Khi buổi nhập định kết thúc, và ông thầy Sufi đã đi khỏi, bà Mari còn nán lại ở phòng ăn để trò chuyện với các thành viên của Hội Huynh Đệ. Veronika viện cớ mệt mỏi, cũng bỏ đi. Liều thuốc an thần tiêm vào sáng hôm đó mạnh đến mức có thể quật ngã cả một con bò mộng thế mà nàng vẫn còn đủ sức đứng vững đến tận bây giờ. Với thanh niên thế là thường, nàng ấn định giới hạn của mình mà không hề đặt ra câu hỏi xem cơ thể có chịu nổi không. Nhưng cơ thể luôn chịu đựng được. Bà Mari chẳng cảm thấy buồn ngủ. hôm nay bà dậy đến là muộn, sau đó quyết định dạo chơi khắp Ljubljana, bác sĩ Igor yêu cầu các thành viên của Hội Huynh Đệ ngày nào cũng phải vào thành phố. Bà vào rạp chiếu bóng, ngồi xuống ghế và lại ngủ thiếp đi – một bộ phim chán kinh khủng về những mâu thuẫn của một cặp vợ chồng. Chẳng lẽ người ta không tìm được đề tai khác hay sao? Sao lần nào cũng lặp đi lặp lại mãi cùng những câu chuyện ấy, hết chồng với tình nhân, lại chồng với vợ và đứa con đau ốm, rồi chồng với vợ, với tình nhân và đứa con đau ốm? cứ như thể trên thế gian này chẳng còn đề tài nào hấp dẫn hơn ấy. Cuộc trò chuyện ở phòng ăn diễn ra không lâu. Sau buổi tụ tập mọi người đều ở trong trạng thái thư giãn và quyết định trở về phòng, còn mỗi mình bà Mari đi ra vườn dạo chơi. Trên đường đi qua hội trường bà thấy cô gái cũng không về phòng của mình: cô đang chơi đàn cho Eduard – chàng trai tâm thần phân liệt nghe, có lẽ, trong suốt thời gian ấy chàng trai đã chờ bên chiếc dương cầm. Những người điên – y như trẻ con, đã muốn cái gì thì phải đòi cho kỳ được mới thôi. Trời lạnh. Bà Mari quay lại, lấy tạm cái gì khoác cho ấm và lại đi ra. Ở đây, tránh xa ánh mắt của mọi người, bà châm một điếu thuốc. Bà hút thong thả và trầm ngâm nghĩ về cô gái bên chiếc dương cầm kia, về âm nhạc và về cuộc sống bên ngoài những bức tường của Villete, mà đối với tất cả mọi người trở nên nặng nề không thể chịu nổi. Theo bà Mari thì những khó khăn ấy không liên quan đến tình trạng hỗn loạn, vô tổ chức hay vô chính phủ, mà rõ khéo lại liên quan đến sự quá thừa quy chế. xã hội tạo ra ngày càng nhiều những quy tắc mới, và tiếp theo chúng lại là những luật lệ mâu thuẫn với các quy tắc này, rồi sau đó tiếp tục là những quy tắc mới nữa mâu thuẫn với các luật lệ khác. Và mọi người trở nên khiếp đảm, sợ xảy chân vi phạm vào các giới hạn của các thứ đã được ấn định bởi một định chế vô hình bắt cuộc đời của mỗi người phải tuân thủ theo nó. Bà Mari đã quá rành về điều này. Bốn mươi năm trong cuộc đời mình, trước khi bệnh tật đưa bà đến Villete, bà là một luật sư. Vừa bắt đầu sự nghiệp cho mình, bà đã nhanh chóng tránh khỏi những quan niệm ngây thơ về Công lý và hiểu rằng, luật lệ được tạo ra chẳng phải để giải quyết các vấn đề, mà là để làm cho chúng mãi rối tung lên trong các vụ tranh tụng liên miên bất tận ở Toà án. Thật tiếc là Allah, Jehovah, Chúa trời – với các tên gọi của Ngài – lại không sống trong thế giới ngày nay. Bởi tnz thế thì tất cả chúng ta cho đến giờ vẫn còn được ở Thiên đường, và đồng thời chắc là Ngài sẽ phải trả lời hết, từ các đơn thư yêu cầu, khiếu nại, xin xỏ, đến các loại giấy tờ hành chính, giấy uỷ quyền đặc biệt, chỉ thị sơ bộ - Ngài sẽ phải giải trình ở vô số các cấp về quyết định đuổi Adam và Eva ra khỏi thiên đường của mình – mà chỉ có vi phạm vào một cái luật lệ võ đoán chẳng có lấy một cơ sở pháp lý nào, không được ăn trái cây Thiện – Ác. Nếu Ngài không muốn để điều này xảy ra, tại sao Ngài lại đem trồng cái cây ấy ở chính giữa vườn địa đàng, chứ không phải bên ngoài những bức tường của thiên đường? nếu bà Mari phải bảo vệ cho cặp vợ chồng tổ tiên của loài người, thì có lẽ bà sẽ kết tội Chúa Trời chó “khuyết điểm hành chính quan liêu”, bởi Ngài không chỉ trồng cái cây không đúng chỗ, mà còn không đặt ra quanh nó các luật lệ, cảnh báo lẫn các hàng rào bảo vệ nào, không thông qua một biện pháp nào dù là tối thiểu để ngăn ngừa tất cả những ai đi ngang qua phải chịu mối nguy hại. Bà Mari có thể sẽ kết tội Ngài cả cái tội “xúi giục phạm tội” nữa. Ngài đã khiến Adam và Eva chú ý tới đúng cái chỗ có trồng cây. Nếu như Ngài không nói gì, hết thế hệ này sang thế hệ khác, mọi người có đi qua cái khu đất ấy, thì cũng chẳng một ai them ngó ngàng đến trái cấm – như thể nó mọc lên trong một khu rừng bình thường, nơi chính xác là có đầy những cái cây như thế, và vì thế nó chẳng có bất cứ một giá trị đặc biệt nào. Nhưng Chúa Trời lại hành động theo một cách khác. Tai ngược. Ngài đưa ra một luật lệ và tự mình tìm cách dụ dỗ một kẻ nào đó vi phạm luật lệ ấy – chỉ để cho Ngài nghĩ ra hình phạt. Ngài biết rằng, Adam và Eva sẽ buồn chán cái sự thập toàn hoàn hảo xung quanh họ và – sớm hay muộn – họ cũng muốn thử thách sự kiên nhẫn của Ngài. Ngài chỉ chờ có thế, bởi có lẽ, chính Ngài – Đức Chúa Toàn Năng – cũng đã chán cái cảnh mọi thứ tứ phương đều yên bề toàn mỹ đến thế. Nếu Eva không nếm thử trái táo, thì suốt hàng triệu năm qua có xảy ra điều gì hay ho không nhỉ? Chả có gì sất. Khi luật lệ rốt cuộc cũng bị vi phạm, Đức Trời, Vị Quan Toà Tối Thượng – lại còn diễn trò truy nã, cứ như là trong thực tế có thể lẩn trốn khỏi Thần Nhãn thấu suốt mọi điều của Ngài vậy. Các thiên thần ngồi xem màn diễn này để giải khuây (đối với họ, có lẽ cuộc đời cũng trở nên tẻ nhạt kể từ ngày Lucifer bỏ Thiên giới mà đi). Ngài lên đường. Bà Mari tưởng tượng ra cái trích đoạn này trong Kinh Thánh có thể biến thành một cảnh gây ấn tượng mạnh trong một bộ phim kinh dị: những bước chân của Chúa Trời tiến lại gần, đôi vợ chồng khiếp hãi đưa mắt nhìn nhau. Ngài bất ngờ dừng bước trước nơi ẩn trốn. “Ngươi ở đâu?” – Chúa Trời hỏi. “Tiếng Người con đã nghe thấy trong vườn nhưng con sợ vì con loã lồ v vcon đang ẩn trốn” Adam trả lời mà không ngờ rằng, khi nói ra lời khẳng định ấy là mình đã trở thành kẻ tội đồ thừa nhận hành động đã thực hiện. Xong. Với một thủ thuật đơn giản, vờ như Ngài không biết Adam ở đây, cũng như nguyên nhân khiến anh ta chạy trốn, Chúa Trời đã đạt được cái mình cần. Đồng thời để đám thiên thần đang chăm chú dõi theo màn diễn này không có bất cứ một sự nghi ngờ nào, Ngài quyết định diễn tiếp. “Ai nói cho ngươi biết rằng ngươi loã lồ?” Chúa Trời hỏi trong khi vẫn biết rằng, chỉ có thể có một câu trả lời cho câu hỏi này thôi “Vì con đã trót nếm trái cây cho phép con hiểu ra điều này”. Bằng câu hỏi này Chúa Trời đã cho các thiên thần của mình thấy rằng, Ngài thật công bình và phán xét đôi vợ chồng ấy trên cơ sở hoàn toàn đúng đắn. kể từ thời điểm này, cả việc tra vấn xem người nữ có phạm tội hay không, cả việc cầu xin tha thứ đều không còn ý nghĩa nữa. Chúa Trời cầ nó một tấm gương đặng để từ nay về sau không một sinh linh nào – nơi trần thế hay Thiên giới – dám cả gan chống lại các quy định của Ngài. Chúa Trời đã đuổi đôi vợ chồng đi, con cái họ cũng phải trả giá cho hành động của cha mẹ (điều mà cho đến giờ vẫn xảy ra với con cái của những kẻ tội phạm), và thế là hệ thống tư pháp được phát minh ra: Luật lệ, sự vi phạm luật lệ (dù nó có lý hay phi lý – không quan trọng), tuyên án (trong đó người có kinh nghiêm hơn thắng kẻ ngờ nghệch hơn) và sự trừng phạt. Nhưng vì cả nhân loại đã bị phán xét mà không có quyền kháng án, nên người ta mới quyết định tạo a các cơ chế bảo vệ - phòng trường hợp nếu Chúa trời lại quyết thể hiện sự tuỳ tiện của Ngài. Tuy nhiên trải qua suốt hàng ngàn năm nghiên cứu, người ta đã nghĩ ra biết bao phương sách, rốt cuộc lại đâm ra thành quá mức, để đến bây giờ hoạt động tư pháp trở thành một đống rối rắm những quy chế, điều luật, điều khoản bổ sung, văn bản trái ngược mà không một ai có thể thông tỏ ngọn ngành. Và kết cục xảy ra là gì, Chúa Trời nghĩ lại và quyết định và Con của Ngài xuống cứu chuộc thế gian? Ngài đã rơi vào đúng cái mạng lưới Công lý do chinh Ngài nghĩ ra. Sự lẫn lộn trong các luật lệ đến độ Con của Ngài bị đóng đinh lên cây thập ác. Quá trình xét xử cũng không đơn giản, từ Annas tới Caiapheas, từ các thầy tế cả tới Pilat, người đã tuyên bố rằng không thể xử Jesus. Từ Pilat tới Herod, người đến lượt mình cũng tuyên bố rằng luật pháp Juđa không cho phép có án tử hình. Từ Herod lại tới Pilat, người định đưa ra kháng cáo, bằng cách đề nghị một sự thoả hiệp theo luật định, đánh đòn Jesus và đội lên đầu người một vòng gai – song điều này cũng không thành. Giống như các vị chưởng lý thời nay, Pilat quyết định xây đường công danh nhờ một kẻ bị kết án: ông ta đề nghị lấy Jesus thay cho Barraban, vì biết rằng vào thời đó công lý đã biến thành một màn kịch lớn, mà phần kết phải có sự tán dương qua cái chết của một kẻ tội đồ. Và cuối cùng, Pilat đã thay đổi một điều luật ban cho quan toà – chứ không phải cho người bị xét xử - cái quyền được nghi ngờ: ông ta rửa tay – việc này có nghĩa là “không gật, cũng chẳng lắc”. Đây còn là một sự khôn khéo cho phép giữ thể diện cho hệ thống pháp lý La Mã, mà không gây tổn hại đến các mối giao hảo với các quan toà sở tại, và hơn thế như thể chuyển cái gánh nặng phải đưa ra quyết định cho dân chúng – một bản án như thế sẽ chẳng gây nên bất cứ một sự rắc rối khó xử nào, nếu như từ thủ đô các Đế chế bất ngờ có một vị thanh tra nào đó đích thân kỉêm tra sự việc xảy ra. Công lý. Pháp luật. Tuy nó cần thiết để giúp những người vô tội thật đấy, nhưng còn lâu nó mới luôn hoạt động được như tất cả mọi người mong muốn. Bà Mari vui mừng vì đã tránh ra khỏi cái đống bát nháo ấy, song đêm nay, khi nghe tiếng dương cầm, bà không còn quả tin như thế nữa. Villete liệu có phải là nơi thích hợp nhất với bà hay không nhỉ? “Nếu mình muốn mãi mãi từ bỏ nơi này, mình sẽ nhất quyết không làm cho ngành tư pháp nữa, không sống với những người điên tự coi mình là những nhân vật quan trọng nữa, trong khi cái vai trò duy nhất của họ trong cuộc đời này lại là gây rắc rối cho cuộc đời của những người khác. Mình sẽ làm một bà thợ may, thợ khâu tay, sẽ bán hoa quả trước cửa nhà hát thành phố. Với mình thế là đủ. Mình đã hoàn thành vai trò của một mụ điên vô dụng của mình rồi”. Ở Villete người ta cho phép hút thuốc, nhưng bị cấm vứt đầu mẩu xuống đất. Bà Mari lấy làm thích thú làm cái việc bị cấm ấy, ưu điểm chính của việc sống ở đây là ta có thể không tuân theo các quy tắc, và đồng thời lại không gây nên những hậu quả nghiêm trọng nàoBà đã đến cổng ra vào. Người bảo vệ - Quyết định là thế, ở đó phải luôn luôn có một người bảo vệ - vui vẻ gật đầu chào và mở cửa. - Tôi không đi ra đâu – Bà nói. - Tiếng đàn hay quá – người bảo vệ nhận xét – Hầu như đêm nào cô ấy cũng đàn. - Điều này sắp chấm dứt rồi – bà Mari nói, rồi im lặng đi xa để khỏi phải giải thích nguyên nhân. Bà nhớ lại cái itg mà bà đã đọc được trgdôi mắt của cô gái khi cô ta đi vào phòng ăn. Nỗi sợ hãi. Sợ hãi. Veronika có thể cảm thấy sự do dự, rụt rè, bối rối, nhưng tại sao từ cô ấy lại toát ra sự sợ hãi nhỉ? Cái cảm giác này chỉ có thể lý giải được khi phải đối mặt với một mối nguy hiểm cụ thể - những con ác thú, những kẻ có vũ khí, thiên tai – nhưng nó vị tất đã là đúng chỗ, có thật, khi đơn giản chỉ là đối diện với một nhóm bệnh nhân tụ tập trgphòng ăn. Bản chất của con người vốn là thế mà – bà tự an ủi mình – Con người ta thay thế phần lớn các cảm xúc của mình bằng sự sợ hãi. Bà Mari biết mình đang nói gì: Chính điều này đã đưa bà đến Villete – những cơn hoảng sợ. Trong phòng bà Mari có cả một bộ sưu tập các bài báo về chứng bệnh của bà. Hôm nay thi đã có thể công khai nói về điều này rồi, còn mới đây bà có một xem một chương trình truyền hình của Đức, trong đó có những người khác nhau kể về những cảm xúc của mình. Chương trình ấy còn nói về những kết quả của một nghiên cứu đã được tiến hành, mà theo đó một phần đáng kể nhân loại mắc chứng hoảng loạn, mà hâu như tất cả đều cố che giấu các triệu chứng của mình vì sợ rằng sẽ bị coi là những kẻ tâm thần. Nhưng vào thời gian đó, khi ở bà Mari xuất hiện cơn đầu tiên, thì người ta chưa biết gì về điều này. Đấy là địa ngục. Đích thực địa ngục – bà nhớ lại khi châm điếu thuốc tiếp theo. Từ xa vẫn vọng lại tiếng dương cầm, có cảm tưởng như cái cô gái tay múa lên lên bản đàn ấy có đủ sức chơi đàn suốt đêm được. Bản thân sự xuất hiện của cô gái này ở bệnh viện đã ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân, trong đó có cả chính bà Mari nữa. Mới đầu, bà Mari cố tránh né cô ấy, vì sợ rằng, sẽ đánh thức trong con người cô ấy nỗi khát vọng sống. Tốt hơn là cứ để cô gái giữ nguyên ý chí quyết chết, vì cô ấy đã không thể tránh khỏi cái chết được nữa rồi. Bác sĩ Igor thấy không cần thiết phải giấu giếm một ai đó rằng, mặc dù hàng ngày vẫn được tiêm, song tình trạng của cô gái vẫn xấu đi trông thấy và chắc gì sẽ cứu sống được cô ấy. Tin này lan đến tai các bệnh nhân, v vho.tránh xa cô gái cầm chắc cái chết này. Nhưng – chẳng hiểu làm sao – Veronika lại bắt đầu đấu tranh giành giật lại cuộc sống của mình, và chỉ có hai người ở đây gần gũi với cô – Zedka, người ngày mai sẽ được ra viện, và với chị ta cũng chẳng có gì đặc biệt để nói, và Eduard. Bà Mari thấy cần phải nói chuyện với Eduard, cậu ta thường nghe theo bà. Chẳng lẽ cậu ta lại không biết điều gì đang đưa Veronika trở lại với thế giới này? Và rằng chẳng còn gì tồi tệ hơn với một người không còn hy vọng được cứu sống hay sao? Bà cân nhắc cón đến cả nghìn khả năng để giải thích cho Eduard thực chất của sự việc đang xảy ra, nhưng tình huống nào cũng sẽ khiến chàng trai có cảm giác tội lỗi, mà điều này thì Mari không đời nào làm, bà ngẫm nghĩ một chút và quyết định cứ để cho mọi chuyện tiến triển bình thường theo cách của mình. Bà chẳng còn la luật sư nữa và không muốn nêu một tấm gương xấu bằng cách tạo ra các luật lệ mới cho việc ứng xử ở một nơi mà sự hỗn loạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng sự có mặt của Veronika ở nơi này còn ảnh hưởng đến nhiều người nữa, và có một số người đã sẵn sàng xem lại cuộc sống của chính mình. Trong một buổi họp mặt của hội Huynh Đệ, có người đã thử giải thích sự việc đang diễn ra ở Villete, cái chết xảy đến hoặc là bất ngờ, không cho một ai có thời gian nghĩ về nó, hoặc là sau một thời gian dài đau ốm, và trong trường hợp này cái chết luôn là sự phúc lành. Còn tình huống xảy đến với cô gái này thật bi kịch – bởi cô ấy còn trẻ, cô ấy vẫn còn muốn sống, nhưng tất cả đều biết đây là điều không thể. Một vài người đã tự hỏi” “Nhưng nếu tình huống này xảy ra với mình thì sao? Nếu mình vẫn còn cơ may sống. Mình có tận dụng nó không?” Một số người khác thậm chí không hề có ý trả lời câu hỏi này\l. Từ lâu rồi họ đã từ bỏ những cảm tính như thế và tồn tại trong một cái thế giới mà sống không ra sống, chết không ra chết, chẳng có không gian lẫ n thời gian. Nhưng có nhiều người đã thực sự trăn trở và bà Mari là một người trong số họ.