Tập II


Tập I

    
ồng Phượng nhăn mặt kêu nhỏ:
- Phượng ơi? Làm ơn ngồi yên một chỗ được không? Đi tới đi lui tao chóng mặt quá.
Ngọc Phượng rùn vai, buông phịch người xuống chiếc ghế nhỏ. Cô liếc mắt nhìn Cát Phượng nằm rũ rượi trên giường, tóc tai xõa rối bời quanh gối. Ngọc Phượng than dài:
- Nhìn nó thế kia, tao đau lòng lắm. Tức chết được. Phải tìm hắn để hỏi cho ba mặt một lời.
Bích Phượng gật gù:
- Gặp hắn thì chắc chắn phải gặp rồi. Ngặt nỗi, hắn vẫn lo lắng cho Cát Phượng.
Hồng Phượng trầm tĩnh:
- Tụi mình không phủ nhận điều ấy. Căn bản, hắn vẫn là thằng đàn ông có trách nhiệm. Nhưng...
Ngọc Phượng bặm môi:
- Không nhưng nhị gì nữa. Đã là đàn ông, dám làm dám chịu. Thời đại này là thời đại nào rồi, sao hắn còn phải cúc cung chờ sự chấp nhận của cha mẹ chứ.
Tao mặc kệ hắn tốt xấu trước giờ với bọn mình. Nếu lo không xong chuyện, để Cát Phượng khổ, tao nhất định ăn thua đủ với hắn.
Hồng Phượng dài giọng:
- Nghe khẩu khí của mày kìa. Ngon lành lắm. Mày đừng quên rằng, hắn thuộc hạng công tử con ông cháu cha. Hắn có tiền, có thế, hạng tép riu như tụi mình sờ được đến người hắn mới lạ đó.
Ngọc Phượng gắt lên:
- Bộ ỷ là con ông, con bà, rồi muốn làm gì thì làm à. Tao cóc sợ.
Bích Phượng nhỏ giọng:
- Bình tĩnh đi Ngọc Phượng. Sợ thì chả ai sợ ai cả. Vấn đề ở đây phải tế nhị đừng ồn ào, nếu mày không muốn Cát Phượng bị tổn thương.
Ngọc Phượng càm ràm:
- Ngay từ đầu tao đã nói rồi, cuộc tình của hai đứa không đi đến cuối được.
Nói mà không chịu nghe. Giờ phải làm sao đây?
Cát Phượng khẽ chống tay ngồi dậy. Hồng Phượng vội đưa tay đỡ bạn. Ngọc Phượng mau mắn kê thêm chiếc gối ôm chồng lên con thú bông:
- Mày yếu xìu thế kia, ngồi tựa vô đây đi.
Cát Phượng cười như... mếu:
- Cám ơn mày.
Ngọc Phượng cong môi:
- Nghe hơi bị khách sáo đấy. Tụi mình là bạn bè kia mà. Mày uống chút nước nghen. Hồng Phượng, lấy cho nó ly sinh tố ngay đi.
Cát Phượng nói nhỏ:
- Không cần đâu. Tao rất vui, khi tụi mày ở bên tao. Tao không muốn ăn uống gì hết. Đừng quá lo lắng, mất công vì tao.
Vẫn là Ngọc Phượng, cô hất mặt:
- Hồi nãy, Hồng Phượng tự xay sinh tố. Bơ, sabôchê và mãng cầu, xoài nữa.
Bốn loại trái cây tụi mình ưa thích. Mày nên nhớ, cần phải ăn uống nhiều hơn, để lấy sức chiến đấu với "hồ lô" của mày. Tao không chấp nhận Cát Phượng kiêu hãnh bướng bỉnh dễ thương của nhóm "Tứ Phượng" bị thất thủ. Hè đang tới. Nhất định Phượng phải rực rỡ, đỏ tươi dưới bầu trời đầy nắng gió.
Bích Phượng cười khúc khích:
- Ôi? Tao có nghe lầm không nhỉ? Hôm nay có kẻ "tức nổ ruột đã xổ ra toàn giống văn vẻ". Hay thiệt.
Ngọc Phượng gắt lên:
- Hay gì chứ. Tao nói sai hay sao mày bắt bẻ tao? Trước giờ. Tứ Phượng chả phải "rất sống" trong mắt bạn bè thầy cô hồi xưa và đồng nghiệp hôm nay sao.
Hồng Phượng từ tốn đặt ly sinh tố vào tay Cát Phượng:
- Uống đi cho khỏe. Mày không đủ sức đấu võ miệng với nhỏ Ngọc đâu. Kệ nó đi. Nói gì thì nói, mày phải cố gắng lên. Cứ nằm kiểu này, bọn tao vừa thấy mình bất lực, vừa muốn trả thù giùm mày. Tứ Phượng dù trong hoàn cảnh nào, vẫn không thể gục ngã, nhớ không?
Cát Phượng rưng rưng:
- Tao biết rồi.
Nhìn Cát Phượng uống nước chậm rãi, Ngọc Phượng xốn xang:
- Mày ăn thêm chút gì không? Bún bò hay cháo gà. Tao xuống mua nghen.
Cát Phượng lắc đầu:
- Tao chưa đói, thật mà. Mày đừng lo lắng quá. Mày biết, tao là đứa háu đói nhất. Nhịn được mới lạ.
Bích Phượng chậm rãi:
- Con người l&uacutmón thịt heo hấp lá chè xanh. Mình gọi luôn nhé.
Bích Phượng chớp mắt:
- Món gì nghe lạ vậy? Tao chưa từng nghe, nói chi ăn?
- Mọi người ai cũng nghĩ lá chè xanh chỉ để nấu nước uống. Một loại nước uống có nhiều ưu điểm điều hòa cơ thể giúp tăng trưởng máu, mát gan, bổ phổi.
Quả thật chưa ai dùng lá chè xanh để cuốn thịt như kiểu người ta cuốn lá lốt nướng hoặc chiên. Cát Phượng bảo món này do mẹ Phượng tự làm và bày cho nhà hàng chế biến. Ngày trước, mẹ Phượng học chuyên ngành chế biến món ăn.
Bác ấy từng phục vụ ở nhà khách chính phủ, vài nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội.
Tay nghề bác ấy rất giỏi.
Bích Phượng chép miệng:
- Hèn gì, chị em Cát Phượng đều biết nấu nướng. Nó mở ra nhà hàng đúng quá còn gì.
Hoàng điềm tĩnh:
- Thức ăn bày ra cả rồi, hai cô không ăn là anh ăn hết đấy. Các em đừng quên nghề buôn bán sách cũng là nghề truyền thống của gia đình Phượng.
Bích Phượng che miệng cười:
- Chả ai gọi như anh hết. Nghe buồn cười ghê.
Ánh mắt Hoàng chợt tối sầm. Ngoài cửa nhà hàng, Thiên Kim rực rỡ trong bộ đầm màu đỏ nhún nhảy đi vô. Cô ta đi cùng bạn và chưa nhìn thấy Hoàng.
Thiên Kim chịu tới nhà hàng nhỏ hơn nhà hàng Sao Mai của cô ta để ăn sao.
Chắc chắn là có mục đích?
Hoàng cúi đầu xuống dĩa cơm, anh vái trời Thiên Kim không nhìn thấy anh.
Cũng may anh ngồi ở bàn cuối góc trong và Thiên Kim chọn bàn chính giữa. Cô ta cố ý khoe nhan sắc của mình. Một sắc đẹp trời cho khá hoàn hảo đến từng chi tiết. Khổ nỗi con tim anh luôn đóng băng trơ cứng trước Thiên Kim.
Cô tiếp viên đưa cuốn Menu cho Kim:
- Mời chị chọn món ạ.
Hất cuốn Menu qua một bên, Thiên Kim cao giọng:
- Tôi muốn ăn những món ngon nhất của nhà hàng.
Cô tiếp viên hơi bối rối:
- Nhưng thưa chị.... em cần biết rõ từng món. Nếu em đem lên tất cả các món ghi trong Menu, sợ rằng chị nói em... quá đề cao nhà hàng.
Thiên Kim trừng mắt:
- Cô nói nhiều quá. Sợ tôi không có tiền trả hay sao. Cô làm theo ý tôi đi.
Còn không thì gọi quản lý giùm tôi.
Trong lúc cô tiếp viên đứng bối rối thì Cát Phượng thong thả bước đến:
- Chị có yêu cầu gì, xin chị cứ nói.
Thiên Kim nhướng mắt:
- Cô là quản lý?
- Đúng vậy.
- Nhà hàng này nghe khách ca ngợi lắm chả lẽ chỉ là "thùng rỗng kêu to".
sao. Tôi muốn được ăn tất cả các món được coi là đặc sản của nhà hàng.
Cát Phượng điềm tĩnh:
- Điều ấy thì không khó. Tôi chỉ muốn nhắc chị, mỗi món ăn dù đặc biệt hay bình dân đều phải coi người ăn phù hợp khẩu vị gì. Nếu có gì không vừa ý mong chị cảm phiền:
- Mời chị và hai anh chờ ít phút, sẽ có đồ ăn ngay.
Cát Phượng thong thả trở vào bếp. Cô đã nhận ra cô gái này là quản lý hay chủ nhà hàng Sao Mai. Cát Phượng luôn được bạn bè dẫn đi ăn, hầu như cô quá quen mặt những người chủ nhà hàng những nơi cô thường đến.
Rất nhanh, vài món ăn như cá hồi sốt cay. Thịt gà nấu long nhãn. Cánh gà tẩm sốt...
Thiên Kim so vai:
- Cho tôi món cá nào đó. Hoặc món có tôm vô.
Chưa đầy mười phút, yêu cầu của Kim được đáp ứng. Là món cá trạch ướp sả ớt chiên giòn. Thêm món gỏi xoài được bưng lên. Thiên Kim nhìn dĩa gỏi chăm chú. Cô vốn khoái món chua chua ngòn ngọt nhưng làm gỏi kiểu này, nhà hàng cô chưa nghĩ đến. Đơn giản chỉ là những lát xoài xắt sợi nhỏ, điểm thêm ít sợi cà rốt. Xoài được trộn với tôm thẻ tạo nên một món ăn khá hấp dẫn. Bên trên dĩa gỏi được rắc đều rau răm thái nhỏ, đậu phộng giã giập, vài miếng ớt tỉa hoa mong manh. Kim gắp gỏi bỏ vô miệng. Phải kìm lắm cô mới không khỏi thốt lên lời khen. Không cầu kỳ theo kiểu gỏi ngó sen. Rất bình thường, nhưng đầu bếp ở đây thật sự đã biến những quả xoài, củ cà rốt thành món gỏi quá ngon. Chắc chắn mai mốt Sao Mai cũng phải cho món này vô thực đơn.
Thiên Kim hỏi nhỏ gã con trai ngồi kế cô:
- Ông thấy sao, Quốc An.
Quốc An rùn vai:
- Bà chạy dài dài mới theo kịp họ. Bà học ở Mỹ về, nên nhà hàng của bà toàn món ăn Tây. Vừa đắt, vừa không hợp khẩu vị khách. Bà đừng ; nói lắm.
Bà Vui cố kìm cơn giận. Bà thừa biết cô cháu gái đang chơi khăm bà. Con nhóc vừa chê ỏng chê eo món gỏi. Bây giờ bà nói sao nhỉ?
Thiên Kim ôm vai Vui:
- Dì nói đi dì! Không tốt thì cháu sửa, cháu đâu giận dì mà dì ngại. Là món ăn Việt thật, nhưng cháu đâu cho bếp trưởng chế biến món Việt bao giờ. Nay làm thử, dở phải chịu thôi, dì ạ.
Bà Vui ngập ngừng:
- Cháu đã nói thế, dì cũng thật lòng nhé. Gỏi xoài phải giòn như tất cả các món gỏi khác. Nhưng ở đây, xoài bị mềm và vị chua đặc trưng vẫn rất chua. Dì có cảm giác đang ăn xoài muối dưa chứ không phải gỏi.
Thiên Kim cau mày:
- Lẽ nào lại thế. Hồi nãy cháu đã nếm thử kia mà.
Cô vội dùng đũa gắp một miếng nhỏ bỏ vô miệng. Ôi Chúa ơi! Tại sao lại mềm xèo như vậy?
Thiên Kim kêu to:
- Đầu bếp đâu, lên tôi gặp ngay!
Bà Vân nhỏ giọng:
- Kim à! Bác nghĩ lỗi không hẳn do đầu bếp. Cháu vừa nói, mấy năm nay nhà hàng nấu toàn món ăn Tây, nổi tiếng ngon. Người ta làm món ăn Tây ngon, bây giờ làm món ăn Việt. Đơn giản nhưng không phải là đầu bếp thì ai làm đều tốt. Cháu cần cho họ thời gian, nếu cháu muốn đi vào khẩu vị của người Việt.
Thiên Kim cắn môi:
- Cháu cám ơn bác. Lỡ rồi, để cháu nói nhà bếp đổi món khác.
Thu Hương nhanh miệng:
- Chị cho em món mì Ý, một dĩa đặc biệt. Thêm đĩa khoai tây lắc.
Thiên Kim mỉm cười:
- Chị sẽ đổi ngay. Còn bác và dì dùng món gì ạ?
Bà Vân dễ dãi:
- Cho bác chén xúp gà và khoai tây chiên.
Bà Vui cười cười:
- Còn dì ăn bánh mì Hambơgơ bò hạng nhất, ly cam vắt.
Bà Bảy đầu bếp tất tả đi lên. Bà sẽ sàng:
- Thưa, giám đốc gọi tôi.
Thiên Kim nghiêm giọng:
- Dì xuống bếp làm cho tôi món mì Ý ngay nhé. Chuyện khác nói sau.
Bà Bảy liếc nhìn bàn ăn của ba vị khách mời. Tuy cô chủ chư nói, bà cũng hiểu chuyện gì sắp xảy ra. Bà nấu các món ăn Tây, Tàu, Thái, Mã Lai, Hàn Quốc đều ngon không kém đầu bếp ngoại. Vậy mà với mấy món ăn dân tộc mình, bà chế biến lại rất dở. Là do hàng chục năm nay bà đã quen tay với món Tây. Ở nhà thì con gái, con dâu nấu bếp, bà hầu như không bước chân vào căn bếp gia đình từ rất lâu rồi? Một đầu bếp giỏi mà không chế biến được món ăn quê hương mình, còn gọi là đầu bếp được sao? Tự dưng bà nghe mỏi mệt đến tận cùng cơ thể. Cô chủ vì muốn cạnh tranh với chủ nhà hàng Hoa Hồng Vàng cả tình lẫn danh, nên ép nhân viên trong thời gian quá ngắn phải nấu được món ngon hơn họ. Cô quên mất mọi thứ muốn thành công đều cần đến thời gian và sự thông minh khéo léo.
Nuốt tiếng thở dài vào lòng, bà Bảy nhanh chóng trở vào bếp. Thái Luân phụ bếp dè dặt hỏi:
- Có chuyện nghiêm trọng hả dì Bảy?
Bà Bảy vừa nhanh tay làm mì, vừa nói:
- Giám đốc chưa nói gì. Nhưng các món ăn đã bị chê.
Thái Luân chép miệng:
- Ngay từ đầu con đã nói, món gỏi là tệ nhất, dù chúng ta làm rất đúng công thức. Song xoài đã chua, được chế biến thành gỏi, muốn nó giòn, nhất định phải bỏ một thứ gì đó. Nếu không xoài sẽ bị mềm ngay.
Bà Bảy nói:
- Món gì mới được. Chả lẽ ta bỏ hàn the.
- Cháu chịu. Theo cháu, mình phải thử lại vài cách.
Trút mì vào dĩa, rắc tiêu đều lên trên, bà Bảy vẫn nói:
- Lỡ vẫn hỏng?
Thái Luân cười gượng:
- Cháu chịu thua. Dì giỏi cỡ đó làm không được. Cháu thì dám múa rìu qua mắt thợ sao?
Bà Bảy thở dài:
- Cậu đừng quên, chủ nhà hàng Hoa Hồng Vàng còn rất trẻ. Nghe nói mấy món này do cô ta tự nghĩ và làm ra đó.
Thái Luân hạ giọng:
- Hay là mình tìm cách mua công thức của họ?
Bà Bảy nhìn Thái Luân trừng trừng. Một lúc bà nói:
- Cậu rõ thật là, không hiểu gì về nghề nghiệp hả? Bất cứ một ngành nghề nào đều phải có công thức riêng. Nếu công ty nào đó được độc quyền, công thức đó trở thành "bí kíp" không bao giờ truyền ra ngoài. Ngay cả người của họ cũng không dễ dàndiv style='height:10px;'>
- Nếu Hoàng không thuyết phục được gia đình, tao sẽ tự lo cho bản thân. Tao không muốn bỏ giọt máu của mình. Đứa bé vô tội và Hoàng là tình yêu của tao.
- Trời ạ!
Ngọc Phượng bật kêu. Ba cô gái đưa mắt nhìn nhau, bất lực. Họ quá rõ tính cách của Cát Phượng. Điều gì nó đã muốn, nó sẽ làm tới cùng. Huống hồ Hoàng thật sự yêu nó. Thời đại này chả lẽ vẫn còn cảnh gia đình ép uổng cấm đoán con cái tới chết ư?
Không! Hoàng là người đàn ông tốt. Chắc chắn anh có cách để bảo vệ tình yêu của mình.
Thương bạn đó, nhưng đành ngồi đếm thời gian để chờ đợi mà thôi. Cát Phượng không thể chấm dứt cuộc đời sự nghiệp của nó vào lúc này. Ông trời đã xui khiến cho bốn Phượng học chung lớp từ dạo cấp hai. Tình bạn của họ lớn lên theo tháng năm vui buồn của cuộc sống. Cát Phượng là đứa vui vẻ, nhanh nhẹn, dễ thương nhất nhóm. Người ta nói "hồng nhan đa truân" xin cho câu nói đó hãy tránh xa Cát Phượng của Tứ Phượng.
- Chị Hai! Chị sao vậy? Chưa khỏi bệnh, chị xuất viện làm gì.
Cát Tường lo lắng hỏi Cát Phượng, khi cô vừa bước vô cửa phòng.
Cát Phượng khẽ nói:
- Em về làm gì? Chị không sao. Đã nói rồi, vẫn không nghe chị sao?
Cát Tường thở ra:
- Em nóng ruột lắm. Nhà có hai chị em. Bao lâu nay, chị chăm sóc em từng chút. Chị ốm thế này, chả phải vì lo lắng cho em à? Em thờ ơ với chị, liệu em còn dám nhìn ba mẹ không?
- Nhưng em còn phải học. Cố gắng học để còn có cơ hội tìm công việc tốt cho cuộc sống sau này, Tường ạ. Đường xa, xe cộ chạy bán mạng. Chị không muốn em vì chị mà gặp nguy hiểm.
Cát Tường từ tốn:
- Hai yên tâm. Em học là học. Em quá sợ cái cảnh vô công ty làm không trình độ, bị người ta xài xể rồi. Em chạy xe cẩn thận. Hai đừng lo.
Cát Phượng thở ra:
- Không chủ quan được. Mình chạy đàng hoàng, nhưng gặp phải bọn say xỉn, chạy xe ẩu thì khổ, em hiểu không?
Cát Tường mỉm cười:
- Ối trời! Sống chết có số mà chị Hai.
Cát Phượng nói:
- Chị bó tay với em. Cãi không nổi. Thôi, lo tắm rửa đi, rồi mua cơm về ăn tạm. Mấy hôm nay chị không có nấu cơm.
- Cửa hàng buôn bán thế nào hả chị?
- Thì vẫn thế. Em coi có đứa bạn nào học ở đây, kêu tới làm bán thời gian phụ chị. Một mình nhỏ Nga xoay không nổi.
Cát Tường chậm rãi:
- Hay em đi đi về về phụ chị?
Cát Phượng gạt phắt:
- Không được! Chị em mình đã thỏa thuận. Cuối tuần em về là đủ.
- Nhưng chị vừa đi làm, vừa phải trông nom cửa hàng, em thấy chị yếu lắm.
Sức người có hạn. Chị phải cho em san sẻ cùng chị chứ.
Cát Phượng cười nhẹ:
- Công việc của chị, em biết mà, nhàn hạ và chị có thể nhờ bạn bè làm giúp.
Em học giỏi là chị vui rồi. Đừng lăn tăn nghĩ ngợi nhiều.
Cát Tường đành chép môi:
- Em đi tắm đây. Hồi trưa, em ăn mì gói, nên bây giờ bao tử biểu tình ầm ĩ cả. Chán ghê.
Cát Phượng nhăn mặt:
- Em đó! Bỏ cái tật làm biếng đi giùm chị. Sống một mình phải biết chăm sóc bản thân. Bất đắc dĩ mới ăn mì. Con gái ăn mì tôm nóng lắm.
- Em biết "ồi" mà Hai.
Nhìn theo em gái, Cát Phượng khẽ lắc đầu. Dạo này ở nhà trọ, chắc chắn là con nhỏ hà tiện này, ăn mì nhiều hơn cơm. nên nó cũng ốm thấy rõ. Dù sao Phượng vẫn muốn mình khỏe mạnh để lo cho Cát Tường. Ba mẹ già rồi, đã vậy còn phải chăm sóc Cu Ki nữa. Nhớ tới Cu Ki, Cát Phượng khẽ thở dài. Sự sai lầm nông nổi của Cát Tường đã khiến em cô dang dở học hành, yêu nhầm lấy lộn phải một kẻ siêng ăn nhác làm, mê rượu hơn việc kiếm tiền nuôi vợ con.
Xót cho em gái, nên khi Cát Tường bị té phải sanh non, ba mẹ cô đã cắn răng nhịn nhục để nuôi con, nuôi cháu. Thời gian đó, gia đình cô quá khốn khổ bởi sự đói ăn, thiếu tiền, bởi lời ong tiếng ve của thiên hạ. Vì thương con, thương một sinh linh bé bỏng, ba mẹ cô đã cố gắng gượng dậy...
Mới đó mà đã hai năm trôi qua. Cu Ki bây giờ bụ bẫm hơn cả con nhà đủ cha, đủ mẹ. Cát Tường cười một mình. Lâu rồi cô không về nhà, không được đùa vui với thằng nhóc. Nhớ lắm. Nhưng ở vào tình thế hiện tại của cô, Phượng không đủ can đảm gặp ba cô...
- Chị Hai nghĩ gì mà thừ người vậy. Nhớ ông Cá Heo hả?
Tiếng Cát Tường vang lên lảnh lót. Cát Phượng so vai:
- Nhớ cái đầu em. Chị nhớ thằng Cu Ki.
Cát Tường như nghẹn lại:.
- Em cũng thế. Nhưng mẹ không cho em về.
Cát Phượng khẽ khàng:
- Em đừng trách mẹ. Mẹ vất vả hơn mọi người, mẹ làm sao không muốn mẹ con em gặp nhau. Chỉ tại thằng quỷ ấy nó luôn kiếm tìm em.
Vỗ vai em, Phượng ân cần:
- Ráng lên em. Thời gian trôi mau thôi. Chị tin là em sẽ trưởng thành.
Cát Tường cười như mếu:
- Em biết rồi chị Hai. Em nhất định không phụ lòng kỳ vọng của ba mẹ và chị.
Chìa tay về phía chị, Tường nói:
- Cho em tiền đi mua cơm.
Cát Phượng lừ mắt:
- Chỉ dĩa cơm thôi, chả lẽ em không có tiền mua. Chớ bòn mót chị từng xu từng cắc.
Cát Tường cười toe:
- Tất nhiên là em không thể hết tiền rồi. Tại em về với chị, chủ nhà đã không làm gà đãi khách, thì phải móc hầu bao mua cơm chớ bộ.
Cát Phượng giơ tay:
- Con nhỏ này, lẻo mép quá. Tiền nè!
Cát Tường rùn vai:
- Chị Hai ăn gì?
- Kiếm canh chua mua ăn nghe Tường. Nhớ mua cho nhỏ Nga luôn.
Cát Tường đi rồi, Phượng lại ngồi thừ trước bàn trang điểm. Cát Tường phản ứng thế nào, nếu biết chuyện của cô? Tại sao ông trời lại nỡ đùa cợt tình cảm cả hai chị em cô nhỉ.
Vừa lúc chuông điện thoại rung, Cát Phượng nhìn vào số máy, cô từ tốn:
- Con nghe này mẹ.
Giọng bà Xuân đều đều trong máy:
- Con ổn không Phượng? Còn đau nữa không con?
Cát Phượng nhẹ giọng:
- Con ổn mẹ ạ. Con không đau nữa, nhưng con ngủ không được.
- Chuyện không muốn cũng xảy ra rồi. Mẹ không biết phải làm sao để bớt gánh nặng cho con. Gia đình ta tuy nghèo nhưng sống có tình người. Con lớn rồi, mẹ không ép con điều gì, chỉ mong con cố gắng ăn uống, nghỉ ngơi. Con giải quyết thế nào tùy con.
- Con cám ơn mẹ. Con chỉ e ba con giận.
- Tính ba con nóng nảy con biết mà. Từ từ mẹ tìm cơ hội nói với ba con.
Hùm dữ còn không ăn thịt con. Huống hồ ba con rất thương tụi con.
Cát Phượng nghẹn đắng:
- Con xin lỗi mẹ. Con khiến ba mẹ thất vọng, con buồn lắm mẹ ạ.
Bà Xuân thở dài:
- Ba con, một đời ông ấy sống tốt. Vậy mà... Thôi, con đừng nghĩ ngợi gì nữa. Mẹ muốn biết ý của thằng Hoàng.
- Dạ, anh ấy vẫn chăm sóc con. Ảnh đang cố gắng thuyết phục ba mẹ. Khó nhất là mẹ anh ấy.
- Thôi thì tùy con. Con liệu sao cho trọn vẹn thì làm. Nhưng con đừng cưỡng cầu quá. Sự cao ngạo, bất cần đôi khi đặt không đúng chỗ sẽ là sự suy sụp mòn mỏi đớn đau. Con hiểu ý mẹ chứ?
- Dạ!
- Nếu khó khăn quá, thì con hãy buông xuôi, mẹ sẵn sàng chịu đựng thay cho con.
Cát Phượng cắn răng:
- Vâng, con hứa sẽ cố mẹ ạ.
Bà Xuân hỏi:
- Cát Tường có về chỗ con không?
- Dạ, nó vừa đi mua cơm rồi mẹ ạ. Cu Ki đâu rồi mẹ?
- Ông ngoại chở đi mua mấy thứ lặt vặt rồi. Nó vẫn khỏe, nhưng quậy dữ lắm.
- Con gởi Hồng Phượng đem sữa về cho Cu Ki. Cháu cần gì, mẹ nhớ nói với con.
- Ừ, mẹ biết rồi. Bây giờ nó ăn cơm nên đỡ được vài hộp sữa mỗi tháng. Con hãy lo cho con trước. Con xảy ra chuyện thì khổ lắm, Phượng ạ. Thôi, con nghỉ đi, mẹ ra bán hàng cho khách.
Cát Phượng cắn môi:
- Con chào mẹ.
Tắt máy, Cát Phượng thảy chiếc di động lên gối. Hình dung vẻ mặt lo lắng bồn chồn của mẹ về cô. Phượng thấy thương mẹ đến nát lòng. Hình như cô đã sai khi chọn bến đỗ lúc này? Và nếu Hoàng rũ trách nhiệm, cô liệu đứng vững không?
- Chị Phượng ơi, ra phụ em một chút!
Tiếng nhỏ Nga kêu vội. Cát Phượng đưa tay chùi nhanh những giọt nước mắt. Cô đóng cửa phòng, đi lên phía quầy hàng. Nhỏ Nga đang bận rộn bán hàng. Khách mua hàng cả chục người khiến con bé lúng túng. Cát Phượng vội bước tới, lập tức một phụ nữ nói:
- Cô cho tôi một bịch cà phê G7, một ký đường tinh luyện, bốn lốc sữa chua cho trẻ em, hai hộp phô mai và một hộp khăn ướt loại tốt nhất.
Cát Phượng nhanh chóng lấy đồ cho khách, chưa tính xong tiền thì một cậu bé đã kéo tay Phượng:
- Cô ơi! Bán cho cháu cuốn tập 200 của Vĩnh Tiến. Cô có cuốn 500 bài toán nâng cao của lớp 10, cô lấy cho cháu luôn nhé.
Đúng lúc Cát Tường về tới. Cô nhanh chóng khóa xe, vào quầy hàng bán phụ chị. Là mẹ cô đã gợi ý, khi thấy chị Hai mướn nhà có mặt tiền khá rộng.
Vậy là quầy hàng văn phòng phẩm lẫn tạp hóa được bày bán. Mẹ đã đúng khi chỉ dẫn chị Hai. Nhờ quầy hàng này, cô được chị nuôi ăn học đàng hoàng.
Khách ra vô đông đúc cả ngày. Nhiều hôm chủ nhật, ba chị em bán đến mỏi tay, hoa mắt. Mệt một chút, song rất vui. Cũng từ ngày đó, cuộc sống gia đình cô đỡ cơ cực hơn. Cát Tường rất ngưỡng mộ sự nhanh nhẹn, tài ngoại giao của chị Hai cô.
Gần chín giờ tối, cửa hàng nhỏ của hai chị em mới vãn khách.
Cát Tường le lưỡi:
- Em đói mờ mắt rồi, Hai ơi.
Cát Phượng cười nhẹ:
- Đói thì nghỉ tay ăn cơm. Mà em mua cơm gì thế?
- Cơm gà cho chị và nhỏ Nga. Em ăn cá bống kho tộ. Canh chua cá lóc. Chắc phải hâm nóng lại chị ạ.
Nga hăng hái:
- Để em làm cho.
Cát Tường nói:
- Thôi đi cô nương. Mệt thì ngồi nghỉ để chị đạo diễn. Ủa! Mà nhỏ cũng đâu ăn được canh chua. Thôi thì ăn trước đi Nga.
Nga cười ỏn ẻn:
- Vậy cũng được. Em đói lâu rồi, tính làm mì gói ăn mà không sao nấu được.
Cát Tường khẽ lắc đầu. Gian hàng tuy không lớn, không đồ sộ như những đại lý khác. Nhưng mẹ và chị Hai đã cố gắng bày biện. Và lấy hàng về nhiều mặt hàng. Nhờ vậy mỗi ngày chị Hai có tiền ra vô. Cát Tường được yên tâm ở nhà trọ để học cho đàng hoàng. Chị Hai là chỗ dựa yêu thương của cô. Bây giờ chị cô gặp chuyện buồn, cô phải làm sao đây? Chuyện sai quấy của cô từng làm ba mẹ cô bị dư luận khinh khi, dòng họ chê bai. Là tại cô ham vui, không nghe lời ba mẹ. Còn chị Hai thông minh, bản lĩnh. Tại sao chị lại để chuyện này xảy ra? Thương chị buốt lòng, nhưng Cát Tường đành im lặng. Chị Hai không tự tháo gút trói buộc, chị không tự nói, thì Tường cũng không dám chọc buồn chị.
Nuốt tiếng thở dài vào lòng, cô nhanh chóng trút canh vào tô. Mùi canh chua bốc lên thơm ngon khiến Cát Tường nuốt nước miếng. Đói quá à. Chuyện gì từ từ tính. Phải "thực" trước mới đủ sức nói chuyện đạo nghĩa...
Cát Tường giật mình, bởi nhiều tiếng ồn ào phía ngoài. Muốn "nướng".
thêm một chút cũng khó. Chưa tới bảy giờ, chị Hai đã mở cửa hàng. Sợ chị luôn! Vươn vai, Tường vừa nghĩ, vừa xếp lại mền gối, cô đẩy cửa phòng, định đi làm vệ sinh cá nhân. Cát Tường khựng bước. Tiếng gằn gằn khinh khỉnh của một người đàn bà đập vào tai cô:
- Hừ! Cô tưởng cô làm thế là đủ sức buộc gia đình tôi phải chấp nhận cô sao.
Đừng mơ mộng. Biết thân biết phận hãy nhận số tiền này, giải quyết đi. Cô đi làm cả đời chưa chắc đã có được số tiền đó. Nửa tỉ bạc đấy. Đủ để cô sống dư dả, nếu biết phải quấy.
Cát Tường nhíu mày. Con mụ nào mới bảnh mắt đã tới phá chị Hai cô thế?
Nghe cách nói, chắc bà ta liên quan đến anh Hoàng... Mím môi, cô dợm bước lên, đúng lúc giọng chị Hai cô từ tốn:
- Thưa cô, cháu luôn biết mình là ai. Anh Hoàng yêu cháu, không phải một ngày một giờ. Anh Hoàng là người đàn ông tốt, cháu chọn ảnh, vì tụi cháu thấy hợp tính cách nhau. Chuyện cháu có thai là điều cháu không muốn...
- Này! Cô nói cô không muốn, vậy sao bây giờ lại có hả? Phải vì thấy nhà chúng tôi giàu, cô muốn đào mỏ không?
Tiếng một người khác cắt lời Cát Phượng. Cát Tường giận run người. Cô muốn chạy lên tát cho con người kia vài cái. Nhưng, chị Hai không cho phép, cô không thể hàm hồ. Trước nhà, giọng Cát Phượng vẫn nhỏ nhẹ:
- Cháu xin lỗi. Mọi người muốn nghĩ sao thì tùy. Gia đình bà bác đây giàu ra sao, cháu không quan tâm lắm. Cháu nghèo kiếm tiền bằng sự lao động của mình, cháu không lợi dụng anh Hoàng. Chuyện lỡ dở thế này, cháu dại, cháu chịu. Gia đình bác thương con, thương cháu thì cho tụi cháu lấy nhau. Bằng không, cháu vẫn sống được. Còn số tiền này, với cháu,đúng là chỉ có trong mơ.
Người nghèo không quen xài tiền lớn. Cháu còn gia đình, cha mẹ phải chăm sóc. Cháu không muốn vì số tiền này, cháu phải mất mạng. Hơn nữa, đời con gái của cháu quý hơn vàng ngọc, là vô giá. Cháu cho người cháu yêu thương.
Cho không chứ không bán, bác ạ.
- Cô cũng dẻo miệng lắm. Hèn chi thằng cháu tôi không chết sao được.
Nhưng cuộc đời bây giờ, thực hư lẫn lộn. Ai mà biết "tác phẩm" đó do thằng nào tạo nên. Con gái sống buông thả, không người dạy dỗ, chuyện gì mà không dám làm.
Cát Phượng run bắn người. Cô chưa kịp trả lời, Cát Tường đã ào ra. Giọng Cát Tường phẫn nộ:
- Mấy con mụ nhà giàu kia, biến khỏi nhà tôi ngay. Các người lấy quyền gì dám đến đây nhục mạ chị tôi. Cút ngay, nếu không, tôi không khách sáo đâu.
Người phụ nữ ngoài bốn mươi, mặc đầm vòng vàng đeo đỏ cổ, trợn mắt:
- Con kia! Mày chửi ai hả? Không có chuyện, tụi tao dư hơi sao mà đến căn nhà trọ tồi tàn này. Mày giở thói côn đồ dọa ai hả?
Cát Tường nhếch môi:
- Tôi biết các bà là phu nhân của các quý ông có địa vị tiền bạc. Bộ dựa hơi chồng con rồi làm bậy hay sao? Tôi không hề dọa. Mà sẽ đánh bà trước, mời chính quyền tới sau. Pháp luật nào xử cho bà khi bà phạm tội xâm nhập gia cư người khác và lăng nhục danh dự người ta. Vài năm tù đó, thưa bà phu nhân.
Người phụ nữ chồm tới:
- Mày dám...
- Thôi đi, dì Năm. Dì đừng có cãi tay đôi với con bé ấy. Mình về thôi. Bao nhiêu đó đủ rồi.
Quay sang Cát Phượng, bà ta hạ giọng:
- Tôi chỉ muốn tốt cho cháu, nên mới tới đây. Gia đình tôi đã chọn hôn sự cho thằng Hoàng. Nó là đứa hiếu thảo, trước sau gì nó cũng nghe cha mẹ. Sự thiệt thòi cháu phải gánh. Bỏ đi, để tìm hạnh phúc khác, khi cuộc đời của cháu còn quá trẻ. Vậy nhé!
Cát Phượng cắn môi lạnh lùng:
- Bác khoan đi! Bác đã nghi ngờ phủ nhận và gieo tiếng xấu cho cháu. Trong khi con trai bác đau khổ và biết rõ mọi việc. Bác làm được, bác cứ cưới vợ là bác sĩ, dược sĩ cho ảnh. Cháu sẽ bảo vệ và sanh đứa bé. Cháu muốn một lúc nào đó, chính bác phải ân hận. Trời cao có mắt bác ạ. Chào bác!
Người đàn bà mặc bộ đồ siêu bóng màu vàng khựng lại ánh mắt bà ta thoáng hoang mang khi nhìn ánh mắt sáng rực lấp lánh nước của Phượng. Hai người phụ nữ đi cùng kéo tay bà ta:
- Chị đừng phí lời với loại người không biết phải trái này. Mình về đi chị.
Cát Phượng kêu lên:
- Bác cầm gói tiền về đi. Nếu không, cháu sẽ ném ra đường đó.
Người phụ nữ được gọi là dì Năm cúi xuống nhặt gói tiền, rùn vai:
- Chó mà chê cứt, lạ thật.
Cát Tường hết chịu nổi cô xông tới dang tay tát thật mạnh vào mặt bà Năm.
Giọng cô rít lạnh:
- Khốn nạn! Bà tưởng bà là ai hả? Bà là người sao phải hạ mình nói chuyện với chó chứ? Hạng nhà giàu vô học!
Cát Phượng cuống quít kéo tay em gái:
- Em à! Sao em lại đánh người ta. Như thế là em hỗn, em vô lễ lắm. Em xin lỗi họ đi.
Bà Năm tru tréo:
- Con kia! Mày dám đánh bà, kể như đời mày tàn rồi con ạ. Khôn hồn thì cuốn gói đi. Nếu không, tao cho người đến băm nát mày thành tương.
Cát Phượng khổ sở:
- Cháu xin lỗi. Mong cô bỏ qua. Em cháu còn nhỏ, nó hành động không suy nghĩ.
Bà Năm nhìn xoáy vào mặt Phượng:
- Muốn tôi bỏ qua, cũng được. Với điều kiện, cô phải tránh xa thằng Hoàng.
Nhận tiền và đi nơi khác sống.
Cát Phượng nhẹ tênh:
- Cháu đảm bảo không gặp Hoàng. Nhưng cháu không nhận tiền của cô đâu.
Các cô về đi.
- Là cô hứa đó nhé.
Nhìn mấy người phụ nữ lên xe hơi, Cát Tường rít lên:
- Thật quá đáng. Chị làm ơn mạnh mẽ lên giùm em. Sợ gì cái hạng người này. Em không nghĩ đến anh Hoàng, nãy giờ em đấm bà ấy đó chết quá. Con mụ đó là ai vậy chị Hai?
Cát Phượng ngồi bệt xuống nền nhà. Cát Tường lấy cả hũ muối và tờ báo đốt lửa chạy ra cửa, ném theo chiếc xe hơi. Cô gái lẩm bẩm:
- Ba hồn chín mấy mụ sư tử cái ấy tan tác theo khói xe hơi cho rồi. Mới sáng sớm đã bị quỷ ám.
Quay vô nhà, cô hỏi lại:
- Chị chưa trả lời em!
Cát Phượng thở dài:
- Dì ruột của anh Hoàng. Bà mặc đồ bộ là mẹ ảnh. Em nóng quá, họ cho chúng ta là thứ mất dạy đó em. Cố gắng sống nhu một chút, Tường ạ.
Cát Tường cong môi:
- Em biết rồi. Tại đám người ấy, em thấy xốn mắt lắm. Chị mệt hả, chị vô nằm nghỉ đi, em đánh răng rồi pha sữa chị uống.
Đang rầu rĩ, nghe em nói, Phượng phải kêu lên:
- Trời đất! Con gái gì mà dậy còn chưa đánh răng rửa mặt. Ghê quá!
- Tại họ tới gây ồn ào, em sợ chị bị họ ăn hiếp lúc em đánh răng. Nên em...
- Cái miệng hôi rình thế mà đi chửi rủa người ta. Em thiệt là...
- Em mặc kệ. Em mà rủa, đảm bảo linh cho chị coi.
- Thôi thôi, dì làm ơn đi vô đánh răng rửa mặt giùm. Khách tới mua hàng nhìn bộ dạng em kìa, họ chạy tám cây số.
Cát Tường le lưỡi:
- Không dám đâu. À! Chị Hai ơi...
Như đoán được điều em gái sắp hỏi, Cát Phượng xua tay rối rít:
- Hôi xì à! Cho chị xin được không em. Muốn gì cũng phải tẩy rửa bụi trần đã.
- Xời! Em ngủ trên giường nệm đàng hoàng bụi đâu dính vô chứ. Được rồi, em sẽ hỏi sau vậy.
Cát Tường đi rồi, Phượng lặng lẽ kéo rộng cửa. Cuộc đời dẫu phũ phàng tàn nhẫn cỡ nào, Phượng vẫn phải sống. Cô sống cho ba mẹ, cho mẹ con Cát Tường và cho cả cái mầm sống nhỏ nhoi vô tội đang hình thành trong cô. Dẫu là âm thầm, phải xa lánh bạn bè, nhưng cô phải nhất định bảo vệ kết tinh tình yêu của cô và Hoàng. Cô tin Hoàng không bỏ cô. Bao nhiêu đó đủ cô chịu đựng và vươn lên.
Nga đến với một giỏ trái cây trĩu tay. Cát Phượng kêu nhỏ:
- Em sao vậy? Nho còn đầy nhóc trong tủ, không lo ăn kẻo hư. Giờ còn bày đặt mua thêm đồ là sao? Bộ em mới vô mánh hả?
Nga cười nhẹ:
- Không có đâu! Bởi em có khi nào mua vé số mà trúng. Bơ và mít tố nữ mẹ em đem từ nhà lên. Mẹ bảo em đem qua cho chị một ít, ăn lấy thảo, cây nhà lá vườn.
- Mẹ em còn ở bển không? Sao không mời mẹ qua đây chơi luôn?
- Mẹ em đi thăm người bệnh, ghé em chưa được nửa tiếng rồi về luôn.
Nga chợt nhìn sâu vào mắt Phượng, cô lo lắng:
- Chị! Hình như chị vừa khóc? Chị gây lộn với anh Hoàng hả?
Cát Phượng lắc đầu không trả lời. Cát Tường trỗi giọng:
- Là các bậc phụ huynh mẫu hậu, cô dì của anh Hoàng vừa ghé đấy.
Nga kêu lên:
- Họ đến đây làm gì?
- Thì gạ gẫm chị Hai trao đổi tình yêu. Hồi nãy mày có mặt, chắc cũng không chịu nổi đâu. Nhìn bản mặt họ đáng ghét lắm.
Cát Phượng rầu rĩ:
- Tường à! Em đừng dùng cách đó để gọi họ. Dù sao đó cũng là mẹ anh Hoàng. Căng thẳng quá, lỡ mai mốt họ chấp nhận, chị phải làm sao?
Nga bứt dứt:
- Chị Phượng nói đúng đó chị Tường. Tội cho anh Hoàng kìa. Chả biết anh ấy xử trí ra sao, khi nghe được chuyện này. Họ có làm gì chị Phượng không?
Cát Phượng lắc đầu:
- Không có. Mà thôi, hai đứa ăn sáng rồi lo dọn lại hàng. Hôm nay ngày 20 tháng 11, chắc là đông khách đó.
Cát Tường chớp mắt:
- Chị Hai về nhà không?
- Chi vậy?
- Mọi năm, ngày này chị vẫn cùng bạn bè thăm thầy cô mà.
- Năm nay chị đã gởi quà tặng mấy thầy cô, nhờ Hồng Phượng rồi. Em muốn về thì cứ thu xếp về đi.
Cát Tường so vai:
- Em có ai quan tâm sâu sắc được như chị để tới thăm đâu. Em nhớ mẹ và Cu Ki. Nhưng mẹ dặn em không về ngày này.
Cát Phượng chép miệng:
- Tùy em. Chị nghĩ em đủ khôn lớn để biết việc làm của mình đúng hay sai.
Em không về thì ở lại phụ chị bán hàng.
- Em biết rồi.
Dứt câu, Cát Tường đi qua quán điểm tâm kế bên, mua cho mỗi người một tô bún bò. Dù cực dù đang phải làm việc để kiếm tiền, chị Hai cô vẫn sống rất thoáng lo cơm nước cho bản thân và mọi người rất đủ chất. Cầu xin cho cuộc đời chị đừng gặp rủi ro bất hạnh như Tường. Anh Hoàng là người tốt, chắc anh ấy không phụ bạc chị Hai cô đâu. Mong sao bàn tay cô không phải làm điều ác, để thay chị trừng phạt kẻ nhu nhược. Cu Ki đã không có cha trong đời. Xin ông trời hãy cho chị Hai con được hạnh phúc trọn vẹn.
Đang thận trọng đếm từng chiếc sim điện thoại để giao cho khách, Cát Phượng hơi cau mày khi điện thoại phát tín hiệu. Nhận ra số của Hoàng, cô dịu dàng:
- Em nghe này, Hoàng.
Giọng Hoàng trầm tĩnh:
- Em dậy chưa? Tình hình sức khỏe ổn không?
Cát Phượng từ tốn:
- Em không sao.
- Không sao thật hay là giấu anh hả Phượng? Chuyện gì từ từ anh giải quyết.
Em tuyệt đối phải bình tâm không được bỏ ăn, không được khóc, nhớ không?
Cát Phượng cắn môi, nghèn nghẹn:
- Đừng dặn em như con nít thế. Em biết chăm sóc bản thân em mà. Anh đã nói chuyện với mẹ anh rồi hả?
Hoàng k&euacute;t ăn theo. Muốn chứng tỏ mình và sẵn sàng vung tiền cho một món gì mà chưa chắc khi đem lên, họ đã ăn được. Vì thế Sao Mai đang vắng khách. Cô chủ Sao Mai ghé đây, rõ ràng cô ta muốn tìm kiếm điều gì của chúng ta.
Ngọc Phượng hỏi:
- Vậy mình phải làm sao? Chả lẽ lần sau cô ta ghé, mình không bán cho cổ?
Cát Phượng từ tốn:
- Khách hàng là thượng đế. Họ tới thì mình phải bán, ai lại làm như Phượng nói.
- Nhưng tao e là cô ta sẽ học lỏm các món đang thu hút khách của mình.
- Yên tâm đi. Món ăn Việt rất phong phú. Cùng một món đó, nhưng đâu dễ chế biến được món ngon.
- Đã là đầu bếp tay nghề cao, họ tự chế dễ dàng chứ gì.
Cát Phượng tự tin:
- Tao sẽ không để công thức pha chế lọt vào tay bọn họ. Thôi muộn rồi, thu dọn để đi nghỉ. Ngày mai chủ nhật, có tới bốn đơn đặt hàng sinh nhật và họp mặt bạn bè. Tụi mày sẽ chạy mệt đấy.
Ngọc Phượng cười cười:
- Càng đông vui càng thích. Nhà hàng rộn rã như lúc này, mệt một chút cũng không sao. Mày lo cho mày kìa. Tụi tao còn vật nổi voi lo làm gì.
Hồng Phượng cũng nhỏ nhẹ:
- Ngọc Phượng nói đúng đó. Công việc đã có tụi tao, mày không cần phải đi tới đi lui nhiều, mệt lắm.
Cát Phượng nói:
- Mẹ tao bảo, tao cần đi lại nhiều, chỉ không cần đi giày cao, xách nặng mà thôi. Tao buồn ngủ díp mắt rồi, sổ sách để mai tính luôn nghe Ngọc Phượng.
- Ừ! Ngày mai nhỏ Tường về, nó tính cho mày. Dạo này con nhỏ chịu học lắm. Tao mừng giùm cho ba mẹ mày đó.
Cát Phượng im lặng đi vô phòng. Cô vốn không thể không ngủ trưa. Vậy mà hôm nay khách đông quá, cô chả thể ngủ nổi. Giờ thì không thể cố nữa.
Vừa nằm xuống giường, điện thoại của cô phát tín hiệu. Vừa nhắm mắt, cô vừa đưa máy lên tai:
- Alô! Cát Phượng nghe.
Giọng Hoàng trầm tĩnh:
- Là anh này, Phượng. Em nghỉ chưa?
Cát Phượng khẽ cười:
- Em sắp ngủ rồi. Anh có về đây không?
- Anh đang ở cơ quan. Bây giờ anh tạm yên tâm vì em đã có các bạn. Hôm nay nhà hàng bán được không?
- Dạ. Tụi em bán mờ mắt. Ông trời thương em rồi, anh ơi. Cứ thế này em thấy vui lắm.
Hoàng chậm rãi:
- Chuyện hồi trưa, em không được tin lời cô ta, nhớ chưa?
Phượng dấm dẳn:
- Điều này còn phải xem thái độ và tình cảm của anh, em mới trả lời.
- Em không tin anh?
- Tin chứ! Anh đừng bắt em phải làm thế này thế nọ. Em biết mình cần làm gì để bảo vệ hạnh phúc. Anh lo việc bên nhà anh. Đừng để mẹ anh tới đây tìm em.
Hoàng nói:
- Anh biết rồi, chuyện gì mai anh về mình bàn. Giờ thì em ngủ đi. Em không thể mất ngủ. Nếu không, ảnh hưởng tới em bé, anh đánh đòn đó.
- Anh dám không? Chúc anh ngủ ngon.
- Anh cũng chúc em và con ngủ ngon.
Tắt máy, Cát Phượng khẽ thở dài. Cô thương cho cuộc đời mình, thương mối tình của cô và Hoàng. Chắc chắn cô gái tên Kim kia sẽ còn tới nhà hàng của cô, làm phiền Ngọc Phượng. Nhỏ bạn cô vốn nóng tính nhất nhóm, nó sẽ khiến cô ta bẽ mặt. Cô chỉ mong Thiên Kim đừng dẫn gia đình Hoàng đến. Trong suy nghĩ của họ, Cát Phượng rất nghèo. Cô yêu Hoàng là để lợi dụng anh. Không chừng họ cho rằng nhà hàng đó do Hoàng mua để cô buôn bán, khi ấy tránh sao khỏi cãi cọ làm tổn thương nhau. Dẫu giận mẹ Hoàng vô cùng, Cát Phượng vẫn tôn trọng bà. Vì bà là mẹ người đàn ông cô yêu và thương yêu cô. Cô không muốn xảy ra bất cứ chuyện gì nữa.
- Bà làm gì mà hồi này giám sát con trai kỹ quá vậy?
Ông Phạm vừa gỡ kiếng khỏi mắt, vừa hỏi vợ bằng giọng bất mãn. Bà Vân liếc nhìn chồng, vẻ mặt thản nhiên. Từ khi biết ông có mái gia đình khác, bà hầu như không quan tâm đến sự đi hay về của ông trong căn nhà này nữa. Bà cũng không còn muốn chia sẻ những lo toan cuộc sống với ông nữa. Bà Vân thản nhiên:
- Xưa nay em luôn làm vậy. Nó là con trai em, em không thể mất nó vì những sự tầm thường bên ngoài.
Ông Phạm nhếch môi:
- Muốn gì bà cứ mắng tôi cho đã nè, không cần móc méo. Thằng Hoàng là con trai, nó có công việc đàng hoàng. Nó đủ khôn để tìm tương lai hạnh phúc của nó. Bà đừng áp đặt nó vì những lời hứa xa lắc xa lơ.
Bà Vân giận dữ:
- Ý anh là sao? Em chỉ muốn tốt cho con. Lớn bé già trẻ gì, là đàn ông đều nhu nhược u mê. Xin lỗi anh, tôi không muốn nó giống ông. Tôi sẽ không chấp nhận bất cứ đứa con gái nào về làm dâu nhà này, trừ Thiên Kim.
Ông Phạm cười nhạt:
- Thêm một đứa con gái nhà giàu bị bà lôi về ghép cho con trai mình. Vậy thì lạ thật. Tháng trước, tôi nghe chị em bà bàn tính chuyện cáp đôi thằng Hoàng cho con gái bác sĩ Vân Thành kia mà. Sao bây giờ lại là con bé Thiên Kim, chả lẽ vì nó được đào tạo bên Mỹ.
Bà Vân hơi bối rối:
- Ông nói linh tinh gì thế. Con bé Hải Yến thành dâu nhà mình, thì nhà ta quá có phước đó. Ngặt nỗi, thằng quý tử của ông làm con bé bị bẽ mặt nhiều lần. Gia đình người ta là gia đình trí thức, lịch lãm, Hải Yến được nâng niu như ngọc. Nó đã từ chối lời của tôi. Bởi vậy lần này tôi nhất định không để thằng Hoàng làm tổn thương ai nữa. Nó phải cưới Thiên Kim.
- Mẹ nói đúng đó bố. Anh Hoàng được tự do rồi lại ăn chơi đua đòi, cặp bồ lung tung mất thôi. Thời này khó nói trước lắm. Rất nhiều người đạo mạo tử tế với vợ con, ra ngoài họ thành quỷ sứ.
Ông Phạm đập bàn, cắt ngang lời Thu Hương - em gái kế Hoàng:
- Mất dạy! Mày học thói hỗn láo xóc óc cha mày như thế hả?
Ông giơ tay tính đánh con gái, nghĩ sao ông quay sang cự vợ:
- Bà khéo dạy con quá nhỉ. Gia đình mà con cái cãi cha mẹ, hỗn hào như thế, bà vẫn tự hào được sao hả.
Bà Vân vội kéo tay Thu Hương. Dù sao bà vẫn không muốn mất chồng, căn nhà này không thể thiếu vắng người cha cho con của bà. Bà nhẹ giọng nói với con gái:
- Thu Hương! Xin lỗi bố con đi con.
Mím môi, cô gái bướng bỉnh:
- Con chỉ nói sự thật, con không có lỗi nên sẽ không xin lỗi. Con là con nhà gia giáo còn cha còn mẹ, con không thể là đứa mất dạy như bố mắng. Con luôn tự hào về bố mẹ mình. Cho đến khi con biết được tình yêu bố dành cho mẹ, cho anh em con không còn trọn vẹn, con chỉ thấy hận bố. Mẹ con không muốn anh trai con sống buông tuồng, mẹ làm vậy là vì danh dự gia đình. Mẹ không sai.
Mẹ luôn hướng dạy anh em con sống tốt, có tương lai. Bố không làm được điều gì, ngoài vẻ bề ngoài mà thiên hạ cho rằng, chúng con được như ngày nay là nhờ địa vị của bố. Con luôn khát khao một mái gia đình hạnh phúc. Mẹ con đã chịu đựng, câm nín quá nhiều. Bố hãy vì mẹ mà thực tế chút đi. Thiên Kim được giáo dục kỹ, chị ấy làm chủ một nhà hàng, chả lẽ không xứng với anh con hay sao?
Ông Phạm nghiến răng:
- Mày im ngay! Tao là bố chúng mày, xấu tốt gì cũng là người sanh ra mày.
Mày là con gái, chưa hẳn đã sung sướng khi vào đời. Tao chỉ muốn con cái được tự do yêu và lấy người mình yêu thương. Cái thời "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" cho môn đăng hộ đối đã hết. Rồi mai này phận gái như con lỡ yêu một người nghèo thì sao? Khi ấy mẹ con cũng như bây giờ phản đối, cấm đoán con.
Liệu con chịu nổi không?
Thu Hương hơi khựng lại:
- Con... chưa yêu ai. Nhưng con nghĩ con sẽ chọn được người yêu đúng nghĩa.
- Con còn nhỏ chưa hiểu hết tình đời, tình người. Ông trời luôn muốn thử lòng nhân của người trần, con gái ạ. Bố yêu thương và tôn trọng mẹ con. Nhưng cách sống của mẹ mấy năm nay khiến bố mệt mỏi và sợ hãi. Bố xin lỗi con.
Chuyện của bố, cũng bắt nguồn từ những sự áp đặt, quyền hành của mẹ. Người đàn ông phải biết thoát ra khỏi sự ràng buộc kỳ cục ấy. Bố vẫn luôn lo lắng cho mẹ và các con, không hề sa sút.
Bà Vân tái mặt ngồi câm lặng. Chồng bà đang trách bà thay đổi tâm tính.
Hạnh phúc một gia đình phụ thuộc vào sự khôn ngoan dịu dàng của người vợ, người mẹ. Hình như từ khi Hoàng học xong đại học, cũng là lúc bà luôn hạch sách, tra hỏi chồng. Tiền lương ông đưa về cho bà không thiếu một đồng, vậy mà bà cứ kiếm cớ giận dữ... Ông có người phụ nữ khác là do lỗi ở bà hay sao?
Ông Phạm nhìn vợ bằng ánh mắt cảm thông:
- Tôi biết em suốt đời yêu chồng yêu con, lo lắng cho con. Nhưng các con lớn cả rồi. Em hãy để chúng được tự do yêu và lấy người nó yêu. Đừng chia rẽ tình cảm của con. Thằng Hoàng sống tốt hay xấu đều nhờ vào phước của em.
Gia đình mình đủ sung túc để con cháu sống no ấm nhàn hạ suốt đời, em cần gì phải cưới vợ giàu cho con. Tôi xin lỗi em. Con gái nhà giàu thời nào cũng như nhau hết, đều đỏng đảnh kênh kiệu, coi thiên hạ chả ra gì. Em dám chắc con b&eacut;y giờ có mua đất ở thành phố, cũng phải mua được miếng khá rộng, có chút sân vườn cho ba mẹ vui cảnh điền viên. Là Phượng còn đang mơ thôi. Ngày đó của cô chắc còn xa lắm. Gom góp được tiền tỉ đâu phải là chuyện dễ dàng...
Ngọc Phượng ngoắc tay gọi:
- Cát Phượng, vô đây!
Đến bên bạn, Cát Phượng cười nhẹ:
- Có chuyện gì à?
Ngọc Phượng cười tươi:
- Không. Chú Tuấn biết mày thích ăn bún bò Huế. Sáng nay chú ấy nấu để mày thử đó. Bộ không biết đói hả?
Cát Phượng tròn mắt:
- Thấy khách vô ăn đông, tao vui quá nên quên cả đói. Ủa! Sao chú Tuấn biết tao thích.
Ngọc Phượng so vai:
- Không phải tao à nha. Là anh Hoàng nói. Anh Hoàng bảo mày không thích ăn phở.
- Chú ấy đã bận lu bu rồi, còn khiến chú ấy làm món ăn cho mình, tao không muốn đâu. Tuy không khoái phở lắm, song tao vẫn ăn được mà. Ông Hoàng này rối ghê nơi.
- Thì mày cứ xuống ăn thử. Chú Tuấn nấu rồi.
- Ăn thì cả bọn cùng ăn...
- Mày mơ ngủ hả Phượng. Tụi tao đang vắt chân lên cổ để phục vụ khách.
Đói lúc nào đứng ăn đại lúc ấy. Mày lo cho mày đi, không thôi, mệt với anh Hoàng đấy.
Cát Phượng chưa kịp quay đi, từ đâu đó vang lên tiếng con gái chát chúa:
- Quản lý đâu? Gọi quản lý hay chủ nhà hàng cho tôi.
Ngọc Phượng bặm môi ngăn Cát Phượng:
- Mày để tao xử lý. Là con mụ Thiên Kim đấy. Nó tới ăn nãy giờ rồi, sao bây giờ lại la réo thế không biết.
Ngọc Phượng đi thẳng đến chiếc bàn Thiên Kim đang ngồi cùng hai cô gái tuổi từ mười sáu đến hai mươi ăn mặc khá mô đen.
Ngọc Phượng từ tốn:
- Chị cần gì ạ?
Lập tức Thiên Kim vung tay:
- Cô nhìn coi, có kinh khủng không? Các người làm ăn thế này khác nào đầu độc khách?
Ngọc Phượng nhăn trán nhìn xuống tô phở của Thiên Kim. Xác một con gián to bằng ngón tay đang bập bềnh trong đó. Quá bất ngờ vì trường hợp này, dù Ngọc Phượng dám cam đoan, sâu trong rau còn không có thì con gián ở đâu ra?
Bảo nó rơi vào nồi nước lèo? Chắc chắn nó phải tan xương nát thịt, có đâu còn nguyên vẹn thế kia. Chắc chắn con yêu nhền nhện này giở trò. Khổ nỗi không bắt được tay nó, làm sao nói đây?
Ngọc Phượng đành nhỏ nhẹ:
- Xin lỗi chị, chúng tôi đã sơ suất. Tôi sẽ nói nhà bếp làm lại tô khác cho chị.
Thiên Kim nhếch môi:
- Họa có điên mới ăn tiếp món ăn của cô. Nghĩ tới cảnh nhai nhầm con gián, tôi đã mắc ói. Có khi nào đây là bí quyết dùng nấu nước lèo cho ngọt của cô không?
Ngọc Phượng tức giận:
- Tôi cấm chị không được xúc phạm chúng tôi. Nhà hàng tôi kinh doanh có đăng ký "bảo đảm an toàn thực phẩm". Tôi xin lỗi chị, vì không muốn um sùm.
Thật chất tôi dám đem mạng tôi ra bảo đảm không bao giờ có loại côn trùng nào sót lại trong khâu chế biến của chúng tôi.
Thiên Kim nhếch môi:
- Cô lẻo miệng ghê nhỉ! Vật chứng rành rành mà còn chối. Các khách hàng, mong mọi người xác nhận giùm tôi!
Ngọc Phượng gằn gằn:
- Tôi cảnh cáo chị, muốn không bẽ mặt thì im miệng lại. Nếu không, tôi sẵn sàng mời người đủ quyền hạn đến kiểm chứng, coi thử nó có trước hay do chỉ vì một âm mưu gì đó, cố tình đem đến hại chúng tôi.
Không chờ phản ứng của Thiên Kim, Ngọc Phượng từ tốn mời người khách lớn tuổi ngồi gần đó:
- Thưa dì, cháu muốn nhờ dì xác định thử.
Bà khách lưỡng lự một chút, rồi bước lại bàn Kim. Dùng đũa bà vớt xác con gián để xuống đĩa rau. Sau đó lấy đũa ấn mạnh lên người con gián. Xác con gián vẫn cứng đơ chứ không hề mềm như miếng thịt trong tô.
Bà khách chậm rãi với Thiên Kim:
- Cô hãy xin lỗi nhà hàng đi.
- Bà nói cái gì? Họ sai mà biểu tôi xin lỗi à? Bà đừng nằm mơ.
Bà khách thong thả:
- Tôi nói để cháu biết. Con gián chỉ mới được bỏ vào thôi. Nó chết, nếu do nước sôi, thì thịt phải mềm rồi. Nhưng hiện tại, vỏ của nó vẫn cứng đơ. Ngốc cỡ nào cũng biết cháu tính vu khống người ta.
Thiên Kim tái mặt:
- Tôi không có.
Bà khách nhìn sững vào mặt Kim:
- Tôi nhận ra cháu là ai rồi. Cháu gái à! Làm ăn kinh doanh đều không tránh khỏi sự cạnh tranh. Nhưng để hạ uy tín người khác, dùng thủ đoạn này chả hay ho gì. Chúng tôi tuyệt đối tin vào sự an toàn sạch sẽ của nhà hàng này.
Dứt câu, bà khách bỏ về bàn, không chờ Ngọc Phượng cám ơn.
Hơi bẽ mặt, Thiên Kim lì lợm:
- Tao làm đó, thì sao. Mày muốn yên ổn làm ăn, hãy tránh xa anh Hoàng.
Anh ấy là chồng sắp cưới của tao. Mày nên biết thân, biết phận, đừng cố níu kéo ảnh.
Ngọc Phượng nhếch môi:
- Vì anh Hoàng, chị làm chuyện xấu này, chị không nghĩ anh ấy sẽ ghê tởm vì có người bạn ích kỷ, nhỏ mọn như chị à?
- Tao mặc kệ! Mày hãy trả lời câu hỏi của tao đi.
Ngọc Phượng thản nhiên:
- Tôi và chị không có gì để nói hết. Chị là người được ăn học, gia đình tử tế.
Bản thân cũng là một chủ nhà hàng, chị xinh đẹp hơn tôi. Tại sao anh Hoàng không chọn chị, lại chọn tôi? Chắc phải có lý do của ảnh. Tôi không giúp gì được cho chị. Bởi người chị cần hỏi là anh Hoàng. Vậy nhé!
Thiên Kim kéo tay cô bé mặc áo thun màu đỏ:
- Tường Vy! Em thay gia đình, nói cho cô ta biết đi Vy.
Tường Vy vẻ lưỡng lự:
- Chị này là chị Phượng hả? Hình như là...
Thiên Kim liến thoắng:
- Chính là cô ta đó! Em nói để cô ta cạch gia đình em ra. Chị không để em thiệt đâu.
Tường Vy là con gái bà Vui. Cô đã vài lần gặp Cát Phượng. Cô biết Thiên Kim nhầm lẫn, nhưng nói lúc này vừa bẽ bàng Thiên Kim, mà lời hứa Kim tặng cô bộ áo đầm mới nhập từ Pháp về sẽ theo lời phủ nhận bay mất. Do chị Kim lầm, đâu phải lỗi của Vy!
Tường Vy cao giọng:
- Hai bác tôi tuyên bố chắc như đinh đóng cột:
Nếu anh Hoàng cãi lời bố mẹ, hai bác sẽ từ ảnh. Một công tử con nhà giàu nứt vách, ngu gì vì một cô gái để phải mất sự sản. Có tiền trong tay muốn chục cô vợ cũng được. Hơn nữa, chị Kim là người được gia đình chọn làm dâu. Theo tôi chị nên biết mình là ai, rút lui trong im lặng còn hơn chờ đến lúc anh tôi bỏ rơi chị.
Ngọc Phượng chát chúa:
- Em là em họ anh Hoàng phải không? Em mới chút tuổi đầu, a dua theo mưu mô quỷ quái của người khác, em không sợ ông trời quả báo sao? Em còn nhỏ, chị không chấp nhất. Nếu muốn, em hãy về cấm anh trai em. Vậy nhé! Chị bận lắm, không rảnh để nói chuyện vô bổ. Chào em!
Dứt câu, Ngọc Phượng xoay người bước đi. Thiên Kim đưa chân ngáng chân Phượng, khiến Ngọc Phượng ngã soài xuống nền nhà.
Vừa đau, vừa giận, Ngọc Phượng bật nhanh dậy, cô tóm chân Thiên Kim bẻ thật mạnh. Thiên Kim la lớn:
- Mày làm gì thế? Đau quá!
Ngọc Phượng mím môi:
- Tôi cảnh cáo chị, bỏ ngay thói du côn đó. Hôm nay tôi có chuyện gì, tôi đố chị ra được khỏi đây. Biết đau sao còn hại người khác.
Hồng Phượng bỏ nhỏ vào tai Cát Phượng:
- Mày đừng có lên đó. Ngọc Phượng dư sức đối phó với hạng người này.
Thiên Kim bị mọi người nhìn và bàn tán, cô ta vội nói:
- Tôi đâu cố ý. Lỡ chút mà làm rùm beng, không sợ mất khách sao?
Ngọc Phượng nhếch môi:
- Loại khách như chị, lần sau vô đến cửa, tôi sẽ nói bảo vệ không cho vô.
Bây giờ chị về, cho tôi làm ăn. Tôi không tính tiền ăn của chị bữa nay.
Thiên Kim so vai:
- Tao không thèm ăn chùa. Tính tiền đi.
Cậu phục vụ bèn tiến đến:
- Ba tô phở đặc biệt đúng không ạ. Chị cho xin chín mươi ngàn. Thêm ba ly trà sữa. Tổng cộng một trăm hai mươi ngàn đồng.
Thiên Kim móc bóp lấy ra tờ năm trăm ngàn đưa cho cậu phục vụ:
- Anh không thối. Tôi bo cho anh.
Cậu phục vụ từ tốn:
- Dạ, không được đâu. Chị chờ em thối tiền lại. Nhà hàng của em không có thông lệ tiếp viên nhận tiền bo của khách.
Thiên Kim lặng lẽ bỏ ra cửa. Cậu phục vụ chạy theo trả lại tiền cho cô ta.
Cát Phượng thở dài. Lúc nãy, nếu là cô, cái ngáng chân của Thiên Kim ắt làm cô đau đớn. Bụng dạ cô ta thật độc ác. Nếu Hoàng lấy cô ta, chắc hẳn anh sẽ chết vì những cách đối nhân xử thế chẳng giống ai của Kim. Được ăn học đàng hoàng mà vậy, thật đáng tiếc mà.
Hoàng kéo tay Cát Phượng. Bàn tay anh lạnh giá. Chắc do anh vừa chạy xe cả một chặng đường dài. Giọng anh thật nhẹ:
- Em muốn trốn anh sao?
Cát Phượng chán nản:
- Không phải trốn mà là không muốn gặp.
- Tại sao?
- Vì em muốn được yên ổn sống, yên ổn làm ăn. Anh đến đây, rồi người ta tìm tới, quậy tưng bừng nhà hàng. Em hết buôn bán đó.
Hoàng cắc cớ:
- Người ta là ai? Mẹ anh hay bà dì đáo để của anh?
- Mới hồi sáng, Thiên Kim đến, cô ta dùng trò quỷ quái tính hại uy tín nhà hàng. May cho em là khách hàng tin tưởng và sẵn sàng bảo vệ.
- Cô ta làm gì vậy?
- Một trò vô học và bẩn thỉu mà anh khó tin nổi. Cô ta bắt gián bỏ vô tô phở, rồi hô hoán là nhà hàng nấu ăn bẩn, mất vệ sinh.
Hoàng buột miệng:
- Cô ta sao lì lợm và kinh dị quá vậy. Người gì mà không có chút tự trọng.
Phượng thản nhiên:
- Khi yêu, ai chả mù quáng. Cô ta đáng thương hơn đáng giận.
Hoàng bực bội:
- Lúc nào em cũng dễ dàng bỏ qua cho cô ta hết vậy, để rồi tự dằn vặt và tránh né anh.
- Dù sao thì đó cũng là ý của mẹ anh. Giữa chữ tình và hiếu, anh không thể vì em mà cãi bướng bố mẹ.
Hoàng gắt lên:
- Bố mẹ sai anh nhất định chống đến cùng. Anh yêu em. Và chỉ lấy em mà thôi. Em đừng làm khó anh.
- Em không dám. Tại em sợ bị rắc rối. Thiên Kim đã cảnh cáo em.
- Anh mặc kệ những lời nói điên rồ của cô ta. Và cả mẹ anh nữa. Anh tin là mẹ anh đang nghĩ lại.
Cát Phượng nhếch môi:
- Anh nghĩ vậy sao? Tiếc là mẹ anh đã từng gặp và cấm em. Bà tuyên bố nếu em có thai, thì sanh con ra rồi đưa bà nuôi. Còn con dâu, bà chỉ nhận Thiên Kim.
Hoàng kêu lên:
- Mẹ anh nói khi nào, sao em không nói anh nghe. Đã thế, cứ lôi Thiên Kim vào làm gì chứ. Anh ghét cô ta.
Cát Phượng cắn môi. Cô tin Hoàng. Anh không thích Kim là thật. Cái lần cô thấy anh đi với Thiên Kim, là do anh bị mẹ anh nhờ vả. Suýt chút cô và anh chia tay rồi. Thiên Kim hoàn toàn xa lạ với cô, vậy mà cô ta cứ gây chuyện khiến cô phải bực mình.
Hoàng khều tay cô:
- Nghĩ gì vậy Phượng?
Cát Phượng chậm rãi:
- Em nghĩ về tương lai của em và em bé trong bụng em. Chả biết khi nó chào đời có cha bên cạnh không?
Hoàng chắc nịch:
- Anh hứa luôn bên cạnh em và con mọi nơi. Em hãy dẹp những lấn cấn trong đầu để vui vẻ sống, cho em bé khỏe mạnh. Tới bây giờ, em vẫn nghi ngờ anh hay sao?
Cát Phượng buồn rầu:
- Em tin anh. Nhưng em vẫn sợ gia đình anh không chấp nhận em. Đã không ưa rồi, còn mang thai trước, mẹ anh càng ghét em. Mẹ anh ắt nghĩ em mưu mô, cài bẫy cố tìm mọi cách để trở thành người nhà anh. Bấy nhiêu thôi, em thấy mình thật bất lực. Giá như em đừng ngu ngốc nghe lời anh em đã không thế này.
Hoàng trầm tĩnh:
- Anh nhất định cưới em mà. Từ từ mẹ anh sẽ hiểu thôi. Anh biết lỗi của mình rất lớn. Vì vậy, anh không bỏ em một mình đâu.
Cát Phượng chua cay:
- Từ từ là một năm hay ba năm hay cho tới khi em già và con em lớn khôn hả anh. Giờ đây em đang thấm cảm giác lỗi lầm, tự thấy bản thân em thật xấu xa, khi chưa cưới hỏi đã cho đi tất cả.
Hoàng bức bối:
- Phượng à! Chuyện không phải chỉ do em. Anh quá tin vào bản thân, nên nhất thời không làm chủ được tình cảm. Đừng tự trách nhau nữa, chúng ta nhất định vượt qua thử thách này.
Cát Phượng chép miệng:
- Đành vậy chứ em biết sao đây. Anh ăn gì chưa?
Hoàng thật thà:
- Xuống ca, anh nhận tin nhắn của Thu Hương, liền xách xe chạy về đây.
Anh không thấy đói, nhưng buồn ngủ quá.
Phượng xót xa:
- Anh vô phòng nằm nghỉ, chờ em bảo chú Tuấn nấu phở anh ăn rồi hãy ngủ.
Hoàng gật đầu. Anh cùng Phượng vào phòng riêng của cô. Phượng lấy chai cam vắt, rót cho anh một ly, cô ân cần:
- Anh uống nước cam, xong rửa mặt mũi, chờ em một lát nhé.
Cát Phượng đi ra nhà bếp. Khi cô trở lên, Hoàng đã chìm vào giấc ngủ say.
Bên cạnh anh ly cam vắt hết sạch. Cát Phượng khẽ lắc đầu. Đành để anh ngủ thôi.
Hoàng giật mình tỉnh giấc, khi ánh nắng rải vàng khắp ô cửa sổ, ùa vào đùa trên mắt mũi anh. Liếc nhìn đồng hồ, anh bật dậy. May cho anh, sáng này được nghỉ bù, không thôi anh trễ vài giờ là cái chắc. Hoàng nghe ruột gan nhẹ tênh và cồn cào thật khó chịu. Anh mỉm cười nhớ tới buổi chiều tối qua, anh chưa có miếng gì trong bụng. Nằm giữa một nhà hàng đầy những món ăn ngon, vậy mà đói, quả khó ai tin nổi!
Hoàng làm vệ sinh cá nhân trở ra, vừa lúc Bích Phượng thò đầu vô:
- Anh dậy chưa, anh Hoàng ơi?
Hoàng cười:
- Anh dậy rồi. Gọi anh có gì không Bích Phượng?
Bích Phượng nói:
- Anh ra ăn sáng, kẻo đói bụng.
Hoàng kêu lên:
- Cát Phượng đâu em?
Bích Phượng chậm rãi:
- Mẹ Phượng cấp cứu vô bệnh viện. Hai chị em Cát Phượng tới bệnh viện rồi anh.
Hoàng ngẩn người:
- Mẹ Cát Phượng bị sao vậy? Nặng lắm hả, Bích Phượng? Bác nhập viện hồi nào?
- Dạ hồi khuya. Bệnh viện Thống Nhất. Cát Phượng dặn anh Hoàng sáng nay nghỉ tụi em không cần đánh thức anh. Anh dậy rồi, em dọn điểm tâm cho anh nhé.
Hoàng lưỡng lự:
- Thôi đành vậy. Anh đói ghê lắm, hồi tối Cát Phượng lấy đồ ăn lên, chắc anh ngủ mất tiêu rồi.
Hoàng ăn hết nửa tô phở thì đứng lên. Ngọc Phượng liếc sơ nói:
- Anh hơi bị lãng phí đó. Cát Phượng biết anh ăn bỏ mứa, nó la chết.
Hoàng cười:
- Anh ăn không nổi nữa. Dọn giúp anh nhé, anh phải vào bệnh viện.
Hoàng đến bệnh viện, giữa lúc bác sĩ khám bệnh, nên người nhà phải ra ngoài chờ. Anh đành gọi điện cho Phượng.
Giọng Cát Phượng nhỏ nhẹ:
- Em nghe này anh!
Hoàng từ tốn:
- Anh vô bệnh viện rồi. Người ta không cho anh biết mẹ em nằm đâu. Chỉ cho anh đi Phượng.
Cát Phượng nói:
- Em đang ngồi phía ngoài hành lang phòng khám. Bác sĩ khám bệnh, em cũng đâu được ở trong phòng.
Hoàng tắt di động. Anh hỏi thăm và đi được tới chỗ Phượng đang ngồi. Anh hỏi khẽ:
- Có mình em thôi hả? Mẹ đưa lên phòng hay còn nằm ở cấp cứu?
- Dạ đưa lên rồi. Cát Tường ra ngoài mua đồ ăn. Ba em phải về để trông Cu Ki. Hồi khuya ba phải gởi nó bên hàng xóm để đưa mẹ em vô viện.
- Mẹ bị sao vậy em?
- Huyết áp mẹ em tuột thấp lắm. Bác sĩ chưa kết luận được bệnh của mẹ.
Nếu không ổn, mẹ còn đau, chắc em phải đưa mẹ qua Chợ Rẫy. Mấy lần trước mẹ em đều điều trị ở Chợ Rẫy cả. Tốn kém một chút nhưng bác sĩ giỏi, bệnh tình mau khỏi hơn anh ạ.
Cát Phượng cắn môi:
- Anh làm việc suốt ngày chắc mệt lắm. Anh nghe em, về nhà nghĩ cho khỏe.
Em biết lo liệu chuyện mẹ em. Anh đừng lo lắng giùm em, em không muốn bị bố mẹ anh hiểu lầm.
Hoàng kêu nhỏ:
- Phượng ơi là Phượng! Sao lúc nào em cũng đem bố mẹ anh ra để gây áp lực với anh vậy. Anh nói rồi. Em mặc kệ bố mẹ anh đi. Trước sau gì bố mẹ anh cũng phải chấp nhận em thôi.
Cát Phượng chưa kịp nói thêm, vì Cát Tường về tới. Cô kinh ngạc:
- Anh Hoàng! Hôm nay anh không phải đi làm hay sao, mà tới đây nhỉ?
Hoàng cười:
- Anh nghĩ đến tối mới phải về cơ quan. Ví dụ có làm, nghe tin mẹ của em bệnh nặng, anh phải đến ngay, chứ anh không tới chắc chắn anh rất lo lắng.
Mua gì nhiều vậy Tường?
Cát Tường rùn vai:
- Em mua bánh mì cho chị Hai ăn. Em ăn xôi hộp. Hai hộp xôi gà lận. Anh Hoàng ăn luôn nhé.
Hoàng chép miệng:
- Anh ăn rồi. Hai chị em tranh thủ ăn. Thức trông mẹ suốt đêm còn gì.
Phượng không cho anh biết đã đành, luôn cả em cũng giấu anh Hoàng. Anh thấy mình sắp trở thành người vô sản tình cảm thật rồi.
Cát Tường chớp mắt:
- Vô sản tình cảm? Câu này em nghe lần đầu đó. Là sao anh Hoàng?
Hoàng so vai nói tỉnh:
- Về nhà bố mẹ ép lấy một con yêu nhền nhện, không chịu đầu hàng, bị tẩy chay cô lập. Đến chỗ hai chị em thì bị chị em lạnh nhạt, còn muốn coi anh như người dưng. Phen này anh không trắng tay đó sao?
Vừa nhai xôi, Tường vừa cười cười:
- Anh không là người dưng khác họ của chị Phượng, làm sao yêu được chị em nhỉ. Anh đúng là lẩn thẩn.
Cát Phượng lườm Hoàng:
- Em kệ ảnh đi Tường. Coi vậy chứ không có hiền như mọi người nghĩ đâu.
Em rà trúng đài, kể như em đấu cả ngày không lại đó.
Hoàng tủm tỉm cười, không trả lời.
Cát Phượng nạt đùa:
- Không đúng sao anh cười em.
Hoàng tủm tỉm:
- Thì trúng, nên anh im lặng cười chứ biết sao. Em thiệt là, nói thế nào cũng bắt bẻ cho được.
Cát Tường lí lắc:
- Cái đó người ta gọi là ghét ghét thương thương ấy mà. Hí hí...
Cát Phượng trừng mắt:
- Em nữa! Chị không bênh vực, mà bênh người ngoài. Em coi chừng chị đó.
Cát Tường nói:
- Anh Hoàng là cha của em bé trong bụng chị. Trời long đất sập vẫn thế thôi.
Điều đó chứng tỏ anh Hoàng là người thân của chúng ta chứ bộ.
Cát Phượng đành im re. Bình thường Cát Tường vốn hay chọc phá Hoàng.
Tháng nào anh cũng cho con bé thêm vài trăm để tiêu vặt, nó quý Hoàng là đúng thôi.