
Tích Nhân nghĩ cụ già có lẽ là bản trưởng nên lại vòng tay: - Vãn bối là Lê Tích Nhân, tình cờ đi ngang qua đây muốn xin nhờ bữa cơm chiều và hỏi thăm đường, không hiểu có sự hiểu lầm nào mà mọi người xem vãn bối như kẻ tử thù? Oâng lão chăm chú nhìn Tích Nhân, hỏi: - Ngươi từ đâu đến? Tích Nhân làm sao biết mình ở địa phương nào nên chỉ lấy tay chỉ: - Từ phía tây bắc tới. Oâng lão tức giận: - Đúng là đồ nghiệt súc, dám rỡn mặt với ta! Dứt lời cây côn trong tay lão bủa tới, kình lực rất mạnh. Theo kình lực của ông lão, Tích Nhân nghĩ những cao thủ mà hắn đã gặp như Lý đại Hùng, thiên thủ tam kiếm chưa phải là đối thủ của ông ta. Thấy ông lão chưa chi đã dở chiêu đoạt mạng, và cũng muốn biết võ công của mình học hôm nay tới đâu, Tích Nhân đứng một chỗ, hai bàn chân không di động, theo đường côn đoán ra thế thức mà ngã người ra sau, chồm tới trước, lách qua tả hay hữu để tránh né. Đánh ra mấy chiêu, đều là những tuyệt chiêu của mình mà thấy đối thủ chỉ thung dung lách người tránh thoát trong đường tơ kẻ tóc, biết gặp người chẳng phải tầm thường, ông lão nhảy thối lui, giọng dè dặt: - Xin cho biết tôn tính đại danh. Đến đây vì việc gì? Tích Nhân thấy ông lão ra tay không nhân nhượng, nhưng mặt không có vẻ tà ác, nên lại cung tay: - Thật tình vãn bối chỉ tình cờ qua đây. Vì đã mấy năm theo đại tỷ học võ trong lòng núi, không biết nơi đó là đâu nên không thể trả lời câu hỏi của tiền bối mà thôi. - Các hạ võ công cao cường, hẳn đại tỷ là nhân vật danh vang bốn biển. Tích Nhân thở dài: - Đại tỷ Trần Kỳ Anh chẳng phải là người Đại Việt, mà vốn là bang chủ Phượng hoàng bang ở trung nguyên. Oâng lão cau mày: - Đã là người võ lâm ở vùng biên giới, không nghe biết tình hình võ lâm bên nước Minh ra sao, chẳng hóa kiến thức quá ư kém cỏi? Lão phu nghe Phượng hoàng bang đã lâu không còn hoạt động. Phượng hoàng tiên tử tuyệt tích giang hồ, chẳng lẽ mười mấy năm qua bà ta chỉ lo dạy dỗ cho thiếu hiệp? Tích Nhân: - Vãn bối có nhiều việc khổ tâm không thể nói rõ hành tung đại tỷ tỷ xin tiền bối thứ lỗi. Khi trả lời cho ông lão, Tích Nhân nghe từ xa có tiếng chân ngựa phi nước đại. Oâng lão cũng nghe thấy đưa mục quan về đầu đường. Giây lát sau sườn núi năm con ngựa xuất hiện phi tới như bay và dần dần thấy rõ năm tay kỵ mã. Người đi đầu độ năm mươi cởi con ngựa ô, đầu đội khăn dày, thân thể cao to, hai huyệt thái dương gò cao, mặt núng nính thịt, tay cầm đại đao. Kế lão, một mụ đàn bà độ bốn mươi, mặt mày son phấn lòe loẹt, cỡi ngựa hồng, đeo kiếm; một thanh niên mập mạp to lớn cầm đao, cởi ngựa hồng, độ hai chục tuổi. Hai người kia, một cởi cỡi ngựa hồng, một cỡi ngựa bạch. Người cỡi ngựa bạch mặc võ phục xanh đeo kiếm, bao kiếm có tua vải hồng bay phất phơ, độ bốn chục tuổi. Người cỡi ngựa hồng tay cầm thương, Tích Nhân không ngờ gặp lại trong lúc này, đó là Tôn Cường, ngũ tỷ phu của Hoàng Thu Hà. Đến nơi, lão to lớn nhảy xuống ngựa: - Không thông báo trước, đường đột tới Vân trung xin Nùng thúc thúc tha tội. Oâng già tức giận: - Ma vạn Lý! Ngươi đã để thuộc hạ đến đây giết kẻ vô tội, cướp lấy lừa ngựa, còn dám vác mặt tới, thật chẳng coi Nùng bản Thanh ta ra gì! Ma vạn Lý vòng tay: - Thứ lỗi, thứ lỗi, biết nghiệt tử ở nhà đã gây nên tội, nên tiểu điệt vội vàng đem hắn đến đây xin lỗi Nùng thúc thúc. Nghiệt tử sở dĩ hồ đồ cũng vì Tiên Nhi quá vô tình với nó. Chuyện con nít giận hờn gây nên hiểu lầm, tiểu điệt đến đây định thương lượng để đền bù thiệt hại cho Vân tru Để Hổ Hùng lạy ba lạy, Tích Nhân nâng dậy: - Đại ca rất mừng có thêm một người thân như Phạm hiền đệ. Bên ánh lửa hồng Tích Nhân và Hổ Hùng tâm sự, kể chuyện cuộc đời mình cho nhau nghe, giây lát cả hai cảm thấy thân mật hợp ý khôn cùng. Nhất là Hổ Hùng cũng tỏ ra không muốn con đường làm quan, cúi đầu cấp trên, hô hét cấp dưới. Nhận thấy Hổ Hùng bị thương, dù rất muốn tiếp tục nói chuyện, nhưng Tích Nhân cũng nhận ra sự mệt mỏi của Hổ Hùng, nên khuyên đi ngủ và Hổ Hùng nằm xuống đất thì ngáy ngay. Tiếng ngáy to như sấm. Nghe tiếng ngáy của Hổ Hùng, Tích Nhân biết người hiền đệ mới của mình có sức mạnh trời sinh, nhưng đã không luyện nội công căn bản của người võ học thượng thừa. Nhìn gân cốt của Hổ Hùng, Tích Nhân biết Lục Dương thần công rất thích hợp với Hổ Hùng, nhưng chưa hiểu Hổ Hùng là người có kiên nhẫn hay không? Mờ sáng hôm sau, Tích Nhân đánh thức Hổ Hùng dậy. Khi ngồi dậy vết thương làm Hổ Hùng nhăn mặt, nhưng vui vẻ: - Tiểu đệ chưa bao giờ ngủ ngon được như hôm nay. Đại ca! Chúng ta đi đâu đây? - Đến thị trấn gần nhất, mua thuốc băng bó để vết thương hiền đệ mau lành. Sau đó rồi tính xem hiền đệ nên theo ta về kinh thành hay lên Vân trung cốc sống với tam muội và tứ đệ một thời gian. Đã nghe kể về Tiên Nhi và Thừa Lân, sự sắp xếp của Tích Nhân như thế nào, Phạm Hổ Hùng nói: - Tiểu đệ rất muốn theo đại ca dung rủi, nhưng chắc chắn sự hiện diện của tiểu đệ sẽ làm cho hai anh em ta khó ngày nào được yên. Tiểu đệ mấy năm nay hết trốn chỗ này, mai chạy chỗ kia, tinh thần lúc nào cũng bất định, không có thì giờ tập luyện nội công, thành ra đại ca an trí tiểu đệ thế nào cũng tốt. - Con ngựa của hiền đệ hôm qua ngã té, chúng ta không để ý đến nó, sáng nay không biết nó đã đi đâu mất rồi! - Tiểu đệ làm gì có ngựa! Đó là con ngựa cướp của một người đi đường. Hy vọng nó biết đường tìm về nhà chủ. Tích Nhân gọi Hồng lô, con ngựa chạy đến, Tích Nhân bảo Hổ Hùng: - Hiền đệ hãy dùng nó đỡ chân, ta đợi hiền đệ ở chợ Vân Quang. Ta sẽ ở khách điếm nào lớn nhất ở đấy cho hiền đệ dễ tìm. Khu vực núi non chỗ này, buổi sáng sương mù dày đặc, cách mấy thước không thể nhìn ra cảnh vật. Hổ Hùng nghe Tích Nhân dặn thì hình dáng của Tích Nhân đã mất trong màn sương, Hổ Hùng phóng lên lưng Hồng lô, vuốt cổ vỗ về: - Sương mù khó thấy đường đi lắm, ngươi cẩn thận giùm ta, nhưng nếu đi nhanh để kịp gặp đại ca, thì ngươi cũng rán hết sức giùm cho. Hổ Hùng vừa thúc chân, Hồng lô đã phóng ngay bốn vó. Trong màn sương dày đặc, Hổ Hùng không nhìn xa tới phía trước hơn ba thước, thế nhưng hồng lô như xé sương mà chạy làm Hổ Hùng lo sợ vô cùng, hắn nằm rạp ôm lấy cổ ngựa: - Cẩn thận! Đừng làm ngươi bị nạn và ta bị đại ca quở trách! Hổ Hùng ôm cổ năn nỉ, nhưng không thúc chân kiềm hãm, nên Hồng lô cứ tung vó như bay. Khu vực này cũng đi xuyên núi, nhưng đường sá đã rộng nhiều, nên Hồng lô không bị cản trở. Buổi trưa sương mù tan dần, Hổ Hùng có thể nhìn thấy cảnh vật chung quanh, mới thấy con hồng lô có sức dẻo dai và phi nhanh trên đường đèo không có ngựa nào bằng. Đã kính phục võ công nghi biểu của Tích Nhân, cởi con Hồng lô, Hổ Hùng càng kính phục, lòng thầm nhủ trên đời không ai có thể có võ công như đại ca Tích Nhân của mình, thì cũng không có con ngựa nào hay như ngựa của đại ca Tích Nhân của mình cởi. Ngựa chạy nhanh nhưng cũng không gặp Tích Nhân dọc đàng, Hổ Hùng càng cảm thấy kính phục. Là người học võ, xuất thân từ con nhà võ, Hổ Hùng biết người có khinh công cao có thể phóng qua mái nhà, đọt cây, chạy nhanh hơn ngựa, nhưng cũng chỉ trong giây lát, một khắc, một giờ, không ai có thể có nội lực liên miên, dùng khinh công để thi sức với ngựa trong đường trường. Thế nhưng con Hồng lô phi như tên bắn, đã cả nửa ngày mà không bắt kịp Tích Nhân. Xế chiều, Hồng lô đã đi vào địa phận phố Vân Quang. Đây là khu vực buôn bán của các sắc dân thiểu số và người Kinh. Ở đây cũng rất nhiều người Tàu sang khai thác tửu điếm, khách điếm, tiệm thuốc. Đã từng ở đây, Hổ Hùng cho ngựa đến khách điếm Vân Quang, khách điếm lớn nhất của phố Vân Quang. Chủ điếm người Tàu và tiểu nhị nửa Tàu, nửa Việt. Người Tàu khai thác khách điếm, hay buôn bán ở miền cao, nói được nhiều thứ tiếng, tiếp được mọi hạng người, sắc dân, và sự tiếp đón rất nồng hậu, giữ chữ tín cho nên dù có ai ghét người Tàu, nước Tàu, cũng đều muốn dùng tiện nghi và buôn bán với họ. Oâng lão cười gằn: - Hay lắm! Nếu Ma động chủ có hảo ý để giữ hòa khí giữa chúng ta, mấy chục con ngựa hãy đem đến hoàn trả. Còn tính mạng Nùng tam và Nùng ngũ, thì cắt đầu Ma vạn Hùng đền mạng. Nếu được như vậy thì lão phu không còn lời gì để nói. Người thanh niên lớn tiếng: - Thật là hồ đồ! Ma vạn Lý quát: - Hùng nhi không được vô lễ! Oâng ta vòng tay: - Lúc Nùng Thừa Vũ hiền đệ còn sống ngoài tình láng giềng còn coi vãn bối không khác gì anh em và đã có lần hứa gã Tiên Nhi cho Hùng nhi. Vãn bối chỉ có Hùng nhi là con trai, mẹ nó quá nuông chiều thành ra ngỗ nghịch, nhưng nó cũng không đến nỗi nào. Nếu thúc thúc xét lại, không cự tuyệt cuộc hôn nhân, thì Hùng nhi nhất định sẽ ăn năn và trở nên người tốt mà Vân trung cốc và Bách nhạn động cũng vì thế mà đời sống hòa bình, nương tựa lẫn nhau. Oâng lão xua tay: - Giang sơn dị cải, bản tính nan di. Một tên hung tàn như gã bao giờ trở thành người tốt được? Ta có thay đổi ý kiến, Tiên Nhi cũng không bao giờ lấy gã. Mụ đàn bà cười lanh lãnh: - Hùng nhi là tiểu chủ Bách nhạn động muốn lấy ai lại không được? Nể tình Nùng lão dù sao cũng là gia gia của Thừa Vũ nên mấy lượt đem sính lễ đến xin cưới bị từ chối, Bách nhạn động vẫn nhẫn nhịn. Hôm nay, chúng tôi đến đây muốn có một lời dứt khoát, Nùng lão có chịu giữ lời hứa của Thừa Vũ, cho Tiên Nhi về làm dâu nhà họ Ma hay không? Nùng bản Thanh, quắc mắt: - Ta cự tuyệt thì sao? Người đàn ông đeo kiếm, khoát tay, ngăn không cho Ma phu nhân trả lời, chậm rải từng tiếng: - Mã đại ca và đại tẩu muốn hai nhà trở thành sui gia là điều rất tốt sao Nùng tôn ông từ chối? Theo tại hạ, tôn ông không những gã cháu gái cho thiếu động chủ, mà cũng nên đem Vân trung cốc đặt dưới sự lãnh đạo của thiếu động chủ. Như vậy, mới còn đất sống! Vân trung cốc, kể từ khi Nùng thừa Vũ phu phụ bị tay sai của Hồ quý Ly tàn hại, Nùng tôn ông lại đóng cửa từ khách, không tiếp xúc với giang hồ, không lo trả thù đã làm cho võ lâm khắp vùng biên giới coi thường. Võ lâm trọng nhất là tín nghĩa, việc tôn ông từ hôn làm cho võ lâm càng thêm thất vọng. Chính vì thất vọng với Vân trung cốc, mà Trần mỗ cũng phải đến đây để giúp Ma đại ca lấy lại công đạo. Tôn Cường tiếp lời gã này: - Nhìn cây thương trong tay mỗ, tôn ông biết tại hạ từ đâu tới. Hoàng sư phụ và tất cả Thần thương trang quyết định ủng hộ Bách nhạn động. Oâng lão Nùng bản Thanh cả cười, tiếng cười ngạo nghễ và chua chát: - Lão Hoàng Mật từ lâu muốn lãnh đạo dân tộc Nùng, định mượn dịp trừ cái gai Nùng bản Thanh ta chứ gì? Hà! nhưng lão có đích thân đến đây cũng dễ đã thắng nổi cây côn trong tay ta huống chi là cái thứ như ngươi! Oâng ta chỉ người cầm kiếm: - Còn ngươi, phải chăng có chút ít tên tuổi là Thanh hồng kiếm khách, Trần Ngải, võ sĩ của Phạm sư Oân năm xưa? Ta tiếc cho ngươi cũng có chút công lực, nhưng hết theo phản tặc nay lại giúp cho ma quỷ! Các ngươi tưởng theo Ma vạn Lý kéo đến đây có thể làm ta sợ sệt mà gã cháu ta cho tên ngợm Vạn Hùng hay sao? Ma phu nhân gằn từng tiếng: - Hôm nay Bách nhạn động không lấy lại công đạo, không rời khỏi Vân trung cốc. Tín nghĩa võ lâm phải lấy võ công giải quyết. Trước hết ta phải bắt con nhãi Tiên Nhi về cho Vạn Hùng, xem thử sau khi ván đã đóng thuyền nó có còn làm cao nữa hay không? Ma phu nhân vừa chưởi rủa vừa tuốt kiếm phóng tới Nùng Tiên Nhi. Nùng bản Thanh đưa trường côn cản lại, nhưng Ma vạn Lý cũng đã theo liền với vợ, cây đao dài tung ngay một chiêu cực kỳ mãnh liệt. Tiên Nhi và cậu thanh niên, người cử côn, người cầm kiếm xông ra. Ma vạn Hùng cũng cầm đao xông lên. Giây lát, họ chia ra ba cặp, Ma vạn Lý đánh với Nùng bản Thanh, Ma phu nhân đánh với Nùng Tiên Nhi. Tích Nhân thấy Nùng bản Thanh có thắng Ma vạn Lý cũng phải mất mấy trăm chiêu, ngược lại thì Tiên Nhi dù có kiếm pháp liền lạc kín đáo nhưng thiếu hoả hầu. Cậu em học côn pháp của ông cũng đến nơi đến chốn nhưng thiếu công lực nên sẽ khó thắng Ma phu nhân và Ma vạn Hùng. Tích Nhân không có cảm tình với anh em họ Hoàng, nhất là khi biết Hoàng Thu Hà định lợi dụng mình càng ghét hơn nữa, nên tự nhiên muốn giúp cho ông cháu Nùng bản Thanh. Hắn chưa nghĩ ra cách giúp, thì dân trong bản ùa lại tấn công Tôn Cường và Trần Ngải. Tích Nh&aến cùng để giữ cơ nghiệp của tổ tông, có chết cũng chết vì vua, trái lại ông ta lui về trí sĩ để tránh đụng chạm, làm suôi với Quý Ly, gởi con cháu cho hắn để sau này được an toàn. Cái lo đó, thật là cái lo vị kỷ cho riêng gia đình mình mà không phải cho nhà Trần vậy. Trần Ngải: - Lời nghị luận của tiền bối rất đúng. Chính vì cái uy danh của Trần nguyên Đán, mà bọn người cho rằng việc cướp ngôi của Hồ quý Ly là hợp mạng trời đã có thêm chứng cớ để bênh vực. Trần Ngải tiếp lời: - Phía Văn thân cầm đầu công cuộc chống họ Hồ là anh em nhà họ Mạc, hậu duệ cụ Mạc đỉnh Chi. Võ phái hầu hết những người sống ngoài vòng pháp luật và những kẻ trung với nhà Trần. Phe chống dĩ nhiên hoạt động ngấm ngầm, nhưng như đã nói vì có hai thành phần nên ô tạp, có kẻ trung quân ái quốc, nhưng cũng có người cơ hội. Trần Ngải cười chua chát: - Như Ngải tôi là một trong những người cơ hội, mong rằng góp chút công đón vua Trần về nước sẽ không còn phải sống cảnh trốn tránh, nương thân trong hắc đạo nữa. Tích Nhân hỏi: - Đón vua Trần nào về nước? - Có người tên Trần Khang đã sang Yên kinh trình bày với vua Minh Thành tổ việc Quý Ly cướp ngôi, xin nhà Minh đem quân sang giúp lập lại nhà Trần. Trần Khang lấy tên là Trần Thiên Bình, nói là con vua Nghệ tông. Nhiều người hiện cũng nghi ngờ không biết Thiên Bình có phải con vua Nghệ Tông hay không? Nhưng cho rằng nếu nhà Minh muốn lập lại nhà Trần, thì khi biết Trần Khang dối gạt họ sẽ lập con cháu thực sự của nhà Trần lên ngôi chính thống, nên việc đúng hay không không phải là việc quan trọng, mà việc nhà Minh có đem quân sang giúp hay không mới là quan trọng. - Thúc thúc thấy nhà Minh đối với việc này thế nào? - Vua Minh đã đưa phái đoàn Dương Bột sang phong cho Hồ hán Thương làm An Nam Quốc vương, nhưng hiện tại nhiều phái bộ nhà Minh, chính thức có, giả dạng có qua lại nước ta hàng ngày. Cao thủ của họ liên lạc chặt chẽ với những nhóm chống họ Hồ thúc đẩy tạo lực lượng, như chủ nhân đã biết Hoàng Mật đã từ lâu ráo riết chuẩn bị. Tích Nhân hỏi Nùng bản Thanh: - Tiền bối đối với tình hình này nghĩ như thế nào? Nùng bản Thanh lắc đầu, thở dài: - Đất nước chúng ta chắc chắn sẽ bị nạn binh đao. Quân Minh có sang cũng không hẳn họ sẽ lập lại nhà Trần rồi rút về mà chỉ sợ sẽ chiếm luôn cả nước. Kể từ thời Ngô vương Quyền đặt nền tự trị đến nay. Nhà Lý đã đẩy lui quân Tống, Hưng đạo vương Quốc Tuấn đã ba lần đẩy lui quân Nguyên, nhưng đó là những lúc mà quân dân rất đoàn kết, vua tôi trên dưới một lòng. Hiện nay lại hoàn toàn khác. Theo tình thế, lão phu cho rằng giúp cha con họ Hồ cũng không đáng, mà trông đợi hay tiếp tay quân Minh vô hình chung cũng sẽ có tội với non sông. Trần Ngải hỏi: - Như lời tiền bối, chúng ta phải làm gì bây giờ? Nùng bản Thanh: - Quân Minh sang lần này sẽ không phải như quân Tống, quân Nguyên trước đây bị chúng ta đánh bại mà chắc chắn họ sẽ chiến thắng. Lý do, theo lão phu, chúng ta thắng quân Tống, quân Nguyên vì quân dân đoàn kết một phần, một phần bấy giờ đất nước chúng ta có Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đều là những người có tài đại tướng. Còn hiện tại, nhà Hồ mới cướp ngôi chưa được mọi người công nhận lại thực hiện nhiều chính sách mất lòng dân, quân đội hiện có tổ chức lại qui củ hơn xưa, nhưng tướng lãnh đa số đều là những người xu phụ còn kẻ có tài đại tướng thì hầu như không có ai. Tình trạng như vậy thì làm sao có thể ngăn trở được quân Minh, một quân đội thiện chiến mới đánh đuổi được quân Nguyên ra khỏi nước, lập triều đại mới. Nùng bản Thanh uống một hớp trà, thở dài: - Đất nước chúng ta sẽ bị đô hộ. Đại Việt đã có mấy trăm năm lập quốc lẽ nào cam chịu sống dưới sự đô hộ của quân Minh? Tuy nhiên, sự đô hộ này trải dài trong bao lâu còn phải xem chính sách cai trị của nhà Minh như thế nào. Nếu họ lấy đức vỗ về, chuộng trọng hiền sĩ, giảm nhẹ sưu thuế, thì sự đô hộ có thể kéo dài. Ngược lại, họ lấy uy vũ đàn áp, quan tướng vơ vét cho đầy túi tham, thì họ sẽ khó ở Đại Việt ta lâu. Tóm lại, lâu hay mau, tùy theo chính sách cai trị của nhà Minh, nhưng sự đứng dậy của dân chúng Đại Việt giành lại quyền tự trị sớm hay muộn cũng sẽ phải có. Theo lão phu, con đường lập tâm cứu nước của những người hữu tâm có thể nhìn thấy dã tâm của quân Minh và sự bất chánh của nhà Hồ, là chuẩn bị cho sự đứng dậy sau này. Liên kết hào kiệt khắp nơi, thành lập thế lực &aciồn: Tác giả VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 2 năm 2012
http://eTruyen.com