Chương 3

    
hư phần đầu vừa đã trình bày, từ 1941, Việt Minh đã tổ chức các chiến khu Việt Bắc, và qua 1944 tới đầu 1945, nhờ những tin tức do Nga sô cung cấp nên Việt Minh biết chắc thế nào Nhật cũng thua, Đồng minh cũng thắng, họ bèn tuyên bố đứng hẳn về phía Đồng minh kháng Nhật.
Nhờ chiêu bài này mà họ bắt liên lạc với quân đội giải phóng Pháp của tướng De Gaulle để xin cung cấp vũ khí, đồng thời được các nhân viên tình báo Hoa Kỳ và Anh quốc nhảy dù xuống chiến khu giúp tổ chức, nên Việt Minh đã thu được một số khí giới đáng kể, nhất là qua dịp Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương đêm 9-3-1945, và ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng.
Đêm Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương thì Việt Minh chặn đường toán quân Pháp để tước khi giới. Còn sau khi Nhật đầu hàng thì Việt Minh tại nhiều nơi, đã tràn vào các trại lính Bảo An của chính quyền Trần Trọng Kim để tịch thu vũ khí.
Có khí giới trong tay, Việt Minh thị uy và bắt đầu khủng bố các phần tử đối lập - đặc biệt trong hàng ngũ Đệ tứ quốc tế cùng những thành phần khác tỏ thái độ chống đối họ.
Có khí giới, lại biết cướp lấy cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh để cướp chính quyền, dầu chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận, Việt Minh vẫn trở thành kẻ mạnh nhất ở Việt Nam hồi bấy giờ, dồn những đảng đối lập và thành phần có tư tưởng quốc gia vào thế thụ động.
Cuộc cướp chính quyền của Việt Minh hồi tháng 8-1945, sở dĩ thành công may mắn, trước hết là nhờ Việt Nam có một lịch sử đấu tranh liên tục mà trong đó, máu của nhiều chiến sĩ bất phân tôn giáo, chủ nghĩa, mầu sắc chính trị đổ ra.
Thứ đến là nhờ lòng yêu nước thúc đẩy toàn dân đoàn kết nhất trí, tuy biết thành phần lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những người Cộng sản, và lá cờ đỏ sao vàng tượng trưng cho sắt máu, mở màn những thảm trạng xảy ra ở Nga sô trong thời Cách mạng Tháng Mười 1917.
Bằng chứng hủng hồn của sự đoàn kết nhất trí này là kết quả các vụ lạc quyên, tuần lễ vàng, Quỹ Độc Lập v.v... thu được nhiều triệu bạc Đông Dương và trên 400 kí lô vàng. Số đồng bạc này chắc chắn không phải của giai cấp bần cố nông, cũng không phải do các đảng viên Cộng sản đóng góp, vì bần cố nông thì bị bóc lột tận xương tận tuỷ hàng thế kỷ qua, và vừa chịu một trận đói liểng xiểng hồi giữa năm 1945; còn đảng viên Cộng sản lúc bấy giờ chưa nhiều lắm.
Sự đoàn kết nhất trí và lòng hăng say giết giặc của toàn dân còn được thế hiện ngay những ngày đầu khi hay tin thực dân Pháp trở lại Đông Dương với âm mưu đặt ách thống trị. Hồi này, gái trai hăng hái tập luyện quân sự, tự sắm lấy vũ khí thô sơ như giáo mác, gươm phạng, gậy tầm vông vót nhọn v.v... Họ chỉ nghĩ đến chuyện đánh Pháp, chống Pháp chứ không nghĩ đến chuyện bị Việt Minh khủng bố.
Nhiều người khẳng định rằng hồi tháng 8-1945, tình hình thế giới và trong nước biến chuyển rất thuận lợi cho việc cướp chính quyền, giả sử Việt Minh không dùng chính sách khủng bố các phần tử quốc gia khác màu sắc chính trị, đừng đặt quá mặng vào vấn đề chủ nghĩa, và biết thực tâm đoàn kết với tất cả mọi người, mọi giới, mọi thành phần để củng cố nền độc lập vừa mới giành lại được thì chắc cuộc chiến tranh Việt - Pháp kết thúc nhanh chóng hơn, vì Pháp khó có thể lợi dụng một số người Việt để đề ra chiêu bài này, chiêu bài nọ, làm phân hóa hàng ngũ nhân dân Việt Nam.
Những nhà viết sử có thể nêu lên mấy trường hợp điển hình sau đây để minh chứng rằng Việt Minh không thực tâm đoàn kết với các đảng phải chính trị và những thành phần có tư tưởng quốc gia đối lập:
Trước hết, Việt Minh tự ý triệu tập hội nghị ở Tân Trào vào những ngày 16, 17-8-1945 để bầu Ủy ban Dân tộc Giải phóng, sau đó biến nó thành Chính phủ Lâm thời.
Chính phủ lâm thời này không được các đảng phái quốc gia công nhận và lên tiếng chống đối, vì hầu hết gồm toàn đảng viên Cộng sản cao cấp, nắm giữ tất cả các Bộ quan trọng:
- Hồ Chí Minh: Chủ tịch kiêm Ngoại giao
- Võ Nguyên Giáp: Bộ trưởng Nội vụ
- Chu văn Tấn: Bộ trưởng Quốc phòng
- Trần Huy Liệu: Bộ trưởng Thông tin, tuyên truyền
- Phạm văn Đồng: Bagrave; Pháp đã gây dựng ngót 100 năm ở Đông Dương.
Tâm địa này được bộc lộ rõ ràng trong bức điện của tướng De Gaulle gửi Bảo Đại hôm 20-8-1954. Bức điện nói rằng ng rất tiếc không thể gửi sang Đông Dương một vị Toàn Quyền mới như lời đã hứa, vì “một chính đảng Việt Nam đã đi đôi với các nước Đồng minh”.
Bức điện, cũng báo cho Bảo Đại biết chiếc thiết giáp hạm Richelieu trên đường sang Đông Dương đã nhận được lệnh dừng lại tại Tích Lan cho tới khi có lệnh mới, đồng thời khuyên tất cả người Pháp ở Đông Dương bình tĩnh, chờ cơ hội thuận lợi hơn.
Qua ngày 25-8-1945, trong một cuộc họp báo tại New-Delhi (thủ đô Ấn Độ), tướng De Gaulle tuyên bố huỵch toẹt rằng Pháp nhất quyết lấy lại Đông Dương, vì đó là vấn đề sinh tử của nước Pháp. Khi De Gaulle tuyên bố như thế thì một binh lực gồm bảy ngàn người, dưới quyền chỉ huy của đô đốc d’Argenlieu đã sẵn sàng nối gót quân đội Anh đổ bộ Sài gòn.
Trong các nước thực dân cũ, chỉ có Pháp bị kết án là lạc hậu nhất. Pháp hơn các quốc gia tư bản châu Âu khác ở chỗ được thừa hưởng gia tài của cuộc cách mạng 1789; cuộc cách mạng này vĩ đại không kém cuộc cách mạng vô sản tháng Mười ở Nga Sô năm 1917 hay cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Hoa. Cuộc cách mạng đó nếu đã đốt sáng “Ngọn đuốc tự do” soi khắp thế giới thì nó lại càng làm tăm tối tăm hơn đa số người Pháp, vì đã dùng võ lực xâm lăng và đặt ách đô hộ lên đầu nhiều dân tộc nhược tiểu.
Đốt sáng lên “Ngọn đuốc tự do” mà chính bản thân người Pháp thực dân người Pháp u mê, không hiểu rõ tình hình và mọi biến chuyển thế giới sau chiến tranh thế giới II.
Ai cũng biết sau chiến tranh thế giới II, toàn bộ các nước tư bản châu Âu tan rã, không còn đủ lực để tái thiết mẫu quốc chứ đừng nói tới việc duy trì thuộc địa.
Các dân tộc nhược tiểu đã lạc hậu, nhưng họ cũng nhân cơ hội đế quốc tư bản châu Âu kiệt quệ đã vùng lên đấu tranh đòi độc lập, đòi chủ quyền, và hễ cái gì càng bị đè nén áp bức nhiều chừng nào thì sức đề kháng càng mãnh liệt chừng ấy.
Lại nữa, trong Chiến tranh thế giới II, chủ tâm của Nga Sô và Hoa Kỳ ngoài việc dốc toàn lực đánh bại phe trục Đức-Ý-Nhật, còn muốn nhân cơ hội, loại trừ thế lực cùng ảnh hưởng các nước thực dân tư bản cũ tại những thuộc địa, để biến nó thành ảnh hưởng và thị trường của riêng mình.
Điều này khỏi cần chứng minh thì ai cũng trông thấy rõ, vì sau chiến tranh thế giới II, các nước thực dân cũ đều mất hết thuộc địa; nào Pháp, nào Anh, nào Bỉ, nào Bồ Đào Nha, nào Tây Ban Nha v.V. chẳng ai giữ được mảnh đất hải ngoại nào trong tay; và các nước bị trị cũ như Việt Nam, Nam Dương, Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan v.v. cả những nước thuộc khối Ả Rập - Phi Châu như Maroc, Tunise, Angerie, Madagasca, Congo thuộc Bỉ, thuộc Pháp v.v... đều nối tiếp nhau tuyên bố độc lập, rồi thì hoặc nằm trong vùng ảnh hưởng của Mỹ, hoặc nằm trong vòng ảnh hưởng Nga Sô.
Kết quả cuộc chiến tranh thế giới II đã làm đảo lộn hẳn tình hình thế giới và hiện thời, đừng nói các nước bị trị, ngay cả những quốc gia trước có rất nhiều thuộc địa, và từng được xếp vào hạng Ngũ Cường như Anh với Pháp chẳng hạn, cũng phải xoay quanh quỹ đạo của Hoa Kỳ, không thể nào tách ra được.
Tình hình thực tế trước mắt như vậy mà thực dân Pháp vẫn ngoan cố bám gót quân Anh đổ bộ Sài gòn, gây cuộc chiến tranh Việt-Pháp kéo dài gần chín năm, và biến thành quá trình của cuộc chiến tàn khốc hiện tại.
Chắc chắn ai cũng nhìn nhận rằng chiến tranh Việt-Pháp 1946-1953 là giai đoạn mở đầu cho chiến tranh Việt Nam hiện nay. Giả sử Pháp không ngoan cố, không lạc hậu, đừng dại dột gây nên cuộc chiến đó thì hiện tình Việt Nam ngày nay ra sao?