QUẺ GIA NHÂN

Tốn trên
Ly dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Gia nhân, Tự quái nói rằng: Di là đau, đau ở ngoài ắt trở về nhà, cho nên tiếp đến quẻ Gia nhân(1). Ôi đau khôn ở ngoài, thì phải trở vào bên trong, vì vậy, quẻ Gia nhân mới nôl quẻ Minh di. Gia nhân là đạo trong nhà, tình cha con, nghĩa vợ chồng, thứ tự trên dưới, lớn nhỏ, chính luân lý, dốc ân nghĩa, đó là đạo người nhà. Nó là quẻ ngoài Tôn trong Ly, tức là gió tự lửa ra, lửa mạnh thì gió sinh, gió sinh thì lửa tự trong mà ra. Tự trong mà ra là tượng từ nhà tới ngoài. Hào Hai và hào Năm chính ngôi trai, gái ở trong và ngoài, ấy là đạo người nhà; sáng ở trong mà nhún ỗ ngoài, ấy là cách khu xử trong nhà. Ôi, người ta, cái gì có ở mình thì thi hành được ở nhà, thi hành được ở nhà thì thi hành được ở nước, rồi đến thiên hạ; cách trị thiên hạ tức là cách trị nhà, suy ra mà thi hành ở ngoài đó thôi. Cho nên mới lấy cái tượng “từ trong mà ra” làm nghĩa quẻ Gia nhân.
LỜI KINH
家人利女貞
Dịch âm. - Gia nhân lợi nữ trinh.
Dịch nghĩa. - Quẻ Gia nhân lợi về gái chính.
Truyện của Trình Di. - Đạo người nhà lợi ở con gái chính, con gái chính thì đạo nhà chính. Ôi, vợ ra vợ, chồng ra chồng thì đạo nhà mới chính, nay chỉ còn con gái chính, là vì chính là cái thân chính đính, con gái chính, thì nhà chính, con gái chính thì chắc con trai cũng chính.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Gia nhân là người một nhà. Trong quẻ, hào Chín Năm và hào Sáu Hai, bên trong, bên ngoài, đều được chỗ chính, cho nên là quẻ “người nhà”. “Lợi con gái chính” là muốn chính bên trong trước, bên trong chính thì bên ngoài không gì không chính.
LỜI KINH
彖曰: 家人, t正位乎内, 男正位乎外, 男女正, 天地之大義 也, 家人有嚴君焉, 父母之謂也, 父父, 子子, 兄兄, 弟弟, 夫 夫, 婦婦, 而家道正, 正家而天下ÍẼ矣.
Dịch âm. - Thoán viết: Gia nhân, nữ chính vị hồ nội, nam chính vị hồ ngoại; nam nữ chính; thiên địa chi đại nghĩa dã. Gia nhân hữu nghiêm quân yên, phụ mẫu chi vị dã. Phụ phụ, tử tử, huynh huynh, đệ đệ, phu phu, phụ phụ, nhi gia đạo chính, chính gia nhi thiên hạ định hỹ.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Gia nhân; con gái chính ngôi ở trong, con trai chính ngôi ở ngoài; trai gái chính, là nghĩa lớn của trời đất vậy. Người nhà có vua nghiêm, là cha mẹ vậy. Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, vợ ra vợ, chồng ra chồng, mà đạo nhà chính. Chính được nhà thì thiên hạ phải đâu vào đấy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lời Thoán lấy tài quẻ mà nói, Dương ở ngôi Năm là ở ngoài, Âm ở ngôi Hai là ở trong, thế là trai gái đều được ngôi chính của mình. Cái đạo tôn ty, trong ngoài chính hợp với nghĩa lớn của trời đất Âm Dương. Trong đạo người nhà ắt phải có bậc tôn nghiêm mà làm chúa trùm, ấy là cha mẹ. Tuy là một nhà nhỏ nhặt, mà mất vẻ tôn nghiêm thì sự hiếu kính phải suy, không có bậc chúa trùm thì phép tắc phải bỏ, có vua nghiêm mà sau đạo nhà mới chính. Nhà là khuôn phép của nước vậy. Cha con, anh em, vợ chồng, ai giữ được đạo của nấy, thì đạo nhà chính. Suy đạo một nhà, có thể tới được thiên hạ, cho nên nhà chính thì thiên hạ sẽ đâu vào đấy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đoạn đầu lấy hai hào Chín Năm, Sáu Hai trong thể quẻ thích nghĩa chữ “lợi nữ trinh”. Đoạn thứ hai cũng chỉ vào hai hào thứ Hai thứ Năm. Đoạn thứ ba nói về cả quẻ, hào Trên là cha, hào Đầu là con, hào Năm hào Ba là chồng, hào Tư hào Hai là vợ, hào Năm là anh, hào Ba là em, lấy nét quẻ mà suy, lại có tượng đó.
LỜI KINH
象曰: 風自火出, 家人, 君子以言有物, 而行有恆.
Dịch âm. - Tượng viết: Phong tự hoả xuất, Gia nhân, quân tử dĩ ngôn hữu vật, nhi hạnh hữu hằng.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Gió từ lửa, là quẻ Gia nhân, đấng quân tử coi đó mà nói có vật, nết có thường.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cái gốc của việc chính nhà, cốt ở chính lấy mình mình; cái đạo chính mình, một câu nói, một sự hành động, không thể thay đổi. Đấng quân tử coi tượng gió tự lửa ra, mà biết việc phải do ở trong mà ra, cho nên nói ắt có vật, làm ắt có thường. Vật là sự thực, thường là thường độ, tức là phép tắc vậy. Đức nghiệp rõ rệt ra ngoài là bởi nói và nết cẩn thận ở trong. Nói gìn, nết sửa, thì mình chính mà nhà trị(1).
Bản nghĩa của Chu Hy. - Mình chính thì nhà trị.
LỜI KINH 初九: 閑有家, 悔亡.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Nhàn hữu gia, hối vong.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Ngăn ngừa có nhà, ăn năn mất.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào đầu là đầu đạo nhà. Nhàn là ngăn ngừa phép tắc vậy. Trị từ lúc mới có nhà, biết lấy phép tắc ngăn ngừa, thì không đến nỗi phải ăn năn. Trị nhà tức là trị các người nhà, nếu không ngăn ngừa bằng phép tắc thì tình người phóng phiếm, ắt đến phải có sự ăn năn, mất thứ tự người lớn người nhỏ, loạn sự phân biệt con trai con gái, hại ân nghĩa, hại luân lý, không thiếu điều gì. Biết lấy phép tắc ngăn ngừa từ đầu, thì không có những sự ấy, cho nên là “ăn năn mất”. Hào Chín là tài cứng sáng, tức là kẻ ngăn ngừa được nhà. Chẳng nói rằng “không ăn năn” là vì ở đàn thì ắt có sự ăn năn, vì biết ngăn ngừa, cho nên nó mất.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Đầu lấy chất Dương cứng ở vào lúc đầu có nhà, biết ngăn ngừa, thì sự ăn năn sẽ mất. Răn kẻ xem nên như thế vậy.
LỜI KINH
象曰: 閑有家, 志未變也.
Dịch âm. - Tượng viết: Nhàn hữu gia, chí vị biến dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: ngăn ngừa có nhà, chí chưa đợi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Ngăn ngừa từ lúc đầu, tức là trước khi chí ý người nhà chưa biến động. Chính chí chưa trói tan biến động, mà ngăn ngừa họ, thì không hại ân, không mất nghĩa, khu xử trong nhà như thế là khéo, cho nên sự ăn năn phải mất đi. Nếu để chí ý biến động mới trị, thì phải hại nhiều, ấy là có sự ăn năn? Bản nghĩa của Chu Hy. - Chí chưa biến mà ngừa sẵn.
LỜI KINH
六二: 无攸遂, 在中饋, 貞吉.
Dịch âm. - Lục Nhị: Vô du toại, tại trung quỹ, trinh cát.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Không thửa thoả, ở trong, chủ việc ăn uống, chính tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Người ta ở nhà trong chỗ xương thịt cha con, phần nhiều để tình thắng lễ, để ân cướp nghĩa: chỉ những người cương quyết thì mới có thể không vì lòng tự ái mà bỏ mất chính lý, cho nên trong quẻ Gia nhân, đại để lấy sự cứng làm hay, như hào Đầu, hào Ba, hào Trên đó vậy. Hào sáu Hai lấy tài Âm mềm mà ở ngôi mềm, là kẻ không biết trị nhà, cho nên “không thửa thoả”, nghĩa là chẳng làm điều gì mà nên. Ôi lấy tài anh hùng, còn có khi đắm đuối tình ái mà không thể tự giữ, huông chi người nhu nhược có thắng được tình của vợ con chăng? Như tài hào Hai, nếu là đạo đàn bà thì là chính đáng; lấy đức mềm thuận, ở chỗ trung chính, là đạo đàn bà vậy, cho nên, ở trong chủ việc ăn uống, thì được chính đáng mà tốt. Đàn bà là người ở trong chủ việc ăn uống, cho nên nói rằng “trung quỹ”.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Sáu Hai mềm thuận trung chính, tức là con gái chính ngôi ở trong, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
象曰: 六二之吉, 順以巽也.
Dịch âm. - Tượng viết: Lục Nhị chi cát, thuận dĩ tốn dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cái tốt của hào Sáu Hai, thuận và nhún vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Hai lấy chất Âm mềm ở chỗ trung chính, tức là kẻ biết thuận theo mà thấp nhún, cho nên là sự chính tốt của đàn bà.
LỜI KINH
九三: 家人嘀嘀, 悔, 厲, 吉, 婦子嘻嘻, 終吝.
Dịch âm. - Cửu Tam: Gia nhân hạc hạc, hối, lệ, cát; phụ tử hy hy, chung lận.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Người nhà nem nép, hối dữ, tốt: vợ con hơn hớn, sau chót thẹn tiếc.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hai chữ 鳴鳴(hạc hạc) chưa rõ nghĩa ra sao, nhưng lấy nghĩa và ý Âm mà xem, thì nó giống chữ 嗽嗷(ngao ngao: nghĩa là lao xao) và lại có ý kíp ngặt, bó buộc. Hào Chín Ba ở trên quẻ trong, là kẻ chủ trị bên trong. Lấy chất Dương, ở chỗ cứng mà không giữa, là kẻ tuy được chỗ chính mà quá về cứng vậy. Việc trị bên trong, quá cứng thì hại về nghiêm ngặt, cho nên người nhà nem nép. Nhưng trị nhà quá nghiêm, không thể không thương tổn, cho nên ắt phải ăn năn về sự nghiêm dữ. Bởi vì xương thịt cần phải dùng Âm nhiều hơn, nên mới ăn năn. Tuy phải ăn năn về sự nghiêm dữ, chưa được mực giữa của sự khoan hồng và sự nghiêm mãnh, nhưng mà đạo nhà tề chỉnh, lòng người kính sợ, còn là sự tốt lành của gia đình. Nếu như vợ con hơn hớn, thì sau chót, phải đến thẹn tiếc. Trong quẻ này nguyên không có tượng “hơn hớn”, đó là đôi chữ “nem nép” mà nói, ý nói nếu bị lỗi về sự phóng tứ, thà rằng thái quá về sự nghiêm ngặt. Hơn hớn: nghĩa là vui cười không có tiết độ, tự mình rông rỡ, không có tiết độ, thì sau chót đến phải hỏng nhà, đáng thẹn tiếc vậy. Bởi vì, nghiêm cẩn thái quá, tuy về nhân tình, vẫn có tổn hại, nhưng nếu phép tắc lập được, luân lý chính được, thì là ân nghĩa ở đó. Nếu cứ hơn hđn không có tiết độ, ấy là phép tắc bởi đó mà hỏng, luân lý bởi đó mà loạn, làm sao mà giữ được nhà? Hơn hớn quá thậm, thì sẽ hung đến hại nhà, chỉ nói “thẹn tiếc” là vì thẹn tiếc quá đỗi thì phải đến hung, cho nên chưa vội nói hung.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất cứng, ở ngôi cứng mà không được giữa, ấy là kẻ quá cứng, cho nên có tượng “nem nép nghiêm dữ”. Như thế thì dù có sự hối lo mà tốt. “Hơn hớn” là tiếng trái lại với “nem nép”, tức là cách thẹn tiếc đó. Kẻ xem đều lấy đức của mình làm ứng nghiệm, cho nên phải nói cả đôi dường.
LỜI KINH
象曰: 家人嘀嘀, 未失也, 婦子嘻嘻, 失家節也.
Dịch âm. - Tượng viết: Gia nhân hạc hạc, vị thất dã; phụ tử hy hy, thất gia tiết dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Người nhà nem nép, chưa mất vậy; vợ con hơn hớn, mất tiết độ của nhà vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tuy nem nép về đạo trị nhà, chưa là lỗi lắm. Bằng như vợ con hơn hớn, thì là không có lễ phép, mất tiết độ của nhà, nhà ắt phải loạn.
六四: 富家, 大吉.
Dịch âm. - Lục Tứ: phú gia, đại cát.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Tư: Giàu nhà, cả tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu lấy thể nhún thuận mà ỗ ngôi Tư, là được ngôi chính. Ở được ngôi chính là nghĩa ở yên, nhún thuận về công việc mà lại noi theo chính đạo, ấy là kẻ giữ được sự giàu của mình. Cách ỗ nhà giữ được sự giàu, thì là cả tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Dương chủ về nghĩa, Âm chủ về lợi, lấy chất Âm ở ngôi Âm, lại là ngôi cao, ấy là kẻ có thể làm giàu cho nhà mình.
LỜI KINH
象曰: 富家大吉, 順在位也.
Dịch âm. - Lời Tượng viết: phú gia đại cát, thuận tại vị dã
Dịch nghĩa. Tượng nói rằng: Giàu nhà cả tốt, thuận ngôi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lấy đức nhún thuận mà ở ngôi chính, chính mà nhún thuận, ấy là kẻ giữ được giàu của mình. Tức là sự cả tốt của nhà giàu vậy.
LỜI KINH
九五: 王假有家, 勿恤, 吉.
Dịch âm. - Cửu Ngũ: Vương cách hữu gia, vật tuất, cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Vua đến có nhà, chớ lo, tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Năm là con trai ở ngoài, chất cứng mà ở ngôi Dương, ở chỗ tôn mà được trung chính, kẻ ứng của nó lại chính thuận ở trong, ấy là người trị nhà đến(1) chính, đến(2) khéo. “Vương cách hữu gia” là gì? Hào Năm là ngôi vua, cho nên lấy vua mà nói, “cách” nghĩa là đến(3), tức là cùng tột về đạo trị nhà. Ôi, đạo kẻ làm vua, sửa mình để tầy nhà, nhà chính mà thiên hạ trị, từ xưa, các đấng thánh vương, chưa có người nào chẳng lấy sự kính mình(4) chính nhà làm gốc, cho nên, cái đạo có nhà đã đến(5), thì không lo nhọc mà thiên hạ trị. Thế là chớ lo mà tốt. Hào Năm kính mình ở ngoài, hào Hai trị nhà ở trong, trong ngoài cùng đức với nhau, có thể gọi là “đến”(6) vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - “Cách” nghĩa là đến(7) như chữ “cách” trong tiếng “cách ư Thái miếu” (đến nhà Thái miếu). “Có nhà” như nói “có nước”(69) vậy. Hào Chín Năm cứng mạnh trung chính, phía dưới ứng với hào Sáu Hai là hào mềm thuận, trung chính, kẻ làm vua vì thế mà đến nhà ấy, thì chớ lo thương, mà chắc là tốt. Đó là lời chiêm tốt về việc lấy hoàng hậu, cung phi, mà những kẻ có đức, gặp được hào này đều tốt.
LỜI KINH
象曰: 王假有家, 交相愛也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vương cách hữu gia, giao tương ái dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Vua đến có nhà, yêu lẫn nhau vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cái đạo “vua đến có nhà”, không phải chỉ khiến người ta thuận theo mà thôi, phải làm cho họ thật lòng hoá theo, thực ý hợp với, chồng yêu người nội trợ của mình, vợ yêu người trị nhà của mình, thế là “yêu lẫn nhau”. Được như thế, có lẽ bà phi của vua Văn Bằng như thân sửa, phép dựng, mà nhà chưa hoá, thì chưa được là đạo “đến có nhà”.
LỜI KINH
上九: 有孚威如, 終吉
Dịch âm. - Thượng Cửu: Hữu phu uy như, chung cát.
Dich nghĩa. - Hào Chín Trên: Có tin, dường oai nghiêm vậy, trọn tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Chót của quẻ trên, tức là đạo nhà nên rồi, cho nên mới nói cho cùng cực về cái gốc của sự trị nhà. Cái đạo trị nhà không chí thành thì không thể được. Cho nên, ắt phải trong lòng có đức tin, thì mới có thể thường lâu mà mọi người tự hoá làm thiện. Không bởi lòng chí thành, thì chính mình cũng không giữ được thường thường, huông chi còn muốn sai khiến kẻ khác? Cho nên, việc trị nhà lấy có đức tin làm gốc. Việc trị nhà, ở chỗ vợ con tin yêu, từ quá thì không nghiêm, ân nhiều thì lấp mất nghĩa, cho nên cái lo của gia đình, thường thường ở chỗ lễ phép không đủ, sinh ra trễ biếng, khinh nhờn. Người lớn mất vẻ tôn nghiêm, kẻ nhỏ quên sự kính thuận, thế mà trong nhà không loạn, thật chưa từng có. Cho nên, ắt có oai nghiêm, thì sau chót mới tốt. Chót việc giữ nhà, cốt ở hai điều “có tin”, “dường oai nghiêm” mà thôi, nên mới nói chót quẻ.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Chín Trên lấy chất cứng, ở ngôi trên, đứng chỗ chót quẻ, cho nên nói về cách trị nhà lâu dài. Kẻ xem ắt có thành tín uy nghiêm, thì sau chót được tốt.
象曰: 威如之吉, 反身之謂也.
Dịch âm. - Tượng viết: Uy như chi cát, phản thân chi vị dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Dường oai nghiêm vậy mà tốt, chỉ về trở lại trong mình vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cái đạo trị nhà, lấy sự chính mình(1) làm gốc, cho nên nói rằng “chỉ về trở lại trong mình”. Lời hào nói trị nhà nên có uy nghiêm, mà đấng Phu Tử(2) lại nói thêm rằng: “nên lập nghiêm thân mình trước” vậy. Oai không thi hành nghiêm ngặt ở mình trước, thì người ta không phục, cho nên nói rằng: “Dường oai nghiêm vậy mà tốt là vì biết tự trở lại trong mình”. Ý đó cũng như Mạnh Tử nói rằng: “Mình không thi hành thì đạo không thi hành được với vợ con”.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Ý nói không phải làm oai, trở lại mình tự trị mình, thì người khác sẽ sợ phục mình.
QUẺ KHUÊ
彖曰: 睽, 火動而上, 澤動而下, 二女同居, 其志不同行.
Dịch âm. - Thoán viết: Khuê, hoả động nhi thượng, trạch động nhi hạ, nhị nữ đồng cư, kỳ chí bất đồng hành.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Quẻ Khuê, lửa động mà lên, chầm động mà xuống, hai gái cùng ở, mà chí họ không cùng đi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lời Thoán trước thích nghĩa chữ “khuê”, thứ nói tài quẻ, chót nói về cách hợp lại sự lìa tan mà ngợi khen công dụng về thì đại của nó lớn lao. Tính lửa động mà lên, tính chầm động mà xuống, tính của hai vật trái khác hẳn nhau, cho nên là lìa; hai gái giữa út, tuy là cùng ồ, mà chí họ không cùng đi, cũng là nghĩa lìa. Con gái, lúc nhỏ còn ở chung, lúc lớn, ai về nhà chồng nấy, thế là chí họ khác nhau. Nói “lìa” là gốc chung nhau, nếu gốc không chung nhau, thì không phải là lìa.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy tượng quẻ thích nghĩa tên quẻ.
LỜI KINH
說而麗乎明, 柔進而上行, 得中, 而應乎剛, 是以小事吉.
Dịch âm. - Duyệt nhi lệ hồ minh, nhu tiến nhi thượng hành, đắc trung, nhi ứng hồ cương, thị dĩ tiểu sự cát.
Dịch nghĩa. - Đẹp lòng mà bám vào sáng, mềm tiến mà đi lên, được giữa mà ứng với cứng, vì vậy, việc nhỏ tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tài quẻ như thế, cho nên việc nhỏ tốt. Đoái là đẹp lòng, Ly là bám vào, lại là sáng, cho nên mới là đẹp lòng phụ bám vào chỗ sáng. Hễ quẻ Ly ở trên, lời Thoán muốn cho thấy rõ chất mềm ở ngôi tôn, thì nói “mềm tiến mà đi lên”, tức như quẻ Tấn quẻ Đỉnh đó. Đương thì trái lìa, hào Sáu Năm lấy chất mềm ở ngôi tôn, có cái hay về sự đẹp lòng thuận bám chỗ sáng, lại được trung đạo mà ứng với kẻ cứng, tuy không thể làm hợp sự lìa của thiên hạ, làm nên việc lớn trong thiên hạ, nhưng cũng có thể làm được việc nhỏ. Thế là về việc nhỏ thì tốt. Hào Năm lấy chất sáng mà ứng với kẻ cứng, sao lại không thể đem lại được sự tốt lớn? Đáp rằng: Hào Năm là hạng Âm mềm, tuy có ứng với hào Hai, mà trong thì “lìa”, cái cách chung cùng với nhau chưa được sâu bền, cho nên hào Hai ắt phải “gặp chúa ở ngõ”, hào Năm “cắn da”, thì không có lỗi. Trong lúc thiên hạ lìa tan ắt phải vua tôi đều là Dương cương trung chính, thật lòng hiệp sức, thì mới có thể hợp được.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây lấy đức quẻ, sự biến đổi của quẻ, và thể quẻ mà thích lời quẻ.
LỜI KINH
天地睽而其事同也, 男女睽而其志通也.萬物睽而其事類
Dịch âm. - Thiên địa khuê nhi kỳ sự đồng dã; nam nữ khuê nhi kỳ chí thông dã; vạn vật khuê nhi kỳ sự loại dã, Khuê chi thì dụng đại hỹ tai!
Dịch nghĩa. - Trời đất lìa nhau mà thửa việc cùng nhau vậy; trai gái lìa nhau mà thửa chi thông nhau vậy; muôn vật lìa nhau mà thửa việc giống nhau vậy. Thì dụng của quẻ Khuê lớn vậy thay!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Suy chỗ đồng nhau của vật lý, đế tỏ thì dụng của quẻ Khuê, đó là cái đạo thánh nhân làm hợp sự lìa. Thấy đồng nhau là đồng nhau, đó là trí thức của bọn thế tục, thánh nhân thì biết rõ chỗ vổn đồng nhau của vật lý, vì vậy mới có thể thông đồng thiên hạ, hoà hợp muôn loài. Lấy trời đất, trai gái, muôn vật mà nói cho rõ, thì: trời cao đất thấp, thể nó lìa nhau, nhưng Dương xuống Âm lên, hoà hợp nhau mà làm nên việc hoá dục thì vẫn đồng nhau; trai gái khác chất là lìa nhau, nhưng chỉ tìm nhau thì vẫn thông nhau; sinh vật khác nhau muôn vẻ là lìa nhau, nhưng được sự hoà hợp của trời đất, bấm thụ khí của Âm Dương thì vẫn giống nhau. Vật tuy khác mà lý vốn giống nhau. Cho nên lớn như thiên hạ, nhiều như các sinh vật, lìa tan muôn ngả đấng thánh nhân có thể làm cho đồng nhau, ở thì quẻ Khuê, hợp sự dùng của quẻ Khuê, việc đó rất lớn, cho nên nói rằng: “lớn vậy thay”!
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đấy là nói cho cùng cực cái lý của nó, mà người khen thêm.
LỜI KINH
象曰: 上火, 下澤, 睽, 君子以同而異.
Dịch âm. - Tượng viết: Thượng hoả, hạ trạch, Khuê, quân tử dĩ đồng nhi dị.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên lửa, dưới chầm, là quẻ Khuê, đấng quân tử coi đó để cùng mà khác.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trên lửa dưới chầm, tính của hai vật trái khác nhau, vì vậy, mới là tượng lìa cách. Đấng quân tử coi tượng lìa khác nhau đó, mà trong chỗ đại đồng, biết cái nên khác nhau. Ôi, thánh hiền ở đời, về sự thường của “lẽ người”, chẳng cái gì mà chẳng đại đồng với thế tục, nhưng chỗ đồng nhau đó, có khi lại riêng khác họ. Nghĩa là về sự “cầu đạo thường của trời cho” thì đồng nhau, mà về sự lầm lỗi của thế tục thì khác nhau. Không thể đại đồng, tức là người loạn thường trái lễ, không thể riêng khác, tức là kẻ thế tục quen làm xằng. Cốt ở đồng nhau mà biết khác nhau thôi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hai quẻ hợp thể mà tính không giống nhau.
初九: 悔亡, 喪馬, 勿逐, 自復, 見惡人, 无咎.
Dịch âm. - Sơ Cửu: Hối vong: táng mã, vật trục, tự phục, kiến ác nhân, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Đầu: Ăn năn mất, mất ngựa, chớ đuổi theo, tự nhiên trở lại, thấy người ác, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín ở đầu quẻ, là lúc đầu của cuộc lìa vậy. Ở thì lìa cách, nó lấy chất Dương mà động ở dưới, đủ biết là có ăn năn; sở dĩ được mất sự ăn năn đó, là vì có hào Chín Tư ở trên, cũng vì Dương cứng lìa cách, không kẻ cùng với, tự nhiên cùng loài hợp nhau; cùng là hào Dương, cùng ở dưới, lại nhằm vào ngôi ứng nhau; hai hào Dương vốn không phải là ứng nhau, vì ở cuộc lìa cho nên hợp nhau; trên dưới cùng nhau, cho nên có thể mất sự ăn năn. Ở quẻ Khuê, các hào đều có ứng. Ôi, hợp thì có lìa, vổn đã khác nhau, thì còn lìa gì? Chỉ có hào Đầu và hào Tư tuy không phải là ứng nhau mà cùng đức cùng nhau, cho nên gặp nhau. Ngựa là vật để đi, Dương là vật đi lên, lìa tan trơ trọi, không kẻ cùng với, thì không đi được, thế là mất ngựa; hào Tư đã hợp với nó, thì là đi được, thế là chớ đuổi theo mà ngựa tự nhiên lại được. Người ác là kẻ trái khác với mình, thấy là gặp nhau. Trong thì lìa, tuy kẻ cùng đức cùng nhau, nhưng hạng tiểu nhân, trái khác rất nhiều nếu bỏ dứt chúng, chẳng hầu đem hết thiên hạ để thù nhau với đấng quân tử ư? Như thế thì mất cái nghĩa bao dong, rộng rãi, là cách đem sự hung lỗi đến vậy, đâu lại có thể hoá kẻ bất thiện mà khiến nó hợp với mình? Cho nên, ắt thấy người ác thì không có lỗi. Đấng thánh vương đời xưa, sở dĩ hoá được kẻ gian hung làm người lương thiện, đổi được kẻ cừu địch làm tôi dân, là bởi không tuyệt với chúng.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Phía trên không chính ứng là có ăn năn, nhưng ở thì lìa, cùng đức ứng nhau, sự ăn năn ấy mất đi, cho nên có tượng “mất ngựa chớ đuổi mà tự trở lại”. Nhưng cũng ắt thấy người ác, rồi mới có thể tránh lỗi, như Khổng Tử với Dương Hoá vậy.
LỜI KINH
象曰: 見惡人, 以辟咎也.
Dịch âm. - Tượng viết: Kiến ác nhân, dĩ tỵ cữu dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thấy người ác, để tránh lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trong thì lìa cách, tình người trái nhau, cầu hoà hợp lại còn lo không thể được. Nếu lấy cớ là người ác mà cự tuyệt đi, thì sẽ làm cho nhiều người thù hằn đấng quân tử mà vạ lỗi đến vậy. Cho nên, ắt phải thấy họ, để tránh khỏi sự oán trách. Hễ không có sự oán trách, thì là có cách hợp được.
LỜI KINH
九二: 遇主于巷, 无咎.
Dịch âm. - Cửu Nhị: Ngộ chủ vu hạng, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Hai: Gặp chúa ở ngõ, không lỗi.
Truyện của Trình Di. - Hào Hai với hào Năm chính ứng với nhau, ấy là cùng nhau. Nhưng ở trong thì lìa trái, cái đạo “Âm Dương ứng nhau” đã suy, mà ý “cứng mềm trái nhau”, dương thắng - Kẻ học kinh Dịch nên ghi chỗ đó, thì biết sự biến thông - cho nên, hào Hai hào Năm tuy là chính ứng, cũng phải uỷ khúc để tìm nhau. Hào Hai lấy đức cứng giữa ở dưới, phía trên ứng nhau với ông vua Sáu Năm, đạo hợp nhau thì chí thực hiện, có thể làm nên công việc vượt qua cuộc Zỉữ. Mà ở thì lìa cách, sự giao kết không phải bền chặt, hào Hai nên uỷ khúc cần cho gặp nhau, mong cho được hợp, cho nên nói rằng “gặp chúa ở ngõ”, ắt phải hợp nhau mới không có lỗi; vua tôi lìa cách thì lỗi lớn lắm. Ngõ là cái đường uỷ khúc (cong queo), gặp là hội họp, nên uỷ khúc tìm nhau, hẹn được hội ngộ để hợp với nhau. Gọi là uỷ khúc, nghĩa là dùng cách khéo léo, uyển chuyển đưa tới, khiến cho hợp nhau mà thôi, không phải là uấn mình hay uấn đạo đâu.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào Hai hào Năm, Âm Dương chính ứng với nhau, nhưng ở thì lìa, sai trái không hợp nhau, ắt phải uỷ khúc tìm cho được hội ngộ, mới là không lỗi, cho nên tượng và chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 遇主于巷, 未失道也.
Dịch âm. - Tượng viết: Ngộ chủ vu hạng, vị thất đạo dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Gặp chúa ở ngõ, chưa mất đạo vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Trong thì lìa lòng vua chưa hợp, bề tôi ở dưới hết sức, hết lòng thành, hẹn phải khiến họ tin mình hợp mình mà mình thì chí thành để cảm động họ, tận lực để giúp đỡ họ, tỏ rõ nghĩa lý để mở mang sự biết của họ, lấp hết điều mê hoặc, để làm cho tâm ý họ thành thực, như thế tức là uyển chuyển để cầu cho hợp nhau. Gặp không phải là uấn đạo đưa đón; ngõ, không phải là lôi đi cong lệch, cho nên, đức Phu Tử phải nói rõ rằng “gặp chúa ở ngõ chưa mất đạo vậy”. Chưa, không phải là ắt, không phải bảo rằng “ắt phải mất đạo”.
LỜI KINH
六三: 見輿曳, 其牛掣, 其人, 天且劓, 无初有終.
Dịch âm. - Lục Tam: Kiến dư duệ, kỳ ngưu xiết, kỳ nhân, thiên thả tỵ, vô sơ hữu chung.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Ba: Thấy xe kéo, thửa trâu kìm, thửa người gọt đầu và xẻo mũi. Không đầu, có chót.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Kẻ Âm mềm trong bình thì còn không đủ sức tụ tập, huống chi giữa lúc lìa tan. Hào Ba ở vào khoảng giữa hai hào cứng, đó là ở không được chỗ yên ổn, sự bị lấn áp có thể biết chắc. Hào Ba vì chính ứng ở trên, muốn tiến lên để hợp chí với hào Trên, mà hào Tư ngăn ở đằng trước, hào Hai lôi ở đằng sau, xe trâu là đồ để đi, xe kéo tức là lôi ở đằng sau, trâu kìm tức là ngăn ở đằng trước, ở đằng sau thì chỉ có co kéo mà thôi, chắn, đằng trước là cái mà kẻ tiến lên phải cố xông vào, cho nên hai lần bị đau ở trên, nó bị hào Tư làm đau vậy. Thiền là gọt đầu, tỵ là xẻo mũi, hào Ba đi theo chính ứng mà bị hào Tư ngăn cản, hào Ba tuy là Âm mềm, nhưng ở chỗ cứng mà chí định đi, cho nên nó cố tiến lên để xông vào, vì vậy mới bị đau. Gọt đầu lại xẻo mũi, ý nói hai lần bị thương. Hào Ba không hợp với hào Hai và hào Tư, trong thì lìa không có nghĩa hợp đó là thích hợp với đạo ỗ chỗ cứng, giữ đường chính vậy. Nó với kẻ chính ứng, thì lìa đến cùng tột, có lẽ lại hợp, lúc trước bị hai hào Dương làm ánh, ấy là không đầu; lúc sau ắt được hợp nhau, ấy là có chót.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Sáu Ba với hào Chín Trên là chính ứng với nhau, mà hào Ba ở giữa hai hào Dương phía sau bị hào Hai kéo, phía trước bị hào Tư chắn, và trong thì lìa, hào Chín Trên ngờ vực đương sâu, cho nên có sự đau gọt đầu xẻo mũi. Nhưng, tà không thắng chính, sau rồi ắt được hợp nhau, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
LỜI KINH
象曰: 見輿曳, 位不當也, 56初有終, 遇剛也.
Dịch âm. - Tượng viết: Kiến dư duệ, vị bất đáng dã; vô sơ hữu chung, ngộ cương dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thấy xe kéo, ngôi chẳng đáng vậy; không đầu có chót, gặp cứng vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Là hào Sáu, ở ngôi Ba, không phải chỗ chính. Không chính thì không yên, lại ở giữa hai hào Âm, cho nên có sự gian ác như thế, vì ngôi không đáng vậy. Không đầu có chót, nghĩa là sau ắt gặp hào Chín Trên mà hợp với nhau, ấy là gặp cứng. Dùng kiểu bất chính mà hợp nhau, chưa có chỗ nào lâu mà không lìa; hợp nhau bằng chính đạo, tự nhiên không có lẽ nào mà sau lìa nhau, cho nên người hiền thuận lý mà làm việc bằng cách yên phận, người khôn thì biết cơ mà giữ cho bền.
LỜI KINH
九四: 睽孤, 遇元夫, 交孚, 厲, 无咎.
Dịch âm. - Cửu Tứ: Khuê cô, ngộ nguyền phu, giao phu, lệ, vô cữu.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Tư: Lìa côi, gặp chàng lành, tin lẫn, nguy, không lỗi.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Tư đương thì lìa, ở không phải chỗ yên ổn, không có kẻ ứng với, mà lại xen vào giữa hai hào Âm, ấy là kẻ lìa cách, côi cút; lấy đức Dương cứng, đương thì lìa cách, đứng côi cút không kẻ cùng với, ắt phải theo khí loại tìm nhau để hợp với nhau, vì vậy mới gặp chàng lành. Chàng là tên về Dương, lành là lương thiện, hào Chín Đầu ở đầu cuộc lìa, có thể cùng đức với nó mà làm mất điều ăn năn của sự lìa, ấy là kẻ xử thì lìa rất khéo cho nên kể là chàng lành, cũng như nói thiện sỹ vậy. Hào tư thì quá chỗ giữa, là lìa đã tệ, không được hay như hào Đầu. Hào Tư với hào Đầu đều lấy chất Dương ở dưới một quẻ, đứng vào ngôi ứng nhau, đương thì lìa trái, đều không có kẻ ứng viên, tự nhiên cùng đức phải thân nhau, nên mới gặp gỡ. Cùng đức gặp nhau, ắt phải đem lòng chí thành mà ở với nhau, tin lẫn nghĩa là ai nấy đều có thành tin vậy. Hai hào Dương ở trên và dưới lấy lòng chí thành hợp nhau, thì thì nào mà không đi được? Việc nguy nào mà không vượt được? Cho nên dù ở chỗ nguy dữ mà không có lỗi. Đương thì lìa, ở trơ trọi giữa hai hào Âm tức là ở không đáng ngôi, nguy và có lỗi, vì gặp chàng lành mà tin nhau, cho nên không lỗi.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lìa côi là không có kẻ ứng với, gặp chàng lành là được hào Chín Đầu, tin lẫn là cùng đức tin. Nhưng vì gặp thì lìa, cho nên ắt phải nguy dữ, mới được không lỗi.
LỜI KINH
象曰: 交孚无咎, 志行也
Dịch âm. - Tượng viết: Giao phu vô cữu, chí hành dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Tin lẫn, không lỗi, chí được thực hành vậy.
Truyện của Trình Di. - Hào Đầu hào Tư đều là bậc quân tử Dương cương, gặp thì lìa cách, kẻ trên người dưới lấy lòng chí thành giao kết nhau, hiệp chí chung sức với nhau, thì chí của nó có thể được thực hành, chẳng những không lỗi mà thôi.
LỜI KINH
六五: 悔亡, 厥宗噬膚, 往, 何咎?
Dịch âm. Lục Ngũ: Hối vong, quyết tông phệ phu, vãng, hà cữu?
Dịch nghĩa. - Ăn năn mất, thửa họ cắn da, đi, lỗi gì?
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu lấy chất Âm mềm, đương thì lìa cách, mà ở ngôi tôn, đủ biết là có ăn năn. Nhưng mà ở dưới có hào Chín Hai là người hiền Dương cương, ứng nhau với nó, giúp đỡ cho nó, cho nên được “ăn năn mất”. Thửa họ là đảng nó, chỉ về hào Chín Hai chính ứng với nó. Cắn da nghĩa là cắn gặm da thịt nó mà vào sâu vậy; trong thì lìa, nếu không vào sâu thì há có thể hợp nhau? Hào Năm tuy là Âm nhu, hào Hai giúp nó bằng đạo Dương cương mà vào được sâu thì có thể đi mà có phúc, lại còn tội lỗi gì nữa?
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lấy chất Âm ở ngôi Dương là ăn năn. Bởi ở giữa mà được kẻ ứng, cho nên mới mất ăn năn. Thửa họ chỉ hào Chín Hai, cắn da ý nói dễ hợp, hào Sáu Năm có đức mềm giữa, cho nên tượng, chiêm như thế.
LỜI KINH
象曰: 厥宗噬膚, 往有慶也.
Dịch âm. - Tượng viết: Quyết tông phệ phu, vãng hữu khánh dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Thửa họ cắn da, đi có phúc vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lời hào chỉ nói: Thửa họ cắn da, thì có thể đi mà không lôi. Lời Tượng suy rõ nghĩa đó mà rằng: Kẻ làm vua tuy là tài mình không đủ, nếu biết tin dùng bậc hiền phụ, để họ đem đạo của họ vào sâu với mình, thì có thể làm việc, ấy là đi mà có phúc khánh.
LỜI KINH
上九: 睽孤見豕負塗, 載鬼一車, 先張之孤, 後 說之孤, 匪寇, 婚媾Ỉ往, ỉà雨則吉
Dịch âm. - Thượng Cửu: Khuê cô kiến thỉ phụ đồ, tải quỷ nhất xa, tiên trương chi hồ, hậu thuyết chi hồ; phỉ khấu, hôn cấu! Vãng, ngộ vủ tắc cát.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Trên: Lìa cô thấy lợn đội bùn, chở ma một xe, trước giương chưng cung, sau tháo chưng cung, chẳng phải giặc, dâu gia; đi, gặp mưa thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào trên ở chót quẻ, là lìa tột bậc; Dương cứng ở trên là cứng tột bậc; ở trên thể Ly, là dùng sự sáng tột bậc; lìa đến cùng cực thì trái lỗi khó hợp; cứng đến cùng cực thì táo bạo mà không tường; sáng đến cùng cực thì quá xét nét mà hay ngờ vực; hào Chín Trên có hào Sáu Ba chính ứng, thật không trơ trọi, mà vì tài tình của nó như thế, tự nhiên thành ra lìa cách, côi cút, cũng như người ta tuy có họ hàng bè đảng, mà phần nhiều hay tự mình ngờ vực, sinh ra trái lìa, tuy là ở chỗ cốt nhục thân đảng, mà thường vẫn cô độc. Hào Trên với hào Ba tuy là chính ứng, nhưng ở chỗ lìa đến cùng cực, không cái gì mà không nghi ngờ; nó thấy hào Ba, như thấy con lợn bẩn thỉu mà lại công đội bùn lầm, đáng ghét thái thậm; đã ghét quá thì phải đồ non đồ già cho thành tội ác, như chở ma đầy một xe vậy; ma vốn là vật vô hình, mà thấy nó chở một xe, ý nói lấy không làm có, vu vơ đến cực điểm vậy. Vật lý cùng cực thì phải trở lại… vì đã cùng cực thì phải động mà trở lại; hào Trên đã lìa trái đến cùng cực, mà chỗ hào Ba ở lại là chính lý, đại phàm đã lỗi đạo đến cực điểm, thì phải quay về chính lý, cho nên hào Trên với hào Ba, lúc đầu thì ngờ, mà sau thì hợp; “trước giương chưng cung” là lúc đầu ngờ ghét mà muốn bắn nó; ngờ nó là càn, sự càn không thể lâu mãi, cho nên, sau chót ắt phải trở lại chính đạo; hào Ba thật không ác, cho nên, sau mới tháo cung mà không bắn. Lìa đến cùng cực mà phải quay lại, cho nên nó với hào Ba, không phải giặc cướp, là dâu gia đó. Câu “chẳng phải giặc dâu gia” này cũng như quẻ khác, mà nghĩa thì không giống nhau. Âm Dương giao nhau mà đã hoà khắp thì thành mưa, hào Trên với hào Ba lúc đầu ngờ nhau mà lìa, lìa đến cùng cực thì lại không ngờ nhau mà hợp nhau. Âm Dương hợp nhau thì lại càng hoà mà làm ra mưa, cho nên nói rằng “đi, gặp mưa thì tốt”. Đi là từ đây mà đi, ý nói đã hợp nhau mà càng hoà thì tốt.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lìa côi là nói hào Sáu Ba bị hai hào Dương kiềm chế, mà hào này lấy chất cứng, ở chỗ sáng, một nơi cùng cực lìa tan, lại tự ngờ vực mà sai trái nhau. Thấy lợn đội bùn là thấy nó bẩn; chở ma một xe là lấy không làm có; giương cung là muốn bắn nó; tháo cung là sự ngờ vực đã hơi tan; chẳng phải giặc dâu gia là biết nó không phải là giặc, thật là người thân tình; đi, gặp mưa thì tốt là sự ngờ tan hết mà sự lìa đã hợp. Hào Chín Trên với hào Sáu Ba trước lìa nhau, sau hợp nhau, cho nên tượng, chiêm của nó như thế.
象曰: 遇雨之吉, 羣疑亡也.
Dịch âm. - Tượng viết: Ngộ vũ chi cát, quần nghi vong dã.
Dịch nghĩa. Lời Tượng nói rằng: Gặp mưa mà tốt, các điều ngờ mất vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. -Mưa là Âm Dương hoà nhau, trước lìa nhau mà sau hoà được với nhau, cho nên mới tốt. Sở dĩ hoà được là vì sự ngờ vực đã mất hết rồi. Không cái gì không ngờ, cho nên nói là các sự ngờ. Lìa đến cùng cực mà hợp với nhau, thì nó đều mất.
QUẺ KIỂN
Khảm trên Cấn dưới
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Quẻ Kiển, Tự quái nói rằng: Lìa thì trái, trái thì khó, cho nên tiếp đến quẻ Kiển(1). Kiển là trái khó, trong thì lìa trái, ắt có kiển khó; vì vậy quẻ Kiển mới nôl quẻ Khuê; Kiển là nghĩa hiểm trở, cho nên mới là kiển khó. Nó là quẻ Khảm trên Cấn dưới, Khảm là hiểm, Cấn là đậu, tức là chỗ hiểm ở đằng trước, phải đậu lại không thể tiến được. Phía trước có chỗ hiểm trũng, phía sau có chỗ cao chắn, cho nên là Kiển.
LỜI KINH
蹇利西南, 不利東北, 利見大人, 貞吉.
Dịch âm. - Kiển lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc, lợi kiến đại nhân, trinh cát.
Dịch nghĩa. - Quẻ Kiển, lợi Tây Nam không lợi Đông Bắc, lợi về sự thấy người lớn, chính thì tốt.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Tây Nam là phương Khôn, Khôn là đất, thể nó xuôi thuận bình dị; Đông Bắc là phương cấn, cấn là núi, thể nó ngừng đậu mà hiểm hóc. Trong thì kiển khó, lợi về xuôi thuận ở nơi bình dị không lợi về ngừng đậu ở chỗ nguy hiểm; ở chỗ thuận dễ thì nạn có thể hư, đậu chỗ nguy hiểm thì nạn càng tệ. Trong thì kiển khó, ắt có người thánh hiền, có thể làm cho thiên hạ qua nạn, cho nên lợi về sự thấy người lớn. Người làm qua nạn, ắt phải dùng đạo cả chính mà giữ cho bền, cho nên chính thì tốt. Đại phàm xử trí lúc nạn, cốt ở được trinh chính, dù cho không giải được nạn, cũng không bị mất chính đức, vì vậy mới tốt. Nếu gặp nạn mà không giữ vững được sự thao thủ, bị sa vào đường tà lam tuy được cẩu thả khỏi nạn, cũng là ác đức, kẻ biết nghĩa mệnh không chịu làm thế.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Kiển nghĩa là nạn, cái nạn chân không đi được(1)- Nó là quẻ cấn dưới Khảm trên, thấy chỗ hiểm mà đậu lại, cho nên là Kiển, Tây Nam là chỗ bình dị, Đông Bắc là chỗ hiểm trở, đương ở trong hồi Kiển, không nên chạy vào chỗ hiểm. Lại quẻ này tự quẻ Tiểu quá mà lại, khí Dương tiến lên thì ở ngôi Năm mà được giữa, lui xuống thì vào thể Cấn mà không tiến được, cho nên lời chiêm của nó là lợi Tây Nam, mà không lợi Đông Bắc. Đương thì Kiền phải thấy người lớn, rồi mới có thể qua nạn, lại phải giữ cho chính đính, thì mới được tốt. Mà hào Chín Năm trong quẻ, cứng mạnh, trung chính, có tượng người lớn; từ hào Hai trở lên, năm hào đều được ngôi chính, thì lại là nghĩa “trinh” nữa, cho nên lời chiêm của nó lại nói “lợi thấy người lớn, chính thì tôV. Bởi vì thấy chỗ hiểm, quý ở biết đậu, mà lại không thể đậu đến cùng chót, ở chỗ hiểm thì lợi về tiến lên, nhưng không thể bỏ mất chính đạo.
LỜI KINH
彖曰: 蹇難也, 險在前也.
Dịch âm. - Thoán viết: Kiển nan dã, hiểm tại tiền dã.
Dịch nghĩa. - Lời Thoán nói rằng: Kiển là khó vậy, hiểm ở trước vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Kiển là khó vậy, Kiển mà là khó, cũng như Kiển là mạnh. Hiểm ở trước nghĩa là Khảm hiểm ở phía trước, phải đậu lại mà không tiến được, cho nên là Kiển.
kiển mà lại đậu vào chỗ nguy hiểm, thì kiển càng tệ, cho nên không lợi Đông Bắc. “Thửa đạo cùng” nghĩa là kiển đến tột bậc vậy.
LỜI KINH
利見大人, 往有功也, 當位貞吉, 以正邦也, 蹇之時用大矣哉.
Dịch âm. - Lợi kiến đại nhân, vãng hữu công dã; đáng vị trinh cát dĩ chính bang dã. Kiển chi thì dụng đại hỹ tai!
Dịch nghĩa. - Lợi thấy người lớn, đi có công vậy; đáng ngôi chính tốt, để chính nước vậy. Thì dụng của quẻ Kiển lớn vậy thay!
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Dỉ. - Trong thì kiển khó, phi bậc thánh hiền không thể làm qua sự kiển của thiên hạ, cho nên lợi về sự thấy người lớn. Người lớn đáng ngôi, thì làm nên việc “vượt qua sự kiểu”, thế là đi mà có công. Làm qua được sự kiển của thiên hạ, chỉ có một cách “cả chính”, đấng Phu Tử lại theo tài quẻ mà nói, các hào quẻ Kiển, trừ hào Đầu ra, đều nhằm ngôi chính, cho nên là trinh chính mà tốt. Hào Sáu Đầu tuy lấy chất Âm ở ngôi Dương nhưng nó ở dưới, cũng là chỗ chính của hào Âm. Dùng chính đạo như thế, mà chính nước mình, có thể qua được sự kiển. Ở thì kiển cái đạo vượt qua sự kiển, công dụng rất lớn, cho nên nói rằng: “lớn vậy thay”. Nạn của thiên hạ, há dễ làm cho yên? Phi bậc thánh hiền không thể làm nổi, sự dùng của nó có thể bảo là lớn vậy. Thuận thì mà xử, cân nhắc chỗ hiểm mà đi, theo lôi bình dị, nói lẽ rất chính, ấy là thì dụng của quẻ Kiển.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đây dùng sự biến đổi của quẻ và thể quẻ để thích lời quẻ mà khen thì dụng của nó lớn lao.
LỜI KINH
象曰: 山上有水, 蹇, 君子以反身修德.
Dịch âm. - Tượng viết: Sơn thượng hữu thuỷ. Kiển, quân tử dĩ phản thân tu đức.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Trên núi có nước, là quẻ Kiển, đấng quân tử coi đó mà trở lại mình, sửa đức.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Cao thẳm như núi, trên lại có nước, nước Khảm là tượng hiểm trũng, trên dưới hiểm trở, cho nên là Kiển đấng quân tử coi tượng hiểm khó đó mà trở lại mình, sửa đức. Đấng quân tử gặp sự hiểm trở, ắt phải trở lại tìm trong mình mình mà càng tự mình sửa mình. Thầy Mạnh nói rằng: “Làm có điều gì không được, đều trở lại tìm trong mình mình”, cho nên gặp sự khó hiểu, ắt tự xét mình xem có điều gì lầm lỗi mà đến thế chăng, đó là trở lại mình. Có điều chưa phải thì chữa, không có điều gì áy náy trong bụng thì càng gắng thêm, đó là tự sửa đức mình. Đấng quân tử sửa đức, để chờ thời mà thôi.
LỜI KINH
初六:往蹇, 來譽.
Dịch âm. - Sơ Lục: Vãng kiển, lai dự.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Đầu: Đi kiển, lại khen.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu ở đầu vận kiển, tiến lên thì càng vào mãi chỗ kiển, thế là “đi kiển”. Đương thì kiển, lấy tài Âm mềm không có ứng viện, mà cứ tiến lên, đủ biết là hiển. “Lại” là tiếng đối với đi, tiến lên là đi, không tiến là lại. Đậu lại mà không tiến, thì có cái tốt về sự thấy cơ, biết thời, thế là “lại thì có tiếng khen”.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đi thì gặp chỗ hiểm, lại thì được tiếng khen.
LỜI KINH
象曰: 往蹇來譽, 宜待也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vãng kiển lai dự, nghi đãi dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đi kiển, lại khen, nên đợi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Dì. - Đương thì kiển, tiến thì càng kiển, vì là thì chưa tiến được, cho nên, hãy nên thấy cơ mà đậu, để đợi thì, lúc nào đi được sẽ đi. Các hào đều đi thì kiển mà lại thì hay, thế thì không có cái nghĩa ra khỏi vận kiển hay sao? Đáp rằng: ở vận kiển mà đi thì kiển, vận kiển hết thì sẽ thay đổi.
LỜI KINH
六二: 王臣蹇蹇, 匪躬之故.
Dịch âm. - Lục Nhị: Vương thần kiển kiển, phỉ cung chi cố.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Hai: Tôi vua kiển kiển, chẳng phải cớ của mình.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Lấy đức trung chính, ở thể Cấn, ấy là kẻ đậu ở chỗ trung chính. Với hào Năm là chính ứng, ấy là người trung chính được vua trung chính tin dùng, cho nên gọi là tôi vua. Tuy là trên dưới cùng đức, mà hào Năm đương ở chỗ cả kiển, phải đem hết sức vào thì kiển nạn, khó kiển rất tệ, cho nên là khó nhọc về việc kiển. Hào Hai tuy trung chính, nhưng là tài Âm mềm há dễ gánh nổi nhiệm vụ? Vì vậy phải khó nhọc về việc kiển. Chí nó muốn giúp cho vua qua chỗ kiển nạn, sự khó nhọc về việc kiển của nó không phải là vì thân nó. Dù cho nó làm không nổi, nhưng mà chí nghĩa đáng khen, cho nên khen nó trung tẫn, không vì mình vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Hào này mềm thuận trung chính, lại có chính ứng ở trên, nhưng vì ở vào chỗ hiểm, cho nên khó khăn lại khó khăn để cầu vượt qua mà không phải là vì cớ riêng của thân mình. Không nói tốt xấu, là tại kẻ xem chỉ nên còng lưng hết sức mà thôi, còn sự nên, hư, sắc, nhụt, thì không phải là điều đáng bàn.
LỜI KINH
象曰: 王臣蹇蹇, 終无尤也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vương thần kiển kiển, chung vô cữu dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Tôi vua kiển kiển, sau chót không lỗi vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. -Dù bị khó khăn ngáng trở trong thì kiển, nhưng chí nó cốt ở giúp cho vua được qua nạn, tuy chưa thành công, song mà về sau không có lầm lỗi. Thánh nhân khen nó chí ở điều nghĩa mà bảo rằng không có lỗi, là để khuyến khích sự trung tẫn vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Việc tuy không xong, cũng chẳng có gì đáng trách.
LỜI KINH
九三: 往蹇來反.
Dịch âm. - Cửu Tam: Vãng kiển lai phản.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Ba: Đi kiển lai thì lai.
Truyện của Trình Di. - Hào Chín Ba lấy chất cứng ở ngôi chính, đứng trên thể dưới, nhằm vào thì kiển, kẻ ở dưới đều mềm ắt phải tựa vào hào Ba, ấy là người bị những kẻ dưới bám vào. Hào Ba với hào Trên là chính ứng với nhau, nhưng hào Trên là hạng Âm mềm mà không có ngôi, chẳng đủ ứng viện cho nó, cho nên hễ nó đi lên thì kiển. “Lại” là quay xuống, ”phản” là trở về, hào Ba bị hào Âm ưa thích, cho nên nó lại, tức là trở về nơi chôn của nó, đó là chỗ hơi yên vậy.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Lại tới với hai hào Âm, ấy là được nơi yên ổn.
Lời bàn của tiên nho. - Hồ Vân Phong nói rằng: “Quay mình trở lại là lưng, tượng của quẻ Cấn, cho nên lời hào nói “lại trở lại”, lời tượng cũng nói “trở lại mình mình”. Hào Chín ở ngôi Ba ấy là bản vị của nó. “Trở lại” cũng như trở về làng cũ, trở về làng cũ, tức là đi mà được chỗ yên ổn. Phía dưới có hai hào Âm, tới đó càng yên.
LỜI KINH
象曰: 往蹇來反, 内喜之也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vãng kiển lai phản, nội hỷ chi dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đi thì kiển, lại thì trở lại, trong thích đó vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - “Trong” là hào Âm ở dưới. Đương thì kiển, kẻ mềm không thể tự lập, cho nên đều phụ vào hào Chín Ba, là một hào Dương, mà yêu thích nó. Hào Ba ỗ quẻ Kiển, là được nơi chốn, ở thì kiển, mà được lòng kẻ dưới, thì có thể cầu được yên on. cho nên mới lay việc lại làm việc vê.
六四: 往蹇來連.
Dịch âm. - Lục Tứ: Vãng kiển lai liên.
Dịch nghĩa. Hào Sáu Tư: Đi kiển, lại thì liền.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đi thì càng vào sâu trong chỗ Khảm hiểm, đó là đi kiển. Đương thì kiển, những kẻ chung cảnh kiển khó, chí họ không phải mưu tính mà tự giống nhau. Lại nữa, hào Tư ở ngôi trên mà với hào dưới cùng được ngôi chính, nó lại gần gũi hào Ba, ấy là thân nhau; và lại cùng loại với hào Hai và hào Đầu, ấy là chung cùng với nhau. Như thế, nó tức là người cùng chí với kẻ dưới, mọi người đều muốn phụ theo, cho nên nói rằng: “Lại thì liền”, nghĩa là lại thì liên hợp với những kẻ ở dưới vậy. Biết liên hợp với mọi người, đó là đạo xử lúc kiển.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Tức là kết liên với hào Chín Hai, hợp sức lại mà vượt cho qua.
LỜI KINH
象曰: 往蹇來連, 當位實也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vãng kiển lai liên, đáng vị thực dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đi kiển, lại thì liền, đáng ngôi thật vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Đương thì kiển, ở ngôi trên, chẳng đi mà lại, cùng chí với kẻ dưới, vẫn đủ để được lòng người rồi; lại lấy chất Âm ở ngôi Âm, ấy là được cái thật. Lấy sự thành thật cùng với kẻ dưới, cho nên mới liên hợp được, mà hào Hai hào Ba ở dưới cũng được cái thật của nó. Hào Đầu lấy chất Âm ở ngôi dưới, cũng là được cái thật. Đương lúc cùng lo, giao kết nhau bằng sự thật, đủ biết là có thể hợp nhau, cho nên, trở lại thì liền, tức là đáng ngôi bằng sự thật vậy. Ở thì kiển khó, nếu không thành thật, thì lấy gì mà vượt cho qua? Đáng ngôi, không nói là chính mà nói là thật, là vì trên dưới giao nhau, chủ ở thành thật, sự dùng ai có nơi chốn của nấy vậy.
LỜI KINH
九五: 大蹇朋來.
Dịch âm. - Cửu Ngủ: Đại kiển bằng lai.
Dịch nghĩa. - Hào Chín Năm: Cả kiển bạn lại.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Năm ở ngôi vua mà đứng giữa thì kiển khó, ấy là kẻ cả kiển trong thiên hạ. Đương lúc kiển, mà lại ở trong chỗ hiểm, cũng là cả kiển. Trong lúc cả kiển, mà hào Hai ở dưới lấy đức trung chính ứng nhau với nó, ấy là bạn giúp lại với. Đương khi thiên hạ bị kiển, mà được bề tôi trung chính giúp vào, thì sự đỡ đần không phải là nhỏ. Được bạn lại mà vẫn không tốt là sao? Đáp rằng: chưa đủ để vượt thì kiển. Là ông vua Dương cương trung chính, mà gặp hồi cả kiển, phi có bề tôi Dương cương trung chính, giúp mình, thì không thể làm cho thiên hạ vượt qua vận kiển. Hào Hai trung chính vẫn có giúp dập, nhưng muốn nhờ sự giúp dập của kẻ Âm mềm, làm cho thiên hạ vượt qua vận nạn, thì không có thể… Tuy là ông vua hiền minh, nếu mà không có bề tôi, thì không thể vượt qua vận kiển. Cho nên, đại phàm hào Sáu ở ngôi Năm, hào Chín ở ngôi Hai, phần nhiều nhờ sự giúp đỡ mà nó có công, như là quẻ Mông quẻ Thái; hào Chín ở ngôi Năm, hào Sáu ở ngôi Hai, thì công của nó phần nhiều không được đầy đủ, như là quẻ Chuân quẻ Bĩ. Bởi vì bề tôi hơn vua thì giúp vua những cái mà vua không làm nổi; bề tôi không bằng vua thì chỉ đỡ đần mà thôi, cho nên không thể làm nên công to.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Cả kiển là kiển lạ thường. Hào Chín Năm ở ngôi tôn mà có đức cứng mạnh trung chính, ắt có bạn lại mà giúp. Kẻ xem có đức ấy thì cũng có người giúp ấy.
LỜI KINH
象曰: 大蹇朋來, 以中節也.
Dịch âm. - Tượng viết: Đại kiển bằng lai, dĩ trung tiết dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Cả kiển bạn lại, vì tiết giữa(?) vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Bạn là bè loài của nó. Hào Năm có đức trung chính, mà hào Hai cũng trung chính, tuy thì cả kỉển, không bỏ mất sự thao thủ, chịu kiển trong hồi kiển để cùng giúp nhau là vì cái tiết trung chính của nó. Trên dưới đều trung chính mà không vượt qua vận kiển là tại tài của bề tôi không đủ. Từ xưa, những người thủ tiết giữ nghĩa, mà tài không đủ làm qua vận kiển có phải ít đâu? Lý Cố, Vương Doãn nhà Hán, Chu Khải, Vương Đạo nhà Tấn đều là hạng người đó.
LỜI KINH
上六: 往蹇來碩, 吉, 利見大人.
Dịch âm. - Thượng Lục: Vãng kiển lai thạc, cát, lợi kiến đại nhân.
Dịch nghĩa. - Hào Sáu Trên: Đi kiển lại lớn, tốt, lợi về sự thấy người lớn.
(1) Chữ 損 (tổn) nghĩa là bớt đi, là hao tổn, trái với chữ 益 (ích).
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu lấy tài Âm mềm, ở chót quẻ Kiển, là kẻ xông vào nơi cực hiểm mà đi, vì vậy mới kiển. Không đi mà lại, theo hào Năm, tìm hào Ba, được kẻ Dương cứng giúp đỡ, cho nên mới lớn. Đạo kiển vốn là ách kiển cùng xúc, “lớn” là lớn lao, tiếng gọi của sự rộng rãi, lại mà được thấy rộng lớn, thì sự kiển đã thư giãn, kiển đến cùng tột thì có cách ra khỏi chỗ kiển, hào Sáu Trên vì tài Âm mềm cho nên không thể ra được; được kẻ Dương cứng giúp đỡ, thì chỉ có thể thư giãn sự kiển mà thôi. Ở thì kiển cực, được thư giãn cũng là tốt rồi. Phi bậc Dương cương trung chính, há có thể ra khỏi vận kiển. Lợi về sự thấy người lớn, nghĩa là trong lúc kiển cực, thấy người đức lớn, thì có thể vượt qua vận kiển. Người lớn chỉ về hào Năm; vì nó gần nhau, cho nên phát ra nghĩa này.
Bản nghĩa của Chu Hy. - Đã ở chỗ cùng tột của quẻ, đi thì không có chỗ đi mà càng kiển thêm; lại thì tới với hào Năm, cùng nó vượt qua hồi kỉển, thì sẽ có công lớn lao. Người lớn chỉ hào Sáu Năm, bảo kẻ xem nên như thế vậy.
LỜI KINH
象曰: 往蹇來硬, 志在内也, 利見大人, 以從貴也.
Dịch âm. - Tượng viết: Vãng kiển lai thạc, chí tại nội dã; lợi kiến đại nhân, dĩ tòng quý dã.
Dịch nghĩa. - Lời Tượng nói rằng: Đi kiển, lại lớn, chí ở trong vậy; lợi về sự thấy người lớn, vì theo kẻ sang vậy.
GIẢI NGHĨA
Truyện của Trình Di. - Hào Sáu Trên ứng hào Ba mà theo hào Năm, là chí ở trong. Kiển đã cực mà có người giúp, cho nên được lớn mà tốt, Hào Sáu lấy tài Âm mềm, đương hồi kiển cực, gần sát với ông vua Dương cứng trung chính, tự nhiên chỉ nó phải theo phụ, để cầu tự giúp cho mình, cho nên lợi về sự thấy người lớn, ý nói theo hào Chín Năm là kẻ sang vậy. Sở dĩ phải nói rằng “theo kẻ sang” là sợ người ta không biết chữ “người lớn” chỉ hào Chín Năm.