quả thật là vô nghĩa.
Thế nên Veronika quyết định chết.
Veronika quay về, đóng cửa lại và tiến thẳng tới chính cái nhóm tách riêng ấy. Trong nhóm mọi người đang trao đổi rất sôi nổi, nhưng nàng vừa bước lại gần thì lại xuất hiện sự im lặng đầy căng thẳng.
Bước đi cương quyết, nàng tiến thẳng đến người đàn ông đứng tuổi mà nàng cho là thủ lĩnh của họ, và trong khi chưa  một ai kịp định thần, nàng đã thẳng tay giáng cho ông ta một cái tát.
Sao nào, các người đã đủ thích chưa? – nàng cất giọng hỏi rõ to để trong phòng ai cũng nghe rõ. – Có giỏi thì đánh trả đi!
Không! – người đàn ông đưa tay lên vuốt mặt để lau dòng máu mũi đang chảy ra – Cô cũng chẳng còn được ở đây bao lâu để làm phiền chúng tôi nữa đâu.
Nàng bước ra khỏi phòng với vẻ đắc thắng đi về buồng của mình. Nàng đã làm một việc chưa bao giờ từng làm trong đời mình.
Ba ngày sau vụ đụng độ với nhóm mà Zedka gọi là Hội Huynh Đệ, Veronika lại lấy làm tiếc về cái tát, chẳng phải vì1 sợ sự trả thù từ phía người đàn ông mà vì, nàng đã làm một việc vốn không phải là bản chất của nàng. Nếu còn nhiệt tình đến thế thì có thể kết luận được rằng, cần phải tiếp tục sống, nhưng điều này sẽ chỉ đem đến một nỗi đau mới vì một, hai ngày nữa thôi, muốn hay không, ta sẽ phải từ giã thế giới này.
Lối thoát duy nhất bây giờ là phải thu mình lại, lánh xa mọi người, tránh toàn bộ cái thế giới này để bằng mọi giá trở lại là mình trước đây, tỏ ra vẻ hoàn toàn tuân thủ chế độ và quy tắc của Villete. Veronika rất nhanh chóng nắm rõ thời gian biểu hàng ngày của bệnh viện: dậy sớm, ăn sáng, đi dạo trong vườn, ăn trưa, ngồi suông ở ở hội trường, lai đi dạo, ăn tối, xem tivi khoảng một tiếng hoặc tiếng rưỡi, hiệu lệnh báo đến giờ đi ngủ.
Trước lệnh báo ngủ, luôn xuất hiện một người y tá mang thuốc đến. Thuốc được phát cho tất cả mọi người trong buồng, riêng Veronika phải tiêm. Nàng nhẫn nhục chịu tiêm, chỉ có một lần hỏi xem tại sao phải chịu tiêm ngần ấy thuốc an thần làm gì nếu nàng chẳng hề than phiền gì về chuyện mất ngủ. Có vẻ như đây không thành phố flà thuốc ngủ, người ta đã kê thuốc duy trì hoạt động của tim để tiêm cho nàng.
Thế là Veronika bắt đầu bị cuốn vào cái lề thói thủ cựu của bệnh viện, ngày lại ngày giống nhau như hai giọt nước. Mà khi ngày nào cũng như ngày nào, giống hệt nhau, thì thời gian trôi đi nhanh hơn: hai, ba ngày nữa thôi là không còn cần phải đánh răng, hay chải đầu nữa. Veronika nhận thấy tim mình ngày càng thêm tệ: các biểu hiện khó thở, đau tức ngực, chán ăn, hơi gắng sức một chút thôi đầu óc đã quay cuồng…xuất hiện mỗi lúc một thường xuyên hơn.
Sau vụ đụng độ với hội Huynh Đệ, đôi khi nàng tự hỏi:
Nếu như mình được lựa chọn, nếu như mình hiểu ra sớm hơn rằng, trong cuộc đời mình ngày nào cũng giống như ngày nào vì chính m`inh muốn thế, thì khi ấy, có lẽ…
Nhưng câu trả lời luôn chỉ có một, chẳng “có lẽ với có thể” gì hết, vì làm gì còn lựa chọn nào. Và tâm trạng lại trở lại bình thản, tất cả đã được tiền định rồi.
Một, hai ngày sau, nàng kết bạn với Zedka – tuy nhiên, mối quan hệ này khó có thể gọi là một tình bạn thực sự, vì để có nó, cần không ít thời gian, mà trong tình huống này điều đó là không thể. Họ chơi bài – một cách giết thời gian rất hiệu quả, và thỉnh thoảng sóng đôi im lặng đi dạo ngoài vườn.
Sáng sớm hôm đó, sau khi ăn sáng, theo như quy định, tất cả đều phải ra vườn để “tắm nắng”. Nhưng có một nhân viên giám sát lại gần Zedka và nhắc rằng hôm nay chị ta có buổi “liệu pháp” vì thế phải trở về buồng bệnh.
Khi ăn sáng với Zedka, Veronika nghe thấy điều này, nàng liền hỏi:
Liệu pháp là gì?
Đây là một phương pháp cũ lắm rồi, có thành phố rượu năm 1960 cơ, nhưng bác sĩ vẫn cho rằng nó có thể đẩy nhanh quá trình lành  bệnh của tôi. Cô có muốn xem không?
Nhưng chị có nói là chị bị trầm uất thôi cơ mà. Chẳng lẽ uống thuốc thôi cũng chưa đủ để bổ sung sự thiếu hụt cái chất mà chị đã có lần nhắc đến à?
Vậy cô có muốn xem không nào? – Zedka nhắc lại.
Chuyện này nghe cũng hấp dẫn đấy – Veronika nghĩ – nhưng mi chả cần biết thêm cái gì mới lạ làm gì nữa. Mọi thứ mà mi cần, đó là sự chịu đựng. Song sự hiếu kỳ ở nàng còn mạnh hơn, thế là nàng gật đầu đồng ý.
Chị cũng biết là việc này đâu phải là một vở kịch – Người nhân viên giám sát phản đối.
Đằng nào thì cô ấy cũng sắp chết rồi còn gì. ấy thế mà cô ấy đã được thấy những gì trong đời nào? Anh cứ cho phép cô ấy đi cùng với chúng ta đi.