hứ tứ 4.Bố mình nói đúng. Thầy Pecbôni mà nóng nảy là vì thầy ốm. Quả vậy, từ ba hôm nay, thầy phụ giáo đến thay thầy (thầy phụ giáo này người bé nhỏ và không có râu, trông trẻ măng). Sáng hôm nay đã xảy ra một việc rất bậy đối với thầy phụ giáo này. Ngày thứ nhất và thứ hai học trò đã làm ồn trong lớp vì thầy phụ giáo quá hiền lành và chỉ biết nói: “Yên lặng, tôi yêu cầu các cậu!” mà không hề phạt. Nhưng sáng hôm nay người ta đã đi quá trớn. Học sinh làmầm ĩ đến nỗi không còn ai nghe tiếng nói nữa. Thầy yêu cầu, thầy van vỉ; chỉ công toi. Hai lần thầy hiệu trưởng phải đến lớp; nhưng thầy vừa đi khuất là tiếng ồn ào lại nổi lên như ngoài chợ vậy. Garônê và Đôrôtxi quay lại ra hiệu, yêu cầu các bạn yên lặng, như muốn nói với họ là phải ngoan ngoãn, và hạnh kiểm của họ thật đáng hổ thẹn, nhưng đều vô hiệu. Chẳng ai thèm để ý cả. Chỉ mình Xtacdi là ngồi yên, hai khuỷu tay chống bàn, đôi nắm tay tì vào thái dương, có lẽ đang nghĩ đến cái tủ sách trứ danh của mình; và Garôpphi, anh học trò chơi tem thì đang bận lập danh sách những người góp tiền mua vé xổ số, mỗi vé hai xu, mà cậu ta đứng ra tổ chức, ai trúng thì được một lọ mực nhỏđút túi. Những kẻ khác thì hét và cười, lấy quản bút gõ xuống bàn, và vo giấy làm đạn, rồi gỡ những sợi dây chun buộc bít tất ra mà bắn nhau. Thầy phụ giáo thì nắm cánh tay cậu này, cậu kia, lay họ, bắt một cậu đứng vào tường, mà vẫn không lấy lại được im lặng và trật tự. Thầy không còn biết cầu cứu ai dược nữa.- Nhưng tại sao các cậu lại làm như thế” - thầy nói, - các cậu muốn tôi bị khiển trách hay sao? Thầy nắm tay đấm bàn, thét lên, giọng vừa đe dọa vừa cầu khẩn:- Im lặng? Im lặng! Nghe thật là não lòng. Nhưng tiếng ầm ĩ vẫn mỗi lúc một tăng. Phranti gấp một mũi tên bằng giấy ném vào thầy, kẻ thì nhại mèo kêu, kẻ tung mũ lưỡi trai lên không; cảnh rối loạn om sòm không tài nào tả xiất. Bỗng người gác cổng bước vào, nói: - Mời thầy lên thầy hiệu trưởng hỏi. Thầy phụ giáo đứng dậy vẻ tuyệt vọng và vội vàng bước ra. Thế là tiếng ầm ĩ lại tăng lên. Nhưng Garônê đứng dậy, mặt biến sắc, tay nắm chặt và hét, giọng run lên vì giận dữ.- “Thôi đi? Đồ ngốc tất cả! Các cậu lạm dụng lòng tốt của thầy phụ giáo; giá thầy ấy nghiến nát tay các cậu, và thầy đủ sức để nghiến, thì các cậu đã run sợ trước mặt thầy; nhưng thầy thương hại các cậu; việc làm của các cậu hèn nhát lắm, hiểu chưa? Thầy trở vào mà cậu nào trước tiên cất tiếng làm ồn hay méo mặt một tí, là sẽ biết tay tôi tức thời sau khi tan học. Dù có bốđến đấy tôi cũng làm đúng như tôi đã nói; và tôi tin chắc rằng ông bố sẽ cho là tôi làm đúng”. Mọi người làm thinh: À? Garônê, bấy giờ trông cậu thật đẹp, đối mắt nẩy lửa, chẳng khác nào một con sư tử con đang tức giận. Cậu ta nhìn vào mặt những anh chàng táo tợn nhất, hết anh này đến anh khác, và tất cả đều cúi đầu xuống. Khi thầy phụ giáo vào, đôi mắt đỏ hoe, trong lớp không nghe một hơi thở. Trước thầy ngạc nhiên, rồi thấy Garônê còn run vì giận, thầy hiểu và nói với cậu, giọng xúc động như nói với một người anh em: “Cám ơn, Garônê!”Thế là cả lớp vỗ tay. Và qua việc ấy tôi hiểu là một người con trai quả cảm có thể làm được những gì.TỦ SÁCH CỦA XTACĐITôi đến nhà Xtacđi,ở ngay trước mặt nhà trường, và trông thấy cái tủ sách của cậu ấy thật tôi thấy thèm quá.Xtac đi không giàu, cậu ấy không thể mua được nhiều sách, nhưng cậu bảo quản, giữ gìn sách học rất cẩn thận; và tất cả những món tiền. người ta cho cậu đều vào cửa hàng bán sách hết. Bằng cách ấy, Xtacđi đã có một tủ sách nhỏ. Khi bố cậu thấy eậu ham mê sách, thì liền mua cho cậu một cái giá nhiều tầng rất xinh, bằng gỗ hồ đàó, có rèm xanh, và đem tất cả các quyển sách thuê đóng bìa theo màu mà cậu thích. Khi kéo rèm lên, người ta thấy ba hàng sách hiện ra đủ các màu sắc, rất có thứ tự, tên sách óng ánh chữ vàng in trên gáy; éo truyện trẻ em, truyện du hành, có thơ, hầu hết đều có tranh ảnh. Xtacđi rất thạo về cách sắp xếp các quyển sách theo màu sắc, quyển trắng cạnh quyển đỏ, màu vàng cạnh màu đen, màu trắng cạnh màu xanh, đứng xa mà nhìn thật là hài hòa. Thỉnh thoảng cậu lại thay đổi cách hòa hợp với màu sắc. Cậu ghi tất cả tên sách vào một quyển danh mục, chẳng khác chút nào một nhà mê sách thực thụ. Cậu luôn luôn chăm nom sách, phủi sạch bụi bặm, giở ra xem xét kiểm tra lại các mối chỉ đóng sách. Phải thấy cậu cẩn thận như thế nào khi eậu giở các quyển sách ra, với những ngón tay thô và ngắn, vừa giở vừa thổi các trang giấy. Có thể nói là sách của cậu đều mới tinh, còn tôi thì làm hỏng tất cả các sách của mình. Đối với cậu mỗi quyển sách mua được đem đến cho niềm vui thích vuốt ve quyển sách, xếp sách vào với những quyển khác, rồi lại lấy ra để ngắm nghía đủ mọi mặt, và cất đi như một của báu. Trong suốt một tiếng đồng hồ, Xtacđi không cho tôi xem cái gì khác, ngoài sách ra.Có một lúc, ông bố của Xtacđi đi qua gian phòng chúng tôi đang chơi, đưa tay xoa gáy con hai ba lần và nói với cái giọng ồm ồm:- Cái đầu đồng đen này như thế nào? Cái đầu to này có thể làm nên được một cái gì đấy, tôi cam đoan như vậy! Và Xtacđi thì lim dim đôi mắt dưới sự vuốt ve của bàn tay ram ráp của bố. Tôi không hiểu tại sao tôi không dám đùa cợt với Xtacđi; tôi không thể tinđược rằng cậu ta chỉ hơn tôi có một tuổi thôi. Khi cậu tiễn tôi ra cửa và chào tạm biệt với vẻ mặt cứng cỏi, tôi suýt nữa nói: “Kính chào ngài”, như tôi phải nói với một người lớn. Về nhà, tôi kể lại chuyện ấy với bố. Tôi nói:- Con chẳng hiểu ra sao cả bố ạ, Xtacđi không phải là thông minh, cũng chẳng phải là được giáo dục tốt, mặt mũi thì kỳ cục nom buồn cười, ấy thế mà lại làm cho con phải nể vì! Bố trả lời:Chính vì Cậu ấy quả cảm, cương nghị. Tôi nói tiếp: Suốt một tiếng đồng hồở cạnh cậu ấy, cậu ấy không nói đến năm mươitiếng, không hề cho con xem một thứđồ chơi nào, cũng không cười một lần nào cả, ấy thế mà con lại rất thích dược chơi với cậu ấy. Bố lại nói thêm: Là bởi vì con mến phục cậu ta.CON TRAI BÁC THỢ RÈNTôi cũng mến phục cả Prêcôtxi, và nói như thế còn là ít Prêcôtxi con bác thợ rèn, một cậu bé nước da tai tái, đôi mắt hiền và buồn, dáng điệu sợ sệt, rụt rè đến nỗi đối với bất cứ ai cậu cũng nói: “Tôi xin lỗi”, và dù luôn luôn đau khổ, vẫn học rất chăm và rất kiên quyết Theo người ta nói thì bố cậu lúc nào về nhà cũng ngà ngà say, không có việc gì cũng lôi con ra đánh, vung tay là hất tung hết sách vở của con, Cậu bé đáng thương đến trường mặt mày bầm tím, có khi đôi mắt đỏ ngầu và sưng húp vìđã khóc nhiều.Nhưng không bao giờ, tuyệt không bao giờ người ta có thể làm cậu hé môi nói thật là bố cậu đã đánh cậu.- Nhưng chẳng phải là con đã làm cháy trang vở này hay sao? - thầy giáo vừa hỏi vừa chỉ bài làm của cậu đã bịđốt cháy. “Xin thầy tha lỗi, chính con đã làm cháy”, Prêcôtxi trả lời, giọng run run. Tất cả chúng tôi đều biết đó là bố cậu. Lúc chếnh choáng hơi men, bố cậu đã va phải cái bàn mà cậu đang ngồi học, làm cho cây đèn đổ nhào, đốt cháy quyển vở của cậu bé tội nghiệp. Prêcôtxi ở trong một căn nhà dưới cái mái nát của ngôi nhà chứng tôi về phía cuối sân, và bà gác cổng đã kể lại tất cả chuyện này cho u già chúng tới, và u nói lại với mẹ. Một hôm, em Xinvia của tôi nghe Prêcôtxi thét lên và lăn xuống thang gác, bị bốđá ngã nhào chỉ vì cậu xin mấy xu để mua một quyển ngữ pháp. Bố Prêcôtxi nghiện rượu, không làm việc gì cả, và cả nhà bịđói. Biết bao nhiêu lần cậu bé phải đến trường học, bụng trống không, và đứng ở một góc nhai một mẩu bánh của Garônê mời, hay một quả táo mà cô giáo đội cái mũ cắm chiếc lông đỏ, cô giáo cũ của cậu ở lớp một sơ đẳng dúi cho.Không bao giờ Prêcôtxi lại nói: “Tôi đói, bố tôi không cho tôi ăn”.Một đôi khi ông bố cũng ghé đón con, nhân khiđi qua trước cổng trường; mặt ông tái mét, chân đi lảo đảo, đôi mắt ngơ ngác, đầu tóc rồi bù, chiếc mũ lưới trai đội lệch một bên. Cậu bé tội nghiệp hết hoảng mỗi khi thấy bốở ngoài phố, tuy vậy cậu vẫn tươi cười chạy lại với bố, nhưng bố thì như tuồng chẳng trông thấy con và đang nghĩ đến chuyện gì khác. Tội nghiệp Prêcôtxi! Cậu phải đóng lại những quyển vở bị xé rách, nhờ các bạn'ngồi cùng bàn cho mượn những sách không có để đọc. Áo sơ mi cậu cài bằng danh ghim và thật là đáng thương. Khi tập thể dục cậu phải mang đôi giày to quá khổ, đôi bàn chân cứ nhảy nhót ở bên trong, cái quần thì rách tả tơi và cái áo ngoài quá dài, tay xắn lên đến khuỷu. Thế mà cậu vẫn học, cố gắng học! Cậu sẽ là một trong những người đứng đầu lớp, nếu được học hành yên ổn, ở nhà. Sáng hôm nay, cậu đến trường, má bị một vết cào khá sâu. Các bạn bảo cậu: Rõ ràng là bố cậu đã cào mặt cậu đấy. Lần này cậu không thể chối được đâu. Cậu phải thưa với thầy hiệu trưởng để người ta gọi ông ấy đến đồn cảnh sát”. Nhưng Prêcôtxi đỏ mặt kêu lên, giọng run vì bất bình: “Không đúng! Không dúng? Bố tôi không bao giờđánh tôi cả?” Nhưng trong lúc nghe giảng bài, nước mắt cậu rơi xuống mặt bàn, và có ai nhìn là cậu cố gượng cười để giấu nỗi đau đớn. Tội nghiệp Prêcôtxi. Ngày mai Đôrôtxi, Côretti và Nenly sẽ đến chơi nhà tôi. Tôi mời Prêcôtxi cùng đến, cùng ăn chiều với chúng tôi; tôi sẽ cho cậu ấy sách, sẽ làmđảo lộn hết đồ đạc trong nhà để cho cậu ấy vui, và tôi sẽ nhét đầy trái cây vào các túi áo của cậu. Tôi muốn nhìn thấy cậu bé tốt bụng ấy được vui vẻ, thích thú một lần, cậu bé hiền hậu và can đảm biết bao!MỘT BUỔI THĂM NHAU LÝ THÚThứ năm 12.Thứ năm hôm nay đối với tôi là một trong những ngày dẹp nhất của cả năm.Đúng hai giờ, Đôrôtxi, Côretti và Nenly, cậu bé gù lưng ấy, cùng đến nhà tôi. Còn Prêcôtxi thì bố cậu không cho đến. Đôrôtxi và Côretti đều vui cười hể hả vì đã gặp ngoài phố cậu Crôtxi, con bác bán rau quả, cậu bé có cánh tay bị liệt và cái đầu tóc đỏ ấy, Crôtxi đang cắp một chiếc bắp cải to tướng ra phố bán; rồi với hai xu bán bắp cải cậu sẽ mua một ngòi bút. Cậu ta rất vui vẻ hài lòng, cậu bé Crôtxi tội nghiệp, vì bố cậu ở bên Mỹ mới viết thư báo tin là sắp trở về. Ôi! Sung sướng làm sao những giờ vui chung với các bạn thân Đôrôtxi và Côretti là hai cậu vui tính nhất lớp, bố cũng phải mến. Côretti với cái áo dài bằng da rái cá, cái mũ chụp da mèo, nghịch ngợm ồn ào như quỷ sứ. Sáng sớm tinh mơ, cậu đã dỡ một nửa xe gỗđầy, thế màđến nhà tôi, cậu vẫn chạy khắp nơi, vừa quan sát mọi vật, vừa nói năng luôn mồm, nhanh nhẹn, nhẹ nhàng như một con sóc. Đi qua nhà bếp, cậu hỏi chị bếp mua củi và than bao nhiêu, để xem có đắt hơn giá của bố mình bán không. Rõ ràng là dù ra đời và lớn lên trong một cửa hàng bán củi, Côretti vẫn có tấm lòng cao quý. Đôrôtxi cũng làm cho chúng tôi rất vui. Cậu ta thuộc địa lý như một thầy giáo. Nhắm mắt lại, cậu nói: “Đây này, tôi thấy toàn thể nước Ý mạch núi Appenninô chạy dài đến tận biển Iôni; những con sông chảy về bên này, bên kia; những thành phố trắng toát, những vịnh, những vũng xanh lam, những hòn đảo màu lục”; và cậu kể tên núi tên sông theo thứ tự không sót một tên như cậu đang dọc trên bản đồ vậy. Cậu Đôrôtxi này có duyên thật, mái đầu ngẩng cao, tóc vàng tươi, xoắn tít, đôi mắt đẹp thông minh; tất cả chúng tôi đều ngưỡng mộ cậu. Chỉ không đầy một tiếng đồng hồ, cậu đã thuộc lòng một bài thơ dài hai trang để ngày kia sẽ ngâm trong một buổi lễ. Nenly cũng nhìn cậu mà thán phục; các ngón tay vân vê đường viền của chiếc tạp dề màu đen, miệng mỉm cười đôi mắt trong và đượm buồn như sáng lên vì nụ cười đó. Còn tôi, các bạn đến chơi hôm nay làm cho tôi vui sướng vô cùng, nhưđể lại những tia sáng trong tâm trí tôi. Tôi lại rất thích thú ngắm cậu bé Nenly ra về, đi giữa hai bạn khoác hai tay mình, hai bạn cao khỏe, còn cậu thì bé nhỏ mảnh khảnh nhưng vui cười hể hả, tôi chưa hề thấy bao giờ. Tiễn các bạn về rồi, tôi trở vào phòng ăn, thì chợt nhận ra là bức tranh vẽ Rigôléttô, anh hề gừ lưng, đã biến dâu mất. Ra Bố đã cất đi từ trước khi các cậu đến, để cho Nenly khỏi phải trông thấy.PHRANTI BỊ ĐUỔI HỌCThứ bảy 21.Trong lớp chúng tôi, có một đứa rất khó chịu, đó là Phranti. Tôi ghét thằng này vì nó là Một dứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình, là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Garônê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Crôtxi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prêcôtxi mà mọi người đều nể, và nhạo báng cả Rôbetti, eậu học lớp hai đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, và cố chơi những miếng rất hiểm độc. Có một cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, mà nó che giấu dưới cái mũ có lưỡi trai bằng vải dầu của nó. Phranti không kiêng sợ gì cả, nó chế nhạo eả thầy giáo, ai sơ hở cái gì là ăn cắp ngay, chối lỗi một cách trắng trợn không thể tưởng tượng được, và không lúc nào là không gây gổ với người nào đấy. Nó mang vào lớp học những cái kim to tướng để chích các bạn ngồi cạnh, rứt khuy áo của nó và rứt cả khuy áo của người khác. Sách, vở, sổ tay của nó đều dây mực bê bết và rách nát, bẩn thỉu; thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì tòe ra, móng tay thì cắn bằng mồm, áo quần thì bị móc rách tứ tung trong những lúc đánh nhau. Người ta nói mẹ nó vì nó mà buồn phiền đến phát ốm, và bố nó đã ba lần đuổi nó ra khỏi nhà. Thỉnh thoảng mẹ nó lại đến trường hỏi thầy giáo về hạnh kiểm của con; và lần nào trở về cũng vừa đi vừa khóc. Phranti ghét thầy giáo, ghét bạn học, ghét nhà trường. Đôi lúc thầy giáo làm ngơ như không nghe những lời tục tĩu của nó, thì nó lại càng làm già. Thầy Pecbôni muốn dịu dàng mà cảm hóa nó, nhưng nó chẳng đếm xỉa gì đến. Thế là thầy phải đe dọa nghiêm khắc. Phranti lấy hai tay che mặt làm như nó khóc, trái lại là nóđang cười! Nó bị tạm đuổi ba ngày, xong nó lại đến trường, càng láo xược hơn bao giờ hết. Một hômĐôrôtxi bảo nó: “Thôi, hãy chấm dứt đi chứ! Cậu lạm dụng quá đáng lòng tốt của thầy giáo”. Tất cả câu trả lời của Phranti là dọa đâm một cái đinh vào bụng Đôrôtxi. Cuối cùng, sáng nay nó bị tống ra khỏi trường như một con chó. Trong lúc thầy giáo đưa cho Garônê bản thảo truyện đọc hàng tháng Cậu bé đánh trống người Xácđêpha để chép, thì Phranti ném xuống sàn một chiếc pháo nổ đùng, dội vang cả bốn bức tường của lớp học như một phát súng. Tất cả học sinh đều giật nẩy mình. Thầy giáo đứng dậy và quát ạ! Phranti, ra khỏi đây lập tức!” Nói vừa trả lời vừa cười:- Không phải tôi.- Ra ngay, - thầy Pecbôni nhắc lại.- Tôi sẽ không nhích một bước nào đâu. Nghe câu trả lời mất dạy ấy, thầy Pecbôni không bình tĩnh được nữa, thầy chạy lại xốc nách Phranti, nhấc bổng nó ra khỏi ghế, thằng vô lại vừa vùng vẫy, vừa la hét và nghiến răng, thầy phải dùng sứe lôi nó ra khỏi lớp lên đến phòng thầy hiệu trưởng. Khi trở về lớp một mình, thầy Pecbôni ngồi vào bàn, hai tay ômđầu mệt hết hơi và buồn rầu, nét mặt ngao ngán trông thật đau lòng.“Từ ba mươi năm dạy học, chưa bao giờ xảy ra cho thầy một việc như thế này” thầy vừa nói vừa thở dài.Cả lớp không một ai dộng dậy. Hai bàn tay thầy còn run lên, và vết nhăn chạy dài trên trán thầy trông sâu hoắm, giống như một vết thương. Ái ngại thay cho thầy! Tất cả học sinh đều ái ngại cho thầy. Đôrôtxi đứng dậy và nới với thầy:'Thưa thầy, xin thầy đừng buồn phiền nữa, tất cả chúng con ở đây đều rất kính yêu thầy”.Nghe những lời dịu dàng ấy, hình như thầy bình tĩnh trở lạl và nói khẽ: “Các con, chúng ta lại học tiếp.