ưới chế độ thực dân, người Pháp chẳng bao giờ muổn mở mang việc học ở xứ này. Họ tìnt hết cách để giam hãm dân ta trong vòng ngu tối. Trong các cách ấy thì có một cách tàn tệ nhất là hạn tuổi học. Quá hạn ấy thì không được vào các trường công nữa! Muốn trốn thoát cái lưới đê tiện ấy, các người làm cha, mẹ thường rút tuổi cho con trong giấy chứng nhận ngày sinh. Cũng vì lẽ đó mà theo giấy tờ của nhà trường thì Nguyễn Thái Học sinh ngày mồng 1 tháng 12 năm 1904. Kỳ thực, thì anh tuổi Quý Mão (1902). Ngày sinh tháng đẻ hiện còn chưa hỏi được rõ. (Chú thích: ngày nay người ta biết Nguyễn Thái Học sinh ngày 1-12-1902) Quê anh là làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Ông thân sinh là Nguyễn Văn Hách, một nhà tiểu nông (1). Bà là Nguyễn Thị Quỳnh, thường làm nghề buôn vải. Tư cơ ông, bà có mấy nếp nhà tranh và ngót ba mẫu ruộng. Hiện nay ông đã mất, nhưng bà còn mạnh. Hôm mới đây chúng tôi lên thăm thì bà còn đi chợ bán vải chưa về. Nói tóm lại thì đỏ là một nhà thanh bần, lúc nào cũng sống trong sự siêng năng và kiệm phác. Ông, bà sinh hạ được nhiều con. Trong số đó thì có bốn trai và anh Học là trưởng. Trong bốn trai ấy thì Đảng và Nước rẽ mất một nửa; anh Nho - em Anh - cũng là một liệt sĩ thực hành sự hy sinh bằng tính mệnh! Hai em nữa là Lâm và Nỷ, hiện nay làm ruộng ở quê nhà. Anh người tầm thước, cao độ một công xích sáu mươi phân. Trán hói; tóc thưa; đôi mắt thông minh, một nhìn đủ khiến ta đem lòng kính mến. Da ngăm đen, thuộc dòng huyết tính. Môi dày; hàm răng vổ; miệng lúc nào cũng tươi. Cằm nở, tỏ ra người quả quyết thực hành. Đặt lưng nằm là ngủ được ngay, đủ rõ trong tâm lúc nào cũng bình tĩnh. Ngủ bao giờ cũng nằm sấp, hai bàn chân quắp lại trên mông. Cách ăn vận không hề chú ý đến bao giờ. Một áo ngoài, một đôi giầy, hỏng mới thay bộ kthác. Có tiền, chúng bạn tiêu không tiếc. Hết tiền, xin các người thân với vẻ mặt rất tự nhiên. Ăn trầu, hút thuốc lào, nhưng không nghiện món nào cả, nói thường ngọng vần “l”. Cái lá, cày lim, không bao giờ nói đúng. Tư đức tốt; học hành chăm chỉ; nhưng ở nhà trường chỉ là một học sinh vào hạng trung bình. Ban đầu anh học chữ Hán. Sau ra học chữ Pháp ở thường tỉnh Vĩnh Yên. Tốt nghiệp rồi, ra học trường sư phạm ở Hà thành. Sau lại vào học trường Cao đẳng thương mại. Trong đời học sinh, người bạn thân nhất của anh là đồng chí Hồ Văn Mịch. (Anh này cũng là một trong những người sáng lập ra Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1929, bị bắt và bị đày, mất ở Côn Lôn. Ở đấy, anh em có dựng trên mộ một cái bia bằng xi măng, khắc mấy chữ “Hồ Văn Mịch, 1930” để làm kỷ niệm). Cứ lời anh Mịch nói với tôi thì anh Học là người ngoài tuy nóng nẩy nhưng trong lòng thường điềm tĩnh; đãi người thì chân thành nhưng liệu việc rất nhiều tri mưu. Chú thích:
- Trong cuốn này, lần xuất bản thứ nhất, nói Ông có làm chánh tổng, đươ(c sắc bá –hộ là lầm