“Thời trang”
“THỜI TRANG” TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG

Thời trang là khái niệm xuất hiện trong thời đại của chúng ta. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc ngày xưa không thể có khái niệm thời trang, đơn giản là vì thời ấy chưa hề có người mẫu với những kiểu quần áo mẫu được đưa lên sân khấu biểu diễn cho đông đảo quần chúng mô phỏng theo đó mà may mặc. Tuy nhiên, “ăn theo thuở, ở theo thời”, từ ngàn xưa, nhân loại đã biết cách ăn mặc để thích nghi với môi trường sống; việc ăn mặc trở thành một nhu cầu phổ quát ở mọi nơi và vào mọi thời đối với mọi dân tộc. Tác phẩm tiểu thuyết Kim Dung cũng không thoát ra khỏi quy luật phổ quát đó. Căn cứ vào cách ông miêu ta cách ăn mặc của những nhân vật trong 12 bộ tiểu thuyết võ hiệp, ta có thể nhận định về khái niệm “thời trang” như là một thực tế có thật trong các tác phẩm đó.
Có những hình thái thời trang tập thể được nhà văn Kim Dung miêu tả sát với thực tế vì nó bắt nguồn từ những quy luật của các bang hội, tôn giáo của võ lâm Trung Quốc. Đó là những hình thái thời trang mang tính bó buộc và tuyệt đối.
Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung miêu tả giáo chúng Minh giáo (Manichéisme) luôn luôn mặc bộ áo choàng dài màu trắng, ngực áo trái và tà áo bên phải có thêu một ngọn lửa đỏ. Ngọn lửa đó chính là Thhánh hỏa, biểu tượng có từ Bái hỏa giáo Ba Tư. Khi đem đạo truyền sang Trung Quốc, Hốt Đa Đán đã đổi tên Bái hỏa giáo thành Minh giáo, gọi tên các chùa là Đại Vân Quang Minh tự. Trong Hán tự, chữ Minh, gồm chữ Nhật kết hợp với chữ Nguyệt. Minh có nghĩa là sáng như mặt trời, mặt trăng và sáng là yếu tính của ngọn lửa.
Trong 12 bộ tiểu thuyết của Kim Dung thì đã có 10 bộ ông nhắc đến các vị sư chùa Thiếu Lâm, thuộc ngọn Tung Sơn, tỉnh Hồ Nam. “Thời trang” của các nhà sư rất dễ nhận ra: ngày lễ các vị đại sư tiền bối mặc tăng y đại hồng, ngày thường mặc cà sa màu vàng; những lớp đệ tử nhỏ hơn mặc tăng y màu xám hoặc nâu. Trong Tiếu ngạo giang hồ có những đoạn Kim Dung đề cập đến phái Thanh Thành ở vùng Tứ Xuyên xuống Phúc Châu hoạt động. Họ mặc một màu áo xanh, và đặc biệt nhấ là luôn luôn đội khăn trắng trên đầu. Kim Dung thật tinh tế khi đưa ra chiếc khăn trắng ở đây! Đất Tứ Xuyên nguyên thuộc về đất Ba Thục của Lưu Bị thời Tam Quốc. Khổng Minh là quân sư của Lưu Bị, được nhân dân Ba Thục kính trọng như thần minh. Khi ông chết đi, cả một dải Ba Thục đều để tang. Tục lệ ấy kéo dài qua 17 thế kỷ và cho đến nay, người Tứ Xuyên ra đường vẫn còn quấn khăn trắng!
Trong Thiên Long bát bộ, Kim Dung có nhắc tới quần nữ cung Linh Thứu, núi Phiêu Miễu. Đây là vùng giáp giới sa mạc Qua Bích (Gobi). Họ mặc áo trường bào màu xanh lục, cưỡi lạc đà. Lối trang phục đó giúp họ dễ nhận ra nhau trên sa mạc chỉ có một màu cát vàng mênh mông. Trong Lộc Đỉnh ký, Thần long giáo chia làm Ngũ kỳ (5 sắc cờ); mỗi kỳ có một màu áo riêng: Thanh long mặc áo xanh, Hắc long áo đen, Xích long áo đỏ, Bạch long áo trắng và Hoàng long áo vàng.
Nếu thời trang tập thể mang tính bó buộc, quy luật thì thời trang cá nhân lại hết sức linh hoạt, tự do, đặc biệt là ở những nhân vật nữ. Nhân vật nữ trung hào kiệt của Kim Dung luôn luôn có nhu cầu làm đẹp và thậm chí, nhu cầu đó rất cao.
Có những nhân vật nữ chỉ thích một màu áo quần và màu sắc ấy làm nên tính cách độc đáo của từng người, khiến ta không thể lầm người này với người khác. Trong Thần điêu hiệp lữ, Tiểu Long Nữ chỉ mặc toàn một màu trắng. Võ công cô học từ phái Cổ Mộ là Ngọc nữ kiếm pháp, thuần về âm nhu. Cô lâm trận, đối địch với những kẻ thù hung bạo mà người ta cứ  ngỡ cô đang múa bởi màu áo trắng và những tư thức võ công nhuần nhuyễn, dịu dàng, mỹ lệ. Ngược lại, Mộc Uyển Thanh (trong Thiên Long bát bộ) lại chỉ mặc tuyền một màu đen và bịt mặt cũng bằng khăn màu đen. Người cô tiết ra một mùi hương tự nhiên man mác như hương hoa mai côi (hoa hồng) nên giang hồ thường gọi cô là Hương dược xoa. Tuy gọi “dược xoa” (xấu như quỷ sứ) nhưng thực sự, Mộc Uyển Thanh là một người đẹp trong những người đẹp nhất trong Thiên Long bát bộ.
Khá nhiều trường hợp, màu áo quần của các nhân vật nữ làm thành tên gọi của nhân vật ấy. Trong Thiên Long bát bộ, Đoàn A Châu chỉ mặc một màu đỏ, Đoàn A Tử chỉ mặc một màu tía, A Bích thì màu xanh biếc, màu xanh của vùng sông nước Giang Nam. Trong Phi hồ ngoại truyện, tiểu anh hùng Hồ Phỉ có một cô bạn 16 tuổi cực kỳ thông minh. Cô mặc áo màu tía, tự xưng họ Viên và Hồ Phỉ cứ gọi cô là Viên Tử Y (cô Viên áo tía). A Châu, A Tử, A Bích, Viên Tử Y từ màu sắc trang phục đã trở thành tên nhân vật.
Thời trang còn làm nên chức vụ, vai về của nhân vật. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, có nhân vật Đại Ỷ Ty, một cô gái lai Ba Tư xinh đẹp, gia nhập Minh giáo Trung Quốc, lập được công lớn, đứng đầu tứ đại hộ pháp giáo vương của Minh giáo. Cô mặc áo tía nên được tôn xưng là Tử sam long vương (vua rồng áo tía), đứng trên Bạch mi ưng vương (vua ó mày bạc), Kim mao sư vương (vua sư tử lông vàng) và Thanh dực phức vương (vua dơi cánh xanh). Chiếc áo tím của nàng Đại Ỷ Ty đã làm nên chức vụ (thứ tự Tử, Bạch Kim, Thanh).
Các nhân vật nữ của Kim Dung rất chú trọng việc chăm chút vẻ đẹp. Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, cô gái Mông Cổ, Hán danh là Triệu Mẫn, luôn luôn xuất hiện trước người tình Trương Vô Kỵ với áo khoác ngoài cổ da điêu, phía trong là trường bào bằng gấm. Triệu Mẫn là một kiểu mẫu phụ nữ lý tưởng với nhan sắc đẹp như hoa nở, trí thông minh mẫn tuệ cực kỳ và ứng xử mọi tình huống một cách nhanh nhạy. Đọc Ỷ thiên Đồ long ký, không một độc giả nào có thể chê trách được Triệu Mẫn.
rong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung xây dựng một nhân vật nữ cự kỳ “hiện đại” so với cả ngàn nhân vật nữ khác. Đó là Lam Phượng Hoàng, người dân tộc Miêu Cương vùng Vân Nam, giáo chủ Ngũ độc giáo. Nghe tiếng chàng Lệnh Hồ Xung là chàng trai phong lưu, cô đã vượt mấy ngàn dặm từ Vân Nam về Hoàng Hà để tương kiến. Lam Phương Hoàng mặc chiếc áo lam in hoa trắng sặc sỡ, mùi hương sực nức, dám ôm cổ Lệnh Hồ Xung hôn lên má trước mặt mọi người, dám vén váy mình lên đặt con đỉa vào hút máu để truyền máu cho Lệnh Hồ Xung. Hành động tự nhiên đó đã làm cho kiếm khách Giang Phi Hồng buồn tình mà tự vận.
Những người đẹp trong truyện võ hiệp Kim Dung không hhề muốn lên sân khấu, chưa hề biết đến biểu diễn thời trang. Cá biệt, có một người muốn biểu diễn thời trang mà người đi dự không thèm để mắt đến, giận đời nên đã gây thành một vụ huyết án động trời. Đó là nàng Ôn Khang (Thiên Long bát bộ), vợ của Mã Đại Nguyên. Mã Đại Nguyên là một anh hùng hảo hán, phó bang chủ Cái bang của Kiều Phong. Trong dịp Bách hoa đại hội, Ôn  Khang mặc bộ đồ lụa đẹp nhất, đứng bên cạnh chậu thược dược. Già trẻ đi ngang đó đều nhìn nàng, tim đạp rộn ràng vì không ngờ có một phụ nữ đẹp như thế. Duy chỉ có một người không nhìn đến nàng. Đó là Kiều Phong. Giận vì nhan sắc của mình không được hâm mộ, Ôn Khang xúi chồng tố cáo Kiều Phong là người Khất Đan. Mã Đại Nguyên không nghe lời, Ôn Khang âm mưu cùng Bạch Thế Kinh giết chồng bằng một thế Toả hầu cầm nã thủ rồi vu cáo cho Kiều Phogn đã giết chồng mình để bịt miệng. Quả nhiên, Kiều Phong mất ngôi Bang chủ Cái bang Trung Quốc. Sự trả thù của diêu người mẫu Ôn Khang quả thật siêu việt!
May mắn thay, đó chỉ là một trường hợp cá biệt. Nhan sắc của người đẹp trong truyện võ hiệp Kim Dung không bị đem ra bán đứng, tên tuổi của họ không bị đem ra kinh doanh, nhân phẩm của họ được tác giả bảo về cẩn mật. Trí thông minh, lòng tự trọng và nhan sắc trời ban cho đã giúp họ gặp được những chàng trai như ý, những mối tình tươi đẹp, trong sáng và chung thuỷ. Viện Tử Y với Hồ Phỉ, Hân Tố Tố với Trương Thúy Sơn, Trương Vô Kỵ với Triệu Mẫn, Lệnh Hồ Xung với Doanh Doanh, Tiểu Long Nữ với Dương Qua, Vương Ngữ Yên với Đoàn Dự… là những lức đôi thật đẹp. Ở một nghĩa hết sức biểu tượng, Những lứa đôi đó góp phần làm nên khái niệm anh hùng và giai nhân, giấc mơ lý tưởng của văn học nghệ thuật ngày xưa và hôm nay.

Truyện KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Khái quát phong cách xây dựng nhân vật Võ công Rượu Âm nhạc Hoa Y học Tình yêu Tình dục Chất hài Ghen Chất thơ Ngôn ngữ bình dân Những bộ sách “Thời trang” Những nhân vật quái dị Nghề kỹ nữ Con trâu Người Tây dương Kỹ thuật Thức ăn Trung Hoa Tinh thần Phật giáo Libido Nghệ thuật tiểu thuyết của Kim Dung Kim Dung đặt lại mấy vấn đề lịch sử Kim Dung và ngôn ngữ xã hội hóa Kim Dung - Hồn tính lãng mạn phương Đông Kim Dung và những ông thần si tình Kim Dung và "Thiên ngoại hữu thiên" Kim Dung và Vạn sự giai không Kim Dung và chữ Xuân Kiếm luận Đao luận Cành mai trên Thiên Sơn Thư pháp và Võ công Suy niệm ký tiểu hữu Tiếu ngạo giang hồ Những suy niệm siêu hình học Sự suy tàn của chủ nghĩa bạo lực Thanh kiếm và Cây đàn Huyền thoại Thủ cung sa Bọn hào sĩ giang hồ ăn Tết Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị Hàng giả tống Vân Nam Bức giác thư giã từ thế kỷ Hành trình qua thống khổ Đêm phương Nam đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký Sử kiếm ý, bất sử kiếm chiêu Kiều Phong - Khát vọng của tự do Khóc lên hỡi Nghi Lâm! Vi Tiểu Bảo ở đâu? Con trâu thông thái Thiên hạ đệ nhất đại mỹ nhân Thử bình bầu Thập đại mỹ nhân Chân dung Nhạc Bất Quần Lam Phượng Hoàng Đại phu Bình Nhứt Chỉ Từ AQ tới Vi Tiểu Bảo Vi Tiểu Bảo và phép thắng lợi tinh thần Vi Tiểu Bảo và nghệ thuật làm quan Vi Tiểu Bảo và kỹ thuật xuyên tạc thông tin Lý Tự Thành - Chính sử và tiểu thuyết Đau thương A Tử Huyền thoại Nhạc Linh San Ba người ngu nhất thiên hạ Khang Hy Thử bình bầu chín vị anh hùng Ỷ thiên Đồ long ký - Bài ca của chủ nghĩa yêu nước Hiệp khách hành Vấn đề pháp luật Nhân vật Kim Dung đi tìm công lý Những vụ án tình báo gián điệp Các tôn giáo, bang hội Bang giao Trung - Nga nhìn qua Lộc Đỉnh ký Đào cốc lục tiên - Một luật sư đoàn ngộ nghĩnh Vụ án "di hoa tiếp mộc" trong Lộc Đỉnh ký Tố tụng hình sự theo luật giang hồ Những vụ án oan Tứ di "Luật hôn nhân" Thiên Long bát bộ và luật tục thảo nguyên Bang giao Tống-Liêu nhìn qua Thiên Long bát bộ Khi Vi Tiểu Bảo hình sự hóa quan hệ dân sự Vi Tiểu Bảo phá án đua ngựa Vụ án Vi Tiểu Bảo phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp Bản luận tội Vi Tiểu Bảo Bản luận tội Nhạc Bất Quần Bản luận tội Nhất Đăng đại sư Báo cáo về việc đình chỉ điều tra vụ án Tiểu Long Nữ Kết luận điều tra về hành vi phạm tội của Chu Chỉ Nhược Yếu tố bằng chứng trong truyện võ hiệp Kim Dung Những phiên tòa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung