hứ bảy 25.Chiều qua, tan học, tôi đi thăm thầy giáo tôi ốm, thầy ốm vì làm việc quá sức. Thầy dạy mỗi ngày năm giờ thêm một giờ thể dục, và hai giờ dạy lớp ban đêm nữa, tóm lại thầy ngủ ít, ăn vội ăn vàng, nói vỡ phổi từ sáng đến tối tất cả những việc chỉ có thể làmđổ nát sức khỏe của thầy, mẹ bảo thế mẹ vui lòng Đúng cho tôi trong gian phòng chung ở nhà dưới, trong lúc tôi lên gác thăm thầy Pecbôni. Trên cầu thang tôi gặp thầy Côratti, thay giáo có bộ râu đen, làm cho tất cả mọi người đều khiếp sợ, nhưng lại không hề phạt ai cả. Thầy nhìn tôi với đôi mắt to; và đểđùa, thầy bắt chước tiếng sư tử, gầm lên nhưng không cười. Tôi thì cười ngặt nghẽo mãi cho lên đến gác tư, khi tôi gọi chuông ở buồng thầy giáo tôi. Một ngươi đàn bà giúp việc đưa tôi vào một cái buồng tối tăm nơi thầy tôi nghỉ. Thầy nằm trên một chiếc giường sắt nhỏ. Thầy đưa tay lên che trán để nhìn cho rõ, và nhận ra tôi, thầy kêu lên vui vẻ: “Kìa, Enricô”. Tôi bước lại gần giường. Thầy Pecbôni đặt tay lên vai tôi và nói: “Cám ơn con, con đến thăm thầy giáo đáng thương của con là một việc rất tốt. Thầy đang ốm thảm hại, con thấy đấy, Enricô. À, lớp ta ra sao? Và học sinh thì thế nào? Tốt lắm phải không? Các cậu không cần có thầy cũng vẫn được đấy nhỉ?”Tôi muốn nói là không phải thế, nhung thầy Pecbôni không để tôi kịp nói. “Tốt, tốt lắm! Thầy biết rằng dù sao các con cũng thương thầy”. Thấy tôi nhìn mấy bức ảnh treo trên tường, thầy nói: “Con thấy, ảnh các học trò cũ của thầy đấy. Các anh ấy đã tặng thầy ngoàihai mươi năm rồi. Thật là những cậu bé trung hậu. Đó là vật kỷ niệm của thầy.Khi sắp chết, cái nhìn cuối cùng của thầy sẽ quay về họ. Con cũng sẽ tặngthầy một chiếcảnh của con, Enricô à, khi nào con học xong bậc sơđẳng. Thầy lấy một quả cam trên chiếc bàn nhỏđầu giường, đặt vào tay tôi và nói: Thầy chẳng có gì khác để cho con, đây là món quà của một người ốm. Tôi nhìn thầy lòng thắt lại, rồi thầy nói tiếp: “Con phải chú ý diều này... Thầy hy vọng sẽ khỏi, nhưng nếu thầy không qua được... thì con phải chú ý đến môn toán đấy, đó là chỗ yếu của con...cố gắng một tí, chỉ cần cái gắng sức ban đầu thôi, vì nhiều khi không phải là không có năng khiếu đâu, mà chỉ vì ta cứ có một thành kiến như vậy, rồi thành kiến ấy dễ dàng xui ta lười biếng”.Vừa nói thầy vừa hổn hển, rõ ràng là thầy đang đau lắm.“Thầy bị một cơn sốt nặng, - thầy vừa thở dài vừa nói tiếp - con đã nghe rõ rồi phải không Enricô? Phải gạo môn toán và làm nhiều bài tính đố vào. Không thành công ngay bước đầu thì nghỉ ít lâu, rồi lại tiếp tục. Nếu thất bại nữa thì lại tạm nghỉ, rồi lại tiếp tục nữa. Cố tiến lên, nhưng bình tĩnh, không vội vàng, không nóng nảy. Thôi, con chuyển hộ lời thầy chào mẹ của con; và từ nay đừng leo lên bốn tầng gác của thầy nữa nhá; ta sẽ gặp nhau lại ở trường. Ví bằng chúng ta không còn trông thấy nhau nữa... thì thỉnh thoảng con nên nhớ đến thầy giáo lớp ba đường con đã rất yêu mến con”.Nghe lời thầy nói, nước mắt tôi cứ trào ra.Thầy bắt tay tôi, kéo tôi vào lòng mà hôn, rồi lại nhắc: “Con về đi”, xong thầy quay mình vào phía tường.Tôi chạy xuống thang gác, nhảy hai bậc một; tôi thấy cần phải ôm hôn mẹ tôi ngay.NGOÀI ĐƯỜNG PHỐ(Thư của bố)Thứ bảy 25.Chiều nay bố quan sát con qua cửa sổ, khi con ở nhà thầy giáo về. Con đã va phải một bà đi đường. Hãy cẩn thận hơn nữa khi con đi ngoài. Đường phố. Ở đấy cũng có những bổn phận phải làm.Ở trong nhà, con cân nhắc, từng việc làm, từng cử chỉ, cớ sao con lại không làm như vậy ở ngoài đường, là nơi đi lại của tất cả mọi người? Enricô, hãy nhớđiều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang phải còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường buộc cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết. Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phảl thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻđánh nhau, con phải can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. Gặp một người đi qua, tay bị xích, hai cảnh binh đi kèm hai bên, con sẽ không hùa vào đám đông để tò mòđộc ác với họ. Đó có thể là một người vô tội. Hãy thôi nói, thôi cười với bạn bè khi có một cái cáng người bệnh hay một đám tang đi qua, biết đâu ngày mai ở nhà con lại không có người chết. Hãy lễ độ khi trông thấy tất cả các trẻ em ở các viện từ thiện đi qua từng đôi một: những em mù, những em câm điếc, những em còi cọc, những em mồ côi những em vô thừa nhận; thấy họ con hãy nghĩ rằng đó là nỗi bất hạnh và lòng từ thiện của con người đang đi qua. Trước một vẻ dị dạng buồn cười hay đáng ghê, con hãy làm ngơđi như tuồng không trông thấy. Người đi qua hỏi thăm đường, con phải trả lời có lễ phép. Con không được nhạo báng ai hết, đừng chạy nhảy, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Trình độ giáo dục của một dân tộc có thểđánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. ỞĐU mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con có thể chắc chắn là sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy. Mai đây, nếu con phải đi xa, con sẽ lấy làm dễ chịu thấy luôn luôn hiện ra trong trí nhớ cái thành phố quê hương của con, Tổ quốc của thời thơấu của con, cái thế giới duy nhất mà con đã được biết trong nhũng năm đầu tiên của đời con. Trong thành phốấy, con đã đi những bước đầu tiên do bàn tay thận trọng của mẹ con dìu dắt; con đã học ở đấy những năm tháng đầu tiên, ở đấy con đã có được những người bạn đầu tiên của con. Hãy yêu thành phố của con, yêu các phố phường và nhân dân trong thành phố, và nếu chẳng may con nghe ai nói xấu thành phố của con thì con phải bênh vực ngay.“Bố của con”MỘT VỤ CÃI LỘNThứ hai 20.Thật thế, không, tuyệt không phải do ganh tị với cậu vì cậu được phần thưởng còn tôi thì chẳng có gì, mà sáng nay tôi lại cãi nhau với Côretti. Thật không phải vì ganh tị, nhưng dù thế tôi cũng phải nhận là mình có lỗi. Thầy giáo xếp cậu ngồi cạnh tôi; tôi đang nắn nót từng chữ trên trang vở viết tập thì Côretti chạm khuỷu tay vào tôi, làm cho cây bút của tôi vẽ ra một cái móc quái gở, lại dây mực vào truyện kể hàng tháng Máu nóng người Rômanha mà tôi chép cho cậu bé thợ nềốm. Tôi nổi giận, nói một câu bất nhã. Côretti cười trả lời rằng: “Mình không cố ý đâu”. Lẽ ra tôi phải tin cậụ vì tôi biết cậu ấy lắm, nhưng cái cười của cậu làm tôi bực mình và tới nghĩ: “Giờ nó đã được phần thưởng nó thành rạ kiêu căng”.Lát sau, để trả thù, tôi đẩy cậu ta một cáiđến nỗi hỏng hết trang viết tập của cậu.Thế là cậu ta giận đỏ mặt, nói: “Này, cậu _cố ý đấy nhé”, vừa nói vừa giơ tay dọa đánh tôi.Thầy giáo nhìn cậu, cậu liền hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm: “Lát nữa tao chờ mày ê cổng”. Tôi tự thấy khó chịu, cơn giận của tôi đã lắng xuống, và tôi đã thấy hối hận. Không, Côretti không bao giờ lại cố ý ấy mình, vì cậu ta rất tốt. Tôi nhớ lại hôm đến nhà cậu tôi thấy cậu vừa học vừa chăm sóc mẹốm; với lại tôi đã tiếp cậu rất chu đáo tại nhà mình, và bố cũng thấy cậu cũng rất hợp ý bố. Thật tôi chẳng tiếc cái gì đểđánh đổi lấy cái câu ngu xuẩn mà tôi đã buột mồm nói ra, đổi lấy cái cử chỉ phục thù bần tiện ấy.Tôi nhớ lại lời khuyên của bố:- Con có lỗi à?- Vâng.- Vậy con phải xin lỗi người ta. Xin lỗi à! Tôi không đủ can đảm làm việc ấy, phải hạ mình thì tôi xấu hổ lắm.Tôi nhìn Côretti Một bên, tôi thấy cái vai áo chẽn của cậu sứt chỉ, có lẽ vì cậu ta đã vác củi, và tôi cảm thấy tôi yêu cậu, tôi tự nhủ: “Nàol Hãy can đảm lên!” nhưng cái câu “mình xin lỗi cậu” cứ tắc nghẹn trong cổ.Còn cậu thì thỉnh thoảng lại nhìn trộm tôi; tôi cho là cậu ta buồn hơn là giận.Nhưng tôi thì lại nhìn nghiêng, để cậu ta đừng cho là tôi đang sợ. Cậu ta nhắc lại: “Ra ngoài kia ta sẽ gặp nhau”. Tôi cũng nhắc lại: “Được! Ra ngoài kia ta sẽ gặp nhau”. Thế nhưng tôi nghĩ đến một câu mà có lần Bố đã nói với tôi: “Nếu con trái, thì chỉ được đỡ thôi, không được đánh giá”. Và tôi tự nhủ: “Ừ mình chỉ đỡ, chứ không đánh”. Tôi vẫn cáu và buồn, không nghe bài giảng của thầy nữa. Cuối cùng đã đến giờ tan học.Khi còn lại một mìnhở ngoài phố, tôi thấy Côretti đi theo tôi. Tôi đứng lại, rút cái thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi đến, tôi giơ thước lên...“Ấy đừng, Enricô ạ, - cậu ta nói với một nụ cười hiền hậu, đưa tay gạt cái thước của tôi ra, - hãy trở lại thân nhau như trước”.Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi tôi thấy như có bàn tay ai đẩy tôi; thế là tôi ôm chầm lấy cậu.Côretti ôm tôi và nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ gây nhau nữa, phải không nào?”- Không bao giờ. Không bao giờ! - Tôi trả lời. Chúng tôi chia tay nhau, cả hai đều hài lòng. Nhưng khi về nhà tôi kể lại tất cả cho bố nghe, tưởng làm bố vui lòng, nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải đưa tay cho bạn trước, vì con lỗi cơ mà”. Bố lại nói tiếp: “Con không được giơ thước dọa đánh một đứa bé tốt hơn con, con dọa con trai của một quân nhân”.Rồi giật cái thước tôi đang cầm, bố bẻ ra làm đôi.MÁU NÓNG NGƯỜI RÔMANHA(Truyện đọc hàng tháng)Tối hôm ấy, ngôi nhà của Pherucsiô im lặng hơn thường lệ. Bố cậu có cửa hàng bách hóa nh ỏ, đã đi Phoocli mua mấy thứ gì dấy, mẹ cậu đi theo mang cả Luigia, cô con gái béđi mổ mắt. Phải sáng hôm sau họ mới về. Sắp nửa đêm. Người đàn bà làm thuê đã đi về sau bữa ăn tối; ở nhà chỉ còn có bà ngoại liệt cả hai chân với Pherucsiô, cậu bé mới mười ba tuổi. Ngôi nhà chỉ có một tầng và nằm bên đường cái, cách một cái làng ở ven Phoocli, một thành phố xứ Rômanha, độ một tầm súng. Cạnh ngôi nhà nho nhỏ ấy chẳng có nhà cửa nào, ngoài cái đống hoang tàn của một quán trọ bị cháy trước đấy hai tháng. Đằng sau nhà là một vườn rau, giậu rào quanh có trổ một cái cổng nhỏ kiểu thôn quê. Cái cửa của ngôi hàng, đồng thời là cửa ra vào, trông ra đường cái. Chung quanh bốn bề là đồng không mông quạnh, những đám ruộng dâu bát ngát.Sắp nửa đêm. Mưa rơi, gió thét. Pherucslô với bà còn thức ở trong phòng ăn. Phòng này cách vườn rau một gian nhà chứa đầy đồ cũ. Pherucsiô mới về lúc mười một giờ, sau khi chuồn đi đâu mất mấy tiếng liền, để bà cứ ngồi nhưđóng đinh trong chiếc ghế bành rộng chờ sốt ruột, lo lắng hết sức. Bà cụ tội nghiệp ngồi suốt ngày trên chiếc ghếấy, và nhiều khi suốt cả đêm, vì những cơn đau tức ghê gớm làm cho bà không tài nào nằm xuống được. Trời mưa và gió thổi hắt vào các cửa kính. Đêm tối như mực. Pherucsiô về nhà mệt lử, lấm be bét, áo ngoài rách và trán bầm tím vì một hòn đá ném trúng. Thoạt tiên bè bạn lấy đá ném nhau chơi thôi, rồi dần dần đi đến chỗđánh nhau thật, bao giờ mà chả thế. Tệ hơn nữa là Pherucsiô lại đánh bạc và thua hết sạch tiền, cái mũ nồi cũng rơi mất đâu ở một cái hố. Dù gian nhà chỉ có một ngọn đèn dầu nhỏ, đểở một góc bàn gần ghế bành, bà ngoại đáng thương ấy vẫn thấy ngay vẻ thảm hại của đứa cháu; và qua những lời thú tội, úp mở của cháu, bà cụ đã đoán được phần nào những lầm lỗi của nó, rồi sau cùng còn gì là nó thú ra hết; bà vốn thương Pherucsiô với tất cả tâm hồn, nên bà không nhịn được, bật ra khóc. Yên lặng một lúc lâu, rồi bà nói: “Ôi! Cháu chẳng chút thương xót bà ngoại tội nghiệp của cháu, nếu không cháu đã ehẳng lợi dụng bố mẹ cháu đi vắng để làm những việc như thế. Cháu bỏ bà một mình suốt cả ngày. Cháu chẳng chút thương xót gì bà! Coi chừng, Pherucsiô, cháu đang đi con đường nguy hiểm sẽ đưa cháu đến một kết cục thảm hại đấy. Bà đã thấy những đứa trẻđầu tiên cũng như cháu, thế rồi sau đã thành ra những kẻ vô lại ghê gớm. Người ta bắt đầu bằng trốn nhà đi chơi, đánh nhau với bạn, thua bạc mất tiền, rồi dần dần từ ném đá đi đến đâm nhau, từ cờ bạc đến các tật xấu khác, và từ tật xấu đi đến... trộm cướp”. Pherucsiô đứng nghe, cách bà vài bước, mình tựa vào cái tủđầu cúi gầm, cằm sát vào ngực, đôi mày cau lại, còn sôi sục cơn tức giận lúc đánh nhau. Mái tóc xoăn màu hạt dẻ rủ xuống trán, và đôi mắt to xanh rực lên những ánh lạ lùng. “Tữ cờ bạc đến trộm cướp! - Bà nhắc lại, vừa nói vừa khóc. - Pherucsiô à, cháu hãy nghĩ đến cái tên vô lại ở xứ này, cái tên Vittôriô Môtzini lưu manh, mới hai mươi bốn tuổi đầu mà đã hai lần ở tù. Nó làm cho bà mẹ tội nghiệp của nó phải chết vì buồn phiền; bà có quen mẹ nó đấy. Bố nó thì tuyệt vọng đã bỏ đất nước trốn sang Thụy Sĩ. Cháu hãy nghĩ đến tên vô lại ấy; nó chào, bố cháu cũng không chào lại, vì xấu hổ; lúc nào người ta cũng thấy nó quần tụ với những quân hung đồ còn tệ hơn nó nữa, cho đến cái ngày phải đi đày khổ sai thôi. Này, thằng Môtzini ấy, bà có biết nó khi nó còn nhỏ, trước kia nó cũng chỉ bắt đầu như cháu, rồi có thể cháu cũng sẽđẩy bố mẹ cháu đến kết cục thảm hại như bố mẹ nó thôi...” Pherucsiô làm thinh. Tấm lòng cậu đâu có độc ác; cậu có trốn nhà đi chơi cũng do dồi dào sinh lực và táo bạo hơn là vì bẩm tính xấu xa. Bố cậu nuông con quá; vì biết rằng trong thâm tâm con có thể có những tình cảm cao thượng nhất và hơn nữa, gặp hoàn cảnh thì có thể có hành động cao cả và hào hiệp, nên ông đã để cho con tự do cho đến ngày con tự hiểu lấy lẽ phải. Pherucsiô trung hậu, nhưng gan lì và khó tính, dù rất hối hận là đã làm bà phật lòng cậu vẫn không tài nào đủ can đảm nói với bà vài lời dễ nghe để bà tha thứ cho: “Vâng, cháu có lỗi, cháu sẽ không làm thế nữa. Cháu xin hứa, bà tha lỗi cho cháu”. Tính tự ái giữ kín những lời như thế trong tâm cậu, tuy lòng cậu chan chứa tình thương yêu đằm thắm. Thấy Pherucsiô cứ làm thinh, bà cụ lại nói tiếp: “Ôi! Cháu à, cháu không nói được một lời hối hận sao. Cháu cũng thấy rõ tình cảnh của bà hiện nay: chỉ còn chờđểđược đưa ra đồng nữa mà thôi. Cháu còn có lòng nào mà làm cho mẹ của mẹ cháu phải khóc nữa; bà đã già lắm rồi, gần đất xa trời lắm rồi, nonna(l) tội nghiệp của cháu suốt đời thương yêu cháu, đã ru cháu suốt bao đêm trường thuở cháu còn bé, và chỉ muốn tránh cho cháu tất cả mọi đau đớn, mọi buồn phiền. Bà lúc nào cũng tự bảo rằng: “Đứa bé này sẽ là niềm an ủi của mình đây”, nhưng trái lại cháu cứ làm cho bà chết vì lo ngại được. Bà có thể hy sinh tất cả những năm tháng còn lại của bà để cầu cho cháu trở lại ngoan ngoãn và biết vâng lời như trước đây. Cháu có còn nhớ không, Pherucsiô à, những lúc bà dắt cháu đi dạo chơi, cháu nhét đầy sỏi và cỏ vào các túi bà, rồi cháu ngủ bà phải cứ thế bế cháu về nhà. Thuở ấy cháu thương bà cháu lắm. Giờ bà bị liệt, bà cần có lòng thương yêu của cháu như khí trời mà bà thở, cháu hãy nghĩ rằng bà chẳng có gì, chẳng có gì hết ở đời này làm cho bà vui, bà quan tâm nữa, cái thân của bà đã gần đất xa trời lắm rồi cháu ạ”. Xúc động, Pherucsiô sắp lao đến với bà thì hình như nghe có tiếng động nhẹ, một tiếng răng rắc từ phòng bên trông ra vườn rau. Nhưng cậu cũng không thể biết đó là tiếng cái cửa chớp bị gió lay hay là tiếng gì khác.Cậu chú ý nghe. Mưa càng nặng hạt. Tiếng động lại càng rõ. Lần này thì bà cũng nghe thấy. Hoảng hốt bà hỏi: “Cái gì thế” Cậu trả lời: “Mưa đấy”. Bà vừa lau nước mắt vừa nói: Pherucsiô cháu có hứa với bà là cháu sẽ ngoan và không làm cho nonna tội nghiệp của cháu phải khóc nữa không”Lại một tiếng răng rắc nữa ngắt lời bà. Bà tái mặt kêu lên: “Nhưng không phải tiếng mưa... ra xem cái gì cháu”.Rồi bà lại nói thêm ngay: “Thôi đừng, cứở đây” và bà nắm lấy bàn tay Pherucsiô trong lòng tay bà. Hai bà cháu không dám thở nữa. Chỉ nghe thấy tiếng nước chảy. Bỗng họ giật mình, vì hình như eả hai bà cháu đều nghe có tiếng chân bước ở phòng bên cạnh. Pherucsiô hổn hển hỏi: “Ai đấy?” Chẳng ai trả lời cả. Lạnh toát xương sống, cậu bé hỏi lại: “Ai đấy?” Nhưng vừa mới nói thì bà với cháu bỗng hét lên một tiếng kinh hồn. Hai người đàn ông vừa nhảy vào trong phòng. Một người tóm lấy cậu bé, lấy tay bịt miệng, người kia chẹn lấy cổ họng bà cụ.Người thứ nhất nói: “Muốn sống thì câm họng”; Người thứ hai nói: “Im”, và giơ dao lên dọa. Cả hai đều đeo mặt nạđen. Hồi lâu chỉ nghe thấy tiếng thở hổn hển và tiếng mưa rơi mỗi lúc một nặng hạt.Bà cụ rên rỉ, đôi mắt mở to như muốn văng ra khỏi đầu. Người giữ cậu bé nói nhỏ vào tai cậu: “Bố mày cất tiền ở đâu?” Cậu bé trả lời lí nhí, hai hàm răng đánh vào nhau lập cập: “Ở kia... trong tủ ấy”. Nó bảo: “Sang đây với tao”. Nó lôi Pherucsiô sang chiếc phòng nhỏ, chẹn lấy họng cậu. Trên sàn có một cái đèn đã che kín hết ánh sáng. Nó hỏi: “Tủ dâu?” Cậu bé lấy tay chỉ. Thế là để cho chắc chắn, nó dúi cậu bé bắt quỳ xuống trước mặt tủ, lấy hai chân kẹp cậu lại, rút dao găm ra cắn vào hai hàm răng, sẵn sàng cắt cổ nếu cậu kêu lên. Một tay nó cầm đèn, tay kia lấy trong túi ra một cái kìm, thuồn vào lỗ khóa. Nó ấn mạnh, bẻ khóa ra, mở hai cánh cửa tủ, xáo lung tung mọi thứ lên, nhét đầy túi, đóng tủ lại, rồi lại mở ra, lục lọi lần nữa; xong nó lại tóm lấy cuống họng cậu bé đẩy sang phòng ngoài; ở đấy tên trộm kia đang giữ bà cụ gần ngất đi, đầu ngoẹo một bên, mồm há hốc.Tên này h ỏi nhỏ: “Có thấy không?” Tên kia trả lời: “Có” và nói thêm: “Cậu ra đi...” Tên giữ bà cụ bỏ chạy ra cổng vườn rau xem có ai đi đến không, rồi từphòng bên gọi sang, giọng cao như một tiếng còi: “Chạy đi.Tên kia còn đứng lại giữ Pherucsiô, giơ dao dọa cậu bé và bà cụđang mở trừng trừng đôi mắt; nó nói: “Kêu lên một tiếng thì tao quay lại giết chết ngay”. Qua hai lỗ mắt của chiếc mặt nạ nó nhìn chằm chằm dọa hai bà cháu. Đúng lúc ấy, người ta nghe xa xa trên đường cái có tiếng người vừa đi đến vừa hát.Tên trộm liền quay đầu sang phía cửa và vội vàng làm rơi chiếc mặt nạ của nó xu ống. Bà cụ bất giác kêu lên: “Môtzôni!” Tên trộm bị nhận mặt, gầm lên: “Con mẹ chết tiệt, mày phải ngoẻo thôi?” Thế là nó quay lại, giơ dao lên, bà cụ sợ quá, ngất đi. Tên giết người đâm một nhát. Nhưng nhanh như chớp, hét lên một tiếng tuyệt vọng, Pherucsiô lao tới bà mình, lấy thân mình che cho bà. Hung thủ bỏ chạy, vấp phải cái bàn, đánh đổ và làm tắt cáiđèn. Cậu bé tụt dần xuống đất, thụp quỳ xuống, cứ thế vòng hai tay ôm lấy tấm thân bà cụ, đầu áp vào lòng bà.Mấy khắc trôi qua… Gian phòng tối như mực. Tiếng hát của mấy người nông dân mất hút nơi xa xa. Bà cụ tỉnh lại. Cụ gọi, giọng nghe còn mơ hồ: “Pherucsiô?” Cậu bé thưa: “Nonna ạ!” Bà cụ cố nói một câu, nhưng vẫn sợ, líu cả lưới lại. Cụ ngồi im lặng một hồi, run như cầy sấy. Rồi mới nói lên được: “Chúng nó đi hết rồi à?”- Hết rồi. Chúng nó không giết bà... - bà cụ lẩm bẩm như nghẹn lời. Không ạ... bà không việc gì, nonna thân yêu ạ, - Pherucsiô nói giọng yếu ớt.- chúng nó lấy tiền. Nhưng bố... đã đem đi gần hết. Bà cụ thở ra. Pherucsiô vẫn quỳ và ôm lấy bà, cậu nói: “Bà ạ, bà thân yêu ạ, bà thương cháu chứ, phải không bà?”- Pherucsiô? Cháu tội nghiệp của bà! - Bà cụ trả lời, tay sờđầu cháu, - sợl ắm phải không cháu? Thắp đèn lên... Thôi cứđể vậy, bà còn sợ lắm... Thưa bà, - cậu bé lại nói, - cháu lúc nào cũng làm bà phiền lòng... Không, Pherucsiô à, không, đừng nói thế, đừng nghĩ đến việc ấy nữa, bà đã quên hết rồi, bà thương cháu lắm.- Cháu luôn luôn làm bà lo phi ền, - cậu bé nói tiếp, giọng run run và phải cố gắng lắm, - nhưng... cháu bao giờ cũng thương bà, bà có tha lỗi cho cháu không...? Bà tha lỗi cho cháu, nonna ạ.- Ừ bà tha lỗi cho cháu, cháu ạ, bà hết lòng tha lỗi cho cháu. Cháu có thể không tin hay sao! Đứng lên cháu yêu dấu của bà. Bà không mắng cháu nữa đâu, cháu ngoan, cháu tất bụng lắm? Thấp đèn lên. Can đảm lên,đứng dậy, Pherucsiô...- Cám ơn bà, - cậu bé nói giọng càng yếu... - Giờ thì cháu yên tâm lắm. Nonna sẽ nhô cháu mãi, phải không ạ? Bà sẽ nhớ châu mãi mãi... nhớ Pherucsiô của bà mãi...Pherucsiô của bà? - Bà cụ kêu lên, ngạc nhiên và kinh hãi, để tay lên vai cậuvà cúi đầu nhưđể nhìn rõ vào mặt cậu.Bà nhớ đến cháu, - cậu bé còn lẩm bẩm nói thêm, giọng nói tựa hồ một hơi thở nhẹ. - Bà hôn mẹ cháu... bố cháu.. em Luigina... hộ cháu... Vĩnh biệt... nonna...- Pherucsiô! Pherucsiô thân yêu của bà! Cháu làm sao thế? Bà cụ kêu lên, lo ngại xoa đầu cháu đã nặng trĩu trên hai đầu gối mình. Rồi bỗng bà đem hết sức tàn thét lên, tuyệt vọng: “Pherucsiô? Pherucsiô! Cháu ôi! Cục cưng của bà ơi! Ôi cứu với? Cứu với!” Nhưng Pherucsiô không trả lời. Cậu bé anh hùng đã cứu mẹ của mẹ mình thoát chết, bị một nhát dao đâm vào lưng, vừa trút hơi thở cuối cùng, sung sướng vì đã cứu sống nonna của mình.