CHƯƠNG 4

    
ã bao nhiêu năm rồi nhỉ, ta không nhớ được nữa. Sau này ta thường hay gác tay lên trán thở dài, chiêm nghiệm về đời mình, về thế cuộc, thời thế của một dân tộc, một đất nước và của một đời người, cụ thể là về Ta - Nguyễn Trãi. Đời ta đã trải qua quá nhiều thăng trầm. Những thăng trầm trải qua mà đôi lúc ta ngỡ rằng cả một pho sử ngàn năm của sử công Tư Mã cũng không ghi hết. Có quá nhiều cảm nhận, suy gẫm của vinh, nhục, buồn, vui, cay đắng một đời người mà Ức Trai này đã đi qua.
Sau khi chiếm được nước Nam, toàn bộ triều thần nhà Hồ bị giải về Kim Lăng để làm lễ Hiến phù một cách nhục nhã. Trừ cha con vua nhà Hồ ra, còn lại đa phần các trung thần bị bắt đi theo sau đó đều bị nhà Minh giết chết. Riêng gia đình Thượng thư Bộ lại Phạm Lãi, đã đầu thú giặc trước đó, và cha con ta là được nhà Minh tha chết. Tên gian thần Tham chính Lương Nhữ Hốt đã gặp cha con ta và một số sĩ phu khác đề nghị tiếp tục ủng hộ kế hoạch của nhà Minh là dựng cờ phò hộ Trần Thiêm Bình, kẻ mà trước đó được nhà Minh dựng lên với lý do diệt Hồ phù Trần như bảng văn kết 20 tội đối với nhà Hồ mà chúng rêu rao, mặc cho lúc này thân xác của Trần Thiêm Bình đã thối rữa dưới ba lớp đất. Nhà Minh giả nhân giả nghĩa tuyên triệu với dân ta rằng việc họ xua quân sang nước Nam ta chẳng qua là tiêu diệt nhà Hồ, dựng lại ngọn cờ chính nghĩa cho nhà Trần. Họ làm bảng văn minh tuyên giáo, khôi phục Hàn lâm viện, Quốc tử giám... để dụ dỗ dân ta. Cha con ta hiểu rõ ý đồ đó và cương quyết từ chối dù biết rằng việc này có thể dẫn đến cái chết của bản thân. Lương Nhữ Hốt lồng lộn gầm thét, nhưng cuối cùng đành chịu thua và tâu với Minh triều cho bắt đưa cha con ta cùng các sĩ phu khác về Vạn Sơn Điếm để an trí. Chúng ta chấp nhận. Đó là một chuyến đi đầy ải đầy gian khổ, máu và nước mắt. Nhà Minh muốn đánh gục ý chí của cha con ta và những sĩ phu khác, nhưng chúng đã lầm, càng gian khổ, lòng căm thù của mọi người mà thôi. Chúng ta đã sống trong những tháng ngày cực khổ từ đời sống lẫn tinh thần, nhưng không vì thế mà nhụt chí.
Vào tháng 4 năm 1407, Minh Thành Tổ hạ chiếu đổi nước Nam thành quận Giao Chỉ, có nghĩa chúng coi nước ta như một quận của Minh triều và chia nước Nam thành các phủ, châu, huyện. Nhà Minh cử Lữ Nghị làm Đô ty, Hoàng Trung làm phó và Hoàng Phúc kiêm giữ hai ty Bố chính và Án sát.
Trong hơn 10 năm sống trong vòng vây của kẻ thù ở Vạn Sơn Điếm, sau này là thành Đông Quan, ta và cha cùng một số sĩ phu khác vẫn trăn trở mong tìm ra một con đường cứu đất nước thoát khỏi ách ngoại xâm. Và không phải nước Nam ta đã hết người, mà đã liên tục xuất hiện những cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
Nhà Minh cho xây dựng một hệ thông thành lũy ở những nơi hiểm yếu và tận lực vơ vét của cải đất nước ta. Điều đáng sợ nhất làm cho tất cả kẻ sĩ nước Nam chúng ta rất đau lòng và căm giận là việc nhà Minh cho lùng sục bắt hết nhân sĩ, người có tài đức, thông suốt kinh văn, thạo việc, am hiểu thư toán... đem về Kim Lăng để phục vụ cho chúng. Còn lại bao nhiêu sách vở văn thự, di chỉ văn hóa của các triều đại trước, cái nào đem về được thì chúng cướp bóc, còn không thì đốt phá sạch. Thậm chí vào tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ tư, 1406, Minh Thành Tổ đã ra sắc dụ cho Quốc công Chu Năng thực thi mười điều quân lệnh, trong đó ở điều thứ ba, Minh Thành Tổ nhắc đi nhắc lại với tướng Minh Chu Năng rằng bất kỳ thư tịch, sách vở gì của nước Nam phải tiêu hủy ngay, một mảnh, một chữ cũng không để lại. Đánh vào văn hóa để muốn triệt tiêu đời sông tâm linh của người Việt, quả là thâm độc khôn cùng. Chúng đã thực hiện một chính sách làm ngu dân Việt. Minh triều muốn triệt hạ tất cả những dâu ấn, lòng tự tôn của dân ta hàng ngàn năm nay. Chưa kể chúng sẵn sàng chém giết một cách man rợ đối với bất kỳ ai một có ý manh nha chống lạhà Minh tưởng rằng chúng làm vậy thì sẽ đè bẹp ý chí của dân ta, nhưng chúng đã lầm, càng đàn áp thì lòng căm thù của nhân dân càng mạnh hơn. Bởi chúng quên mất rằng dân tộc ta là một dân tộc tự cường. Hàng ngàn năm qua biết bao nhiêu lần những thế lực xâm chiếm phương Bắc tràn đến chiếm đất nước ta, biết bao nhiêu lần chúng muốn biến đất nước Nam thành quận, châu của chúng. Thế nhưng đời nào anh hùng hào kiệt của nước Nam cũng có. Và chúng ta vẫn nổi lên đấu tranh giành độc lập cho đất nước mình. Bài học lịch sử bao giờ cũng đắt giá, chỉ có những kẻ xâm ỉược là không chịu mở mắt ra nhìn mà thôi.

*

Ngay trong mùa thu 1407, khi nhà Minh vừa xâm chiếm xong nước ta đã xuất hiện hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân từ vùng Đông Lan, Trà Thanh thuộc phủ Diễn Châu, cho đến cuộc nổi dậy của dân miền châu Quảng Nguyên, miền Tây Đô, Đông Triều... Tất cả đã làm cho giặc Minh phải vất vả đôi phó. Mỗi cuộc khởi nghĩa đều có những ưu nhược khác nhau, nhưng đều nhanh chóng bị nhà Minh đàn áp đẫm máu. Trong tất cả các cuộc khởi nghĩa này, ta và cha rất lưu tâm đến cuộc khởi nghĩa của hậu duệ nhà Trần là Trần Ngỗi.
Thứ nhất đây là một cuộc khởi nghĩa mang ý nghĩa chính danh của nhà Trần, vì Trần Ngỗi là con trai thứ của vua Trần Nghệ Tông, ông nguyên là Giản Định Vương thời Trần và dưới thời nhà Hồ ông cũng được phong là Nhật Nam Quận vương. Khi nhà Minh chiếm nước ta, chúng cho lùng bắt con cháu nhà Trần nên ông phải lẩn trốn và sau đó được Trần Triệu Cơ ở Thiên Trường đón đưa về tôn làm minh chủ. Việc Trần Ngỗi dựng cờ khỏi nghĩa đã làm cho Minh triều lúng túng, vì chúng vẫn cho rằng chúng sang nước Nam mục đích là lật đổ nhà Hồ, khôi phục nhà Trần với hồn ma Trần Thiêm Bnay Trần Ngỗi là Hoàng tộc chính thất nhà Trần xuất hiện, đã phá vỡ âm mưu của chúng. Ngoài ra vì là dòng họ tôn thất nhà Trần nên Trần Ngỗi được rất đông đảo sĩ phu các nơi hưởng ứng ủng hộ. Họ coi đây là thời kỳ Hậu Trần với vua là Trần Ngỗi. Ông đã được suy tôn là Giản Định Đế, lấy niên hiệu Hưng Khánh năm thứ nhất, 1407.
Trong nhiều quan tướng tham gia khởi nghĩa của Giản Định Đế đáng chú ý có Đặng Tất, Đại tri châu Hóa Châu của nhà Minh, nguyên vốn là một viên quan của nhà Hồ. Ông ta đem theo nhiều ngàn quân lính dưới quyền về quy phục Giản Định Đế và được phong tước Quốc công, và để đền đáp lại ông đã gả con gái của mình cho vua. Ngoài ra còn có Nguyễn Cảnh Chân, nguyên Phủ sứ lộ Thăng Hoa của nhà Minh nay cũng về theo và được phong làm Đồng tri Khu mật viện Tham mưu quân sự dưới quyền Đặng Tất. Đây là hai vị tướng chủ chốt của cuộc khởi nghĩa. Sau đó còn nhiều thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa ở các nơi khác cũng kéo về tụ nghĩa dưới cờ của Giản Định Đế. Trong những năm 1407, 1408 nghĩa quân đã lập nhiều chiến thắng quan trọng. Đặc biệt là trận chiến với Kiều Quốc công Mộc Thạnh được Minh triều phong làm Chinh di tướng quân dẫn hơn 4 vạn quân, cùng với 2 vạn của Đô đốc Lữ Nghị nghênh chiến nghĩa quân ở bến đò Bô Cô. Đây là một trận chiến lớn, và trong trận này nghĩa quân đã giết chết Thượng thư bộ Binh Lư Tuấn, Đô đốc Lữ Nghị, Chỉ huy sứ Liễu Tông... Quốc công Mộc Thạnh tháo chạy vào thành Cổ Lộng mới thoát chết.
Chiến thắng lẫy lừng đã làm nức lòng dân cả nước ta. Đáng tiếc ngay sau chiến thắng vua tôi nhà hậu Trần đã không thông nhất được với nhau kế hoạch đánh địch tiếp theo. Vua Giản Định thì chủ trương truy đánh tiếp vào thẳng thành Đông Quan, tướng Đặng Tất thì lại cho rằng phải truy quét những tàn quân còn sót ở ngoài... Trong khi bọn họ còn tranh cãi nhau thì kẻ địch đã kịp tập trung lực lượng để ứng phó điều làm cho mọi người đau lòng hơn, là cũng từ đây dã nảy sinh sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ vua tôi nhà hậu Trần. Giản Định Đế sau chuyện này tỏ nghi ngờ lòng trung thành của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, ông ta cho rằng bọn họ không phục mình và có ý làm phản. Kẻ gian thần xu nịnh nhân dịp này ton hót càng khoét sâu sự nghi ngờ của vua. Cuối cùng Giản Định Đế quyết định tiên thủ hạ vi cường.
Bất tài, nhu nhược, đa nghi và nhỏ nhen, Trần Ngỗi vốn là một kẻ không ra gì. Từ thời nhà Trần cho đến nhà Hồ, ông chỉ là một kẻ ngồi không, chưa bao giờ được triều đình trọng dụng. Thời cuộc đưa ông ta lên làm thủ lĩnh thời hậu Trần, nhưng Trần Ngỗi chẳng những không chứng minh được tài cán của mình và càng lộ rõ thêm sự dốt nát, đa nghi, vụng về trong xử thế. Vì vậy khi bọn gian thần Nội quan Nguyễn Quỹ và Học sinh Nguyễn Mộng Trang xúi giục "Tất và Cảnh Chân chuyên quyền bổ dụng người này, cất chức kẻ khác, nếu không liệu trước đi, sau này khó lòng chế phục", ông ta lập tức nghe theo. Sau này ta đã có ngẫm nghĩ lại và chợt hiểu ra rằng chẳng cần bọn gian thần kia xúi giục mà con người Trần Ngỗi vốn là vậy. Trước sau gì ông ta củng sẽ trừ diệt các công thần.
Tháng 3 năm 1409, Trần Ngỗi tổ chức một bữa tiệc ở Hoàng Giang và cho mời Quốc công Đặng Tất cùng Đồng tri Khu mật viện Nguyễn Cảnh Chân đến. Bữa tiệc tổ chức trên thuyền, có xướng ca rất vui vẻ. Trong khi mọi người đang say sưa, vua nâng chén rượu lên uống và đột nhiên làm rơi xuống đất vỡ tan. Nhận được ám hiệu, bọn võ sĩ từ bên ngoài nhảy vào ôm Quốc công Đặng Tất vật đè xuống, trói gô lại, còn Nguyễn Cảnh Chân do ngồi mé ngoài nên vùng nhảy ùm xuống sông bỏ trốn. Khi đó, Tất hoảng sợ kêu lên "Bệ hạ, tại sao đối xử với thần như vậy?" Trần Ngỗi cười gằn, lấy kiếm chỉ mặt Tất mà nói: "Nếu không trừ hậu hoạn trước, sau này làm sao ta ngồi được trên ngai vàng." Đặng Tất năn nỉ: "Thần xin bỏ hết tất cả binh quyền, chi xin cho thần được sống về ở với vợ con." Ý Đặng Tất muốn ngầm nhắc Trần Ngỗi rằng dù gì ông ta cũng là con rể của mình, xin thương lấy. Làm gì Trần Ngỗi không biết điều đó, ông ta lờ đi và phẩy tay ra hiệu cho bọn võ sĩ lôi Tất ra ngoài chém chết. Đặng Tất trước khi chết ngửa mặt lên trời gào ba tiếng, oán khí thâu trời xanh. Theo dân ở đó cho biết, mấy ngày sau đó dường như mọi người còn nghe có tiếng người kêu khóc ai oán ven sông. Và trong mây tuần liền, đêm nào Trần Ngỗi cũng thấy Tất ôm đầu máu về đòi mạng. Sợ hãi, Trần Ngỗi phải cho mời đạo sĩ đến để lập đàn trừ tà, giải oan. Thế nhưng chẳng bao giờ Tất tha thứ cho Trần Ngỗi. Nghe nói sau này khi Trần Ngỗi bị nhà Minh bắt vào năm 1409 đưa về Kim Lăng xử chém năm 1410, đêm cuối cùng Trần Ngỗi lại thấy Đặng Tất mặc áo trắng đến để tiễn đưa, Ngỗi khiếp sợ đến nỗi phát điên trước khi chết.
Có phải là ma quái không, không hẳn, theo ta đó là uất khí của tôi trung chết oan nên chẳng bao giờ tan và lòng sợ hãi hèn hạ của Trần Ngỗi đã hành hạ ông ta, làm cho ông ta chẳng bao giờ cảm thấy yên lòng. Vì vậy, Trần Ngỗi luôn luôn thấy Đặng Tất đeo đẳng bên mình cho đến chết.
Thảm thương thay cho Nguyễn Cảnh Chân, sau khi bơi vào bờ, đang ngồi thở mừng thoát chết thì bọn võ sĩ từ đâu phục sẵn ào ra đâm chết, đến nỗi khi chôn không toàn thây. Thì ra, kế hoạch đã được tính toán rất chu đáo. Nếu giết được trên thuyền thì giết ngay, còn Nội quan Nguyễn Quỹ dẫn một cánh quân phục sẵn bên ngoài sẵn sàng tràn vào ứng cứu, nếu cần. Ôi, một kế hoạch giết công thần của mình mà được tính toán chu dáo đến vậy sao hỡi Giản Định Đế? Lên ngôi vì nhờ là con cháu nhà Trần, được thiên hạ trao cho ngai vàng để ngồi, để trị vì trăm họ. Giữa lúc nhân dân còn đang phải rên xiết trước sự cai trị hà khắc của quân Minh, giữa lúc chinh chiến còn cần bao nhiêu binh tướng tài, giữa lúc cuộc chiến chưa phân thắng bại ta địch đã vội vàng một cách ngu xuẩn đi giết cần. Trần Ngỗi, hỡi Trần Ngỗi, ta muốn một lần gặp ông để hỏi xem ông là ai, tại sao nhà Trần lại có những kẻ như ông? Phải rồi, nhà Trần có mấy trăm năm trị vì thiên hạ và cuối cùng cũng đã sụp đổ, chẳng phải là gì đã có những kẻ như ông ta đó sao?
Ta từng nghe nói, tướng bại trận Mộc Thạnh lúc này đang rút cổ cố thủ trong thành, nghe tin Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị Giản Định Đế giết chết, mừng quá đến nỗi đang ngồi uống rượu trên ghế mà té lăn xuống đất, cười nói lảm nhảm: "Trời giúp ta, Trời giúp ta." Thật đau lòng, và ta không thể nói ngược lại rằng "Trời hại nước Nam ta, Trời hại nước Nam ta. "Chỉ có thể nói rằng đó chính là sự nghi kỵ, hẹp hòi của những kẻ trong chúng ta hại chúng ta. Ông Trời nào có lỗi gì trong chuyện này?"
Ha... ha... ha... Nguyễn Trãi ơi, Nguyễn Trãi! Thế còn nay đang ngồi đây, trong ngục tù này thì ai hại ai?
Việc Trần Ngỗi giết hại công thần đã làm cho nghĩa quân hoang mang, chán nản, bất mãn, và dù cho sau đó ông ta có phủ dụ thanh minh, nhưng có nói gì đi nữa thì cũng không còn ai tin. Lòng người đã ly tán, Trần Ngỗi dường như sau đó có bày tỏ nỗi niềm hối hận khi nhận ra sự vội vàng dốt nát của mình. Biết làm sao được, kẻ nhu nhược thường là vậy.
Con trai của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị định dấy quân nổi loạn, nhưng nghĩ lại, họ đã kéo một phần lớn nghĩa quân vào Nghệ An để tự xây thành lũy chống địch. Trần Ngỗi cho người đuổi theo năn nỉ và hứa hẹn đủ điều, nhưng hai tướng từ chối, không những vậy mà còn nhắn lại là thề sẽ trả mối thù này. Sau đó hai tướng đã cho người vào Lam Sơn đón Trần Quý Khoáng nguyên là Nhập nội Thị trung thời nhà Trần, con trai thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu của vua cũng là cháu của Trần Ngỗi. Bọn họ tổ chức cho Trần Quý Khoáng lên ngôi vào tháng 3 năm Kỷ Sửu 1409, lấy niên hiệu là Trùng Quang; đặt hành dinh tại hữu ngạn sông La, gần ngã ba sông La và sông Minh Lương. Vua Trùng Quang cử Nguyễn Súy giữ chức Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị giữ chức Thái bảo, Đặng Dung giữ chức Đồng binh Chương sự và Nguyễn Chương giữ chức Tư mã. Sử coi đây là vị vua thứ hai thời Hậu trần.
Trần Ngỗi đóng đô ở Mô Độ rất tức giận vì thấy xuất hiện một vị vua nhà Trần thứ hai, nhưng binh yếu, người ít nên đành chịu. Lúc này ông ta còn phải tổ chức đánh nhau với quân Minh ở thành Ngự Thiên. Thế quân Trần Ngỗi ngày càng rệu rã, và có khả năng bị quân Minh tiêu diệt. Trước lời tâu xin của Thái bảo Nguyễn Cảnh Đị và Đồng binh Chương sự Đặng Dung cùng một số quan khác, Trùng Quang Đế nói: "Trẫm đồng ý cho người đi bắt Giản Định Vương về đây. Tuy nhiên, lúc này là lúc chúng ta cần thu phục nhân tâm, cho nên các khanh đừng đặt vấn đề trả thù nữa." Vua Trùng Quang dùng lại danh tính Trần Ngỗi là Giản Định Vương, ngầm coi như mình mới là vua, còn Trần Ngỗi chỉ có tước vương như trước mà thôi.
Trùng Quang Đế là một người khôn ngoan, ông ta sợ rằng nếu sai Thái bảo Nguyễn Cảnh Dị và Đồng binh Chương sự Đặng Dung đi bắt Trần Ngỗi thì bọn họ sẽ nhân cơ hội này mà giết Ngỗi để trả thù cho cha. Do vậy, ông sai Thái phó Nguyễn Súy đem quân đi bắt, trước đó còn căn dặn Suý rằng bằng mọi giá phải bắt sống, bảo vệ an toàn tính mạng cho Ngỗi. Bởi Trùng Quang Đế có tầm nhìn xa hơn các tướng, đó là ông cần tập hợp tất cả các lực lượng để kháng Minh.
Thái phó Nguyễn Súy đem quân đến bất ngờ đánh úp, làm Trần Ngỗi không kịp trở tay, bị bắt sống.
Hôm đón tiếp Giản Định Đế Đế mang thân phận là cháu, cởi long bào, mặc đồ thường, đi bộ ra tận cửa để đón. Hai vua, hai chú cháu nhìn nhau cười mà miệng méo xệch. Thái bảo Nguyễn Cảnh Dị và Đồng binh Chương sự Đặng Dung lúc bấy giờ mới biết tin, lập tức đem theo hơn một trăm kỵ binh, cưỡi ngựa, vội chạy đến Yên Hồ nơi đặt hành cung mới của vua Trùng Quang Đế để xin ra mắt. Nhận tin cấp báo, sợ bọn họ sẽ làm loạn, một mặt Trùng Quang Đế cho người mời gấp Thái phó Nguyễn Súy đem quân đến và một mặt đích thân vua ra gặp hai tướng để phủ dụ. Rút kinh nghiệm về cái chết của cha mình trước đó, hai tướng giong quân giữa đồng trông để nói chuyện với vua, không chịu vào trong hành cung theo lời mời. Bất đắc dĩ, Trùng Quang Đế đi ngựa cùng mấy lính đến gặp các tướng, lòng rất phập phồng. Hai tướng gặp vua, họ quỳ sụp xuống khóc thê thảm và nhắc lại mối thù giết cha khi trước, xin vua. Trùng Quang Đế đã hết sức phân giải phải trái với hai tướng, rằng tình hình bấy giờ giết Giản Định Đế là không có lợi... May làm sao Thái phó Nguyễn Súy nghe tin cũng vừa kịp đến. Nguyễn Súy là một tướng tài, có uy tín nên rất được hai tướng Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung kính trọng. Và ông cũng rất hiểu tâm ý của vua Trùng Quang Đế. Do vậy Nguyễn Súy cũng hết sức nói giúp vua. Cuối cùng bọn họ thống nhất tôn Trần Ngỗi lên làm Thái Thượng hoàng, không trao binh quyền, thực chất là một hình thức giam lỏng Trần Ngỗi. Ngoài ra, Trùng Quang Đế cũng vừa nhận được tin ở miền ngoài, Thái hậu Hưng Khánh, mẹ của Trần Ngỗi nghe tin con bị bắt đã lập tức cùng các quan Lê Tiệp, Lê Nguyên Đỉnh tổ chức quân tiến đánh Trùng Quang Đế. Để xoa dịu và cũng giúp các tướng trả mối thù cũ, Trùng Quang Đế sai hai tướng đem quân đến Hát Giang dẹp loạn. Một trận đánh không cân sức, chẳng cần xin thánh chỉ của vua, các tướng giết luôn hai tướng Lê Tiệp và Lê Nguyên Đỉnh, bắt Thái hậu và hạ nhục bằng cách cho ngồi trong xe trâu để giong về. Giản Định Đế ra đón mẹ, quỳ xuống khóc không thành tiếng vì quá nhục nhã, vua Trùng Quang lúc đó lại vắng mặt.
Hai vua và các tọp bàn cách đánh địch và phân chia binh quyền. Biết phận mình, Thượng hoàng Giản Định ngồi im và chịu sự phân chia của Trùng Quang. Thượng hoàng được đem quân ra miền biển chốt ở Hạ Hồng trấn Hải Đông, còn vua đem ngược quân lên miền Bình Than. Việc hợp nhất này bề ngoài có vẻ thuận thảo nhưng trong lòng ai cũng hiểu rõ nhau. Vì vậy trong cánh quân của Thượng hoàng, vua vẫn bí mật cài người đi theo để dò xét, dè chừng. Còn Thượng hoàng cũng quá hiểu điều đó nên bề ngoài thì nín thinh, nhưng trong lòng không phục và chờ thời để vùng lên trả thù. Nhưng dù sao việc hợp nhất này cũng làm nức lòng dân chúng, người người lại kéo về tụ nghĩa, đây chính là điều vua Trùng Quang muốn và đến lúc này hai tướng Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung đều thừa nhận là vua đúng, bọn họ đã dẹp bỏ lòng tự ái để phò vua.
Minh triều nhận được tin tức về sự bại trận của Mộc Thạnh và tình hình nguy khốn của quân Minh bên nước Nam ta, bèn cử Anh quốc công Trương Phụ làm Tổng binh và Thanh viễn hầu Vương Hữu làm phó Tổng binh cùng hơn 40 vạn quân tràn sang nước ta. Chúng còn điều thêm quân ở các đô, ty, phủ, sở, Liêu, Ninh hỗ trợ thêm.
Là một tướng cáo già, dày dạn kinh nghiệm chinh chiến và am hiểu địa hình nước ta, sau khi kéo đại quân sang nước Nam, Trương Phụ án binh bất động để nghe ngóng, tháng 9 năm 1409, Phụ huy động quân đánh trận đầu ở cửa Hàm Tử. Một trận đánh quyết liệt, thế giặc mạnh, quân ta đã thua và một tướng bị bắt và bị giết chết. Tiếp đó chúng xua quân đi khắp nơi, tàn sát, giết người rất dã man. Sau mấy lần chạm trán, nghĩa quân đều bị thua, mất một số tướng, vua Trùng Quang một mặt vừa rút lui để củng cố lực lượng một mặt cử sứ giả đến trại giặc xin phong tước nhằm làm kế hoãn binh. Trương Phụ giết sứ giả và đẩy mạnh việc truy đuổi các vua Trần. Trong khi đó Thượng hoàng Giản Định Đế chỉ mới gặp một cánh quân giặc ở trấn Thiên Quan là đã kinh hãi bỏ chạy dài lên miền núi Sơn Nam trốn tránh. Tin từ trong quân Thượng hoàng báo về cho vua biết, khi chưa giáp nhau với giặc, và khi một số tướng đề nghị dàn trận để đánh, Thượng hoàng do dự mãi, cuối cùng cười gằn, nói: "Tại sao ta phải làm khổ vậy. Kệ nó, để cho nó đánh, có thua cũng đáng." Và Thượng hoàng lệnh lui binh, bỏ chay. Vua Trùng Quang choáng váng khi biết tin này, nổi giận, lập tức lệnh cho Thái phó Nguyễn Súy dẫn quân đuổi theo bắt Thượng hoàng về trị tội. Chỉ tiếc Nguyễn Súy chưa kịp thì quân Minh trước đó đã bắt được Giản Định Đế cùng các tướng Trần Hy Cát, Nguyễn Nhữ Lệ, Nguyễn Yến một cách dễ dàng. Tất cả bọn họ và Thượng hoàng thua địch một cách quá nhanh, nếu không muốn nói là đầu hàng quân Minh. Giản Đinh Đế hy vọng Minh triều sẽ trọng dụng mình như từng làm với Trần Thiêm Bình. Tuy nhiên ông ta lầm, tất cả bị đưa về Kim Lăng và bị xử chém sau đó. Đây chính là một vết nhơ trong sử sách chúng ta ngàn đời sau.
Cuối năm 1409, Trương Phụ được lệnh về nước, giặc yếu, ta và giặc ở thế giằng co nhau. Vua Trần tiếp tục hai lần cử sứ đi xin cầu phong, lần thứ nhất cử Hành khiển Nguyễn Nhật Ty và Thẩm hình Lê Ngân sang tận nhà Minh, nhưng đều bị chúng giết chết. Cuối năm 1410, một lần nữa vua lại cử Hành khiển Hồ Nghiện Thần và Thẩm hình Bùi Nội Ngôn mang biểu và lễ vật sang nhà Minh xin sắc phong lần nữa. Do tình hình trong nước đang rối loạn, Minh triều bèn chấp nhận chiếu, nhưng không phong vương cho vua mà chỉ công nhận vua là Bố chính Giao Chỉ, cũng như phong cho các tướng những chức nhỏ. Minh triều còn cử Hồ Nguyên Trừng ra tiếp và móc nối với Chánh sứ Hồ Nghiện Thần để tìm hiểu tình hình nước ta. Đáng trách thay cho cả hai kẻ đều từng là quan nước Nam nhưng lại can tâm bán rẻ linh hồn cho giặc. Đến bao giờ vết nhơ này mới rửa sạch. Sự việc bị vỡ lở, Hồ Nghiện Thần về nước bị vua chém đầu. Do vậy chuyên đi này kết quả coi như là thất bại.
Sau thắng lợi của cuộc Bắc chinh, Minh triều phong Trương Phụ làm Tổng binh và đem quân sang phôi với Mộc Thạnh tiến hành đánh quân ta lần nữa. Nghĩa quân liên tục bị đánh, lực lượng tiêu hao, lương thực thiếu, phải rút lui rất nhiều nơi. Một lần nữa vua Trùng Quang lại cử Nguyễn Biểu đi sứ xin sắc phong cho con cháu nhà Trần. Chuyến đi không thành, Nguyễn Biểu bị Trương Phụ bắt và giết chết, trước khi chết ông đã chỉ mặt Trương Phụ vạch rõ tim đen của Minh triều "Trong bụng toan tính việc đánh chiếm nước người ta, ngoài mặt lại phô trương là quân nhân nghĩa. Trước nói lập con cháu nhà Trần, nay lại đặt quận huyện, không những cướp bóc của cải mà còn giết hại sinh dân. Thật là quân bạo ngược." Bị giết rồi mà mặt Nguyễn Biểu còn đỏ ửng, không đổi sắc phẫn nộ, Trương Phụ vừa thẹn vừa sợ vừa lánh phục, truyền cho quân đem chôn cất tử tế. Tấm gương tiết nghĩa của Nguyễn Biểu ngàn đời người người còn ghi nhớ, ca ngợi. Nhận hung tin, vua Trùng Quang cho làm lễ tế rất long trọng, trong buổi lễ này vua và các tướng cùng thề với trời đất là sẽ đánh đến cùng, bởi cái chết của Nguyễn Biểu cũng làm cho vua và tướng sĩ hiểu rằng nhà Minh không bao giờ chấp nhận chuyện cầu hòa nữa.
Sau những trận đánh lớn, lực lượng của vua Trùng Quang bị xé lẻ ra nhiều mảng nhỏ và tan tác các nơi. Cuối năm 1413 đầu năm 1414, Thái bảo Nguyễn Cảnh Dị và Đồng Binh Chương sự Đặng Dung bị địch bắt ở Sách Sá Bố Càn. Nguyễn Cảnh Dị bị thương rất nặng, đang hấp hôi, thế nhưng khi nghe tin tướng giặc Trương Phụ đến, ông nhổm dậy vốc nguyên một bụm máu ném vào mặt Phụ và chửi sa sả: "Chính tao đã muốn giết mày, nay lại bị mày giết." Trương Phụ giận tái mặt, lệnh cho lính chém chết tại chỗ, cắt đầu cho treo lên cây dể thị uy. Đầu treo ba ngày không đổi sắc mặt, ruồi muỗi không dám bu. Đến ngay thứ ba mối xông lên che mất đầu, khi giặc cho tìm không thấy, chuyện lan ra ngoài thảy ai nấy đều kinh sợ và thán phục, cho rằng ông đã thành thần nhân linh ứng.
Vua Trùng Quang chạy lên miền núi dự tính trốn sang xứ Lão Qua, hưng Trương Phụ biết trước cho binh vượt qua bắt được vua ở Sách Cập Mông. Thái phó Nguyễn Súy thì bị bắt ở châu Nam Linh. Như vậy, sau bốn năm khởi nghĩa, đến đây coi như toàn bộ vua tôi nhà hậu Trần đều đã bị bắt hoặc bị giết. Cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt.
Tướng giặc Minh Trương Phụ đã tàn sát hàng ngàn nghĩa quân và gia đình họ. Riêng vua Trùng Quang cùng hai tướng Nguyễn Súy và Đặng Dung, Minh triều ra lệnh giải về Kim Lăng để xét xử, chúng muốn hạ nhục như đã từng làm trước đó đối với Hồ Quý Ly, Trần Ngỗi.
Thâm ý của kẻ giặc rất rõ. Giết, chém một đao quá đơn giản, vấn đề là làm sao hạ được ý chí chống giặc ngoại xâm của dân ta. Chúng nghĩ rằng dân chúng khiếp sợ, chúng đã nhầm. Với người dân Việt nước Nam ta, lòng yêu quê hương Tổ quốc trên tất cả những ngai vàng vua chúa lẫn quyền lực ai đó. Đất nước chỉ là một và không bao giờ mất, có chăng là mất quyền lực của những thế lực nên chúng phải sợ, phải đe nẹt, bảo vệ bằng cường quyền độc ác. Thế nên cái chết yêu nước của vua sẽ càng làm cho tinh thần quật khởi trong dân lên cao. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sẽ chứng minh điều đó.

*

Trời đầy sao, những vì sao lấp lánh trên trời cao, thỉnh thoảng lại có áng mây mờ kéo qua che khuất. Những đám mây cuồn lên cuộn xuống như nỗi lòng con người trong cơn đau đớn. Bầu không khí bức bối, dù cho đang giữa đêm hè.
Đêm cuối cùng, không ngủ được, vua tôi nhà hậu Trần ngồi trên mạn thuvền ngắm trời, lắng nghe tiếng gió ru buồn bã, ngày mai bọn họ sẽ bị giải qua biên giới vào đất của nhà Minh.
Đêm đã rất khuya.
Tướng Đặng Dung sau khi nhìn quanh không thây ai, đột nhiên nhỏm dậy quỳ xuống trước vua, run run nói:
- Bệ hạ, thần đáng trách vì không bảo vệ được Bệ hạ đến cùng, nếu kiếp sau được đầu thai lại làm người, thần xin nguyện một lần nữa được theo phò Bệ hạ.
- Khanh nói vậy là ý gì?
Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của vua, Đặng Dung nức nở:
- Ngày mai chúng ta bị đưa sang đất nhà Minh. Đặng Dung này sống hay chết cũng nguyện chỉ là dân nước Nam. Mặc dù chúng phủ dụ chúng ta rằng về Kim Lăng xét xử, vua Minh sẽ tha thứ. Thần không bao giờ tin bọn chúng, đây là những kẻ gian xảo, chẳng qua chúng muốn đưa chúng ta ra xử để thị uy mà thôi, không tha mạng sống cho chúng ta đâu.
Vua Trùng Quang gật đầu.
- Điều đó thì trẫm cũng hiểu
- Đây là sông nước Nam, đất nước Nam, sống hay chết tại nước mình, há không hay hơn làm cô hồn vạ vật lạnh lẽo nơi xứ người?
- Hà... hà... Đặng Dung ơi, lời khanh nói sao hợp ý trẫm quá. Trần Quý Khoáng này từ ngày dựng binh khởi nghĩa đến nay cũng chỉ một lòng vì dân, vì nước. Nay cơ trời không đến, lòng người chưa thuận, thôi âu đành đấy là phận số mà trời dã định. Nhưng trẫm không tin rằng nước Nam này hết anh hùng hào kiệt, chẳng qua thời thế vận hội chưa đến mà thôi. Nay Quý Khoáng bị sa vào tay giặc, đâu có thể vì mạng sống của mình hay gia đình mà hèn hạ cúi đầu xin xỏ giặc được.
Vua Trùng Quang phanh áo ra, ngửa mặt ngắm bầu trời, hít hà.
- Khanh thây không, trời đất nước ta mới trong mát làm sao. Ôi sao trẫm yêu quý hết thảy. Sau khi chết, trẫm nguyện làm một tinh linh ở nước Nam này để bảo vệ biên cương đất nước mình.
Đám lính đang ngoẹo đầu ngủ say. Không hiểu bằng cách nào Đặng Dung có trong tay bầu rượu nhỏ, ông run run rót rượu ra chén, cung kính nâng ngang đầu.
- Thần xin kính Bệ hạ.
Vua Trùng Quang gật đầu, uống tợp hết chén rượu và khà khoan khoái, có lẽ trong đời mìưa bao giờ vua lại có một chén rượu ngon đến như vậy.
Vua tôi họ chậm rãi uống rượu, hóng gió, ngắm trăng và thủ thỉ tâm sự. Khi hết rượu, Đặng Dung đập bầu rượu đánh chát một cái và đứng dậy, hô to:
- Bệ hạ, thần xin đi trước để rước Bệ hạ.
- Không được - Vua Trùng Quang xua tay - Theo đúng đạo vua tôi, khanh phải để trẫm đi trước.
Tuân lệnh, Đặng Dung lùi lại một bước, kính cẩn cúi đầu. Vua Trùng Quang lẫm liệt bước lên thành thuyền, ông cười to gieo mình xuống dòng nước lạnh. Bóng nhà vua vừa đổ khuất là Đặng Dung lấy đà lao theo, một tên lính ngồi gần chợt tình ôm choàng lấy ông mà không kip.
Tiếng ồn ào của vua tôi nhà Trần làm cho tất cả đám binh lính Minh trên thuyền thức dậy kinh động. Bọn chúng dùng móc câu liêm rà khắp sông tìm xác mà không thấy. Nguyễn Súy lúc đấy ngủ quên, tỉnh dậy ông đập đầu vào vách hộc lên tiếc rẻ trách nhà vua đi mà không gọi mình. Bọn lính sợ ông chết nên xúm vào trói chặt. Cũng vì vậy mà thuyền chậm vào đất Minh mất một ngày. Sáng hôm sau, Nguyễn Súy bình tĩnh trở lại. Ông vui vẻ với bọn lính và bảo bọn chúng cởi trói cho ông. Thấy vậy bọn lính tin thật và cởi trói. Sau bữa cơm trưa, thuyền chuẩn bị nhổ neo giong buồm đi vào đất Minh, Nguyễn Súy nói với bọn lính lấy bàn cờ ra chơi. Trong khi tất cả đám lính xúm vào ván cờ căng thẳng, bất ngờ Nguyễn Súy đứng bật dậy, thét to, tay ôm lấy bàn cờ nện thẳng vào mặt một tên lính đứng trước mặt làm cho hắn ngã ra. Ông nhảy vọt ra ngoài lao thẳng xuống sông, miệng hô to Bệ hạ, thần xin đến đây." Mọi việc diễn ra nhanh quá, nhanh đến nỗi tất cả binh lính Minh ngơ ngác một lúc. Đến khi bọn chúng bừng tỉnh đổ xô đến mạn thuyền thì chỉ thấy dòng nước xanh sủi bọt.
Quân Minh mất mấy ngày xua hàng trăm dân hai vùng ven sông và binh lính đi tìm xác, thế nhưng đều không thấy. Dường như thân xác của vua tôi Trùng Quang đã hóa vào lòng đất nước quê hương. Linh hồn của họ đã bay lên trời cao, quyện mãi mãi vào trời xanh củạ đất nước Nam này, ngàn năm sau sử sách sẽ còn ghi nhớ.