hứ tư 25.Lại vẫn Đê-rôt-xi là người làm bài thi giỏi nhất lớp. Nhưng Vô-ti-ni thì cứ chắc rằng mình sẽ được huy chương đầu lớp. Có thể tôi cũng yêu Vôtini lắm, mặc dù cậu ta hơi tự phụ, và quá chú trọng đến việc ăn mặc; nhưng giờ cậu đến ngồi cạnh tôi và tôi không ưa. Cậu ghen tị quá đáng với Đê-rôt-xi. Cậu học là để ganh đua với Đê-rôt-xi, nhưng bạn Đê-rôt-xi lại vượt cậu về mọi mặt. Cac-lô Nô-bitx cũng ghen với Đê-rôt-xi đấy nhưng lại rất tự kiêu nên không hề để lộ cho ai biết. Còn Vô-ti-ni thì trái lại, không tự kiềm chế được; bị điểm thấp hơn thì về nhà phàn nàn rằng thầy giáo không công bằng, cho nó ít điểm hơn Đê-rôtxi. Khi Đê-rôtxi trả lời nhanh và đúng những câu hỏi của thầy như thường lệ, thì Vô-ti-ni vờ như không nghe, hoặc cố cười. Nhưng mà cười gằn. Và như mọi người thường để ý thấy, khi thầy giáo khen Đôrôtxi thì người ta đều quay lại nhìn vẻ mặt tức giận của Vôtini, còn cậu bé thợ nề thì hướng về nó mà làm trò sứt môi. Chẳng hạn như sáng hôm nay, thầy giáo vào lớp và công bố kết quả kỳ thi.“ Đôrôtxi 10 điểm, được thưởng huy chương đầu lớp” Vôtini nghe thấy liền hắt hơi rất mạnh. Thầy giáo nhìn cậu và hiểu ngay. “Vôtini, thầy nói với cậu ta, - đừng để cho con rắn ghen tị lụồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”. Tất cả học sinh, trừĐôrôtxi, đều nhìn Vôtini. Cậu ta muốn trả lời, nhưng không nói được, cứ ngồi sững sờ, mặt tái mét. Thế rồi, trong khi thầy Pecbôni giảng bài, cậu ta viết chữ rất to lên một tờ giấy: “Tôi không ghen tị với những kẻ nào được huy chương nhờ che chở và bất công”. Vôtini định chuyển tờ giấy ấy cho Đôrôtxi. Cũng cùng lúc ấy tôi thấy mấy bạn ngồi cạnh Đôrôtxi ghé tai nhau thì thầm, và một bạn lấy dao cắt một chiếc huy chương giấy to, vẽ lên đó một con rắn đen. Vôtini trông thấy. Thầy giáo đi ra ngoài một chốc, các bạn ấy liền đứng dậy, trịnh trọng đem chiếc huy chương giấy đến tặng con người ghen tị. Cả lớp đang chờ xem một màn kịch thú vị, Vôtini thì đã run lẩy bẩy. Đôrôtxi kêu to: “Đưa đây cho tôi?”- Càng tốt, - các bạn trả lời, - chính cậu phải mang tặng mới đúng. Đôrôtxi cầm cái huy chương và xé vụn ra. Vừa lúc ấy, thầy giáo trở vào và giảng tiếp bài. Tôi không rời mắt khỏi Vôtini, thấy cậu thẹn đỏ mặt; cậu từ từ cầm lấy mảnh giấy đã viết và như lơ đãng, vo vo trong bàn tay, bỏ vào mồm nhai mấy phút, rồi nhổ xuống dưới ghế...Lúc tan Học, đi qua trước mặt Đôrôtxi, Vôtini hơi lúng túng, đánh rơi tờ giấy thấm. Đôrôtxi rất dễ thương nhặt lên, đút vào cặp cho Vôtini và giúp bạn cài cặp lại Cậu kia thì chẳng dám nhìn Đôrôtxi.BÀ MẸ PHRANTlThứ bảy 28.Sáng hôm sau bà mẹ Phranti thình lình bước vào lớp, mái tóc hoa râm rối bù, tuyết bám đầy người, ấy con mình đi trước. Tám hôm nay, Phranti không trở lại lớp học. Chúng tôi được chứng kiến một cảnh thật buồn. Bà mẹ tội nghiệp, gần như quỳ xuống, chắp tay khẩn khoản van xin thầy hiệu trưởng: “Ôi! Thưa thầy hiệu trưởng, thầy làm phúc cho con tôi được vào học lại. Từ ba hôm nay, tôi phải giấu cháu trong nhà, vì bố cháu mà biết chuyện thì bố cháu giết chết nó mất. Xin thầy rủ lòng thương chúng tôi, tôi chẳng còn biết làm gì được nữa, tôi van thầy...”Thầy hiệu trưởng tìm cách đưa bà ra, nhưng bà cứ nằn nì, khóc lóc và van xin:“Ôi, giá thầy biết thằng bé này đã làm khổ tôi đến thế nào, thì thầy sẽ thương hại tôi... Xin thầy làm phúc cho tôi. Tôi mong rằng nó sẽ thay đổi. Tôi không còn sống được lâu nứa, thầy hiệu trưởng ạ, tôi đã chết cả cõi lòng rồi. Tôi mong biết bao nhiêu khi thấy con trai tôi thay đổi tâm tính trước khi tôi chết, bởi vì... thế là bà mẹ khổ sở khóc òa lên nó là con tôi, tôi yêu nó, tôi sẽ chết tuyệt vọng thôi. Xin thầy hiệu trưởng nhận nó lại, để cho khỏi xảy ra một tai họa. Xin thầy rủ lòng thương một người mẹ khốn khổ...”Bà lấy tay úp vào mặt mà khóc. Phranti đứng cúi đầu, thản nhiên. Thầy hiệu trưởng nhìn nó, suy nghĩ một hồi rồi bảo: “Phranti, về chỗ ngồi”.Bà mẹ thôi khóc ngay và cảm ơn thầy hiệu trưởng, rồi sắp ra về, vừa lau nước mắt vừa nói thêm:Cám ơn thầy hiệu trưởng, thầy đã làm phúc cho tôi. Này con, phải sửa mình cho tốt; và các con, xin các con nhẫn nại một chút... Chào các con, một lần nữa xin Cám ơn, và xin thầy hiệu trưởng bỏ lỗi cho một người mẹ đau khổ”. Trên ngưỡng cửa, bà còn ngoái nhìn con,đôi mắt van lơn; rồi bà đi ra, lom khom, bải hoải, mặt mày tái nhợt; và chúng tôi còn nghe bà ho ở dưới chân cầu thang. Thầy hiệu trưởng nhìn chằm ehằm Phranti, và giữa cảnh im lặng như tờ, thầy nói, giọng thầy làm cho tất cả chúng tôi đều xúc động: “Phranti, cậu đã giết chết mẹ cậu!”Tất cả chúng tôi đều quay nhìn Phranti, cái thằng ô nhục ấy vẫn mỉm cười…