QUẺ TỤNG

三 Kiền trên
H Khảm dưới
Truyện của Trình Di. - Quẻ Tụng, Tự quái nói rằng: Ăn uống thì phải kiện tụng, cho nên tiếp đến quẻ Tụng(1).Cái mà người ta cần dùng là sự ăn uống, đã phải chờ đợi, thì sự tranh kiện ở đó mà ra. Vì vậy quẻ Tụng mới nói quẻ Nhu. Nó là quẻ Kiền trên Khảm dưới. Nói về hai tượng thì khí Dương của trời đi lên, tính nước đi xuống, sự đi của nó trái nhau, cho nên thành kiện. Nói về hai thể, thì trên cứng dưới hiểm, cứng với hiểm gặp nhau, khỏi kiện sao được? Lại nữa, người ta bên trong hiểm trở mà bên ngoài cương cường, vì vậy sinh ra tranh kiện.
LỜI KINH
訟, 有孚窒惕, 中吉, 終凶, 利見大人, 不利涉大川.
Dịch âm. - Tụng, hữu phu chất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch nghĩa. - Kiện, có thật, bị lấp, phải Sợ, vừa phải, tốt; theo đuổi đến chót, xấu; lợi về sự thấy người lớn, không lợi về sự sang sông lớn.
Truyện của Trình Di. - Phép kiện phải có sự thật, ở trong không có sự thật thì là cái kiểu của quẻ Vô võng, ấy là đạo hung. Quẻ này giữa đặc(2) tức là tượng có sự thật. Kẻ kiện tranh biện với người này mà đợi, người khác quyết đoán cho mình, dù có sự thật cũng nên lấp đi, nếu không lấp thì đã rõ rồi, không có kiện nữa. Việc đã chưa phân biện, thì lành dữ chưa thể chắc, cho nên có sự sợ hãi. Trung cát nghĩa là vừa phải thì tốt, chung hung nghĩa là theo đuổi công việc tới cùng thì xấu. Kẻ kiện càn để phân biệt cong ngay, cho nên lợi về sự thấy người lớn, vì rằng người lớn dùng đức cương minh trung chính quyết đoán việc kiện của họ. Kiện không phải là việc hoà bình, nên chọn chỗ yên ổn mà ở, không nên hãm vào chôn nguy hiểm, cho nên không lợi về sự sang sông lớn.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tụng là tranh kiện. Trên Kiền dưới Khảm, Kiền cứng Khảm hiểm, người trên dùng sự cứng để chê kẻ dưới, kẻ dưới dùng sự hiểm để nhòm người trên, lại là mình hiểm mà nó mạnh, đều là đạo kiện. Quẻ này hào Chín Hai giữa đặc mà không có kẻ ứng cùng, lại là thêm lo. Vả, theo quái biến, nó tự quẻ Độn mà hại, tức là kẻ cứng đến ở hào Hai mà nhằm vào giữa thể dưới, có tượng có sự thật bị lấp, biết sợ mà hợp với lẽ vừa phải; hào Chín Trên quá cứng ở cuôl sự kiện, có tượng theo đuổi việc kiện đến cùng! Hào Chín Năm cứng mạnh, trung chính ở ngôi tôn, có tượng người lớn; lấy tư cách Dương cương cưỡi lên chỗ hiểm, ấy là sự đầy đặc xéo vào chỗ hãm, có tượng không lợi về sự sang sông lớn, cho nên mới răn kẻ xem ắt có sự tranh biện và tuỳ theo chỗ của họ ở mà thành ra lành hay dữ.
LỜI KINH
彖曰: 訟, 上剛下險, 險而健, 訟.
Dịch âm. - Thoán viết: Tụng, thượng cương hạ hiểm, hiểm nhi kiện, Tụng.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Tụng, trên cứng dưới hiểm, hiểm mà mạnh, là quẻ Tụng.
Truyện của Trình Di. - Tụng là quẻ trên cứng dưới hiểm, hiểm mà lại mạnh, lại là hiểm với mạnh tiếp nhau, trong hiểm ngoài mạnh, đều là cái cớ sinh kiện. Nếu như mạnh mà không hiểm, thì không sinh ra kiện; hiểm mà không mạnh, cũng không thể kiện; vì hiểm mà lại mạnh, nên mới thành kiện.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng đức quẻ để thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
訟有孚, 窒惕, 中吉, 剛來而得中也, 終凶, 訟不可成也, 利 見大人, 尚中正也, 不利涉矢)11, 入于淵也.
Dịch âm. - Tụng hữu phu, chất dịch, trung cát, cương lai nhi đắc trung dã; chung hung, tụng bất khả thành dã; lợi kiến đại nhân, thượng trung chính dã; bất lợi thiệp đại xuyên, nhập vu uyên dã.
Dịch nghĩa. - Kiện có sự thật, bị lấp, phải sợ, vừa phải tốt, cứng lại mà được vừa phải vậy: theo đuổi đến chót thì xấu, việc kiện không thể thành vậy; lợi về sự thấy người lớn, chuộng sự trung chính vậy; không lợi về sự sang sông lớn, vào chưng vực vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lại cứ tài quẻ mà nói, hào Chín Hai lấy tư cách Dương cương ở ngoài đến, thì nó là chủ việc kiện. Lấy đức Dương cương ở giữa, tức là cái tượng giữa đặc, cho nên là có sự thật. Trong thời kiện, dù có đức tin cũng phải ngăn trở, bị tắc lấp mà có sợ hãi, nếu không bị lấp thì không thành kiện. Lại, ở chỗ hãm hiểm, cũng là cái nghĩa tắc lấp sợ hãi. Hào Hai lấy đức Dương cương ở ngoài đến mà được vừa phải, nghĩa là lấy đức Dương cương đến kiện mà không làm quá. Kiện không phải việc
hay, nó là việc bất đắc dĩ, đâu lại có thể làm đến cùng chót? Nếu cố ý làm đến cùng chót thì là hung. Vì vậy mới nói là “không thể thành”, “thành” là làm cho việc đến cùng tận. Kẻ kiện chỉ cần phân biệt được sự phải trái, phân biệt được đúng tức là trung chính, cho nên mới lợi về sự thấy người lớn, vì cái mà người đi kiện vẫn chuộng, là sự trung chính… Người lớn trung chính tức là hào Chín Năm. Kiện nhau với người, ắt phải để mình vào chỗ bình yên, nếu xéo vào chỗ nguy hiểm, thì là tự hãm thân mình, đó là vào vực. Trong quẻ này có tượng trung chính hãm hiểm.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng sự biến đổi của quẻ và thể quẻ, tượng quẻ để thích lời quẻ.
LỜI KINH
象曰: 天與水違行, 訟, 君子以作事謀始.
Dịch âm. - Tượng viết: Thiên dữ thuỷ vi hành, Tụng, quân tử dĩ tác sự mưu thuỷ.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trời với nước đi trái nhau, là quẻ Tụng, đấng quân tử coi đó mà dấy việc mưu tính lúc đầu.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trời trên nước dưới, hai thể trái nhau mà đi, đó là cớ sinh ra kiện. Nếu như
  • PHƯƠNG VỊ TÁM QUẺ CỦA VÃN VƯƠNG
  • PHÉP BÓI BẰNG CỎ THI
  • CHU DỊCH THƯỢNG KINH
  • QUẺ KHÔN
  • QUẺ TRUÂN
  • QUẺ TỤNG
  • QUẺ TIỂU SÚC
  • QUẺ ĐẠI HỮU
  • QUẺ KHIÊM
  • QUẺ DỰ
  • QUÉ LÂM
  • QUẺ QUÁN
  • QUẺ BÁC
  • QUẺ PHỤC
  • QUẺ VÔ VỌNG
  • QUẺ ĐẠI XÚC
  • QUẺ ĐẠI QUÁ
  • QUẺ LY
  • QUẺ HÀM
  • QUẺ HẰNG
  • QUẺ ĐỘN
  • QUẺ TẤN
  • QUẺ GIA NHÂN
  • QUẺ GIẢI
  • QUẺ TỐN
  • QUẺ TỐN
  • Bản nghĩa của Chu Hy. - Còn đi, ý nói sự chứa chưa cùng cực, khí nó còn tiến lên.
    LỜI KINH
    象曰: 風行天上, 小畜, 君子以懿文德.
    Dịch âm. - Tượng viết: Phong hành thiên thượng, Tiểu súc, quân tử dĩ ý văn đức.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Gió đi trên trời là quẻ Tiểu súc, đấng quân tử coi đó mà làm cho tốt đức văn.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Kiền là quẻ cứng mạnh mà bị Tôn chứa. Ôi cái tính cứng mạnh còn có kẻ mềm thuận chứa ngăn được nó. Tuy là chứa ngăn được nó, nhưng mà không thể nén sự cứng mạnh của nó một cách bền chặt, chỉ lấy sự mềm thuận ràng buộc nó lại mà thôi, cho nên mới là chứa nhỏ. Đấng quân tử coi nghĩa chứa nhỏ đó mà làm tốt đẹp đức văn. Chứa hợp có nghĩa là uẩn xúc, cái uẩn xúc của đấng quân tử, lớn thì đạo đức kinh luân, nhỏ thì văn chương tài nghệ. Đấng quân tử coi tượng Tiểu súc để làm tốt đẹp đức văn; việc đó, so với đạo nghĩa, thì là còn nhỏ.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Gió có khí mà không có chất, có thể chứa mà không thể lâu, cho nên là tượng chứa nhỏ. Làm tốt đức văn, ý nói chưa thể chứa chất được hậu, thi hành được xa.
    LỜI KINH
    初九: 復自道, 何其咎, 吉.
    Dịch âm. - Sơ Cửu: Phục tự đạo, hà kỳ cữu? Cát.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Trở lại từ đường, còn lỗi gì? Tốt!
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Chín Đầu là hào Dương, thể Kiền. Dương là vật ở trên, lại là tài cứng mạnh, đủ để tiến lên, mà lại đồng chí với kẻ ở trên, thì sự tiến lên, tức là con đường của nó. Vì vậy, mới nói “trở lại từ đường”. Trở lại đã từ đường, còn trái lỗi gì, không lỗi mà lại tốt nữa. Các hào nói “không lỗi” đều là “như thế thì không có lỗi”, cho nên nói rằng: “không lỗi là khéo chữa lỗi”, dù cho nghĩa của trong hào vốn hay, nhưng với cái nghĩa “không như thế thì không có lỗi” cũng không hại gì. Hào Chín Đầu này theo đường mà đi, không có trái lỗi, cho nên nói rằng: “còn lỗi gì, đó là không lỗi một cách rất rõ ràng vậy.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Quẻ dưới thể Kiền, vốn đều là vật ở trên, chí muốn tiến lên mà bị các hào Âm ngăn chứa. Nhưng hào Chín Đầu là thể Kiền, ở dưới, được chỗ chính, đằng trước xa với hào Âm, tuy là chính ứng với hào Tư, mà nó có thể tự giữ đường chính, không bị hào kia ngăn chứa, cho nên có tượng “tiến lên, trở lại từ đường”. Kẻ xem như thế thì không có lỗi mà tốt.
    LỜI KINH
    象曰: 復自道, 其義吉也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Phục tự đạo, kỳ nghĩa cát dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trở lại tự đường, thửa nghĩa tốt vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Tài Dương cương, theo đường trở lại, thì nghĩa nó tốt. Hào Đầu với hào Tư là chính ứng khi chứa thì nó chứa nhau.
    LỜI KINH
    Dịch âm. - Cửu Nhị: Khiên phục, cát.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Giật trở lại, tốt.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Hai là Dương ở giữa thể dưới, hào Năm là Dương ở giữa thể trên, đều lấy đức Dương cương, ở giữa, bị hào Âm ngăn chứa, và đều muốn trở lại phía trên. Hào Năm tuy là ở trên hào Tư, mà sự bị ngăn chứa thì giống hào Hai, tức là đồng chí với hào Hai. Cùng hoạn nạn thì lo cho nhau, hào Hai với hào Năm đồng chí, cho nên mới có dắt nhau trở lại. Hào hai Dương cùng tiến, thì hào Âm không thể thắng được, mà sự trở lại được toại, cho nên mới tốt. Hỏi rằng: Được toại sự trở lại, thì có thể lìa sự ngăn chứa được chăng? Đáp rằng: Phàm các lời hào đâu bảo: “Hễ mà như thế thì có thể như thế”, nếu mà đã rồi, thì là thì thế đã thay đổi ngầm rồi, còn dạy bảo làm gì? Hỏi rằng: Hào Năm là thể Tốn, Tốn chứa Kiền, mà lại co dắt hào Hai, là sao? Đáp rằng: Tuy là nói về hai thể thì Tốn chứa Kiền, nhưng nếu nói cả quẻ thì là một hào Âm chứa năm hào Dương, trong Kinh Dịch, tuỳ thời lấy nghĩa, đâu như thế.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Ba hào Dương chí giống nhau, mà hào Chín Hai dần dần gần với chỗ hiểm, vì nó cứng giữa, cho nên có thể co dắt với hào Chín Đầu mà đi trở lại, cũng là đạo tốt. Kẻ xem như thế thì tốt.
    LỜI KINH
    象曰: 牽復在中, 亦不自失也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Khiên phục tại trung, diệc bất tự thất dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Dắt lại ở giữa, cũng là không tự mất vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đây là ở giữa, được chỗ chính, cứng mềm, tiến lui, không sai đạo trung. Hào Dương trở lại, thể nó ắt mạnh, hào Hai vì được ở giữa, cho nên dẫu tiến lên mạnh, cũng không đến nỗi quá cứng, quá cứng thì tự mất. Trong hào chỉ nói về nghĩa dắt lại thì tốt. Lời Tượng lại phát minh thêm cái tốt của sự ở giữa.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Chữ “Cũng” là theo với nghĩa hào
    九三: 輿說輻, 夫妻反目.
    Dịch âm. - Cửu Tam: Dư thoát bức, phu thê phản mục.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Xe trụt bánh, chồng vợ trở mắt.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Ba là hào ở Dương, ở không được giữa; mà lại liền sát với hào Tự, tức là cái tình Âm Dương tìm nhau; nó lại kề liền mà không chính giữa, đó là nó bị hào Âm ngăn chế cho nên không thể tiến lên, như chiếc xe trụt bỏ cái bánh, không thể đi được. Chồng vợ trở mắt, là hào Âm đáng lẽ bị chế với hào Dương, nay nó lại chế hào Dương như chồng vợ trở mắt. Trở mắt là giương con mắt tức giận nhìn nhau, ấy là không thuận với chồng mà lại đè nén chồng vậy. Đàn bà được chồng yêu thương mê hoặc, rồi đến đè nén lại chồng. Chưa có khi nào chồng không lỗi đạo mà vợ lại đè nén được! Cho nên, những sự “trụt bánh” “trở mắt”, đều là do hào Ba tự mình làm ra.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Ba cũng muốn tiến lên, nhưng nó cứng mà không giữa, gần sát với hào Âm mà lại không phải chính ứng, chỉ vì Âm Dương đẹp lòng nhau mà bị ràng buộc ngăn chứa không thể tự mình tiến lên, cho nên có tượng “xe trụt bánh xe”. Song vì chí nó cứng mạnh, không thể dẹp đi mà còn tranh nhau với hào kia, cho nên lại là cái tượng “chồng vợ trở mắt”. Kẻ xem như thế, thì không thể tiến được mà lại có sự tranh giành.
    LỜI KINH
    象曰: 夫妻反目, 不能正室也.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chồng vợ trở mắt, không chính được cửa nhà vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Chồng vợ trở mắt là bởi không thể làm cho cửa nhà chính đính. Hào Ba không biết theo đạo mà tự xử, cho nên hào Tư mới đè nén được, không cho tiến lên. Cũng như người chồng không thế đính chính cửa nhà, đến nỗi để vợ trở mắt vậy.
    LỜI KINH
    六四: 有孚, 血去, 惕出, 无咎.
    Dịch âm. - Lục Tứ: Hữu phu, huyết khứ, dịch xuất, vô cữu.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Có tin, máu đi, sợ ra, không lỗi.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Tư trong thời chứa đựng, ở ngôi gần vua, ấy là kẻ ngăn chứa ông ta. Nếu mà trong lòng có sự tin thành, thì hào Năm sẽ có bụng tin mà để cho nó ngăn chứa. Quẻ này là một hào Âm chứa các hào Dương, treo buộc ở hào Tư, hào Tư nếu muốn lấy sức mà chứa, thì một kẻ mềm đôi địch với nhiều kẻ cứng, ắt bị đau hại, duy có hết lòng thành tín để ứng với nó, thì có thể cảm được nó, cho nên mới xa được sự đau hại mà thoát khỏi sự sợ hãi. Như thế thì có thể không lỗi. Nếu không thế, thì không tránh khỏi tai hại. Đó là cái đạo lấy kẻ mềm mà chứa kẻ cứng. Uy nghiêm như các ông vua, mà bọn bề tôi nhỏ nhặt, có khi ngăn chứa được lòng ham muốn của họ, là vì chúng có sự phu tín làm cho họ cảm.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy một hào Âm chứa mọi hào Dương, vốn vẫn có sự đau hại lo sợ, vì nó muốn mềm thuận được chỗ chính đính, trống rỗng bên trong, lại có hai hào Dương của thể Tốn giúp cho họ, ấy là tượng “có sự tin mà máu đi, sợ khỏi”, không lỗi là phải. Cho nên mới răn kẻ xem cũng có đức ấy thì không có lỗi.
    Lời bàn của tiên nho. - Hồ Vân Phong nói rằng: Hào Ba là Dương tiến lên hăng mạnh, hào Tư cố gượng ngăn lại, hào Ba tuy bị “trụt bánh xe”, hào Tư cũng không thể không bị thương, cho nên mới nói là “máu” nói là “sợ”, tức là có ý lo thay, ắt phải có sự tin, thì máu có thể đi, sợ có thể khỏi, mới không có lỗi. ấy là răn bảo người ta vậy.
    LỜI KINH
    象曰: 有学, 惧出, 上合志也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Hữu phu, dịch xuất, thượng hợp chí dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Có tin, sợ ra, trên hợp chí vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Tư đã có tín, thì hào Năm tin dùng mà hợp chí với nó, vì vậy mới được “sợ ra” mà không lỗi. “Sợ ra” đủ biết là máu đi, lời Tượng chỉ nói “sợ ra” là nói cái nhẹ mà thôi. Hào Năm đã hợp chí, thì các hào Dương đều theo.
    LỜI KINH
    九五: 有孚攣如, 富以其鄰.
    Dịch âm. - Cửu Ngủ: Hữu phu loan như, phú dĩ kỳ lân.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Có tin, dường co quẹo vậy, giàu vì láng giềng.
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Tiểu súc là lúc nào hào Dương bị hào Âm ngăn chứa. Hào Năm lấy đức trung chính ở ngôi tôn, có sự phu tín, thì loại của nó đều ứng theo nó, cho nên nói rằng: “dường co quẹo vậy”, - nghĩa là dắt díu nhau mà theo - hào Năm ắt phải co kéo nó đến mà giúp cho nó, thế là “giàu vì láng giềng”, tức là hào Năm phải đem sức của mình để cùng giềng xóm cùng chung. Đấng quân tử bị kẻ tiểu nhân làm khôn, bậc chính nhân bị bọn gian tà làm ách, thì kẻ ở dưới ắt phải vin kéo người trên, hẹn để cùng tiến; kẻ ở trên ắt phải cứu dẫn được dưới, để cùng gắng sức. Không phải chỉ là đem sức mình giúp đỡ cho người mà thôi, cũng phải nhờ về sức kẻ ở dưới giúp đỡ để làm cho thành cái sức của mình nữa.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hai hào thể Tốn, chung sức chứa Kiền, ấy là cái tượng láng giềng, mà hào Chín Năm ở giữa, đứng ngôi tôn, thế nó có thể làm việc để gồm cả trên lẫn dưới, cho nên mới là cái tượng “có sự tin dính chắc dùng sức phú hậu sai khiến láng giềng” Chữ 以(dĩ) này cũng như chữ 以(dĩ), trong những câu “dĩ… sư” của kinh Xuân thu, ý nói có thể sai khiến được nó. Kẻ xem có sự tin thì được như thế.
    LỜI KINH
    象曰: 有孚攣如, 不獨富也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Hữu phu loan như, bất độc phú dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Có tin dường co quẹo vậy, là không giàu một mình vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Có tin dường co quẹo vậy, nghĩa là láng giềng loài giống đều co dắt nhau mà theo nó, cùng mọi người chung sự ham thích, không riêng có cái giàu của mình. Đấng quân tử gặp khi nạn ách, chỉ vì có lòng chí thành, cho nên được sức mọi người giúp đỡ mà lại có thể giúp cho mọi người.
    LỜI KINH
    上九: 旣雨, 旣處, 尚德載, 婦貞厲, 月幾望, 君子征凶.
    Dịch âm. - Thượng cửu: Ký vũ, ký xử, thượng đức tái, phụ trinh lệ, Nguyện cơ vọng, quân tử chinh hung.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Đã mưa, đã ở, chuộng đức chở, đàn bà chính bên, nguy! Mặt trăng hầu đến tuần vọng, đấng quân tử đi thì hung.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Chín Trên, cùng tột sự nhún thuận, ở về trên quẻ, nhằm chót sự chứa, tức là đã từ sự chứa mà đến sự ngăn, nghĩa là nó bị hào Tư ngăn đón. Đã mưa là hoà, đã ở là ngăn, Âm mà chứa Dương, không hoà thì không thể ngăn, đã hoà và đã ngăn, ấy là đạo “chứa” xong rồi. Quẻ Đại súc là sự chứa lớn, cho nên khi đã cùng tột thì tan quẻ Tiểu súc là sự chứa nhỏ, cho nên khi đã cùng tột thì thành. “Chuộng đức chở” nghĩa là hào Tư dùng đức mềm nhún chứa đầy mà đến lúc hoàn thành. Âm mềm chứa Dương, không phải một sớm một tôi mà có thể thành, phải do tích luỹ mà tới, không thể không răn. “Tái” là chứa chở đầy chặt. “Đàn bà chính bền, nguy” nghĩa là kẻ Âm chứa kẻ Dương, kẻ mềm chứa kẻ cứng, đàn bà nếu cứ chính bền mà giữ lôi đó, ấy là cách nguy nghèo. Đâu có vợ đè nén chồng, tôi đè nén vua mà có thể yên? Mặt trăng đến tuần vọng thì có thể địch với mặt trời, “mặt trăng hầu đến tuần vọng” ý nói mặt trăng đã thịnh, sắp sửa địch được mặt trời. Âm đã có thể chứa Dương, mà nói “hầu đến tuần vọng” là sao? Đó là vì Âm mềm nhún chỉ chứa được cái chí của Dương, không phải sức lực có thể chứa nó. Nhưng nếu chứa mãi không thôi, thì nó sẽ thịnh hơn Dương mà thành ra hung. Trong khi hầu đến tuần vọng mà răn sẵn rằng: “Đàn bà sắp địch được mình rồi đấy, đấng quân tử hễ mà hành động thì hung. Quân tử chỉ về Dương, “chinh” là hành động. “Cơ vọng” là lúc mặt trăng sắp đầy. Nếu đã tuần vọng thì Dương tiêu rồi, còn răn được sao?
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Sự chứa đã cùng tột mà hoàn thành tức là Âm Dương đã hoà, cho nên là tượng “đã mưa đã ở”. Đó là vì tôn chuộng âm đức, đến nỗi chứa đầy mà thành ra thế. Bởi tại Âm đặt lên Dương, cho nên tuy chính cũng nguy. Khí Âm đã thịnh mà chống lại khí Dương, thì đấng quân tử không thể làm được. Lời chiêm như thế, tức là răn bảo sâu lắm.
    LỜI KINH
    象曰: 旣雨, 旣處, 德積載也, 君子征凶, 有所疑也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Ký vũ, ký xử, đức tích tái dã; quân tử chinh hung, hữu sở nghi dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đã mưa, đã ở, đức chứa chở vậy; đấng quân tử đi thì hung, có thửa ngờ vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đã mưa đã ở, ý nói đạo “chứa” tích đầy mà thành; Âm hầu thịnh cực, đấng quân tử hành động thì có sự hung. Âm chọi được Dương thì làm tiêu Dương, kẻ tiểu nhân chống được đấng quân tử thì ắt làm hại đấng quân tử, lẽ nào mà không nghi ngờ? Nếu biết nghi ngờ từ trước mà răn sợ sẵn, tìm cách để chế nó đi, thì không đến nỗi phải hung.
    QUẺ LY
    三 Kiền trên
    = Đoái dưới
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Lý(57), Tự quái nói rằng: Người ta chứa hợp rồi mới có lẽ, cho nên tiếp đến quẻ Lý. Ôi, người ta hợp lại, thì có lớn nhỏ, cao thấp, tốt xấu khác nhau, đó là người ta chứa hợp, rồi mới có lễ, vì vậy quẻ Lý mới nối quẻ Tiểu súc. Lý tức là lễ, lễ là cái mà người ta xéo lên(2). Nó là quẻ trời trên chầm dưới, trời mà ở trên, chầm mà ở dưới, đó là phận trên dưới, là nghĩa tôn ty, lẽ phải như thế. Lễ là gốc của đạo làm người và là con đường người ta thường thường xéo lên, cho nên mới là quẻ Lý. Lý nghĩa là giầy là bị giầy… Là kẻ mềm yếu mà giầy lên kẻ cứng mạnh cho nên là Lý. Không nói cứng giầy lên mềm mà nói mềm giầy lên cứng, là vì kẻ cứng cưỡi lên kẻ mềm tức là lẽ thường, không đáng nói. Cho nên trong Kinh Dịch chỉ có kẻ mềm cưỡi kẻ cứng, không nói kẻ cứng cưỡi kẻ mềm.
    LỜI KINH
    履虎尾, 不哇人, 亨.
    Dịch âm. - Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh ỉ
    Dịch nghĩa. - Xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh!
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Lý là đường người ta vẫn xéo, trời ở trên mà chầm ở dưới, lấy kẻ mềm bị giầy xéo với kẻ cứng, trên dưới đều đúng nghĩa, là việc rất thuận, lẽ rất đáng, người ta cứ thế mà đi, tuy xéo lên đuôi cọp mà không bị cắn, vì vậy mới hanh được.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Đoái cũng là tên quẻ ba vạch, một vạch Âm hiện ở trên hai vạch Dương, cho nên đức nó là đẹp lòng, tượng nó là chầm. “Lý” nghĩa là có chỗ noi theo mà lên, Đoái mà gặp Kiền tức là hoà thuận đẹp lòng để theo sau kẻ cứng mạnh, có tượng “xéo theo đuôi cọp mà không bị cắn”, cho nên quẻ nó là Lý mà chiêm thì thế. Người ta có thể như thế thì tuy ở chỗ hiểm nghèo cũng không hại gì.
    LỜI KINH
    彖曰: 履, 柔履剛也, 說而應乎乾, 是以履虎尾, 不哇 人, 亨, 剛中正, 履帝位而不疚, 光明也.
    Dịch âm. - Thoán viết: Lý, nhu lý cương dã; duyệt nhi ứng hồ Kiền, thị dĩ lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh. Cương trung chính, lý đế vị nhi bất khứu, quang minh dã.
    Dịch nghĩa. - Lý Thoán nói rằng: Quẻ Lý là mềm xéo theo cứng. Đẹp lòng mà ứng với trời, thế cho nên xéo đuôi cọp, không cần người, hanh. Dương cương trung chính, xéo ngôi vua mà không mỏi mệt, sáng láng vậy.
    Truyện của Trình Di. - Đoái là Âm mềm, xéo tựa Kiền là Dương cứng, đó là mềm xéo theo cứng. Đoái lấy đức đẹp lòng xuôi thuận ứng với Kiền là Dương cương mà xéo tựa nó, ấy là dưới thuận với trên Âm vâng theo Dương, chính là chí lý trong thiên hạ. Xéo mà như thế, rất thuận rất đáng, tuy xéo đuôi cọp cũng không bị đau hại. Cứ thế xéo đi, sự hanh thông có thể biết chắc. Hào Chín Năm lấy đức Dương cương trung chính, cao xéo ngôi vua mà không mỏi mệt, ấy là được sự rất khéo trong cách “xéo”, tức là kẻ sáng láng vậy.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Câu đầu dùng hai thể thích nghĩa tên quẻ, câu giữa dùng đức quẻ thích lời Thoán(1), câu cuôl lại lấy thể quẻ nói cho rõ ra, có ý chỉ về hào Chín Năm.
    LỜI KINH
    象曰: 上天下澤, 履, 君子以辯上下, 定民志.
    Dịch âm. - Tượng viết: Thượng thiên hạ trạch, Lý, quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên trời dưới chầm, là quẻ Lý, đấng quân tử coi đó mà phân biệt trên dưới, định chí dân.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Trời ở trên, chầm ở dưới, tức là chính lý trong thiên hạ. Sự xéo đi của người ta cũng nên như thế, nên mới lấy tượng của nó mà làm quẻ Lý. Đấng quân tử theo tượng quẻ Lý mà phân biệt phận của trên dưới, để định chí dân của mình.
    LỜI KINH
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Quân ra bằng luật, không khéo thì hung(2).
    Truyện của Trình Di. - Hào Đầu là lúc khởi đầu việc quân, cho nên nói về cái nghĩa ra quân và cách trẩy quân. Đứng về mặt nhà nước dấy quân mà nói, thì hợp nghĩa lý là luật, nghĩa là cứ lấy sự cấm kẻ loạn giết kẻ bạo mà hành động. Nếu hành động mà không theo nghĩa, tuy khéo cũng hung. Khéo là có thể đắc thắng, hung là bại nghĩa hại dân. Đứng về mặt trẩy quân mà nói, thì luật tức là hiệu lệnh, trong phép trẩy quân, phải lấy hiệu lệnh tiết chế làm gốc, để mà tóm coi binh chúng. Nếu không có luật tuy khéo cũng hung, nghĩa là tuy được thắng lợi cũng là hung đạo. Vì rằng: coi quân không có kỷ luật, may mà không thua lại được, thỉnh thoảng cũng có. Đó là lời răn của thánh nhân.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Luật tức là phép, phủ tang nghĩa là không khéo. Họ Triều nói rằng: “chữphủ, tiên nho nhiều người giải nghĩa là chẳng”. Hào này ở đầu quẻ, là lúc khởi đầu việc quân. Cái đạo ra quân, nên cẩn thận lúc đầu, có luật thì tốt, không khéo thì hung, đó là răn kẻ xem nên cẩn thận lúc đầu mà phải giữ phép.
    LỜI KINH
    象曰: 師出以律, 失律凶也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Sư xuất dĩ luật, thất luật hung dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Quân ta bằng luật, mất luật hung vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Quân ra nên có luật, mất luật thì hung, tuy may mà được, cũng là hung đạo.
    九二: 在師中吉, 无咎, 王三錫命.
    Dịch âm. - Cửu Nhị: Tại Sư trung cát, vô cữu, vương tam tích mệnh.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: ở trong quân, vừa phải thì tốt, không lỗi, nhà vua ba lần cho mệnh.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Sư chỉ có hào Chín Hai là một hào Dương được các hào Âm theo về, hào Năm ở ngôi vua, tức là chính ứng của nó, hào Hai thì là chủ đám quân, chuyên chế việc đó. Kẻ ở dưới mà chuyên chế công việc, ở trong quân thì được. Từ xưa, các vua sai tướng, công việc ở ngoài cửa buồng, được chuyên chế hết. Ở trong quân, chuyên chế mà được vừa phải, cho nên mới tốt mà không có lỗi. Bởi vì cậy thế mà chuyên chế, thì trái với đạo làm kẻ dưới, mà không chuyên chế, thì không có lẽ thành công, cho nên, hễ được vừa phải thì tốt. Phàm cách trị quân, vừa uy nghiêm vừa ôn hoà thì tốt. Đã xử việc quân cực khéo, thì có thể thành công mà yên thiên hạ, cho nên nhà vua mới có sủng mệnh tới ba lần. Việc gì mà tới ba lần tức là cực điểm. Hào Sáu Năm dùng nó đã chuyên nhất, lại phải hậu hỹ về sung số nữa, bởi vì hễ lễ không xứng thì oai không trọng mà kẻ dưới không tin. Quẻ khác, hào Chín Hai bị sào Sáu Năm sai dùng cũng có, nhưng chỉ quẻ Sư, thì hào Chín Hai chuyên chủ công việc, mà được các hào Âm kia theo về, cho nên nghĩa nó rất lớn. Đạo kẻ làm tôi, không dám chuyên về một việc gì, chỉ có việc “ngoài cửa buồng”(1) thì được chuyên chế mà thôi; chuyên chế ở mình, nhưng, những sự nhân sức quân mà làm ra được, đều là do ở vua cho mà chức phận mình nên làm.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Hai ở dưới, được các hào Âm theo về, mà có đức cương trung, trên thì ứng với hào Năm, mà được hào ấy yêu đương, cho nên tượng và lời chiêm của
    象曰: 在師中, 吉, 承天寵也, 王三錫命, 懷萬邦也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Tại Sư trung cát, thừa thiển sủng dã; vương tam tích mệnh, hoài vạn băng dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: ở trong quân, vừa phải thì tốt, vâng sự yêu của trời vậy; nhà vua ba lần cho mệnh, làm cho muôn nước nhớ mến vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - ở trong quân vừa phải thì tốt, là vì được vâng sự yêu quý tin dùng của trời; trời chỉ về vua, kẻ làm tôi phi được vua yêu mà dung, thì đâu có được chuyên quyền đánh dẹp mà có sự tốt lành về thành công? Nhà vua ba lần ban cho ân mệnh, khen sự thành công, là để làm cho muôn nước nhớ mến.
    Lời bàn của tiên nho. - Khâu Kiến An nói rằng: Trên được thiên tử yêu dùng, giao cho binh quyền, cho mệnh đến ba lần, khiến được chuyên coi việc “ngoài cửa buồng”. Đấng vương giả dụng binh là chẳng đứng được, không phải bản tâm thích sự chém giết, cho nên, ba lần ban cho mệnh lệnh, cốt ở làm yên muôn nước mà thôi.
    LỜI KINH
    六三: 師, 或輿尸, 凶.
    Dịch âm. - Lục Tam: Sư, hoặc dư thi, hung.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Quân hoặc khiêng thây, hung.
    Truyện của Trình Di. - Hào Ba ở trên quẻ dưới, tức là kẻ ở ngôi gánh trách nhiệm, chẳng những tài nó Âm nhu không trung chính, mà việc sư lữ, đúng người nên chuyên nhất, hào Hai đã lấy tư cách cương trung, được người trên tin cậy, ắt phải chuyên chủ về việc, thì mới thành công, nếu để nhiều người chủ trương, thì là đạo hung. Dư thi nghĩa là nhiều người làm chủ, đó là chỉ vào hào Ba. Bởi vì hào Ba ò trên quẻ dưới, cho nên mới phát nghĩa đó. Việc quân lữ, dùng không chuyên nhất, đổ hại là sự tất nhiên.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Dư thi nghĩa là sự đồ thua rối, khiêng thây mà về. Vì là hào Âm, ở ngôi Dương, tài yếu, chí cương, không trung không chính, mà phạm vào việc không phải phận mình, cho nên, tượng và lời chiêm của nó như thế.
    LỜI KINH
    象曰: 師或輿尸, 大无功也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Sư hoặc dư thi, đại vô công dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Quân hoặc khiêng thây, rất không công vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Nương tựa, giao phó cho hai ba người, sao thành công được! Há chỉ không thành công mà thôi đâu, đó còn là cách rước lấy sự hung nữa.
    LỜI KINH
    六四: 師左次, 无咎
    Dịch âm. - Lục Tứ: Sư tả thứ, vô cữ.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Quân lùi đóng, không lỗi.
    Truyện của Trình Di. - Quân tiến là vì hăng mạnh, hào Tư là kẻ yếu,ht:10px;'>
    (1)(2) Tần Thuỷ Hoàng và Hạng Vũ.
    初九: 素履, 往无咎。
    Dịch âm. - Sơ Cửu: Tố lý, vãng vô cữu.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Xéo theo sự vốn có, đi không lỗi.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Xéo chỗ thấp nghĩa là đi. Hào đầu ở chỗ rất thấp, tức là kẻ vốn ở dưới, mà tài Dương cứng có thể tiến lên. Nếu cứ yên phận thấp kém của mình vốn có mà đi, thì không có lỗi. Người ta không biết tự yên cái phận nghèo hèn của mình vốn có, thì sự tiến lên của họ, chỉ là tham bạo hành động, cầu để ra khỏi cảnh nghèo hèn mà thôi, không phải kẻ muốn làm việc. Hễ đã được tiến ắt phải kiêu dật, cho nên đi thì có lỗi. Đấng quân tử thì yên lặng theo phận vốn có, khi ở lại thì vui, khi tiến lên thì sẽ có làm chuyện gì, cho nên hễ đã được tiến thì phải làm việc, mà không việc gì không hay.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này là Dương cương, ở dưới, nhằm đầu sự “xéo”, chưa bị vật khác làm cho đời đổi, mà còn noi theo sự vốn có của mình. Kẻ xem như thế, thì đi không lỗi.
    LỜI KINH
    象曰: 素履之往, 獨行願也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Tố lý chi vãng, độc hành nguyện dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Việc đi của kẻ xéo theo sự vốn có, tức là một mình làm theo chí nguyện vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Yên lòng xéo theo sự vốn có của mình, không phải cẩu thả cầu lợi, chỉ là riêng muốn thực hành chi mình mà thôi… Nếu lòng muốn sang và lòng hành đạo giao chiến ở trong bụng thì há có thể yên lòng xéo theo sự vốn có của mình!
    九二: 履道坦坦, 幽人貞吉
    Dịch âm. - Cửu Nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Xéo đường phẳng phẳng, người u ẩn chính bền thì tốt.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Chín Hai ở ngôi mềm, rộng rãi được chỗ giữa, cái đường của nó vẫn xéo là đường bằng phẳng dễ dãi. Tuy là xéo được cái đường bằng phẵng dễ dãi, cũng phải là người trong lòng u tĩnh yên lặng ở vào cảnh đó, thì mới có thể chính bền mà tốt. Hào Chín hai là Dương, chí muốn tiến lên, cho nên mới có lời răn “u nhân”.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này cứng giữa, ở dưới, không có kẻ ứng với mình ở trên, cho nên là tượng “xéo đường bằng phẳng, tôl tăm trơ trọi, giữ lấy chính bền”. Kẻ u ẩn gặp lời chiêm này thì chính mà tốt.
    LỜI KINH
    象曰: 幽人貞吉, 中不自亂也.
    Dịch âm. - Tượng viết: u nhân trinh cát, trung bất tự loạn dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Người u ẩn chính bền thì tốt, trong chẳng tự rôl vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Xéo đường cốt ở yên tĩnh. Trong bụng yên lặng chính đính thì đường mình xéo yên ổn rộng rãi. Nếu mà nóng nẩy động cựa, thì há có thể yên với cái đường mình xéo? Cho nên ắt phải là người u ẩn thì mới có thể vững bền mà tốt. Bởi vì trong lòng yên lặng, không vì sự lợi lộc và sự ham muốn mà tự rối loạn.
    六三: 眇能視, 跛能履, 履虎尾, 哇人凶, 武人爲于大君.
    Dịch âm. - Lục Tam: Điểu năng thị, bí năng lý, lý hổ vĩ, chất nhân hung, vũ nhân vi vu đại quân.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Chột biết trông, què biết xéo, xéo đuôi cọp, cắn người, hung. Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Ba là thể Âm, ở ngôi Dương, chí muốn cứng mà thế vốn Âm nhu, không thể giữ bền con đường mình xéo, cho nên, như người mù chột nhìn trông, sự thấy của họ không rõ, như người què quặt bước xéo, sự đi của họ không xa, tài đã không đủ, lại ở không được giữa, bước xéo không phải đường chính, mà chăm chăm muốn cứng, hễ mà bước xéo như thế, thì là xéo vào chỗ hiểm nghèo, cho nên gọi là “xéo đuôi cọp”. Vì không khéo xéo mà xéo vào chỗ hiểm nghèo, thì ắt bị hoạ hoạn, cho nên nói là “cắn người, hung”, “Kẻ vũ nhân làm đấng đại quân như kẻ vũ tợn mà ở trên người ta, thì chỉ “dông” sự nóng nảy thô suất của họ mà thôi, chứ không có thể bước xéo một cách xuôi thuận mà tới nơi xa. Không trung chính mà chí cứng, bèn bị các hào Dương không cùng với, vì thế mà nó nóng nảy xéo chỗ nguy hiểm, mà được sự hung.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Ba chẳng giữa chẳng chính, mà chí cứng, dùng cánh đó mà xéo theo Kiền ắt bị đau hại, cho nên tượng nó như thế, mà kẻ xem gặp thế thì hung. Nó là tượng những kẻ cương vũ đắc chí dông tợn như Tần Chính(1), Hạng Tịch(2), há có thể lâu?
    Lời bàn của tiên nho. - Phan Qua Sơn nói rằng: Là hào Sáu ở ngôi Ba, chất mềm chí cứng, không lượng sức mình muốn làm việc liều, ứng nhau với hào Chín Trên mà xéo theo các hào Dương, như kẻ chột muốn trông, kẻ què muốn bước, kẻ vũ nhân muốn làm vua hung là nên lắm.
    象曰: 眇能视, 不足以有明也, 跛能履, 不足以與行也, 哇人之凶, 位不當也, 武人爲于大君, 志剛也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Diểu năng thị, bất túc dĩ hữu minh dã; bí năng lý, bất túc dĩ dữ hành dã. Chất nhân chi hung, vị bất đáng dã; vũ nhân vi ưu đại quân, chí cương dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Chột biết trông, không đủ để có sáng vậy, què biết xéo, không đủ để cùng đi vậy. Cái “hung” của sự cắn người, ngôi không đáng vậy; kẻ vũ nhân muốn làm đấng đại quân, chí cứng vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Những người Âm nhu, tài họ không đủ, trông không thể rõ, đi không thể xa, mà cứ chăm chăm muốn cứng, thì tượng như thế, có thể khỏi hại được chăng? - Là kẻ mềm ở ngôi Ba, không phải chỗ chính của nó, sở dĩ phải đến vạ hại, bị cắn mà hung. Lấy kẻ vũ nhân làm thí dụ, là vì nó ở ngôi Dương, tài yếu mà chí cứng. Chí cứng thì hay động càn, xéo không theo đường, như kẻ vũ nhân mà làm đấng đại quân vậy.
    LỜI KINH
    九四: 履虎尾, 憩憩終吉.
    QUẺ TỴ
    Ez Khảm trên == Khôn dưới
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Tỵ, Tự quái nói rằng: Nhiều người ắt phải liền nhau, cho nên tiếp đến quẻ Tỵ, Tỵ là gần vào, giúp vào, loài người ắt phải gần nhau giúp nhau, rồi sau mới yên, cho nên đã có nhiều người, thì phải liền nhau, liền nhau là để đóng quân. Quẻ này trên Khảm, dưới Khôn, nói về hai thể, thì là nước ở trên đất; các vật liền khít với nhau không có ngăn cách, không gì bằng nước ở trên đất, cho nên mới là quẻ Tỵ. Lại nữa, các hào đều thuộc về Âm, riêng có hào Năm là Dương cương, ở ngôi vua, chúng đều thân phụ, mà kẻ trên cũng thân với người dưới, cho nên mới là quẻ Tỵ.
    LỜI KINH
    比吉, 原策元, 永, 貞, 无咎, 不寧方來, 後夫凶
    Dịch âm. - Tỵ cát, nguyên phệ nguyên, vĩnh, trinh, vô cữu. Bất ninh phương lai, hậu phu hung.
    Dịch nghĩa. - Liền nhau tốt, truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi! Chẳng yên mới lại, sau trễ trượng phu, hung!
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Liền nhau là tốt, người ta gần liền với nhau, tức là đạo tốt. Có người gần liền với nhau, thì phải có cách để mà gần liền với nhau. Nếu không phải cách, thì có hối lận, cho nên cần phải suy nguyên bói tính, kẻ nào có thể gần được thì gần. Phệ là bói tính đắn đo, không phải là dùng cỏ thi mai rùa. Cái người mình gần nếu được có những đức tính đầu cả, lâu dài, chính bền, thì không có lỗi. Đầu cả có đạo quân trưởng, dài lâu là có thể thường lâu, trinh là chính đạo. Người trên gần với kẻ dưới, ắt có ba đức tính ấy: kẻ dưới gần với người trên, cũng phải có ba đức tính ấy thì không có lỗi. Người ta đến khi không thể giữ sự yên ổn của mình, mới đến cầu thân, được kẻ gần liền thì mới giữ được yên ổn. Trong lúc không yên, chỉ nên kíp kíp để tìm người gần liền, nếu đứng một mình, và tự cậy mình, chỉ cầu thân không nóng, mà chậm lại sau, thì tuy là đấng trượng phu cũng hung, huông chi kẻ nhu nhược. Những thứ sinh trong trời đất, không thứ gì không liền nhau mà có thể tự tồn, tuy rất cương cường, chưa có kẻ nào đứng một mình được. Đạo quẻ Tỵ do ở hai chí liền nhau, nếu không liền nhau, thì là quẻ Khuê. Ông vua vỗ về kẻ dưới; kẻ dưới thân bám người trên; họ hàng, bè bạn, làng xóm đều vậy. Cho nên, trong khi kẻ trên người dưới hợp chí để theo nhau, nếu không có ý tìm nhau, thì phải lìa nhau mà hung. Đại để tình người tìm nhau thì hợp, găng nhau thì lìa, găng nhau nghĩa là kẻ nọ chờ kẻ kia, chẳng ai chịu làm trước. Người ta thân nhau đành vẫn có cách, nhưng mà cái chí muốn gần liền nhau thì không thể hoãn.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Tỵ là gần nhau liền nhau, hào Chín Năm lấy tư cách Dương cương ở giữa quẻ trên mà được chỗ chính, năm hào Ảm ở trên và dưới đều gần lại mà theo đó là cái tượng một người vỗ về muôn nước, bốn bề trông lên một người, cho nên kẻ bói được quẻ này thì sẽ được người thân bám vào mình, nhưng phải bói lại để tự xét định, hễ mà có đức cả lành, dài lâu, chính bền, thì mới có thể để cho người ta theo về mà không có lỗi. Còn kẻ chưa gần mà có sự không yên, cũng đương sắp sửa theo về, nếu lại chầy chậm mà đến sau, thì kẻ này giao kết đã chặt, kẻ kia đi lại đã muộn, mà được sự hung. Những kẻ muốn gần với người, cũng nên lấy đó mà coi ngược lại.
    彖曰:比吉也, 比輔也, 下順從也, 原筮元永貞, 无咎, 以剛中也, 不寧 方來, 上下應也, 後夫凶, 其道窮也.
    Dịch âm. - Thoán viết: Tỵ cát dã; tỵ phụ dã, hạ thuận tòng dã; nguyên phệ nguyên vĩnh trinh, vô cữu, dĩ cương trung dã; bất ninh phương lai, thượng hạ ứng dã; hậu phu hung, kỳ đạo cùng dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Tỵ là tốt, tỵ là giáp lại, kẻ dưới thuận theo vậy; truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi, vì cứng giữa vậy, không yên mới lại, trên dưới ứng nhau vậy: sau trượng phu, hung, vì đạo cùng vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Tỵ là tốt, nghĩa là gần nhau thì tốt, các vật gần liền với nhau tức là đạo tốt. Tỵ là giáp lại, tức là thích nghĩa chữ tỵ, tỵ là gần nhau, giáp lại với nhau. Kẻ dưới thuận theo, là giải quẻ này sở dĩ gọi là quẻ Tỵ. Hào Năm lấy đức Dương cương ở ngôi tôn, các hào dưới thuận theo mà gần giáp với, vì vậy mới là quẻ Tỵ. Suy nguyên cái đạo bói quyết, hễ được đầu cả, lâu dài, chính bền thì sau mới không có lỗi. Gọi là đầu cả, lâu dài, chính bền, tức như hào Năm. Hào ấy lấy đức Dương cương, ở chỗ trung chính, tức là kẻ hết sự khôn khéo trong cách liền nhau. Là Dương cương, ở ngôi tôn, là đức ông vua, tức là đầu cả; ở giữa được chỗ chính đính, tức là có thể dài lâu, chính bền. Lời quẻ vốn nói rộng về cách liền lại với nhau, lời Thoán nói nguyên, vĩnh, trinh là vì hào Chín Năm lấy đức Dương cương ở chỗ trung chính. Người ta sinh ra, không thể giữ được yên ổn, mới đến mà cầu để bám vào; kẻ dân không thể tự giữ được mình, cho nên phải nâng đội ông vua để cầu sự yên; ông vua không thể đứng một mình, cho nên phải giữ dân để làm cho yên. Không yên mà lại gần liền với nhau, tức là trên dưới ứng nhau. Nói về thánh nhân là bậc chí công, thì vẫn chí thành cầu cho thiên hạ liền lại để yên dân; nói về hậu vương là người có lòng riêng tây, thì không cầu kẻ dân phụ vào với mình, thì sự nguy vong sẽ đến nơi. Cho nên chí của kẻ trên người dưới, ắt phải ứng nhau; nói về quẻ, thì các hào Âm ở trên và dưới liền lại với hào Năm, hào Năm liền lại với dân chúng, tức trên dưới ứng nhau. Đông người phải liền lại với nhau thì mới được thoả sự sống. Trong khoảng trời đất, chưa có thứ gì không gần liền nhau mà được thoả thuê, nếu chí theo nhau không nóng mà trễ lại sau, thì không thể thành liền nhau, dù là trượng phu cũng hung, ấy là không có chỗ nào gần liền, nên phải khốn khuất rồi đến hung cùng.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Ba chữ “tỵ cát dã” là chữ thừa. Đoạn đầu dùng thể quẻ thích nghĩa tên quẻ; các đoạn dưới cũng lấy thể quẻ để thích lời quẻ; cương trung chỉ về hào Năm, trên dưới chỉ về năm hào Âm.
    LỜI KINH
    象曰: 地上有水, 比, 先王以建萬國, 親諸侯.
    Dịch âm. - Tượng viết: Địa thượng hữu thuỷ, Tỵ tiền vương dĩ kiến vạn quốc, thân chư hầu.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên đất có nước, là quê Tỵ, đấng Tiên vương coi đó mà dựng muôn nước, thân chư hầu.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Loài vật gần liền với nhau mà không ngăn cách, không gì bằng nước ở trên đất, cho nên mới là quẻ Tỵ, đấng Tiên vương coi tượng liền nhau đó để dựng muôn nước, gần gũi với chư hầu. Dựng muôn nước là để liền nhau với dân; gần gũi vỗ về chư hầu là để liền nhau với thiên hạ.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Trên đất có nước, nước liền với đất, không để có chỗ khe cách; dựng muôn nước gần chư hầu, cũng là Tiên vương làm cho liền với thiên hạ mà không có chỗ khe cách, ý lời Thoán lấy về nghĩa người đến liền lại với nhau, đây lấy về nghĩa mình đi liền lại với người.
    初六: 有孚, 比之, 无咎.有孚盈缶, 終來有他吉.
    Dịch âm. - Sơ Lục: Hữu phu, tỵ chi, vô cữu. Hữu phu doanh phẫu, chung lai hữu tha cát.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Có tin, liền lại đó, không lỗi. Có tin đầy chậu, trọn lại có sự tốt khác.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Đầu tức là khởi đầu của sự “liền”. Trong cách liền lại với người, phải lấy thành tín làm gốc. Trong lòng không tin, mà muốn thân với người ta, thì người ta ai thân với mình? Lúc đầu của sự “liền lại với người” phải có tin thật, mới không có lỗi. Phu là đức tin còn ở trong lòng. Sự thành thật đầy đặc ở trong, cũng như đồ vật, đầy chứa trong chậu. Chậu là thứ đồ mộc mạc, ý nói cũng như cái chậu đầy đặc ở bên trong, thì ở bên ngoài không cần tô điểm, rút lại, vẫn có thể đem lại được sự tốt khác. Khác là không phải cái này, tức là ở ngoài. Nếu sự thành thật đầy đặc ở trong, người ta ai cũng tin mình, thì không cần phải tô điểm bên ngoài để cầu liền lại với người ta. Hễ có thành tín đầy đặc ở trong thì kẻ ngoài khác sẽ đều cảm động mà lại theo. Phu tín tức là gốc của sự “liền lại với nhau”.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Đầu sự “liền lại với nhau” quý ở có tin, thì có thể không lỗi. Nếu nó đầy đặc, thì lại có sự tốt khác.
    LỜI KINH
    象曰: 比之初六, 有他吉也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Tỵ chi Sơ Lục, hữu tha cát dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Hào Sáu Đầu của quẻ Tỵ, có sự tốt khác vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - ý nói hào Sáu Đầu của quẻ Tỵ là tỏ cái cách liền lại với nhau cốt ở lúc đầu. Lúc đầu có sự tin, thì lúc sau sẽ đem đến sự tốt khác. Lúc đầu không thực, lúc sau đâu có được tốt? Hào Sáu Trên sau đây mà hùng là vì nó không có đầu.
    LỜI KINH
    六二: 比之自內, 貞吉.
    Dịch âm. - Lục Nhị: Tỵ chi tự nội, trinh cát.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Liền lại tự bên trong, chính và tốt.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Hai với hào Năm là chính ứng, cả hai đều được trung chính, ấy là những kẻ lấy đạo trung chính liền lại với nhau. Hào Hai ở quẻ trong, tự bên trong nghĩa là do ở nơi mình. Cái quyền chọn tài mà dùng tuy ở người trên, mà sự đem thân cho nước, ắt do ở mình; mình vì được vua hợp đạo mà tiến, thì mới được chính và tốt. Lấy đạo trung chính, ứng đáp với sự cầu cạnh của người trên, thế là tự bèn trong, nghĩa là mình không làm mất giá trị của mình. Nếu cứ đau đáu cầu để liền được với người không phải là cách “tự trọng” của đấng quân tử, ấy là tự mình làm mất giá trị của mình.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này mềm thuận trung chính, ứng lên với hào Chín Năm, tự bên trong liền lại với bên ngoài, mà được chính tốt. Kẻ xem như thế, thì chính và tốt.
    象曰: 比之自內, 不自失也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Tỵ chi tự nội, bất tự thất dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Liền lại tự bên trong, mình không làm mất phẩm giá của mình vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Giữ đạo trung chính của mình để chờ người trên đến tìm, thế là mình không làm mất phẩm giá mình. Lời răn của Kinh Dịch rất là nghiêm mật. Hào Ba tuy là trung chính, nhưng bản chất của nó vốn mềm và thuận, cho nên mới phải răn bằng những câu trinh cát, tự thất.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Được sự chính, tức là mình không làm mất phẩm giá mình.
    LỜI KINH
    六三: 比之匪人
    Dịch âm. - Lục Tam: Tỵ chi phỉ nhân.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Liền với người không đáng liền.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Ba đã không trung chính, mà các hào do nó liền với cũng đều không được trung chính: hào Tư Âm mềm mà không được giữa, hào Hai thì ứng với hào Năm mà liền với hào Đầu. Đều không trung chính, tức là không phải kẻ đáng gần liền. Gần liền với kẻ không đáng gần liền, đủ biết là hỏng, sự hối hận không cần phải nói cũng biết, cho nên đáng thương. Hào Hai là hào trung chính mà bảo là không phải người đáng gần liền, đó là theo thì dùng nghĩa, chỗ nọ khác với chỗ kia.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này đã là Âm mềm không trung chính, những hào mà nó vâng theo, cưỡi lên, hoặc ứng với cũng đều là âm, ấy là cái tượng liền lại, đều không phải người đáng gần. Lời chiêm của nó rất hung, không nói cũng biết.
    LỜI KINH
    象曰: 比之匪人, 不亦傷乎?
    Dịch âm. - Tượng viết: Tỵ chi phỉ nhân, bất diệc thương hồ?
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Thái là hanh thông, nó là quẻ trời đất giao nhau mà hai khí thông nhau, cho nên là thái, quẻ tháng giêng đó. Nhỏ là Âm, lớn là Dương, ý nói Khôn đi ở ngoài, Kiền đến ở trong, lại tự quẻ Qui muội mà lại, thì là hào Sáu đi ở ngôi Tư, hào Chín lại ở ngôi Ba. Kẻ xem có đức cương Dương thì tốt mà hanh thông.
    LỜI KINH
    彖曰:泰小往, 大來, 吉亨, 則是天地交而萬物 通也 上下交而其志同也.而外陰, 内健而外順, 内君子而外小人, 君子道長, /h人道消也.
    Dịch âm. - Thoán viết: Thái tiểu vãng, đại lai, cát hanh, tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã; thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng dã. Nội Dương nhi ngoại Ảm, nội kiện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Thái, nhỏ đi lớn lại, tốt và hanh thông, trời đất giao nhau mà muôn vật hanh thông vậy; trên dưới giao nhau mà chí giống nhau vậy. Trong Dương mà ngoài Âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử lớn lên, đạo tiểu nhân đi vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Nhỏ đi lớn lại, tức là Âm đi mà Dương lại, thì là khí của trời đất Âm Dương giao nhau mà muôn vật được thoả sự thông thái của nó; ở người ta thì tình trên dưới giao nhau mà chí ý giống nhau. Dương lại ở trong, Âm đi ở ngoài là Dương tiến mà Âm lui; Kiền mạnh ở trong, Khôn thuận ỗ ngoài là trong mạnh mà ngoài thuận, tức là đạo của đấng quân tử, quân tử ở trong, tiểu nhân ở ngoài là đạo quân tử lớn lên, đạo tiểu nhân tiêu đi, vì vậy mới là Thái.
    LỜI KINH
    象曰: 天地交, 泰, 后以裁成天地之道, 輔相天地之 宜, 以左右民.
    Dịch âm. - Tượng viết: Thiên địa giao, Thải; thiên địa chi đạo, phụ tường thiên địa chí nghi, Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trời đất Thái, ông vua coi mà sửa nên đạo của trời đất, phải của trời đất, để đỡ đần dân.
    hậu dĩ tài thành dĩ tả hữu dân. giao nhau là quẻ giúp dập sự nên
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Trời đất giao nhau mà Âm Dương hoà nhau, thì muôn vật tươi tốt thoả thuê, vì vậy mới thái. Đấng nhân quân nên thể theo cái tượng trời đất thông thái để sửa nên đạo của trời đất; giúp dập sự nên phải của trời đất, để đỡ đần cho kẻ sinh dân. “Tài” là thể theo cái đạo giao thái của trời đất mà sửa chế đi cho thành cái phép thi thố công việc. “Giúp dập sự nên phải của trời đất”, là trời đất thông thái thì muôn vật tươi tốt thoả thuê, đấng nhân quân thể theo chỗ đó mà làm phép tắc, khiến cho kẻ dân dùng thời của trời nhân lợi của đất, giúp đỡ công việc hoá dục, cho thành cái lợi thịnh tốt, ví như khí mùa xuân phát sinh muôn vật, thì làm ra phép gieo trồng khí mùa thu kết chắc muôn vật, thì làm ra phép thu liêm, đó là giúp dập sự đáng nên của trời đất để đỡ đần phụ trợ cho dân. Dân sống, ắt nhờ đấng quân thượng làm ra phép tắc, để dạy bảo dắt díu giúp đỡ cho họ, mới được thoả sự sinh dưỡng. Thế là đỡ đần cho họ.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - “Tài thành” là để nén bớt chỗ thái quá, “phụ tướng” là để bù đắp chỗ bất cập.
    初九: 拔茅药, 以其彙, 征吉
    Dịch âm. - Sơ Cửu: Bạt mao nhự, dĩ kỳ vậng, chinh cát.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Nhổ cụm cỏ tranh, lấy vầng nó, đi tốt.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Đầu là hào Dương, ở dưới, ấy là kẻ có tài cương minh mà ở ngôi dưới. Thời bĩ thì quân tử lui mà ở chỗ cùng, thời đã thái thì để chí ở sự tiến lên. Đấng quân tử tiến lên ắt cùng bè loại dắt díu nhau, như rễ cỏ tranh vậy, hễ nhổ một cây thì nó kéo nhau mà lên. “Nhự” là rễ cây giằng díu nhau, cho nên dùng để làm tượng. “Vậng” tức là loài, người hiền tiến lên, thì đem cả loài cùng tiến, đồng một chí hướng để thi hành cái đạo của mình. Vì vậy mới tốt. Đấng quân tử tiến lên, chẳng những chí ở muốn làm trước nhau, vui ở cùng nhau làm thiện, thực là nhờ nhau để cho nên việc. Cho nên, dù là quân tử hay tiểu nhân, chưa có người nào có thể riêng đứng một mình, không nhờ bè bạn giúp đỡ. Tự xưa đến nay, hễ đấng quân tử được ngôi, thì người hiền thiên hạ họp ở triều đình, cùng chí hiệp sức để làm cho thành cuộc thái của thiên hạ; tiểu nhân ở ngôi, thì kẻ chẳng hiền cùng tiến lên, rồi đảng họ thẳng, mà thiên hạ bĩ. Nghĩa là loại nào theo với loại ấy.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Ba hào Dương ở dưới, liền nhau mà tiến, đó là cái tượng nhổ cỏ tranh cả cụm. “Chinh” là đi thì tốt. Kẻ xem là hạng Dương cương, thì sự đi của họ tốt lành. Sách Đông lân của Quách Phác đọc đến chữ 囊”vậng” dứt câu, quẻ dưới cũng theo lệ ấy.
    象曰: 拔茅征吉, 志在外也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Bạt mao chỉnh cát, chí tại ngoại dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Nhổ cỏ tranh, đi, tốt, chí ở ngoài vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đời sắp hanh thái thì các người hiền đều muốn tiến lên. Chí ba hào Dương muốn tiến như nhau, cho nên mới lấy cái tượng “cụm cỏ, vầng đi”. Chí ở ngoài tức là tiến lên.
    LỜI KINH
    九二包荒, 用馮河不遐遺, 朋亡, 得尚于中行.
    Dịch âm. - Cửu Nhị: Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà di, bằng vong, đắc thượng vu trung hàng.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Bao dong sự hoang rậm, dùng để tay không lội sông, không sót việc xa; bè cánh mất được sánh ở hàng giữa.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Hai là Dương cương được chỗ giữa, trên thì ứng nhau với hào Năm, hào Năm là hạng mềm thuận, được chỗ giữa, dưới ứng nhau với hào Hai, vua tôi cùng đức, vì vậy mà cái tài cương trung được người bề trên chuyên dùng. Cho nên hào Hai tuy ở vào ngôi bề tôi mà chính là chủ việc trị cuộc “Thái”, đó là như đoạn trên nói “trên dưới giao nhau mà chí giống nhau, cho nên đạo trị cuộc “thái” là lấy hào Hai làm chủ mà nói. - Bao dong sự hoang rậm, dùng để tay không lội sông, chẳng sót việc xa, bè cánh mất, bốn điều đó là cách để ở cuộc thái. - Thường tình người ta, hễ yên rồi thì chính sự thư hoãn, pháp độ bê trễ, mọi việc đều không có cách dè dặt chính trị, ắt phải có lượng bao bọc những cái hoang uế, thì các sự thi thố, rộng rãi kỹ càng, tệ chính thay đổi, công việc chỉnh tề, mà người ta sẽ lấy làm yên. Nếu không có lượng bao hàm rộng rãi, lại có bụng ghen ghét, thì là không biết tính sâu xa mà có cái lo về sự hung tợn khinh nhờn, cái tệ lâu ngày chưa bỏ được mà sự lo bên cạnh đã sinh ra, cho nên cốt ở bao dong sự hoang rậm. - Dùng để tay không lội sông: Trong đời thái bình êm ả, người ta vẫn quen ở yên đã lâu, thường hay yên về thủ thường, lười về nhân tuần, sợ sự thay đổi, nếu không có cái hăng hái của kẻ tay không lội sông, thì không thể nào làm việc trong lúc đó. Tay không lội sông, nghĩa là cương quyết, quả cảm, đủ để qua chỗ sâu, vượt chỗ hiểm. Từ xưa những đời thái bình thịnh trị, ắt dần dần sinh ra suy đồi, bởi vì quen thói yên rồi, nhân tuần mà thành ra thế, không thể đĩnh đạc hăng hái để đổi tệ đó, cho nên nói rằng: “Dùng để tay không lội sông”. Có người ngờ rằng: trên nói “bao dong sự hoang rậm” thì là bao hàm khoan dung, đây nói “dùng để tay không lội sông” thì là hăng hái cải cách, giống như phản trái với nhau. Ngờ vậy là không biết rằng: đem lượng hàm dong, làm việc cương quyết, đó là cách làm việc của thánh hiền - Không sót chỗ xa: Trong đời thái bình yên ổn, người ta đã quen với sự bình trị, thì chỉ tạm bợ cầu được yên rồi mà thôi, đâu biết lo sâu nghĩ xa tới việc xa xôi? Kẻ trị cuộc thái, nên chu tất với hết mọi việc, tuy là xa xôi cũng không thể bỏ sót, như là việc nhỏ nhặt, u ẩn, những người hiền ỗ chỗ hẻo lánh, v.v…, đều là chỗ xa xôi, thời buổi thái bình thường hay bỏ sót - Bè cách mất: Ôi, đời đã thái bình người ta đã quen với cảnh yên ổn, phóng túng tính tình, mất cả tiết độ, muốn thắt lại cho thẳng, phí bỏ hết sự riêng tây về bè đảng, không thể làm nổi, cho nên nói rằng: “Bè cánh mất”. Từ xưa những người có ý dụng phép, chế việc, chỉ vì vướng về nhân tình, rút lại không thể làm được, nhiều lắm; ví như cấm sự xa xỉ thì hại đến kẻ thân cận họ hàng; hạn chế điền sản thì hại cho bọn quý tộc, v.v… những loại như thế, nếu không phán đoán bằng cách rất công mà quả quyết cứ làm, thì là vướng về bè cánh vậy. Kẻ trị cuộc thái, nếu không thể khiến cho bè cánh phải mất, thì sự làm việc khó lắm. Phép trị cuộc thái, có bốn điều đó, mới hợp với đức của hào Chín Hai, cho nên nói rằng: “Được sánh ở hàng giữa”, ý nói được phối hợp với nghĩa trung hàng vậy.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Hai lấy đức cứng ở ngôi mềm, nhăm giữa quẻ dưới, trên có hào Sáu Hai ứng với, tức là kẻ làm chủ cuộc thái mà được trung đạo. Kẻ xem có thể bao dong sự hoang rậm, mà quả đoán cương quyết, không bỏ sót điều xa xôi và không thiên tư về bè đảng, thì hợp với đạo trung hàng của hào này.
    LỜI KINH
    象曰: 包荒, 得尚于中行, 以光大也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Bao hoang, đắc thượng vu trung hàng, dĩ quang đại dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Bao dong sự hoang rậm, được sánh với hàng giữa, vì sáng lớn vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Nhắc lại một câu “bao dong” để giải chung nghĩa của bốn điều, ý nói như thế thì có thể phối hợp với đức trung hàng mà đạo của mình sáng láng tỏ lớn được.
    LỜI KINH
    九三.
    无平不陂, 无往不復, 艱^咎, 勿恤其孚, 于食有福.
    Dịch âm. - Cửu Tam: Vô bình bất bi, vô vãng bất phục, gian trinh, vô cữu, vật tuất kỳ phu, vu thực hữu phúc.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Không chỗ bằng phẳng nào không lồi lõm, không sự đi nào không trở lại. Khó nhọc, chính bền, chớ lo thửa sự tin, chưng việc ăn hưởng có phúc.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Ba ở giữa quẻ Thái, trên các hào Dương, tức là lúc cuộc thái đương thịnh. Vật lý nhu lần vòng tròn, ở dưới ắt lên, ở trên ắt xuống, thái lâu thì ắt phải bĩ. Cho nên, với lúc cuộc thái còn thịnh cùng khi khí Dương sắp tiến, phải răn sẵn rằng: “Không cái gì yên phẵng mãi mà không lồi lõm - nghĩa là không thể thường thường hanh thái - không cái gì đi mãi mà không trở lại - ý nói khi Âm sẽ lộn lại - Cái phẳng mà lõm, cái đi mà lại, thì là bĩ rồi. Nên biết lễ trời ắt thế. Đương khi hanh thái, không dám yên rồi, phải thường chịu khó nhọc về lo nghĩ, ngay thẳng vững bền về việc làm, như thế thì có thể không lỗi”. Cái đạo ở lúc thái, hễ đã biết chịu khó nhọc và giữ được chính bền, thì có thể giữ được thái mãi, không cần vất vả lo lắng cho được cái sự mình cầu, - Không lỗi điều hẹn là tin. - Như thế thì về việc lộc ăn, sẽ có phúc khách ích lợi.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - sắp qua chỗ giữa, là lúc thái sắp cùng cực mà bĩ sắp đến. Tuất nghĩa là lo, Phu là hẹn sao đúng vậy. Răn kẻ xem cứ chịu khó nhọc giữ lấy chính bền, thì không lỗi mà có phúc.
    Lời bàn của tiên nho. - Hồ Vân Phong nói rằng: Dương ở trong là phẳng, đi ra ngoài là lõm; Âm ra ngoài là đi, vào trong là lại. Đương trong khi phẳng đã có cơ lõm, Ảm trong khi đi, đã có cơ lại. Huống chi hào Ba sắp quá chỗ giữa, sự lõm sự lại của nó tức là vận trời ắt đến, mà phải tin đúng. Hễ mà có thể giữ được tấm lòng khó nhọc, chính bền, thì không cần lo vận trời ắt đến, mà cái phúc của sự hanh thái, có thể được hưởng lâu dài.
    Sái Tiết Trai nói rằng: Phu là tin đúng như thế. Vật tuất kỳ phu, nghĩa là chớ vì khí Âm ắt phải trở lại mà động lòng.
    象曰: 无往不復, 天地際也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Võ vãng bất phục, thiển địa tế dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Không sự đi nào không trở lại, trời đất giao tế với nhau vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Không sự đi nào không trLời Tượng nói rằng: Tỏ rõ sự gần liền mà tốt, vì trung chính vậy, bỏ nghịch lấy thuận, mất con chim ở phía trước vậy; người làng không bảo, người trên sai khiến được vừa phải vậy.
    Truyện của Trình Di. - Tỏ rõ sự gần liền mà được tốt, là tại cái ngôi nó ở được chỗ chính trung, ở chỗ chính trung, tức là theo đường chính trung. Việc gần liền với người, lấy sự không lệch làm phải, cho nên nói là chính trung. Kinh Lễ nói “bắt con nào không theo mệnh lệnh”, ấy là bỏ nghịch lấy thuận, con nào thuận theo mệnh lệnh mà đi, đều thoát. Quẻ Tỵ theo sự ngảnh lại quay đi mà nói, cho đi là nghịch, lại là thuận, cho nên, con chim bị mất là con chim đi ở phía trước. Không hẹn bảo với người thân cận, thế là nghĩa trên sai khiến kẻ dưới, vừa phải không thiên, xa gần như một.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Bởi tại đức của người trên khiến cho người ta không thiên.
    LỜI KINH
    上六: 比之无首, 凶.
    Dịch âm. - Thượng Lục: Tỵ chi vô thủ, hung.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Gần liền không đầu, hung.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Sáu ở Trên, tức là cuôl việc “gần liền với người”. Thủ tức là lúc đầu, trong đạo gần liền với người, trước thiện thì sau cũng thiện. Có thuỷ mà không có chung hoặc giả cũng có, chưa có khi nào không có thuỷ mà có chung, cho nên, hễ sự gần liền với người mà không có đầu, đến sau thì hung. Đó là cứ theo về cuối quẻ Tỵ mà nói. Nhưng hào Sáu Trên Âm mềm không giữa, ở chỗ hiểm cực, không phải là kẻ có thể lành tốt về sau. Lúc đầu gần liền với nhau không theo đạo nghĩa, để sinh hiềm khích ở sau, thiên hạ như thế cũng nhiều.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Âm mềm ở trên, không có gì để gần liền với kẻ dưới, đó là đạo hung, cho nên là tượng không đầu, mà
    lời chiêm của nó thì hung,
    象曰: 比之无首, 无所終也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Tỵ chi vô thủ, vô sở chung dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Liền lại không đầu, không thửa chót vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Việc gần liền với người đã không có đầu, thì đâu có chót? Người ta gần liền với nhau, có đầu, mà hoặc giả đến chót cũng trái; đầu đã không có đạo nghĩa, thì chót còn giữ sao được? cho nên nói rằng không có chót.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Nói về tượng trên dưới thì không đầu, nói về tượng trước sau thì là không chót. Không đầu thì không có chót.
    Lời bàn của tiên nho. - Hồ Vân Phong nói rằng: Âm mềm ở trên, đức nó không đủ làm đầu; không có gì để gần liền với kẻ dưới, hiệu lực của nó không thể có chót.

    Xem Tiếp: QUẺ TIỂU SÚC

    Truyện Kinh Dịch 1. LAI LỊCH CỦA KINH DỊCH 2. KHÁI LUẬT CỦA KINH DỊCH THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA PHỤC HY THỨ TỰ TÁM QUẺ CỦA PHỤC HY THỨ TỰ SÁU MƯƠI QUẺ CỦA PHỤC HY PHƯƠNG VỊ SÁU MƯƠI TƯ QUẺ CỦA PHỤC HY PHƯƠNG VỊ TÁM QUẺ CỦA VÃN VƯƠNG PHÉP BÓI BẰNG CỎ THI CHU DỊCH THƯỢNG KINH QUẺ KHÔN QUẺ TRUÂN QUẺ TỤNG QUẺ TIỂU SÚC QUẺ ĐẠI HỮU QUẺ KHIÊM QUẺ DỰ QUÉ LÂM QUẺ QUÁN QUẺ BÁC QUẺ PHỤC QUẺ VÔ VỌNG QUẺ ĐẠI XÚC QUẺ ĐẠI QUÁ QUẺ LY QUẺ HÀM QUẺ HẰNG QUẺ ĐỘN QUẺ TẤN QUẺ GIA NHÂN QUẺ GIẢI QUẺ TỐN QUẺ TỐN QUẺ QUẢI QUẺ CÂU QUẺ TỤY QUẺ KHỐN QUẺ TỈNH tyle='height:10px;'>
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đế nhận phúc, cả mực giữa mà làm theo ý muốn vậy.
    Truyện của Trình Di. - Sở dĩ được phúc lại cả tốt, vì nó lấy đạo trung chính hợp nhau mà làm theo chí nguyện của nó. Vì có trung đức, cho nên mới dùng được người hiền “cứng giữa” mà điều nó đã nghe theo, đều là do ở chí muốn. Không phải chí muốn thì theo sao được?
    LỜI KINH
    上六:城復于隍, 勿用師, 自邑吿命, 貞吝
    Dịch âm. - Thượng Lục: Thành phục vu hoàng, vật dụng sư, tự ấp cáo mệnh, trinh lận!
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Thành trở về rãnh, chớ dùng quân tự ấp bảo mệnh, chính bền thẹn tiếc.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đào đất dưới rãnh chứa chất làm thành, cũng như trị đạo chứa chất thành cuộc hanh thái. Khi mà cuộc thái đến chót, sắp sửa trở lại cuộc bĩ, cũng như đất thành sụt đổ lại trở xuống rãnh. Ngôi trên là chót quẻ Thái, hào Sáu là kẻ tiểu nhân mà ở vào đó, sắp sửa bĩ rồi. - Chớ dùng quân: Ông vua sở dĩ dùng được quân chúng, là vì tình của kẻ trên người dưới thông nhau mà họ thành tâm nghe theo. Nay cuộc thái sắp hết, sai mất đạo thái, tình của kẻ trên người dưới không thông nhau, lòng dân lìa trái, không theo người trên, há có thể dùng? Dùng họ thì loạn. Quân chúng đã không thể dùng mà còn tuyên cáo mệnh lệnh với chỗ thân cận, tuy những mệnh lệnh vẫn đúng lẽ thẳng, nhưng mà cũng đáng thẹn tiếc, ấp, là chỗ ở, tức là những chỗ thân cận. Đại để mệnh lệnh tuyên cáo, ắt phải tự chỗ gần trước.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Thái cực mà bĩ, là tượng “thành trở về rãnh”. Răn kẻ xem không thể cố sức tranh giành, chỉ nên tự thủ; tuy là vẫn được chính đính, nhưng cũng không khỏi thẹn tiếc.
    象曰: 城復于隍, 其命亂也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Thành phục vu hoàng, kỳ mệnh loạn dã. Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thành trở về rãnh, thửa mệnh loạn vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Thành trở về rãnh tuy là mệnh đã loạn, cũng không thể ngăn.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Mệnh lệnh cho nên trở lại cuộc bĩ. Tuyên cáo mệnh lệnh là để trị sự loạn đó.
    QUẺ BĨ
    三 Kiền trên 三 Khôn dưới
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Bĩ, Tự quái nói rằng: Thái tức là thông, các vật không thể thông mãi, cho nên tiếp đến quẻ Bĩ. Ôi vật lý đi lại, hanh thái đã cực thì ắt phải bĩ, vì vậy, quẻ Bĩ nôi quẻ Thái. Nó là quẻ trời trên đất dưới, trời đất giao nhau. Âm Dương hoà hợp là thái; trời ở trên, đất ở dưới, thì là trời đất cách tuyệt, không giao thông với nhau, cho nên là bĩ.
    LỜI KINH
    否之匪人, 不利君子貞, 大往小來.
    Dịch âm. - Bĩ chi phỉ nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai.
    Dịch nghĩa. - Bĩ đấy(?) chẳng phải người. Chẳng lợi cho sự chính bền của đấng quân tử, lớn đi nhỏ lại.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Trời đất giao nhau mà muôn vật sinh ở bên trong, rồi sau mới đủ ba Tài. Người là bậc rất thiêng, cho nên làm đầu muôn vật. Phàm những cái sông trong trời đất, đều là đạo người. Trời đất không giao nhau, thì không sinh ra muôn vật, ấy là không có đạo người, cho nên nói là “phỉ nhân”, nghĩa là không phải đạo người. Tiêu đi, lớn lên, đóng lại, mở ra, những sự đó theo nhau không dừng. Thái cực thì trở lại, bĩ hết thì thiêng đi, cái lẽ không thể thường mãi không thay đổi, đạo người há lại không có? Đã bĩ thì thái rồi. Trên dưới giao thông, cứng mềm hoà hợp, đó là đạo đấng quân tử. Cuộc bĩ thì trái hẳn thế, cho nên không lợi cho người quân tử. Trinh tức là chính đạo của đấng quân tử, bị bĩ tắc mà không thực hành được, lớn đi nhỏ lại, tức là Dương đi mà Âm lại. Đó là tượng “đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo người quân tử tiêu đi”, cho nên là bĩ.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Bĩ là bế tắc, tức là quẻ tháng bảy, trái nhau với quẻ Thái, cho nên nói là “phỉ nhân”, nghĩa là không phải đạo người. Lời chiêm của nó không lợi về chính đạo của quân tử. Bởi vì Kiền đi ở ngoài, Khôn lại ở trong, nó lại do ở quẻ Tiệm mà lại, thì hào Chín ở vào ngôi Tư, hào sáu ở vào ngôi Ba. Có người ngờ ba chữ “之匪人 chi phỉ nhân”, nó ở hào Sáu Ba quẻ Tỵ lầm ra. Tượng truyện không giải riêng về nghĩa của nó, coi đó cũng đủ thấy.
    LỜI KINH
    彖曰:否之匪人, 不利君子貞, 大往小來.
    則是天地不交而萬物示通也;上下示交而天下无邦也, 内而外陽, 內柔而外剛7内小人而外君子, 小人道長, 君手道消也.
    Dịch âm. - Thoán viết: Bĩ chi phỉ nhân, bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai, tắc thị thiên địa bất giao nhi vạn vật bất thông dã; thượng hạ bất giao nhi thiên hạ vô bang dã, nội Âm nhi ngoại Dương, nội nhu nhi ngoại cương, nội tiểu nhân nhi ngoại quân tử, tiểu nhân đạo trưởng! Quân tử đạo tiêu dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Bĩ đấy? Chẳng phải đạo người, chẳng lợi cho sự chính bền của đấng quân tử, lớn đi nhỏ lại, thì là trời đất không giao nhau mà muôn vật không thông vậy; trên dưới không giao nhau mà thiên hạ không có nước vậy; trong Âm mà ngoài Dương, trong mềm mà ngoài cứng, trong kẻ tiểu nhân mà ngoài đấng quân tử, ấy là đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo đấng quân tử tiêu đi vậy.
    Truyện của Trình Di. - Khí của trời đất không giao nhau, thì muôn vật không có lẽ sinh thành; nghĩa của kẻ trên người dưới không giao nhau thì thiên hạ không có đạo bang quốc. Dựng lên bang quốc là để làm việc chính trị, người trên thi hành chính sự để trị dân, dân nương đội vua mà theo mệnh lệnh, trên dưới giao nhau là để làm việc chính trị. Nay trên dưới không giao nhau, ấy là thiên hạ không có đạo bang quốc; Âm mềm ở trong, Dương cương ở ngoài, đấng quân tử đi ở phía ngoài, kẻ tiểu nhân lại ở phía trong, đó là lúc đạo kẻ tiểu nhân lớn lên, đạo đấng quân tử tiêu đi.
    LỜI KINH
    象曰: 天地不交, 否, 君子以儉德碎難, 不可榮以祿.
    Dịch âm. - Tượng viết: Thiên địa bất giao, Bĩ, quân tử dĩ kiệm đức toái nạn, bất khả vinh dĩ lộc.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trời đất không giao nhau là quẻ Bĩ, đấng quân tử coi đó để dè đức, lánh nạn, không thể vẻ vang bằng lộc.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Trời đất không giao thông với nhau, cho nên là Bĩ. Trong lúc bĩ tắc, đạo đấng quân tử phải tiêu, nên coi tượng bĩ tắc đó mà dè dặt về đức, lánh tránh vạ nạn, không thể vẻ vang ở chỗ lộc vị. Bĩ là lúc tiểu nhân đắc chí, đấng quân tử ở chỗ hiển vinh, vạ lo ắt tới thân mình, cho nên cần ẩn lánh vào nơi bần cùng chật hẹp.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Thu liễm đức mình, không cho hình hiện để tránh cái nạn tiểu nhân, không được cho lộc vị là vẻ vang.
    初六: 拔茅茹, 以其囊, 貞, 吉亨.
    Dịch âm. - Sơ Lục: Bạt mao nhự, dĩ kỳ vựng, trinh, cát hanh.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Nhổ cụm cỏ tranh, lấy vầng nó, chính bền tốt lành hanh thông.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Thái và quẻ Bĩ đều lấy cỏ tranh làm tượng, là vì các hào Dương, các hào Âm cùng ở dưới, có tượng giằng kéo. Thời Thái thì lấy sự cùng đi làm tốt, thời bĩ thì lấy sự cùng chính bền làm hanh thông; đầu tiên lấy trong tiểu nhân ngoài quân tử làm nghĩa bĩ, lại lấy hào Sáu Đầu bĩ mà ở dưới là đạo đấng quân tử, Kinh Dịch tuỳ thời dùng nghĩa, biến động không thường, đương lúc bĩ, ở dưới là đấng quân tử, ba hào Âm của quẻ Bĩ ở trên, đều có ứng, chỉ vì trong lúc bĩ cách, nó bị ngăn đứt không thông, nên không có nghĩa về sự ứng nhau. Hào Sáu Đầu biết cùng loài nó giữ vững tiết tháo, thì là kẻ ở cuộc bĩ được tốt, mà đạo của nó được hanh thông. Gặp bĩ mà tiến lên là bọn tiểu nhân, đấng quân tử thì giữ cho thẳng đạo, tránh cho khỏi vạ mà thôi.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Ba hào Âm ỗ dưới là tượng “lúc bĩ tiểu nhân kéo bè tiến lên” mà ác của hào Đầu thì chưa hình hiện, cho nên răn họ “nếu chính bền thì tốt lành và hanh thông”, nghĩa là có thể như thế thì họ biến thành đấng quân tử.
    Lời bàn của tiên nho. - Có người hỏi rằng: Trình truyện cho hào này là đấng quân tử ở dưới tự giữ bằng chính đạo, có đúng hay không? Chu Hy nói rằng: Giải vây, e là gò gập, kinh văn không có ý ấy.
    LỜI KINH
    象曰: 拔茅貞吉, 志在君也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Bạt mao trinh cát, chí tại quân dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Nhố cỏ tranh, chính bền thì tốt, vì chí ở vua vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Lời Hào lấy hào Sáu tự thủ ở dưới nói rõ cái đạo quân tử ở dưới; lời Tượng lại suy rõ thêm, để hình dung cái lòng quân tử. Đấng quân tử giữ vững tiết tháo để ở ngôi dưới, không phải là vui về sự không chịu tiến lên, cốt giữ một mình cho phải, chỉ vì đạo còn đương bĩ, không tiến lên được, nên phải ở yên ý cái lòng quân vẫn không hề quên thiên hạ mà chí quân tử dường muốn gặp vua mà lên, để giúp thiên hạ, cho nên nói là “chí ở vua”.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Kẻ tiểu nhân biến thành đấng quân tử, thì có thể chỉ nghĩ về sự yêu vua, không tính đến chuyện riêng tây.
    LỜI KINH
    六二: 包承, 小人吉, 大人否, 亨.
    Dịch âm. - Lục Nhị: Bao thừa, tiểu nhân cát, đại nhân bĩ, hanh.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Bọc chứa sự vâng thuận, kẻ tiểu nhân tốt, đấng đại nhân bĩ, thì hanh thông.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Hai chất thì Âm nhu, ngôi thì trung chính, lấy kẻ tiểu nhân Âm nhu mà nói, thì là đương bĩ ở dưới, chí họ chỉ bọc chứa những sự vâng thuận người trên để cầu cho qua cuộc bĩ, làm lợi cho mình, đó là sự tốt của tiểu nhân. Đấng đại nhân gặp lúc bĩ chỉ nên lấy đạo tự xử, há chịu uôn mình, cong đạo, vâng thuận người trên? chỉ cần tự giữ cảnh bĩ của mình mà thôi. Thân họ tuy bĩ, nhưng đạo của họ thì hanh thông.
    Bản nghĩa của Chu Hy. -Âm nhu mà trung chính, tức là cái tượng kẻ tiểu nhân mà biết bao dong, vâng thuận đấng quân tử, ấy là cách tốt của kẻ tiểu nhân. Cho nên, kẻ xem hễ là tiểu nhân, như thế thì tốt, nếu là đại nhân thì nên giữ yên cảnh bĩ, mà rồi đạo mới hanh thông, không nên vị những kẻ kia bao dong vâng thuận mình mà tự bỏ sự giữ gìn.
    LỜI KINH
    象曰: 大人否亨, 不亂羣也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Đại nhân bĩ hanh, bất loạn quần dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đấng đại nhân bĩ thì hanh thông, không loạn dân vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đấng đại nhân trong thì bĩ, giữ vững chính tiết, không lẫn lộn với bầy loài tiểu nhân, thân tuy bĩ mà đạo thì hanh, cho nên nói rằng “Bĩ hanh”. Nếu trái đạo mà thân được hanh thì là đạo bĩ.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Ý nói không lẫn với đàn tiểu nhân.
    LỜI KINH
    六二:包羞.
    Dịch âm. - Lục Tam: Bao tu.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Bọc chứa sự hổ thẹn.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Ba là thể Âm nhu không trung chính mà ở thì bĩ, lại gần sát ở người trên, không phải là kẻ giữ đạo yên mệnh; “cùng thì phải lạm” ấy là tình trạng của tiểu nhân, cái của chúng vẫn bọc chứa mưu tính đều là cong queo càn bậy, không thiếu cách gì, rất đáng hổ thẹn.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Là thể Âm ở ngôi Dương mà không trung chính, tức là kẻ tiểu nhân có chí muốn làm hại bậc thiên nhân mà chưa làm được, cho nên là tượng bọc chứa sự hổ thẹn. Nhưng vì chí ấy chưa phát ra, cho nên không có lời răn “hung cữu”.
    LỜI KINH
    象曰: 包羞, 位不當也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Bao tu, vị bất đảng dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Bọc chứa sự hổ thẹn, ngôi không đáng vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Âm nhu ở cảnh bĩ mà không trung chính, cái đáng hổ thẹn là tại ở không đáng ngôi, ở không đáng ngôi tức là làm không theo đạo.
    LỜI KINH
    九四: 有命无咎, 疇離祉.
    Dịch âm. - Cửu Tứ: Hữu mệnh vô cữu, trù ly chỉ phúc.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Có mệnh không lỗi, bè loại dính
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Tư lấy đức Dương cương thể mạnh, ỗ ngôi gần vua, ấy là kẻ vì có tài làm qua cuộc bĩ mà được ngôi cao, đủ để giúp đỡ người trên, vượt khỏi cuộc bĩ. Nhưng gặp lúc vua đương bĩ mà lại chỗ sát gần, cái đáng ghét là cậy có công, rước lấy sự ghen mà thôi. Nếu như làm một việc gì cũng do mệnh
    (1) Đồng nhân nghĩa là cùng với người.
    (2) Chỉ về quẻ Ly.
    lệnh của vua, uy quyền hết thảy thuộc về người trên, thì không có lỗi mà chí của mình có thể thực hiện. Hễ mà làm một việc gì cũng do mệnh lệnh của vua thì sẽ có thể vượt qua cuộc bĩ của đời, mà các đồng loại đều được phụ bám vào phúc của mình - Ly nghĩa là bám.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Cuộc bĩ đã quá giữa rồi, tức là lúc sắp sửa vượt qua, hào Chín Tư lấy thể Dương, ở ngôi Âm, không làm cùng cực sự cứng, cho nên lời chiêm của nó là “Có mệnh không lôi mà đồng loại là ba hào Dương cũng đều được phúc. Chữ “mệnh” chỉ về mệnh trời.
    Lời bàn của tiên nho. - Hồ Vân Phong nói rằng: Các nhà chú giải đều cho “mệnh” là mệnh vua, sách Ban nghĩa cho là mệnh trời. Bởi vì hào Chín Ba quẻ Thái “không chỗ phẳng nào không dốc, không sự đi nào không trở lại”, mà hào Chín Tư quẻ Bĩ thì là “có mệnh”, sự biến đổi của các cuộc bĩ thái đều ở trời cả.
    LỜI KINH
    象曰: 有命无咎, 志行也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Hữu mệnh vô cữu, chí hành dã, Tượng nói rằng: Có mệnh không lôi, chí
    Dịch nghĩa. - Lời được thực hành vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Có mệnh vua thì không lỗi, mới có thể qua được cuộc bĩ mà chí ý của nó được thực hành.
    LỜI KINH
    九五:休否, 大人吉, 其亡, 其亡, 繫于苞桑.
    (1) Mảnh tre có in tên, họ, chức, tước của bọn nội giám treo ở cửa cung. Người nào muốn vào, so thấy hợp mảnh tre ấy mới cho vào. Phép của đời Hán như vậy.
    Dịch âm. - Cửu Ngũ: Hưu phủ, đại nhân cát, kỳ vong! Kỳ vong! Hệ vu bào tang.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Nghỉ bĩ, đấng đại nhân tốt. Này mất một này mất một buộc vào cây dâu rậm.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Chín năm lấy đức Dương cương trung chính, ở ngôi tôn, cho nên có thể làm cho tất nghỉ sự bĩ của thiên hạ, đó là sự tốt của đấng đại nhân. Đấng đại nhân gặp thời ấy có thể đem đạo của mình làm tất nghỉ cuộc của thiên hạ, để dần dần đi tới cuộc thái. Nhưng còn chưa lìa cuộc bĩ, cho nên mới có lời răn: “Này mất” Cuộc bĩ đã tất nghĩ, dần dần trở lại cuộc thái, không thể coi ngay làm đã yên rồi, phải nên lo sâu răn xa, thường thường sợ rằng cuộc bĩ lại tới mà tự nói rằng: “Này mất này! Này mất này! Buộc vào cây dâu rậm kia”! Tức là làm cách yên ổn vững chắc như ràng buộc vào cây dâu rậm vậy. Dâu là thứ cây rễ sâu và chắc, rậm là nó mọc thành bụi, lại càng chắc nữa. Lời răn của thánh nhân sâu lắm.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy đức Dương cương trung chính mà ở ngôi tôn, có thể làm tất nghỉ cuộc bĩ trong đời, ấy là việc của đấng đại nhân. Cho nên lời hào này, đấng đại nhân gặp được thì tốt, lại nên răn sợ như lời Hệ đã nói.
    LỜI KINH
    象曰: 大人之吉, 位正當也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Đại nhân chi cát, vị chính đáng dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đấng đại nhân được tốt, ngôi chính đáng vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Có đức đại nhân, lại được chính vị của đấng chí tôn, cho nên có thể làm tắt cuộc bĩ trong thiên hạ, vì vậy mới tốt. Không có ngôi ấy thì dù có đức ấy nữa, hầu làm nên gì? cho nên ngôi của thánh nhân mới gọi là của báu lớn.
    LỜI KINH
    上九: 傾否, 先否後喜.
    Dịch âm. - Thượng Cửu: Khuynh bĩ, tiên bĩ hậu hỷ.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Nghiêng bĩ, trước bĩ sau mừng.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Chín Trên là chót cuộc bĩ, vật lý cùng cực ắt phải trở lại, cho nên thái cực thì bĩ, bĩ cực thì thái. Hào Chín trên bĩ đã cực rồi, cho nên đạo bĩ nghiêng đổ mà phải biến đổi. Trước cực là bĩ, sau nghiêng là mừng. Bĩ nghiêng thì là thái rồi, ấy là “sau mừng”.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy thể Dương cương ở lúc cùng cực cuộc bĩ, là kẻ có thể làm nghiêng sự bĩ của đời, cho nên lời chiêm của nó là “trước bĩ sau mừng”.
    LỜI KINH
    象曰: 否終則傾, 何, 可長也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Bĩ chung tắc khuynh, hà, khả trường dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Bĩ chót thì nghiêng, sao khá đài vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Cuộc bĩ đến chót thì phải nghiêng đổ, đâu lại có lẽ bĩ mãi? Cùng cực thì phải quay lại, ấy là lẽ thường. Nhưng mà cái việc quay nguy lắm yên, đổi loạn làm trị, phải có tài Dương cương thì mới làm nổi, cho nên hào Chín Trên quẻ Bĩ có thể làm nghiêng cuộc bĩ, hào Sáu Trên quẻ Truân không thể thay đổi cuộc Truân.
    三 Kiền trên Er Ly dưới
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Quẻ Đồng Nhân, Tự quái nói rằng: Vật lý không thể bĩ mãi, cho nên tiếp đến quẻ Đồng Nhân(1). Trời đất không giao nhau là bĩ, trên dưới cùng nhà thì là cùng người. Nghĩa nó trái nhau với nghĩa quẻ Bĩ, cho nên nó mới kế nhau. Lại nữa, cuộc đời đương bĩ ắt phải cùng người chung sức thì mới nên việc, vì vậy quẻ Đồng Nhân mới nối quẻ Bĩ. Nó là quẻ Kiền trên Ly dưới. Nói về hai tượng, thì trời là đấng ở trên, tính lửa(2) bốc lên ngang với nhau, cho nên mới là cùng người. Nói về hai thể, thì hào Năm ở ngôi chính là chủ quẻ Kiền, hào Hai là chủ quẻ Khôn, hai hào lấy sự trung chính ứng nhau, trên dưới cùng nhau, đó là nghĩa cùng người. Lại nữa, quẻ này có một hào Âm, các hào Dương đều muốn chung cùng với nó, đó cũng là nghĩa cùng người. Quẻ khác cũng có một hào Âm, nhưng ở thời của quẻ Đồng Nhân thì hào Hai hào Năm ứng nhau, trời với lửa chung cùng với nhau, cho nên nghĩa nó lớn hơn.
    LỜI KINH
    同人于野, 亨, 利涉大川, 利君子貞.
    Dịch âm. - Đồng nhân vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên; lợi quân tử trinh.
    Dịch nghĩa. - Cùng người ở đồng, hanh thông, lợi về sự sang sông lờn, lợi cho sự chính bền của đấng quân tử.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đồng là nơi rộng rỗng, lấy nghĩa ở xa và ở ngoài. Ôi chung cùng với người bằng đạo đại đồng của thiên hạ là lòng rất công của thánh hiền. Người thường cùng nhau chỉ cốt ý riêng hợp nhau, đó là cái tính gần gũi mà thôi. Cho nên cần phải ở đồng, nghĩa là không vì tình riêng gần gũi, mà phải ở nơi đồng cõi rộng xa. Đã không vướng về sự riêng, mới là cái đạo đại đồng rất công, không chỗ xa nào không đồng nhau, đủ biết là hanh. Hễ đã có thể đại đồng với thiên hạ thì thiên hạ cũng chung cùng với mình; thiên hạ đã chung cùng, thì còn sự hiểm trở nào không thể vượt qua? Còn sự gian nguy nào không thể hanh thông? Cho nên lợi về sự sang sông lớn, lợi cho sự chính bền của đấng quân tử. Trên nói “ở đồng”, nghĩa là không ở chỗ gần kề, đây lại nói “nên dùng chính đạo của đấng quân tử”, sự chính bền của đấng quân tử là đạo chí công đại đồng trong thiên hạ, cho nên dù ở xa nghìn dặm, sinh sau nghìn năm, so lại vẫn như hợp cái phù tích(1) suy ra mà thi hành, tuy là rộng như bốn bể, nhiều như triệu dân, không gì không hợp. Kẻ tiểu nhân thì chỉ chuyên dùng ý riêng, người họ yêu dù trái họ cũng chung cùng người họ ghét dù phải họ cũng trái khác, cho nên sự chung cùng của họ chỉ là hùa đảng, vì là lòng họ bất chính. Cho nên cái đạo chung cùng với người, lợi ở sự trinh của đấng quân tử.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Ly cũng là tên quẻ ba vạch, một vạch Âm mắc ở giữa hai vạch Dương, cho nên đức nó là mắc, là văn minh tượng nó là lửa là mặt trời, là điện. Đồng nhân là chung cùng với người. Lấy quẻ Ly gặp quẻ Kiền, lửa lên chung cùng với trời, hào Sáu hai được ngôi, được chỗ giữa mà ở trên ứng với hào Sáu Năm, lại trong quẻ chỉ có một hào Âm mà các hào Dương chung cùng với nó, cho nên là chung cùng với người, ở đồng ý nói rộng xa mà không riêng tây, thì là đạo hanh, lấy đức mạnh mà đi, cho nên có thể sang sông. Nó là quẻ trong văn minh mà ngoài cương kiện, hào Sáu Hai trung chính mà có kẻ ứng, đó là đạo đấng quân tử. Kẻ xem như thế thì hanh thông mà lại có thể vượt qua chỗ hiểm. Nhưng, cái người mà mình chung cùng phải hợp với đạo quân tử thì mới có lợi.
    LỜI KINH
    彖曰: 同人, 柔得位, 得中而應乎乾, 日同人
    Dịch âm. - Thoán viết: Đồng nhân, nhu đắc vị, đắc trung nhi ứng hồ Kiền viết Đồng nhân.
    Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Đồng nhân, mềm được ngôi, được chỗ giữa, mà ứng với Kiền, gọi là Đồng nhân.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đây nói về nghĩa thành quẻ. Mềm được ngôi chỉ về hào Hai là thể Âm ở ngôi Âm, được chỗ chính vị của nó. Hào Năm là hào trung chính mà hào Hai lấy đức trung chính ứng nhau với nó, ấy là “được chỗ giữa mà ứng với Kiền”. Hào Năm là hào cương kiện trung chính mà hào Hai lấy đức nhu thuận trung chính ứng nhau với nó, ấy là hào nào được sự chính đính của hào ấy; đức nó giống nhau, cho nên là “chung cùng với người”. Hào Năm là chủ quẻ Kiền, cho nên nói là “ứng với Kiền”. Lời Tượng lấy tượng “trời lửa” mà lời Thoán thì chuyên nói về hào Hai.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Đoạn này dùng thể quẻ để thích nghĩa tên quẻ. Mềm chỉ về hào Sáu Hai. Kiền chỉ về hào Chín Năm.
    LỜI KINH
    同人曰:
    Dịch âm. - Đồng nhân viết:
    Dịch nghĩa. - Quẻ Đồng nhân nói rằng:
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Ba chữ này thừa.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây là chữ thừa.
    LỜI KINH
    同人于也, 亨, 利涉大川, 乾行也.
    Dịch âm. - Đồng nhân vu dã, hanh, lợi thiệp đại xuyên, Kiền hành dã.
    Dịch nghĩa. - Cùng người ở đồng hanh thông! Lợi về sự sang sông lớn, trời đi vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Chí thành không riêng tây, có thể bước vào chỗ hiểm nan, tức là trời ơi. Không riêng tây ấy là đức trời.
    LỜI KINH
    文明以健, 中正而應, 君子正也.
    Dịch âm. - Văn minh dĩ kiện, trung chính nhi ứng, quân tử chính dã.
    Dịch nghĩa. - Văn vẻ sáng sủa và mạnh, trung chính để ứng nhau chính đạo của đấng quân tử vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đây lại dùng hai thể để nói nghĩa nó có đức văn vẻ sáng sủa mà cứng mạnh, lấy đạo trung chính ứng nhau ấy là chính đạo của đấng quân tử.
    唯君子爲能通天下志.
    Dịch âm. - Duy quân tử vi năng thông thiên hạ chi chí.
    Dịch nghĩa. - Chỉ đấng quân tử là có thể thông được chí thiên hạ.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Chí của thiên hạ muôn thứ khác nhau, lý thì có một. Đấng quân tử rõ về lý, cho nên có thể thông được chí thiên hạ. Đấng thánh nhân coi lòng của ức triệu người cũng như một lòng, là thông về lý mà thôi. Văn vẻ sáng sủa thì có thể soi các lý, cho nên mới rõ về nghĩa đại đồng; cứng mạnh thì có thể thắng lòng riêng mình, cho nên làm được hết đạo đại đồng. Như thế, rồi mới có thể trung chính, hợp với sự đi của trời.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Đoạn này lấy đức quẻ, thể quẻ để thích lời quẻ. Thông được chí thiên hạ mới là đại đồng. Nếu không thế thì là sự kết hợp bằng tình riêng mà thôi, lấy gì mà đem đến sự hanh thông và lợi cho sự qua chỗ hiểm?
    LỜI KINH
    象曰: 天與火, 同人, 君子以類族辨物.
    Dịch âm. - Tượng viết: Thiền dữ hoả, Đồng nhân, quân tử dĩ loại tộc biện vật.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trời với lửa là quân tử Đồng nhân, đấng quân tử coi đó mà chia loại các giống, phân biệt các vật.
    (1) Đây là dịch theo truyện của Trình Di và Bản nghĩa của Chu Hy. Theo đúng Nho Văn, thì phải dịch là “yên lặng mà đi”.
    Truyện của Trình Di. - Không nói “lửa ở dưới trời”, “Dưới trời có lửa”, mà nói “trời với lửa” là vì trời ở trên, tính lửa bốc lên lửa với trời cùng nhau, cho nên là nghĩa “cùng người”, đấng quân tử coi tượng “cùng người” đó mà lấy nòi giống phân biệt các vật, nghĩa là theo từng nòi giống mà phân biệt các vật giống nhau khác nhau. Như đấng quân tử tiểu nhân, lẽ thiện ác phải trái, vật tình lìa nhau hợp nhau, sự lý giống nhau khác nhau, tất cả những cái giống nhau khác nhau, đấng quân tử có thể phân biệt rõ ràng, cho nên khu xử các vật không mất phương pháp.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Trời ở trên mà lửa bốc lên, ấy là tính nó giống nhau, chia loại các giống, phân biệt các vật, là để xét sự khác nhau mà làm cho giống nhau.
    LỜI KINH
    初九: 同人于門, 无咎.
    Dịch âm. - Sơ Cửu: Đồng nhăn vu môn, vô cữu.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Cùng người ở cửa, không lỗi.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Chín ở đầu quẻ Đồng nhân, mà không hệ ứng, ấy là kẻ không thiên tư, cùng người rất công, cho nên là “ra cửa cùng người”. Ra cửa nghĩa là ở ngoài, ở ngoài thì không có sự chênh lệch về tình riêng gần, sự “cùng” của nó vừa rộng vừa công, như thế thì không sai lỗi.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Đầu cuộc cùng người, chưa có chủ riêng về đâu, là hào cứng, ở ngôi dưới, trên không có gì hệ ứng, có thể không lỗi, cho nên tượng và chiêm của nó như thế.
    LỜI KINH
    象曰: 出門同人, 又誰咎也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Xuất môn Đồng nhân, hựu thuỳ cữu dã?
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Ra cửa cùng người, còn ai trách vậy?
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. -Ra cửa cùng người ở ngoài, đó là sự “cùng” đã rộng, không có thiên tư. Người ta cùng nhau thường có hậu bạc thân sơ khác nhau, tội lỗi do đó mà ra, đã không bè đảng thiên lệch với ai, thì còn ai trách được nữa!
    LỜI KINH
    六二: 同人于宗, 吝.
    Dịch âm. - Lục Nhị: Đồng nhân ưu tông, lận.
    Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Cùng người ở họ, đáng tiếc.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Hai với hào Năm là chính ứng, cho nên nói là “cùng người ở họ”. Họ là họ hàng xóm mạc, “cùng” với kẻ hệ ứng với mình, thì là có sự thiên tư, ỗ đạo cùng người, thế là riêng tây hẹp hòi, cho nên đáng tiếc.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Tông là họ hàng xóm mạc. Hào Sáu tuy là ở giữa và chính ngôi, nhưng nó có kẻ ứng với ở trên, không thể đại đồng, mà còn vướng về tình riêng, đó là cách đáng tiếc, cho nên tượng và chiêm của nó như thế.
    LỜI KINH
    象曰: 同人于宗, 吝道也
    Dịch âm. - Tượng viết: Đồng nhân vu tông, lận đạo dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cùng người ở họ, cách đáng tiẽc vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Các quẻ lấy sự trung chính ứng nhau làm hay, mà ở quẻ Đồng nhân thì là đáng tiếc, cho nên hào Năm không lấy nghĩa là vua. Bởi vì gần gũi với người bằng cách riêng tây, không phải là đạo kẻ làm vua; cùng nhau bằng tình riêng, tức là đáng tiếc.
    LỜI KINH
    九三:伏戎于莽, 升其高陵, 三歲不興.
    Dịch âm. - Cửu Tam: Phục nhung vu mãng, thăng kỳ cao lăng, tam tuế bất hưng.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Phục quân ở rừng, lên thửa gò cao, ba năm không dấy lên.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Ba là thể Dương, ở ngôi cứng, mà không được giữa, ấy là người cường bạo. Trong thời “cùng người” chí nó ở sự chung cùng, trong quẻ này có một hào Âm mà các hào Dương phát ra đều muốn cùng nó, hào Ba lại muốn gần liền với nó, nhưng hào Hai lấy đạo trung chính ứng nhau với hào Năm, hào Ba lấy sức cương cường chấn giữa hào Hai hào Năm, muốn cướp hào Hai mà cùng với nó, song lý không thắng, nghĩa không thắng, cho nên không dám phát ra một cách rõ rệt, phải núp quân ở trong rừng rậm; vì chứa sự xấu mà lại mang điều không thắng, nên lại sợ hãi, thỉnh thoảng lại lên gò cao trông ngóng. Như thế đến ba năm trời, rút lại, vẫn không dám nổi lên. Hào này thấy rõ tình trạng tiểu nhân, song mà không nói rằng hung, là vì nó đã không dám phát lộ, nên chưa đến hung.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Cứng mà không giữa, ở trên không có chính ứng muốn cùng với hào Hai, lại không phải là chính đạo, sợ hào Chín Năm đánh mình, cho nên mới có tượng ấy.
    LỜI KINH
    象曰: 伏戎于莽, 敵剛也, 三歲不興, 安行也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Phục nhung vu mãng, địch cương dã; tam tuế bất hưng, an hành dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Phục quân ở rừng, địch với kẻ cứng vậy, ba năm không dấy, là đi không được vậy(1).
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Kẻ phải địch với là hào Năm đã Dương cương lại trung chính, thì nó có thể cướp được chăng? cho nên nó phải sợ hãi núp náu, đến ba năm không dấy, rút lại còn đi sao được?
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Ý nói không thể đi được.
    LỜI KINH
    九四: 承其墉, 弗克攻, 吉.
    Dịch âm. - Cửu Tứ: Thừa kỳ dung, phất khắc công, cát.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Cưỡi thửa tường, không đánh được, tốt.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Hào Tư cứng mạnh mà không trung chính, chí nó muốn cùng với hào Hai, cũng là kẻ thù với hào Năm. Bờ tường là vật dùng để ngăn cách, hào Tư gần với hào Năm, như cách bức tường, nó muốn đánh hào Năm, nhưng biết cái nghĩa không thẳng thì đánh không được. Nếu đã tự biết là nghĩa không thẳng mà không dám đánh, thì tức là tốt.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này cứng mạnh mà không trung chính lại không có kẻ ứng với, cũng muốn cùng với hào Sáu Hai mà bị hào Ba ngăn cách, cho nên là tự “cưỡi tường để đánh”. Nhưng vì nó lấy đức cứng ở ngôi mềm, cho nên có tượng “tự quay trở lại mà không thể đánh”. Kẻ xem như thế, thì là biết cải quá mà được tốt lành.
    LỜI KINH
    象曰: 承其墉, 義弗克也, 其吉則困, 而反則也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Thừa kỳ dung, nghĩa phất khắc dã, kỳ cát tắc khốn, nhi phản tắc dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cưỡi thửa tường, nghĩa không thể được vậy. Sự tốt đó thì là bị khôn mà biết quay lại phép tắc vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Sở dĩ cưỡi lên tường của nó mà không thể đánh nó là vì nghĩa không thể được. Là kẻ cong mà đánh kẻ ngay ấy là nghĩa không chính đáng. Sở dĩ được tốt là vì nghĩa đã không thẳng, khốn cùng mà phải quay về phép tắc. Hào Hai là kẻ mà các hào Dương cùng muốn, chỉ riêng hào Ba hào Tư có nghĩa tranh cướp, vì hai hào đó ở giữa hào Hai và Hào Năm, còn hào Đầu và hào cuối thì xa hơn, cho nên lấy nghĩa khác hơn.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Cưỡi lên tường rồi thì không phải sức nó không đủ, chỉ vì nghĩa không được mà không đánh thôi. Biết theo nghĩa quyết đoán, cùng khốn mà quay về phép tắc, cho nên được tốt.
    LỜI KINH
    九五: 同人, 先號啕而後笑, 大師克相遇,
    (1) Đại hữu nghĩa là cả có.
    Dịch âm. - Cửu Ngủ: Đồng nhân, tiên hào diếu nhi hậu tiến, đại sư khắc tương ngộ.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Cùng với người, trước kêu gào mà sau cười, quân lớn được, gặp nhau.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Dỉ. - Hào Chín Năm “cùng” với hào Hai mà bị hai hào Dương Ba, Tư ngăn cách, hào Năm tự cho mình là nghĩa phải, lý thắng, không biết phẫn uất, đến phải kêu gào, nhưng mà kẻ cong không thể thắng được kẻ ngay, tuy bị ngăn cách, sau chót ắt được hợp nhau, cho nên về sau lại cười. “Quân lớn được, gặp nhau” nghĩa là hào Năm là chính ứng với hào Hai mà hai hào Dương ngăn cướp một cách phi lý, ắt dùng quân đánh được nó, mới được gặp nhau. Nói là “quân lớn”, nói là “được” tỏ rằng hai hào Dương mạnh lắm. Chín Năm là ngôi vua, mà hào này không dùng cái nghĩa “ông vua cùng với người” là vì hào Năm chuyên lấy sự riêng tây gần gũi ứng với hào Hai mà mất cái đức trung chính. Ông vua thì nên đại đồng với thiên hạ, mà lại riêng với một người, ấy là không phải đạo vua. Vả lại, trước ngăn cách thì kêu gào, sau gặp nhau thì cười, ấy là cái tính gần gũi riêng tây, không phải là thể đại đồng. Hào Hai ở dưới còn lấy sự cùng với họ hàng là đáng tiếc, huông chi ông vua. Hào Năm đã không dùng nghĩa quân đạo, cho nên không nói đạo vua nữa, mà cũng để tỏ cái nghĩa “hai người đồng tâm, thì không có thể ngăn cách”.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Năm là một hào cứng mà trung chính hào hai lấy đức mềm mà trung chính ứng nhau với nó ổ dưới, ấy là đồng tâm với nhau, mà bị hai hào Ba Tư ngăn cách, không được cùng nhau. Nhưng vì về nghĩa lý đã cùng với nhau, thì kẻ khác không thể ngăn nổi, cho nên mới có tượng ấy. Nhưng hào Sáu Hai, mềm yếu mà hai hào Ba, Tư cứng mạnh, cho nên ắt dùng quân lớn cho thắng được nó, rồi mới có thể gặp nhau.
    象曰: 同人之先, 以中直也, 大師相遇, 言相克也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Đồng nhân chi tiên, dĩ trung trực dã; đại sư tương ngộ, ngôn tương khắc dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Lúc trước sự cùng người vì ở giữa mà thắng vậy; quân lớn gặp nhau, ý nói được nhau vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Lúc người sở dĩ kêu gào là vì lòng thành lý phải, cho nên khôn xiết phẫn uất mà đến như thế. Tuy là kẻ địch cứng mạnh, đến nỗi phải dùng đại quân, nhưng mà nghĩa thắng lý thắng, rút lại vẫn được, cho nên nói là “được nhau”.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - Trực là lý thẳng.
    LỜI KINH
    上九: 同人于郊, 无悔.
    Dịch âm. - Thượng Cửu: Đồng nhân vu giao, vô hối.
    Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Cùng người ở đồng, không ăn năn.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - Đồng là chỗ ở ngoài mà xa. Kẻ cầu cùng người ắt phải thân nhau cùng nhau hào, Chín Trên ở ngoài mà không có hào ứng với, sau chót vẫn không ai cùng nó. Lúc trước có sự cùng nhau, thì đến lúc sau, hoặc có ăn năn; ở xa mà không ai cùng với mình, cho nên tuy không cùng ai cũng không phải ăn năn.
    Bản nghĩa của Chu Hy. - ở ngoài không có hào nào ứng với, tức là không ai cùng cùng mình, cũng có thể không phải ăn năn, cho nên tượng và chiêm của nó như thế. Đồng ở trong nội, chưa đến rộng xa nhưng mà hoang rậm hẻo lánh, không ai cùng với.
    LỜI KINH
    象曰: 同人于郊, 志未得也.
    Dịch âm. - Tượng viết: Đồng nhân vu giao, chí vị đắc dã.
    Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cùng người ở đồng, chí chưa được vậy.
    GIẢI NGHĨA
    Truyện của Trình Di. - ở xa chẳng ai cùng với, cho nên rút lại không phải ăn năn. Nhưng mà trong thì “cùng người” cái chí cầu để cùng với người ta vẫn không được, tuy là không phải ăn năn, nhưng cũng không phải là kẻ khéo xử.
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: Nhuyễn Học
    Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
    Nhà xuất bản Văn Học
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 18 tháng 3 năm 2014

    --!!tach_noi_dung!!--
    QUẺ TỤNG
    --!!tach_noi_dung!!--
    QUẺ ĐẠI HỮU
    --!!tach_noi_dung!!--