THÁNG SÁU
32 ĐỘ

     hứ sáu 16 tháng sáu
Giờ hiện đang mùa hè. Người ta đã bắt đầu thấy mệt và mất vẻ hồng hào trong Những ngày xuân. Cổ và chân cứ muốn khuyu, đầu gục xuống và mắt nhắm lại Cậu Nenli tội nghiệp khổ sở vì cái nóng, mặt mày tái mét, và đôi khi ngủ li bì, đầu gối lên cuốn vở. Garônê lần nào cũng chú ý giở một quyển sách, đặt đứng trước mặt cậu để cho thầy giáo khỏi trông thấy. Crôtxi thì có cái kiểu tì cái đầu tóc hung to tướng lên mặt bàn, trông kỳ quái nhưđầu đã rời khỏi mình. Còn Nôbitx thì than phiền rằng lớp học quá đông, hít hết không khí. Bây giờ đi học là phải bao nhiêu cố gắng... ở nhà, nhìn qua cửa sổ thấy những cây to tỏa bóng mát um tùm tha hồ mà chạy nhảy, nghĩ đến việc phải đến giam mình trong lớp học tôi buồn bực, tôi điên lên được. Nhưng vì mẹ rất tốt mà tôi đã nhẫn nhục, mẹ nhìn tôi ái ngại mỗi khi tôi tan học, và khi vềđến nhà, xem vở của tôi viết cứ mỗi trang là lại hỏi: “Có mệt quá không con?” Sáng ra, đánh thức tôi dậy, lúc sáu giờ, mẹ lại nói: “Can đảm lên, chẳng còn bao nhiêu ngày nữa, rồi con sẽ về nhĩở thôn quê.” Và mẹ rất có lý khi nhắc cho tôi là có những đứa trẻ làm việc ngoài đồng, dưới mặt trời đổ lửa hay trên bờ cuội sởi cháy bỏng của các song lớn, hay trong những xưởng thuỷ tinh, mặt lúc nào cũng cúi trong cái lò lửa. Tất cả những đứa trẻấy phải dậy sớm hơn chúng tôi, và chẳng bao giờ được nghĩ lễ, nghĩ hè. Vậy thì phải can đảm lên! Vả lại Đêrôtxi đã nêu gương cho chúng tôi đấy, có thể nói là cậu ta không biết nóng, cũng không buồn ngủ, lúc nào cũng linh hoạt nhanh nhẹn, mùa hè cũng như mùa đông. Cậu học không biết mệt, và làm cho những người quanh mình cũng hoạt bát khác nào đã làm cho không khí chung quanh mát đi vì giọng nói của mình. Cũng còn hai cậu học trò nữa luôn luôn tỉnh táo và chăm chú: Cậu Xtacđi cứng đầu với tự chích vào mình để khỏi buồn ngủ, vì trời càng nóng cậu càng mệt và càng cắn chặt hai hàm răng lại, mởđôi mắt trừng trừng, tưởng như muốn vồ lấy thầy Pecbôni màăn thịt; và Garôphi, nhà kinh doanh, rất bận chế tạo những chiếc quạt giấy màu hồng, trang trí với những hình vẽ lấy ở các bao điêm,để bán cho người này, người nọ. Và can đảm nhất vẫn là cậu Côretti, cậu Côretti đáng thương ấy, dậy từ năm giờ sáng để giúp bố vác củi; đến quãng mười mộ giờ thì không giương được mắt lên nữa, và đầu cứ gục xuống ngực. Thế nhưng cậu cứ cố vặn vẹo người, đập vào gáy, xin phép ra ngoài để khỏa nước lạnh vào mặt; Đôi khi lại bảo những người bên cạnh cấu hộ vào người. Nhưng sáng nay, không thể nào gượng được nữa, cậu đã đánh một giấc ngủ nặng như chì.
Thầy giáo gọi “Côretti Cậu không nghe thấy. Thầy Pechôni hơi bực, nhắc lại “Côretti!”. Bấy giờ một bạn, nhà ở gần cậu đứng dậy thưa: “Bạn Côretti đã phải vác củi từ lúc năm giờ sáng ạ.”
Thầy giáo cứ dể cho cậu ngủ, và tiếp tục giảng bài trong nửa tiếng đồng hồ.
Rồi thầy nhẹ nhàng đến bàn Côretti, vào trán cậu đểđánh thức cậu dậy.
Trông thấy thầy Pécbôni trướe mặt, Côretti lùi lại, sợ hãi. Nhưng thầy ôm đầu cậu trong hai tay, hôn vào tóc cậu, và nói:
“Thầy không mắng đâu, con ạ! Giấc ngủ của con không phải là của người lười biếng, thầy biết là trước khi đến lớp, con đã phải làm lụng nhiều.”
BỐ TÔI
(Thư của mẹ)
Thứ bảy 17.
Không, chắc rằng bạn Côretti của con, cũng như Garônê, không bao giờ lại trả lời bố mình như con đã trả lời bố tối hôm qua, Enrincô ạ. Sao lại có thể thếđược nhỉ? Con phải hứa với mẹ rằng từ nay trởđi sẽ không thể xảy ra việc như vậy nữa. Mỗi lần mà bố con mắng là con sắp sửa cầu nhầu một lời không tất, thì con hãy nghĩ đến cái ngày, mà ngày ấy chắe chắn sẽ đến không tránh được, cái ngày mà nằm trên giường bệnh sắp chết, bố cho gọi con lại mà nói: “Enrincô, bố vĩnh biệt con”. Ôi, con yêu của mẹ, khi con nghe giọng nói của bố lần cuối cùng, và cả rất lâu về sau nữa, con sẽ tự hỏi làm sao mà mình có thể thiếu lễ dộ với bốđược! Lúc đó, con sẽ hiểu rằng bố bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con; rằng khi bắt buộc phải phạt con thì chính bố lại đau khổ hơn con, và không bao giờ bố làm cho con phải khóc mà không phải để chữa những thói xấu của con. Đến lúc đó, con sẽ khóc, con sẽ hối hận? Bố giấu con tất cả, trừ lòng nhân hậu và tình yêu thương. Con có biết đâu rằng có những lúc bố mệt mỏi hết sức, tưởng không còn sống được mấy ngày nữa, và những lúc đó bố có lo lắng là vì nghĩ rằng sẽ bỏ con lại một mình, không ai che chở! Biết bao nhiêu lần bị ý nghĩ buồn thảm ấy ám ảnh, bố vào buồng con lúc con đang ngủ! Bố dứng đấy nhìn con, tay cầm ngọn nến, rồi dù mệt mỏi, lại cố gắng bước ra, tiếp tục làm việc. Con lại cũng biết đâu rằng, khi trong lòng bố có những nỗi cay đắng, nỗi thất vọng như thường xảy đến cho tất cả mọi người, thì chỉ nhờ trông thấy con, nhờ sự có mặt của con mà được an ủi. Bố cần tin ở tình thương yêu nồng nhiệt của con, vì tình cảm ấy sẽ đem lại cho mình sự bình yên và lòng can đảm. Con thử nghĩđối với bố nỗi đau đớn sẽ như thế nào khi dáng lẽ gặp ở con tình thương yêu, thì chỉ thấy vẻ lạnh nhạt và sự bất kính! Con dừng bao giờ phạm lại cái tội vô ơn bạc nghĩa khủng khiếp ấy nửa. Hãy nhớ rằng, ở đời này chẳng có gì bất điệt, và có thể sang năm, hay tháng sáu, hay biết đâu ngày mai... con sẽ mất bố, trong khi con còn bé đại... Ôi! Enricô đáng thương của mẹ, bấy giờ con sẽ thấy bao nhiêu biến đổi xảy ra chung quanh con! Cái nhà này sẽ trống trải như thế nào với mẹ tội nghiệp của con mặc toàn màu đen. Đi đi, con ạ, đi gặp ngay bố đang ở trong phòng làm việc; con hãy bước vào, nhẹ nhàng trên đầu ngón chân, áp trán con vào dầu gối bố với xin bố tha lỗi cho con.
Mẹ của con.
VỀ ĐỒNG QUÊ
Thứ hai 19.
Bố rất tất lại tha lỗi cho tôi lần này nữa, và còn cho tôi dự vào buổi về đồng quê chơi, đã bàn với bố Côretti từ hôm thứ tư. Chúng tôi ai cũng thấy cần phải thở một ít không khí trong sạch quang đãng.
Thật vui như hội. Hai giờ chiều hôm qua chúng tôi đã có mặt tại quảng trường Pháp lệnh: Đêrôtxi, Garônê, Garôpphi, Prêcôtxi, Côretti con, và tôi, mang theo trái cây, xúc xích và trứng luộc. Chúng tôi có những cái bát bằng da và những chai vang trắng. Côretti đeo bên sườn cái bi đông của bốdùng khi còn ở trong quân đội, đựng đầy vang đỏ. Còn cậu bé Prêcôtxi, mặc bộ quần áo thợ rèn, ôm chiếc bánh mì hai kilô. Chúng tôi đi xe ngựa công cộng ra khỏi thành phố. Rồi thế là chúng tôi chạy qua các bãi cỏ lên các ngọn đồi? Mát quá, bóng rợp, xanh um! Chúng tôi lăn trên cỏ, nhúng mặt xuống các dòng suối cho mát, nhảy qua các hàng rào?.. Bố Côretti muốn đi với chúng tôi, bị tụt lại, phải đi theo sau chúng tôi khá xa, áo vét vắt vai, vừa đi vừa hút tẩu thuốc, thỉnh thoảng lại lấy tay đe chứng tôi, nhắc chúng tôi đừng làm thủng đũng quần mình. Prêcôtxi huýt sáo. Tôi chưa hề nghe cậu huýt sáo bao giờ. Côretti, lúc nào cũng nhanh nhẹn như con sơn dương, với con dao của mình đã chế tạo ra bao nhiêu thứ: những bánh xe cối xay, nhứng cái đĩa, những ống tiêm.
Đêrôtxi hay đứng lại để nói cho chúng tôi biết tên các loài cây và các loài côn trùng. Tôi không hiểu làm thế nào mà cậu biết được tất cả những thứ ấy!...
Garônê lặng lẽ ăn bánh mì, nhưng không cắn từng miếng ngon lành như trước nữa... Từ ngày mẹ cậu mất, cậu thay đổi tính tình khác hẳn, tội nghiệp Garônê. Nhưng vẫn là Garônê, luôn luôn tốt như bánh mì mà cậu rất thích ăn; khi có bạn đang lấy đà để nhảy qua một cái hố, là cậu chạy sang bờ bên kia đang tay ra đón; và Prêcôtxi vốn sợ bò, hồi bé cậu đã từng bị bò húc, thì mỗi khi có con bò đi qua là Garônê đứng ngay trước mặt cậu. Cứ thế, chúng tôiđến tận Xanta Macgơretta, xuống dốc vừa nhảy, vừa chạy tung tăng, vừa nhào lộn... Prêcôtxi bước qua hàng rào, bị móc toạc một miếng áo, và xấu hổ cứđứng đấy, mảnh áo rách lủng lẳng. May có Garôpphi, lúc nào cũng sẵn đinh ghim trong người, cậu đính tạm lại miếng rách, khéo đến nỗi khó nhận ra được, còn Prêcôtxi thì lí nhí theo thói quen “Xin lỗi, xin lỗi”, rồi ù té chạy. Garôpphi không để mất thì giờ: cậu nhặt nhanh đủ thứ táp nham; khi thấy viên đá nào đấy hơi óng ánh là nhặt bỏ túi, có lẽ nghĩ là đá chứa vàng hay bạc. Và tất cả chúng tôi chạy, nhảy, leo trèo, dưới bóng râm, dưới ánh mặt trời, trên tất cả mọi địa vật, địa hình cho đến khi mệt nhoài, thở dốc, chúng tôi mới dừng lại trên đỉnh một ngọn đồi cao, ngồi cả xuống cỏ để ăn chiều. Từđó nhìn xuống thấy một bức tranh toàn cảnh đẹp vô cùng: một đồng bằng mênh mông ở dưới chân chúng tôi, và ở đằng xa tít là mạch núi Anpi xanh biếc, đỉnh phủ tuyết. Chúng tôi đói quá. Bánh mì vào mồm là như tan ra vậy. Bố cậu Côretti đưa cho chúng tôi những mẩu xúc xích để trên những ngọn lá bí dùng làmđa. Vừa ăn, chúng tôi vừa nói chuyện về các thầy giáo, các bạn hôm nay không cùng đi chơi được, về các kỳ thi. Prêcôtxi hầu như không dámăn gì, nhưng Garônê lại chọn những miếng ngon nhất đặt vào cái “đa” bằng lá cho cậu và bắt cậu phải ăn. Côretti ngồi cạnh bố cậu, hai chân tréo nhau. Trông họ như hai anh em hơn là hai bố con, cả hai đều hồng hào và tươi cười để lộ những hàm răng trắng. Ông bố uống rượu thích thú lắm, vừa uống, vừa bảo chúng tôi: “Bác cần uống hơn học trò, vì đốii với các cậu, rượu rất có hại!” Và, đặt một tay lên vai con mình, nói tiếp: “Các cậu yêu lấy thằng bé này, nó là bông hoa của sự ngoan ngoãn, chính tôi nói với các cậu Thế đấy”. Và tất cả chúng tôi đều cười, trừ Garônê. Thế rồi bác thở dài và nói: “Ôi, hôm nay tất cả các cậu là những người bạn thân nhau, nhưng vài năm nữa Bôttini(l) và Đêrôtxi sẽ là luật sư hay giáo sư; còn bốn các cậu thì công nhân, chủ quán, cái quỷ gì nữa!... Và thế là... xin cáo từ tình bạn!”
- Sao thếđược ạ? - Đêrôtxi trả lời, đối với cháu thì Garônê vẫn mãi mãi là Garônê, Prêcôtxi vẫn là Prêcôtxi và những bạn khác cũng thế, dù cháu có thành ra Hoàng đế của tất cả các dất Nga đi nữa! Hay lắm! - Bố cậu Côretti vừa nói to vừa giơ cốc lên, - thế mới là nói hay. Nắm tay tôi này, bạn thế mới tốt Và hoan hô trường học! Trường học dã họp những người có chút ít với nhứng người không có chút ít, làm thành một gia đình với nhau.
Tất cả chúng tôi cùng chạm cốc với bác. Trời đã chiều. Chúng tôi xuống đồi vừa chạy vừa hát, tay khoác tay xuống đến bờ sông Pô, mà mặt nước đã tối sẫm lại, bên trên bay hàng đàn đom đóm.
V ềđến quảng trường Pháp lệnh, chúng tôi chia tay nhau sau khi hẹn sẽ gặp lại nhau tất cả, chúa nhật tới trong buổi lễ phát phần thưởng cho học viên các lớp buổi tối. Ngày hôm nay thật là đẹp, và tôi vềđến nhà vui lòng biết mấy nếu khi bước lên thang gác tối om, tôi không gặp cô giáo cũ của tôi; cô nắm lấy hai tay tôi và nói vào tai tôi: “Vnh biệt Eancô, đừng quên cô nhé!” Tôi biết là cô đang khóc. Khi tôi nói với mẹ là mới gặp cô giáo thì mẹ nói: “Tội nghiệp cô giáo quá? Mẹ lo rằng đây là lần cuối cùng cô đến thăm mẹ. Dù cô vẫn đi đây đi đó và dù cô vẫn còn lên lớp mấy ngày nay, nhưng mẹ thấy cô chẳng còn bao hơi sức nữa!”.
LỄ PHÁT THƯỜNG CHO CÔNG NHN
Chúa nhật 25.
Như đã giao hẹn với nhau, tất cả chúng tôi đã đến nhà hát Vittôriô Emmanuêlê dự một buổi lễ phát thưởng cho những eông nhân học các lớp buổi tối.
Nhà hát đông kín như hôm 14 tháng ba vậy, nhưng lần này gần hết người đến dự đều thuộc giai cấp công nhân.
Ở gian giứa là học sinh trường Đồng ca. Họ đang hát một bài tụng ca tặng những chiến sĩđã hy sinh cho Tổ quốc, bài hát hay đến nỗi vừa hết là tất cả mọi người đều đứng dậy vỗ tay và hô: bis nên đã phải hát lại lần nữa. Tiếp ngay theo đấy những người được thưởng bắt đầu đi điễu qua trước ông thị trưởng, ông tỉnh trưởng và rất nhiều tân khách, là những người đã tặng sách, sổ tiết kiệm, văn bằng và cả huy chương. Tôi trông thấy cậu bé thợ nề ngồi ở một góc, cạnh mẹ cậu, và xa hơn một chút là thầy hiệu trưởng của chúng tôi, và đằng sau thầy là mái tóc màu đỏ của thầy giáo lớp hai của tôi. Chúng tôi thấy điễu qua những người được thưởng ở các trường hội họa: thợ vàng bạc, thợ chạm kim khí, thợ in đá và cả thợ mộc, thợ nề; tlep theo là học viên các trường thương nghiệp, các trường âm nhạc, trong đó có những cô gái và những công nhân mặc lễ phục.
Người ta vỗ tay mừng họ dữ quá, họ có vẻ vui sướng lắm. Sau cùng đến các học viên các trường sơ đẳng buổi tối.
Đẹ p biết mấy cái cảnh họđiễu qua, những người thuộc đủ mọi nghề, ăn mặc đủ kiểu; những người đầu hai thứ tóc, những trẻ con các gia đình công nhân, những người công nhân râu đen rậm. Nhứng người trẻ tuổi thì vui vẻ nhanh nhẹn, những người lớn tuổi có vẻ hơi lúng túng. Quần chúng vỗ tay hoan nghênh cả người trẻ lẫn người già. Nhưng không ai cười như trong buổi phát thưởng cho chúng tôi. Tất cả mọi khuôn mặt đều chăm chú và nghiêm trang.
Nhiều người được thưởng có vợ con, ngồi tầng dưới; và có những chú bé thấy bố trên sân khấu thì gọi vang lên, giơ táy chỉ theo và cười to.
Di ễu qua còn có những nông dân, những người bốc vác, trong số có một người đánh giày mà bố biết, và ông tỉnh trưởng trao cho người ấy một tấm bằng. Sau người ấy tôi thấy bước tới một ông khổng lồ mà tôi đã gặp ở đâu rồi... đó là bố cậu bé thợ nềđược phần thưởng thứ nhì. Tôi nhớ lại tối hôm thấy bác ấy trên gác xép, ngồi bên giường bệnh của đứa con sắp chết, và tôi liền đưa mắt tìm cậu bé thợ nề. Tội nghiệp, cậu đang nhìn bố vẻ mặt xúc động. Vừa lúc ấy, một tràng vỗ tay như sấm nổi lên làm tôi chú ý nhìn lên sân khấu, đang đứng đấy là một cậu bé nạo ống khói, mặt mũi đã rửa sạch, nhưng vẫn bộ quần áo màu bồ hóng. Ông thị trưởng nói với cậu, tay nắm tay cậu.
Sau cậu bé nạo ống khói đến lượt một người nấu bếp, rồi một người quét đường lên nhận huy chương.
Tôi cảm thấy trong lòng không hiểu là cái gì, như một niềm tôn kính sâu sắc, một mối thiện cảm lớn lao đối với tất cả những người lao động ấy, những chủ gia đình ấy, tôi nghĩ rằng ngoài công việc hàng ngày, họđã phải cố gắng thêm biết bao nhiêu mới được những phần thưởng này, họđã phải bớt đi bao nhiêu giờ ngủ mà họ rất cần, họđã phải bắt cái bộ óc vốn ít quen học hành và hai bàn tay chai sạn trong lao động cố gắng đến ngần nào. Trong dòng người diễu qua có một cậu thợ học việc, mặc cái áo chẽn dài của bố cho mượn, thấy rõ hai bàn tay dài quá phải vén lên, khi nhận phần thưởng. Một vài tiếng cười vừa bật ra đã bị những tràng vỗ tay át đi Sau cậu là một cụ già đầu hói, tóc bạc lơ thơ, những người lính pháo thủ trong sốđó có mấy chú học lớp buổi tối ở khu chúng tôi, rồi những người làm thuế quan và những người lính cảnh vệ thành phố, những người canh gác các trường học cho chúng tôi. Sau cùng, học sinh trường đồng ca hát lại bài hát yêu nước một lần nữa, lần này đạt dào, sôi nổi, đến nỗi không ai dám vỗ tay và người ta ra về, xúc động, từ từ, lặng lẽ. Chỉ phút chốc đường phố đã đầy người. Cậu bé nạo ống khói đứng trước cửa rạp hát, tay cầm quyển sách bìa đỏ mới được thưởng, chung quanh là một số tân khách đang ân cần hỏi chuyện. Nhiều người ra vềđều chào nhau: công nhân, trẻ em, vệ binh, thầy giáo. Thầy giáo lớp hai của tôi đi ra cùng với hai người lính pháo thủ. Nhưng cảm động nhất là cảnh những người vợ công nhân bế cơn, và các chú bé này hai bàn tay nhỏ xíu cầm tấm bằng khen của bố và chìa ra khoe một cách tự hào vớl người qua đường.