hà văn, nhà thơ trong chiến dịch từ 2-4 đến 28-4-1976: 1. Dương Nghiễm Mậu 2. Doãn Quốc Sĩ 3. Trần Dạ Từ 4. Nhã Ca 5. Lê Xuyên 6. Nguyễn Mạnh Côn 7. Thế Viên 8. Thái Thủy 9. Mặc Thử 10. Vũ Hoàng Chương 11. Duyên Anh.... Nguyễn Sĩ Tế bị bắt trước chiến dịch, bị “tình nghi trong tổ chức phản động”. Hồ Hữu Tường bị bắt năm 1977. Hoàng Hải Thủy bị bắt năm 1977, can tội gửi bài vở ra nước ngoài. Nguyễn Đình Toàn bị bắt năm 1977, can tội âm mưu vượt biên. Nguyễn Thụy Long bị bắt năm 1977, can tội phản động. Một nhà thơ duy nhất được đưa ra tòa kết án 18 năm khổ sai lao động là Tú Kếu “trong tổ chức chống phá cách mạng”. Nhà báo bị bắt trong chiến dịch từ 2-4 đến 28-4-1976: 1. Đằng Giao 2. Chu Thị Thủy và đứa con mới sinh được vài ngày 3. Hồng Dương 4. Thanh Thương Hoàng 5. Văn Kha 6. Hồ Nam 7. Đào Xuân Hiệp 8. Như Phong 9. Nguyễn Văn Minh 10. Trịnh Viết Thành 11. Anh Quân 12. Xuyên Sơn 13. Cao Sơn 14. Đặng Hải Sơn 15. Đặng Hoàng Hà 16. Lê Văn Vũ Bắc Tiến 17. Sao Biển 18. Nguyễn Văn Mau 19. Hồ Văn Đồng 20. Lê Hiền 21. Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh 22. Tô Ngọc 23. Uyên Thao 24. Lý Đại Nguyên 25. Vương Hữu Đức 26. Mai Thế Yên 27. Tô Kiều Phương 28. Mai Đức Khôi 29. Lê Trọng Khôi Còn vài người nữa tôi không nhớ tên. Nguyễn Tú bị bắt từ đêm 30-4-1975 và đã chết ở khám Chí Hòa vì tê liệt. Trần Việt Sơn cũng bị bắt trước chiến dich 2-4-1976, được thả sau 3 năm tù đầy và đã chết trong khoảng tháng 9-1983. Đạo diễn điện ảnh bị bắt trong chiến dịch từ 2-4 đến 28-4-1976: 1. Hoàng Vĩnh Lộc 2. Hoàng Anh Tuấn 3. Thân Trọng Kỳ 4. Minh Đăng Khánh Soạn giả cải lương bị bắt trong chiến dịch từ 2-4 đến 28-4-1976: 1. Mộc Linh Giám đốc các nhà phát hành bị bắt trong chiến dịch 2-4 đến 28-4-1976: 1. Nam Cường 2. Đồng Nai 3. Độc Lập 4. Khai Trí (nhà sách Khai Trí) Họa sĩ bị bắt trong chiến dịch từ 2-4 đến 2804-1976: 1. Nguyễn Hải Chí (Chóe) Dich giả bị bắt trong chiến dịch từ 2-4 đến 28-4-1976: 1. Nguyễn Hữu Hiệu 2. Nguyễn Hữu Trọng Nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ quân đội, nếu là sĩ quan hay công chức cấp trưởng ty trở lên, đi trình diện học tập từ tháng 6-1975. Những người tôi biết: 1. Thanh Tâm Tuyền 2. Mai Trung Tĩnh 3. Dương Hùng Cường 4. Hà Thượng Nhân 5. Phan Lạc Phúc 6. Tô Thùy Yên 7. Văn Quang 8. Thảo Trường 9. Duy Lam 10. Phan Nhật Nam 11. Huy Vân 12. Đặng Trần Huân 13. Hoàng Ngọc Liên 14. Diên Nghị 15. Phan Lạc Giang Đông 16. Vũ Đức Nghiêm 17. Vũ Văn Sâm (Thục Vũ) 18. Đỗ Tiến Đức 19. Minh Kỳ 20. Thế Uyên 21. Vũ Thành An 22. Dương Kiền 23. Đinh Tiến Luyện 24. Nhất Bảng Những người đã chết trong ngực tù: 1. Minh Kỳ 2. Thục Vũ 3. Nguyễn Mạnh Côn 4. Nguyễn Tú 5. Huy Vân Những người đã chết sau khi được tha: 1. Vũ Hoàng Chương 2. Hồ Hữu Tường 3. Hoàng Vĩnh Lộc 4. Minh Đăng Khánh 5. Trần Việt Sơn Những người được tha rồi bị bắt lại: 1. Hoàng Hải Thủy 2. Dương Hùng Cường 3. Doãn Quốc Sĩ 4. Nguyễn Đình Toàn Những người mới bị bắt từ tháng 4-1984: 1. Nguyễn Hoạt 2. Phạm Thiên Thư 1 Những người trình diện từ tháng 6-1975 và bị bắt từ 2-4-1976 chưa hề được thả lần nào và vẫn còn nằm tù: 1. Trịnh Viết Thành 2. Trần Dạ Từ 3. Tô Ngọc 4. Nguyễn Viết Khánh 5. Thảo Trường 6. Duy Lam 7. Phan Nhật Nam 8. Hoàng Ngọc Liên 9. Vũ Đức Nghiêm 10. Văn Quang 2 Những người không hề bị bắt: 1. Thanh Lãng 2. Phạm Việt Tuyền 3. Nguyễn Quang Lãm 4. Vũ Bằng 5. Tam Lang 6. Trần Lê Nguyễn 7. Thượng Sĩ 8. Toan Ánh 9. Nguyễn Hiến Lê 10. Bình Nguyên Lộc 11. Nguyễn Xuân Hoàng 12. Nguyễn Mộng Giác, v.v... và v.v... Những “cây chống cộng” và những “tiền bối” văn chương, đặc biệt tiền bối Toan Ánh Nguyễn Anh Toán còn được phép ký bút hiệu Lã Vi phóng tin ra ngoại quốc bêu nhục những người nằm tù. Riêng con số những nhà thơ, nhà văn công tác với cộng sản, xin miễn kể ra. Bởi vì, ít nhất, đã có 5 “nhà” vượt biên và xuất ngoại chính thức đang ồn ào chống cộng sản bên Mỹ. Kể rõ tên và các báo quý vị ấy đang cộng tác, sợ rằng quý vị ấy mất khí thế chống cộng. Anh hề dễ thương Khả Năng cũng bị … đi học tập. Cộng sản đánh giá thấp nhạc sĩ nên Phạm Đình Chương, Nhật Trường, Y Vân … cứ nhởn nhơ mà vượt biên hay ở lại mà lêu bêu ngoài đời. Năm 1980, sau 5 năm tiêu diệt ảnh hưởng văn học Sàigòn bằng đủ phương tiện truyền thông của Đảng và Nhà Nước, cảm thấy vẫn chưa ổn, vẫn còn sợ hãi, nhà xuất bản Sự Thật (Hà Nội, 1980) bèn tung ra cuốn sách ghê gớm, nhan đề nghe đã rụng tóc gáy: Những tên biệt kích trong mặt trận tư tưởng văn hóa miền Nam. Biệt kích văn nghệ gồm 10 tên: 1. Võ Phiến (di tản trước 30-4-1975) 2. Vũ Khắc Khoan (di tản trước 30-4-1975) 3. Nhất Hạnh (bị lưu đầy từ lâu) 4. Nguyễn Mạnh Côn (chết tại Xuyên Mộc, 1979) 5. Hồ Hữu Tường (sắp chết được thả ra ở trại Z30D, về nhà chết 1980) 6. Dương Nghiễm Mậu (được thả đầu năm 1977) 7. Nhã Ca (được thả đầu năm 1977) 8. Mai Thảo (trốn chiến dịch 2-4-1976, vượt biên 1978) 9. Doãn Quốc Sĩ (được thả cuối năm 1979) 10. Duyên Anh (được thả 1981) Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng định “xử tử” thêm Phạm Duy, Chu Tử, Thanh Tâm Tuyền nhưng phải vội vàng cất kỹ máy chém vào “nhà truyền thống”. Bởi vì, quần chúng đọc Những tên biệt kích trong mặt trận tư tưởng văn hóa miền Nam say sưa qua. Đọc xong rồi, kiếm tác phẩm của biệt kích văn nghệ đọc … bổ xung. Đảng bèn khẩn trương thu hồi cuốn “Những tên biệt kích trong mặt trận tư tưởng văn hóa miền Nam” về đốt. Đồng thời, Đảng thộp cổ mấy chiến sĩ in lậu sách của biệt kích văn nghệ bằng roneo đưa ra tòa, kết án khổ sai chung thân! Kể ra thì Đảng hơi ngu. Có ngu mới trích câu này của Doãn Quốc Sĩ: “Tôi ví tôi như kim cương, răng cộng sản không thể cắn vỡ nó”. Có ngu mới trích câu này của Duyên Anh: “Cầm tay con Thúy êm ái hơn cầm tay bác Hồ”. Vân vân... Những sự ngu dốt của Đảng làm rất nhiều lão thành văn nhân, thi sĩ nổi giận. Quần chúng đặt câu hỏi hiểm hóc: Tại sao tiên chỉ văn học không bị bắt? Ờ nhỉ, có sự tréo cẳng ngỗng. Sĩ quan đi từ mút chỉ, lính học tập có 3 ngày. Dân quèn văn nghệ vào ấp, tiên chỉ và chánh tổng văn nghệ ở nhà. Trong chiến dich 2-4-1976, quý vị thấy sợ hãi toát mồ hôi. Thoát nạn, quý vị ấy thở phào sung sướng. Rồi ròng rã 8 năm, cộng sản không thèm bắt, đã đành, cũng chẳng thèm nhắc nhở quý vị ấy (dù để chửi bới), quý vị ấy thấm nỗi nhục … không bị bắt, quý vị ấy không dám cay cú cộng sản, liền trút những sự cay cú ấy vào những thằng nhà văn bị bỏ tù, bị bêu nhục, bị đói khát, bị lao động khổ sai hộc máu mồm. Quý vị ấy ung dung tự tại, cà phê sáng, rượu chiều và bốc máu chứng nhân lịch sử để ru rú xó nhà, phẩm bình người này người nọ quằn quại trong ngục tù và rất can đảm, rất “uy vũ bất năng khuất” gửi bài ra ngoại quốc không dám ký tên mình để mạ lỵ người này, nói xấu người kia vì đố kỵ, vì mặc cảm thua sút bị cộng sản coi như rác. Tôi không thể điểm mặt quý vì chứng nhân lịch sử này. Rất tiếc, tôi đang ở Pháp. Một cơn bốc nóng, có thể, làm khổ quý vị ấy và e rằng lịch sử mất hết chứng nhân rờ voi, chứng nhân xem chuông. Tôi vừa trình bày một danh sách tạm đầy đủ về nhà văn, nhà báo bị đàn áp thẳng thừng trong chiến dịch 2-4-1976. Qua danh sách này, trừ những nhà văn, nhà báo di tản trước 30-4-1975, và trừ những nhà văn ngàn đời không chính kiến, người đọc sẽ có 2 câu hỏi: 1. Tại sao một số khuôn mặt văn nghệ sừng sỏ cỡ tác giả Bão thời đại không hề bị bắt mà còn được leo lên máy bay … vượt biên? 2. Tại sao một số khuôn mặt văn nghệ có giải thưởng đã không bị bắt mà còn được cộng tác với văn nghệ của chế độ mới? Khi ấy, người ta nhân danh cái gì, nhân danh ai để vinh tôn hãy để bêu nhục những người ngụp lặn dưới vực sâu thống khổ, ê chề. “Đoạn trường ai có quá cầu mới hay.” Chưa qua cầu, chưa hay sự đời. Thì đừng nói phét, đừng phán xét những gì nghe người ta kể. Nếu đã qua cầu, sẽ hiểu, sự đời thường đen mà lại trắng, trắng mà lại đen. Đen và trắng đâu phải tại sự đời. Mà tại thói đời. Tôi qua chuyện khác. Trình diện học tập và bị bắt bỏ tù khác nhau. Do đó, quy chế giam giữ và đối xử cũng khác nhau. Người trình diện học tập, không bao giờ bị thẩm vấn, không bị nhốt trong phòng 24/24 năm nầy sang năm khác. Họ chỉ làm bạn tự khai tập thể, một lần duy nhất, rồi chờ đợi. Chung quy thì cũng chỉ là tù nhân cả, nhưng tù trình diện dể thở hơn tù bị bắt. Tù trình dện tự ý vào tù nên không bị còng tay tại nhà, bị khám xét và tịch thu món gì. Được quản lý bởi quân đội, những người tù trình diện đã có những tháng năm thoải mái. Thí dụ ở Phước Long. Họ có thể cắm lều ngủ với vợ mỗi lần vợ họ thăm nuôi họ. Vô số những cậu bé, cô bé mang tên Phước Long nhờ sự “nhân đạo” của Đảng! Cái ý chí chiến đấu đã buông xuôi ở những cuộc mây mưa ân huệ đó. Và nó chỉ dừng đúng từ cuối năm 1978, sự quản lý nằm trong tay công an. Người ta vẫn có thể làm tình dầu người ta đau đớn, tủi nhục và bị quản chế. Sự ưu đãi của kẻ thù luôn luôn ru ngủ lòng bất khuất. Người ta không thích bị ngược đãi, dù bị ngược đãi người ta mới thấm thía thân phận tù đay. Chúng tôi nằm trong tay công an từ phút đầu. Chúng tôi không có thời giờ chuẩn bị vào tù. Công an ập vào nhà chúng tôi, còng tay chúng tôi lại, khám xét nhà cửa, tịch thu đủ thứ rồi chở chúng tôi, từng người, tống vào nhà giam. Chúng tôi ở chung với trộm cướp, sát nhân... Chú thích Không chính xác lắm. Số các tù nhân tư tưởng bị bắt từ tháng 4-1984 và còn bị giam giữ không được chính xác lắm. Có thể bị bắt đông hơn và còn bị giam giữ đông hơn. Cũng có nhà văn nhà báo bị bắt khoảng 1978 can tội hình sự.