ể có một hình ảnh rõ ràng về sự liên hệ của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam; chúng ta hãy nhắc lại những đoạn tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mà báo chí đăng lại hồi tháng 6-1971. Theo tài liệu mật thì từ 1945 đến 1950, hai Chính phủ Truman và Eisenhower đã có nhiều quyết định quan trọng về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam mà quần chúng Mỹ không hề hay biết, mãi tới lúc Kennedy lên làm Tổng thống năm 1961, mới nhận thấy Mỹ đã liên hệ quá nhiều vào công cuộc phòng thủ Việt Nam Cộng Hòa. Tài liệu mật cho biết từ cuối 1945 đến 1946, Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thư cho Tổng thống Truman và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, yêu cầu giúp đỡ để chống Pháp giành độc lập. Thư của Hồ Chí Minh gửi cho Mỹ đúng vào giai đoạn Hoa Kỳ với Nga Sô đang tranh giành quyền lợi kinh tế do Nhật để lại ở Mãn Châu và vùng Đông bắc nước Tàu, và vì muốn độc chiếm những nguồn lợi to lớn này nên Nga đã triệt để ủng hộ Trung Cộng, để Trung Cộng đánh bật phe Quốc gia lui dần về phía Nam. Bởi thế, Chính phủ Truman mới quyết định viện trợ cho Pháp chống Việt Minh và tìm cách đưa Bảo Đại sang Côn Minh để năm 1949, giải pháp Bảo Đại thành hình. Với giải pháp Bảo Đại, Hoa Kỳ tin tưởng sẽ tiến tới thành lập một Chính phủ quốc gia có quân đội riêng, có ngân sách riêng, có nền hành chánh riêng, rồi ép buộc Pháp phải tuyến bố trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam, như vậy, chính quyền Việt Minh đương nhiên mất hẳn danh nghĩa và trở thành “bọn phiến loạn”, đúng như lời ông Nguyễn Quốc Định, đại biểu chính quyền Bảo Đại tham dự hội nghị Geneve 1954, tuyến bố tại phiên họp hôm 12-5-1954: “... từ 1954, dân chúng Việt Nam đã để cho Việt Minh lãnh phần thực hiện Độc lập và Dân chủ của xứ sở, mặc dầu lúe ấy Cộng sản đã có những mâu thuẫn trong nội bộ Việt Minh rồi. Nếu Cộng sản giữ lời hứa thì sự thống nhất Việt Nam từ hồi 1946 đã không gẫy đổ như ngày nay. Công cuộc chấp chánh của Việt Minh đã đi tới một cuộc khủng hoảng, khiến Quốc trưởng Bảo Đại phải thay thế Việt Minh cai trị xứ sở. Chính phủ của Quốc trưởng đã thực hiện trong mấy năm nay, vì dụ lịch sử thống nhất quốc gia do Pháp trao trả Nam Kỳ lại cho Việt Nam và dùng Sài gòn làm thủ đô. Sự thành lập một đạo quân quốc gia 300 ngàn người, sự thành lập ngân sách. Đã có 35 nước nhìn nhận Việt Nam (của Bảo Đại) và Việt Nam hiện nay là hội viên của nhiều cơ quan quốc tế. Nhò sự hiểu biết của Pháp và sự nỗ lực tranh đấu của Quốc trưởng Bảo Đại, Liên hiệp Pháp và Việt Nam đã ký kết một tuyến ngôn nhìn nhận nền độc lập cho Việt Nam kể từ ngày 25-4-1954”. “... ngày nay độc lập đã thực hiện xong, Việt Minh không còn lý do để tiếp tục cuộc chiến tranh nữa. Nếu họ còn tiếp tục, họ sẽ bị coi như phong trào rối loạn”. Thê nhưng cái gọi là “nền độc lập” mà Pháp trao trả cho Việt Nam chỉ là chiếc bánh vẽ, Quốc trưởng Bảo Đại không được sự tín nhiệm của những người quốc gia, và chính quyền của ông bị lệ thuộc vào Pháp hoàn toàn, đó là điều sai ý muốn của Hoa Kỳ, nên khi Tổng thống Eisenhower thuộc đảng Cộng hòa lên cầm quyền hồi 1953 thì lá bài Ngô Đình Diệm được dùng thay thế lá bài Bảo Đại. Việc Mỹ xài lá bài Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại, ngoài mục đích nhờ uy tín của nhân vật quốc gia cực đoan này để loại bỏ hẳn ảnh hưởng Pháp ở Việt Nam, hầu Hoa Kỳ có thể nhảy vào thay thế; còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn, nhằm tránh cuộc tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Băc như hiệp ưởc Geneve quy định. Tại sao Mỹ sợ một cuộc tổng tuyển cử như vậy? Rất dễ hiểu, bởi vì tuy giải pháp Bảo Đại đã ra đời từ 1949, nhưng cho tới 1954 vẫn hãy còn quá yếu về mọi mặt, và hoàn toàn chưa có một nền hành chính quy củ từ trung ương xuống tận hạ tầng các thôn ấp khắp Việt Nam. Trên thực tế, chính quyền đó chỉ kiểm soát được những thành thị lớn, còn nông thôn đều lọt vào tay quân du kích Việt Minh, Tổng tuyển cử trong một tình trạng như thế, khác gì đem Việt Nam dâng cho Cộng sản Việt Minh? Mặt khác, chính sách của Hoa Kỳ lại gây tình trạng bất ổn tại các quốc gia châu Á bằng những cuộc chiến tranh cục bộ, nếu để một trong hai phe Quốc-Cộng ở Việt Nam thắng hay bại hoàn toàn thì cuộc chiến tranh đó sẽ không còn nữa. Điều này không có lợi gì cho Hoa Kỳ? Với chính sách đó, Hoa Kỳ gi&uacuaacute;c biện pháp trên đây, theo lờ Tổng thống Nixon, không nhằm chống bất cứ quốc gia nào khác, mà chỉ nhằm ngăn chặn, “không cho vũ khí lọt vào tay bọn sống ngoài vòng luật pháp quốc tế Bắc Việt”. Trong lời tuyên bố trên đài vô tuyến truyền thanh và truyền hình đêm 8-5-1972, Tổng thống Nixon nhắc lại việc Cộng sản Bắc Việt vượt tuyến hồi cuối tháng 3-1972, và cho biết ông đã có nhiều cố gắng để mưu tìm hòa bình ở Việt Nam, chẳng hạn chỉ thị Đại sứ Porter trở lại hòa đàm Ba Lê ngày 27-4-1972, cử Tiến sĩ Kissinger đi thương thuyết mật với Lê Đức Thọ ngày 2-5-1972, nhưng Bắc Việt đã thẳng tay khước từ cứu xét bất cứ đề nghị nào, họ cũng không chịu đưa ra đề nghi mới của riêng họ, mà chỉ đọc lại từng chữ những yêu sách công khai trước đây. Đi xa hơn, Tổng thống Nixon còn cho biết ròng rã 3 nam thương thuyết vừa công khai vừa kín đáo với Bắc Việt, Hoa Kỳ đã đề nghị những gì mà một vị Tổng thống Hoa Kỳ có thể đề nghị được, chẳng hạn đề nghị xuống thang chiến cuộc, đề nghị ngừng bắn và một thời hạn rút quân, đề nghị một cuộc tuyển cử tại Nam Việt Nam v.v... nhưng “Bắc Việt đã đáp ứng những đề nghị đó bằng những lời lẽ xấc xược và thóa mạ”. Tổng thống Nixon kết án Bắc Việt đã khước từ một cách trắng trợn và kiêu căng việc thương nghị một đường lối kết liễu chiến cuộc và vãn hồi hòa bình. Sự trả lời của họ đối với bất cứ đề nghị hòa bình nào của Hoa Kỳ bằng cách leo thang chiến tranh. Bởi những lẽ đó và để bảo đảm sinh mạng 60 nghìn binh sĩ Mỹ còn lại tại Nam Việt Nam khỏi bị đe dọa Tổng thống Nixon nói rằng không còn cách nào khác hơn là phải hành động cương quyết bằng cách ban hành 4 biện pháp trên. Song song bốn biện pháp đó, Tổng thống Nixon còn đưa ra hai điều kiện để chấm dứt: 1, Tất cả các tù binh Hoa Kỳ phải được hồi hương. 2. Phải có một cuộc ngừng bắn có quốc tế giám sát trên toàn cõi Đông Dương. Tổng thống Nixon coi hai điều kiện trên đây là rộng rãi, không còn đòi hỏi bất cứ phía nào phải đầu hàng hay mất thể diện. Những điều kiện mà Tổng thống Nixon coi là rộng rãi thì Bắc Việt lại cho là quá chật hẹp, không thể chấp nhận được. Bởi thế, dầu không còn đủ sức mở những trận tấn công lớn, nhưng Bắc Việt vẫn bị dồn vào thế phải bám vào miền Nam Việt Nam để hứng chịu những cuộc oanh tạc nặng nề trên toàn miền Bắc trung vình mỗi ngày có khoảng 200 phi vụ do Không quân Mỹ thực hiện, trong số kể cả những phi vụ của những pháo đài bay B-52. Cuộc công du Nga Sô của Tổng thống Nixon diễn ra bình thường hồi hạ tuần tháng 5-1972. Nhân cuộc công du này, Mỹ - Nga đã đạt được những hiệp ước song phương rất quan trọng, và chiến tranh Việt Nam mà nhiều người lầm tưởng sẽ được giải quyết nơi đây thì ngay sau đó, nó vẫn tiếp tục leo thang, Bắc Việt vẫn bị dội bom và phong toả. Tháng 10-1972, trước cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiều dấu hiệu cho thấy Tổng thống Nixon còn muốn thực tâm tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh Việt Nam; dư luận thế giới cũng đinh ninh rằng vì nhu cầu bầu cử ít nhất Tổng thống Nixon phải có một hành động ngoạn mục để chứng minh với cử tri rằng ông đã giữ lời hứa khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu hồi 1969. Càng gần đến ngày bầu cử 7-11-1972, người ta càng thấy những hoạt động ngoại giao nhộn nhịp của Hoa Thịnh Đốn - đặc biệt của Tiến sĩ Kissinger và phụ tá Haig. Tiến sĩ Kissinger đị lại thường xuyên giữa Hoa Thịnh Đốn, Ba Lê và Sài gòn, bí mật hội đàm với Lê Đức Thọ nhiều lần, rồi tiết lộ nội dưng những cuộc mật đàm này với Tổng thống Pháp Pompidou. Trong khi đó, tình hình chính trị miền Nam Việt Nam sôi động mạnh, cờ quốc gia mầu vàng ba sọc đỏ được lệnh vẽ, dán và treo khắp nơi, khiến giá cờ leo thang và một số người lợi dụng cơ hội hốt được nhiều tiền. Chưa bao giờ ở miền NamViệt Nam diễn ra quang cảnh cờ xí ngợp trơgi như những ngày cuối tháng 10-1972, có thể nói gần như mỗi người phải sắm một lá cơ để chuẩn bị đấu tranh chính trị với Cộng sản. Cùng với phong trào vẽ cờ, dán cờ, treo cờ, các đảng phái, đoàn thể, tôn giáo hội họp liên miên, vì ai cũng tưởng rằng Hoa Kỳ và Bắc Việt đã thỏa thuận ký hiệp ước ngừng bắn vào ngày 31-10-1972, hiệp ước đó - theo dư luận một số người - sẽ bất lợi cho Nam Việt Nam. Việc Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội thỏa thuận thỏa thuận ký hiệp ước ngừng bắn vào ngày 31-10-1972 là điều có thật. Nhưng ngày 26-10-1972, tiến sĩ Kissinger - nhân vật đã mật đàm nhiều lần với Lê Đức Thọ - đột nhiên mở cuộc họp báo. Trong cuộc họp báo này, Tiến sĩ Kissinger chính thức tuyên bố rằng ngày 8-10-1972, lần đầu tiên Bắc Việt đã đưa ra một đề nghị khiến Hoa Kỳ có thì xúc tiến nhanh chóng cuộc thương nghị. Đề nghị đó là trước hết đôi bên chú trọng vào việc kết liễu chiến tranh về khía cạnh quân sự, từ bỏ yêu sách thành !!!13861_15.htm!!!
Đã xem 50517 lần.
http://eTruyen.com