ồng một tháng tư? Thế là chúng tôi chỉ còn học có ba tháng nữa mà thôi! Sáng hôm nay là Một trong những buổi sáng đẹp trời nhất trong cả năm. Tôi rất vui vì Côrettiđã rủ tôi ngày kia cùng đi dạo chơi; rồi mẹ lại hứa sẽ dẫn đi thăm một nhà trẻ của trường Vandôccô... Và điều làm tôi vui nhất tất cả lại được biết tin cậu bé thợ nềđã đỡ nhiều. Chiều hôm qua, thầy Pecbôni nói với bố khi đi qua nhà: “Cậu ấy đã khá, khá nhiều rồi”.Buổi sáng ngày xuân đẹp thật?Qua các cửa kính của lớp học, thấy bầu trời xanh, cây cối trong vườn chồi non mơn mởn; và cửa sổ các nhà đều mở rộng, xếp những chậu hoa, lá đã xanh rờn. Thầy giáo không cười, vì thầy không cười bao giờ; nhưng trông thầy có vẻ vui đến nỗi gần như không còn thấy cái vết nhăn sâu trũng chạy dài qua trán thầy nữa. Thầy dạy cách giải một bài toán trên bảng đá, và người ta thấy thầy hít một cách khoan khoái cái không khí thơm mùi đất ẩm và mùi lá non đang tràn qua các cửa sổ vào lớp từng đợt. Tiết trời đẹp như thế này làm cho người ta đã nghĩ đến những cuộc dạo chơi ởđồng quê. Trong khi thầy giảng, người ta nghe tiếng một người thợ rèn đập đê ở một phố lân cận, và từ căn nhà trước mặt vọng qua tiếng hát của một bà mẹ ru con. Xa xa, ở trại Sécnaia vang lên tiếng kèn. Mọi người đều như vui vẻ và hài lòng, kể cả Xtacđi, cái cậu Xtacdi thô lậu như con thú chưa thuần ấy. Có một lúc bác thợ rèn dập mạnh hơn, và bà mẹ hát to hơn. Thầy giáo bỗng ngừng giảng và lắng tai nghe. Rồi đưa mắt nhìn quá cửa sổ, thầy nói chậm rãi:Bầu trời tươi mát, một bà mẹ đang hát, một người thợ đang làm việc, học trò đang học bài... thật là những sự tốt đẹp đang hài hòa với nhau...”Tan học ra, chúng tôi nhận thấy các học trò khác cũng đều vui như chúng tôi. Tất cả họ đi thành hàng, chân đánh nhịp và hát như là ngày mai đã được nghỉ hè rồi. Các cô giáo mom cười vui vẻ. Bố mẹ học sinh chuyện trò với nhau cùng tươi cười và mẹ Crôtxi, bác bán hàng rau quả, mang theo cái thúng đầy hoa đồng thảo làm thơm nức cả phòng chờ. Tôi chưa bao giờ thấy có nhiều nụ cười vui vẻ như buổi sáng mai này, mà mẹ hiền từ của tôi cũng đến đón tôi về. Tôi bước đến với mẹ và nói: “Mẹ à, con thấy rất vui. Không biết tại sao sáng nay, con lại thấy vui lòng thế, hở mẹ?”Mẹ mỉm cười, trả lời tôi rằng bởi vì hôm nay trời đẹp và lương tâm của tôi không có điều gì phải tự trách.VƯỜN TRẺThứ ba 4.Như đã hứa, hôm qua, sau bữa ăn sáng, mẹ dẫn tôi đến vườn trẻ để gửi đứa em gái của Prêcôtxi cho bà hiệu trưởng. Tôi chưa hề thấy vườn trẻ bao giờ, và vườn trẻ này làm cho tôi thích vô cùng.Ở đấy có hai trăm em bé, gái và trai, cạnh. Chúng thì những chú nhóc lớp một của chúng tôi đã là những người lớn rồi.Chúng tôi đến vừa lúc các em kéo vào nhà ăn. Người ta thấy hai cái bàn rất dài, mặt bàn có khoét những lỗ tròn, trong mỗi lỗđặt một cái bát màu nâu, đầy cháo và đậu, bên cạnh để một cái cùi dìa bằng thiếc.Đi vào, một vài em vấp ngã và cứ nằm sóng xoài ra đấy cho đến khi có một cô giáo đến đỡ dậy.Tuy vậy, nhờđẩy và hò hét: “Tiến lên, tiến lên đi!” rồi cũng xếp được tất cả các em vào chỗ của chúng. Thế là các em bắt đầu ăn. Cảnh tượng thật là buồn cười? Một emăn với hai cái thìa, một em lại ăn bốc; nhiều em cầm từng quảđậu nhét vào túi, trái lại những em khác thì bọc chặt vào chéo áo tạp đề, rồi để tay lên nghiền cho nát ra. Có những em mải nhìn ruồi bay quên cảăn; nhiều em khác ho sặc cháo ra tung tóe chung quanh như một cơn mưa hạt gạo; người ta ngỡđây là một cái chuồng gà, thế nhưng trông thật đáng yêu, hai dãy khuôn mặt hồng hào, nhất là các em bé gái tóc buộc túm trên đỉnh đầu bằng những nơ màu xanh, đỏ lục.Một cô giáo hỏi một tốp em bé gái: “Các em có biết lúa mọc ở đâu không?”Thế là cả tốp há những cái mồm đầy cả cháo và trả lời như hát: “Lúa - mọc trong nước”.Tôi nhớ lại thì hình nhưđó là một câu trong cuốn dạy đánh vần mà người ta đã tập cho các em. Cô giáo ra lệnh: “Giơ tay lên”. Thế là tất cả những cánh tay bé nhỏ xinh xắn ấy giơ lên, những cánh tay mà mấy tháng trước đây còn bọc trong tấm vải lót, với những bàn tay tí xíu trông như những con bướm trắng và hồng.Sau đó, các em ra chơi; trước khi ra, mỗi em cầm lấy cái làn nhỏ của mình treo ở tường, trong đựng sẵn bữa ăn trưa. Chúng ra vườn và tản ra khắp nơi, đoạn lấy thức ăn ra: bánh mì, những quả mận, một miếng phô ma nhỏ, một quả trứng luộc, một nắm đỗ luộc, một cánh gà giò.Mẹ vào trong vườn để vuốt ve em này em khác.Nhi ều em xúm quanh mẹ, vây lấy mẹ, ngẩng mặt lên đểđược hôn. Một em đưa biếu mẹ một phần tư quả cam đã cắn dở, em khác một miếng vỏ bánh mì, một em bé gái cho mẹ một ngọn lá. Trong lúc đó thì nơi này, nơi khác xảy ra khá nhiều tai nạn làm cho các cô giáo phải chạy vội đến. Có những bé gái khóc và không tháo được cái nút ở chiếc khăn tay ra, có những em tranh nhau mấy hạt táo, cấu nhau và hét ầm lên. Một em bé trai, vấp một chiếc ghế dài lật ngửa rồi ngã, cứ khóc thổn thức chứ không làm sao đứng lên được. Trước khi ra về mẹ ôm ba bốn em vào hai cánh tay, thế là từ tứ phía các em kéo nhau đến đểđược bế, dù mặt mũi bê bết những lòng đỏ trứng hoặc nhoe nhoét nước cam; các em tranh nhau, em thì nắm lấy các ngón tay mẹđể xem những chiếc nhẫn, em thì kéo sợi dây chuyền để xem chiếc đồng hồ, những em khác thì muốn tóm lấy cái bím tóc của mẹ.“Bà cẩn thận? Chúng làm bẩn hết áo”, mấy cô giáo bảo mẹ như vậy.Nhưng mẹ chẳng để ý gì đến điều ấy, cứ tiếp tục vuốt ve các em, và tất cả đều muốn đến với mẹ, dang tay về phía mẹ, tranh nhau để chạy đến trước, và đều hét lên “Chào bà, chào bà!” Nhưng rồi chúng tôi cũng thoát ra được khỏi khu vườn, và các emđứng bên trong dán mũi vào lưới hàng rào để nhìn chúng tôiđi qua. Các em thò những cánh tay bé xíu ra ngoài vẫy mẹ, lại biếu mẹ những vỏ bánh mì, những miếng phô ma, những mẩu quả, tất cả cùng kêu to: “Chào bác! Chào bác! Mời bác đến nhá!” Còn mẹ thì đi, nhưng vẫn đưa tay ra vuốt những bàn tay, hàng trăm bàn tay bé nhỏđang về phía mẹ như một hàng rào hoa hồng tươi thắm, sinh động; rồi bước ra phố, áo đầy những mẩu thức ăn, những vết bẩn, đôi mắt nhòa lệ sung sướng nhưđi dự một ngày hội về, và người ta còn nghe từ trong vườn trẻ vọng ra như tiếng chim ríu rít: “Chào bác! Chào bác! Lần sau bác lại đến, bác ạ!”BUỔI THỂ DỤCThứ tư 5.Tiết trời vẫn đẹp. Buổi học thể dục của chúng tôi được chuyển từ trong nhàra ngoài vườn để tập với dụng cụ.Hôm qua Garônê ở trong văn phòng thầy hiệu trưởng, lúc mẹ cậu Nenli đến xin cho con được miễn những bài tập thể dục mới. Bà ấy để tay lên đầu con, nói một cách khó nhọc với thầy hiệu trưởng: “Cháu không thể tập được...”Nenli r ất buồn vì bị gạt ra, không được tập đu dây, tự thấy tủi nhục. “Rồi mẹ sẽ thấy, cậu ta nói, - con sẽ tập được như các bạn”. Bà mẹ lặng lẽ nhìn con, thương yêu và dìu dầng, rồi ngập ngừng bà nói: “Tôi chỉ sợ các bạn...”. Bà muốn nói: “chế nó”..Nenli trả lời: “Việc đó không sợ, đã có Garônê. Chỉ cần Garônê không cười con là được rồi...”Thế là người ta để cho cậu được tập thể dục. Trước tiên thầy giáo dẫn chúng tôi đến leo cột - cái cột thẳng đứng, rất cao; phải leo tít lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.Đêrôtxi và Côretti leo như hai con khỉ.Cậu bé Prêcôtxi cũng leo rất giỏi, dù vướng cái áo dài đến đầu gối. Khi cậuta leo, anh em trêu cho Cậu ta cười bằng cách nhại lại câu nói đầu lưỡi của cậu: “Xin lỗi, xin lỗi...”: Xtacđi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như con gà tây, nghiến răng như một conchó đang gầm gừ, quyết leo lên đến đích dù sau có phải ở luôn lại đó cũng đành.Và Cậu ta đến đích thật. Còn Nôbitx khi đến lượt cậu leo lên tới xà ngang, thì lấy dáng đứng ở đấy trông rất oai vệ. Vôtini bị tụt hai lần, dù đã thắng một bộ quần áo mới, có sọc xanh rất đẹp, vừa sắm cốt để dùng tập thể dục. Muốn leo cho dễ, tất cả chúng tôi đều xoa tay bằng bột nhựa thông. Người ta biết rằng Garôpphi, nhà kinh doanh ấy, cung cấp cho tất cả mọi người với cá giá mỗi gói một xu, và chắc là thế nào cũng ăn lãi mỗi gói một ít. Đến lượt Garônê. Cậu ta vừa leo, vừa nhá bánh mì, xem dễ như không; và tôi tin rằng cậu ta còn có thể vác thêm một người nữa trên vai là khác, vì cậu ta khỏe thế cơ mà, khác gì một con bò mộng non.Sau Garônê đến lượt Nenli. Vừa thấy cậu ôm cái cột với hai cánh tay dài vàgầy, là mọi người đã cười và thì thầm.Nhưng Garônê, hai tay khoanh lại trước ngực, đảo mắt nhìn quanh, cái nhìn hứa hẹn rõ ràng những quảđấm vào đầu; và thế là mọi người bỗng im bặt như có phép thần thông. Nenli bắt đầu leo một cách rất chật vật. Cậu bé đáng thương mặt đỏ như lửa, mồ hôi đẫm cả trán.Thầy giáo bảo cậu: “Thôi xuống đi”.Nhưng cậu cứ cố, cố sức leo... Tôi cứ thấp thỏm lo sợ cậu tuột tay rơi huỵch xuống đất bất tỉnh nhân sự. Tôi nghĩ rằng, giá tôi đang ở vào chỗ cậu ta mà mẹ tôi trông thấy thì mẹ sẽđau đớn như thế nào? Và nghĩ như vậy tôi lại càng thêm thương người bạn tội nghiệp của tôi. Tôi có thể hy sinh không biết cái gì đây để cho cậu có thể leo lên đến tận trên cao được; giá tôi có thể lấy tay đẩy cậu ta lên, mà không ai trông thấy!... Trong lúc đó thì Đêrôtxi, Côretti và Garônê luôn mồm khuyến khích: “Lên đi! Lên nữa đi! Nenli! Can đảm lên chút nữa thôi...”Nenli cố hết sức bình sinh rướn người lên một lần nữa, khẽ rên một tiếng, vàchỉ còn cách cái xà ngang có hai ngón tay nữa mà thôi. Hoan hô! - Mọi người đứng dưới thét lên, cố lên, tí nữa thôi...” Và thế là Nenli đã nắm chặt được cái xà. Mọi người vỗ tay. “Hoan hô thầy giáo nói, - thế là đủ rồi, con xuống đi!” Nenli không nghe, cậu muốn đứng lên cái xà như những người khác. Sau vàicố gắng nữa, cậu đặt được hai khuỷu tay lên đấy, rồi hai đầu gối, sau cùng là hai bàn chân; thế là cậu đứng thẳng người lên đấy, thở dốc, nhưng rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi. Chúng tôi lại vỗ tay hoan hô cậu lần nữa. Bấy giờ cậu đưa mắt nhìn ra đường. Tôi ngoảnh về phía ấy và, qua hàng cây trồng để che hàng rào sắt của khu vườn, tôi thấy mẹ cậu đang đi đi lại lại trên vỉa hè, nhưng không dám nhìn cậu.Nenli tụt xuống và mọi người đón cậu, vui như Tết.Cậu vui hẳn lên, linh hoạt lên, đôi mắt long lanh, tưởng đã thành một người khác. Sau buổi học, mẹ cậu đến đón, ôm hôn cậu và hỏi vẻ hơi lo ngại: “Thế nào, cậu bé tội nghiệp của mẹ, con tập thế nào?” Các bạn liền trả lời thay cậu: “Tốt lắm, bác ạ! Bạn leo giỏi lắm, giỏi chẳng khác gì chúng cháu cả; bạn ấy khỏe, bác ạ! Bạn ấy nhanh lắm, bạn ấy leo cũng như mọi người...” Tội nghiệp, bà mẹ vui sướng biết ngần nào. Bà muốn cảm ơn chúng tôi, lắp bắp mấy lời, bắt tay ba bốn đứa chúng tôi, vuốt ve Galônê, rồi dẫn con về. Và chúng tôi thấy hai mẹ con bước nhanh, vừa nói chuyện vừa làm dáng điệu, vẻ hài lòng như chúng tôi chưa bao giờ được trông thấy cả.