hứ sáu 16. Tuyết rơi, rơi mãi! Vừa xảy ra một việc đáng tiếc sáng nay lúc tan học, cũng vì tuyết! Một đám học sinh con trai, vừa ra đến quảng trường Coocxô là ném vào nhau những quả cầu nắm bằng các thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như những hòn đá. Trên vỉa hè, đông người đi lại. Một ông kêu lên: “Thôi cái trò này đi, các cậu!”. Ngay lúc ấy, người ta nghe một tiếng thét to bên kia đường, và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay đưa lên úp lấy mặt, và bên cạnh một em bé đang kêu: “Cứu với! Cứu với!” Lập tức mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng vào mắt. Bọn học sinh bỏ chạy hết. Tôi đang đứng trước cửa một hiệu sách, đợi bố vừa đi vào, và thấy vài bạn tôi chạy đến rồi dừng lại vờ nhìn vào tủ kính. Có Garônê với một mẩu bánh mì nhét trong túi áo, Côrétti, cậu bé thợ nề và Garôpphi, anh chàng kinh doanh. Trong khiđó đám đông vây quanh cụ già; một vệ binh và mấy khách qua đường chạy đây chạy đó, vừa dọa vừa hỏi: “Đứa nào? Đứa nào ném? Nói đi, đứa nào?”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Garôpphi đứng gần tôi. Tôi thấy cậu ta run lẩy bẩy, và mặt mày nhợt nhạt. - Đứa nào?Đứa nào ném. - Người ta tiếp tục thét hỏi. Tôi nghe Garônê bảo Garôpphi: - Này, đến thú đi! Để cho một người nào khác bị bắt thì thật là hèn nhát? - Nhưng mình không cố ý! Garôpphi trả lời và run như một tàu lá. - Mặc chứ, cậu phải làm bổn phận. - Garônê nhắc lại. - Mình không đủ can đảm. - Đừng sợ, mình đi với cậu. Người vệ binh và những người khác càng hét to: - Đứa nào?Đứa nào? Nói lên! Quân kẻ cướp đã làm cái mắt kính chọc vào mắt ông cụ, chúng làm cho cụ chột mất. Tôi tưởng như Garôpphi sắp ngã khuỵu xuống đất. - Lại đây, - Garônê nói cương quyết, - mình sẽ bảo vệ cậu, và nắm lấy cánh tay bạn, Garônê đẩy bạn ra, dìu nó như dìu một người bệnh. Vừa trông thấy Garôpphi, người ta biết ngay rằng chính cậu là thủ phạm; và vài người, bước tới, giơ nắm tay lên. Nhưng Garônê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói to: - Chẳng lẽ các bác đông thế lại đánh một em bé hay sao? Những nắm tayđều bỏ xuống; một vệ binh đến nắm Garôpphi, dẫn qua đám đông, đến một cửa hàng, mà người ta đã đưa người bị thương vào. Vừa trông thấy, tôi nhận ra ngay đó là một viên chức già ở cùng nhà với tôi trên gác tư; đứa cháu bé đi với cụ. Cụ ngồi xuống khuỷu tay tì vào ghế, chiếc khăn tay bưng kín mắt. - Cháu không cố ý, - Garôpphi vừa nói vừa khóc nức nở, sợ gần chết. - Cháu không cố ý. Hai ba người đẩy mạnh nó vào trong hiệu và quát: “Quì xuống mà xin lỗi!” Nhưng tức khắc hai cánh tay khỏe mạnh đỡ Garôpphi dậy và một giọng quả quyết nói: “Đừng làm thế, các ông ạ!” Đó là thầy hiệu trưởng của chúng tôi, thầy đã nghe và thấy hết mọi việc. Garôpphi khóc òa lên, và ôm hôn đôi bàn tay cụ già. Cụ thì quờ quạng tìm cái đầu của cậu bé hối hận và xoa tóc nó. Mọi người đều bảo Garôpphi: “Thôi, cháu về đi!” Bố dắt tay tôi ra khỏi đám đông, và trên đường về bố bảo tôi: Enricô, trong một trường hợp tương tự, con có đủ canđảm làm bổn phận của mình không, tự thú nhận tội lỗi của mình không? Tôi trả lời là có. Bố lại bảo: - Thế con hứa với bố như một người con trai quả cảm và có danh dự là con sẽ làm như thế đi nào? - Bố kính yêu ạ, con xin hứa với bố như vậy! CÁC CÔ GIÁO Thứ bảy 17 Garôpphi hôm nay hết sức lo sợ, chắc chắn sẽ bị thầy giáo khiển trách. Nhưng thầy Pecbôni không đến, và thầy phụ giáo cũng không có mặt, và bà Crômi, cô giáo già nhất trường đến, dạy thay. Cô đang buồn vì có đứa con trai đang ốm. Cô vừa bước chân vào lớp là học trò đã làm ồn lên. Với cái giọng chậm rãi và bình tĩnh, cô bảo chúng tôi: - Hãy tôn trọng mái tóc bạc của cô. Cô không những là một cô giáo, mà còn là một người mẹ nữa. Thế là chẳng một ai dám nói nữa, cảđến thằng Phranti trâng tráo; nó chỉ đành chế nhạo cô một cách lén lút thôi. Ở lớp của bà Crômi, người ta phải cử cô Đencati, cô giáo của em tôi đến dạy thay; và thay cô Đencati ở lớp cô là cô giáo mà người ta thường gọi là “Nữ tu sĩ bé nhỏ” vì cô lúc nào cũng mặc áo sẫm màu. Mặt cô trắng và thanh, bộ tóc óng mượt, đôi mắt trong trẻo và giọng nói dịu dàng, hình như chỉ để cầu kinh. Tuy vậy, với người nói dịu dàng ấy, cô vẫn biết cách làm cho cái thế giới học sinhư hon của cô phải yên lặng; những chú bé tinh nghịch nhất cũng chẳng dám hó hé trước mặt cô. Có một cô gái khác tôi rất thích, đó là cô giáo lớp một sơđẳng số, một thiếu phụ sắc mặt hồng hào, đôi má lúm đồng tiền và đội một cái mũ có cài những lông chim đỏ. Lúc nào cô cũng vui tính, điều khiển lớp học vui vẻ luôn luôn tươi cười. Để bắt học trò im lặng, cô thường gõ gõ cái thước lên bàn, hoặc vỗ tay. Khi các em ra về, cô chạy theo để xếp các em ngay ngắn vào hàng ngũ, ngóc cổ áo lại cho em này, cài khuy áo choàng chê em kia, theo dõi các em đi ngoài phố xem có cắn lộn nhau không, và khẩn khoản bố mẹ các emđừng phạt các em ở nhà, đưa kẹo thuốc cho em nào ho, cho em nào bị rét mượn bao tay bằng lông của mình... Cô luôn luôn bị các em bao vây, vì các em muốn vuốt ve cô và ôm hôn cô, cứ túm khăn trùm hay áo cho nàng của cô mà kéo. Cô cứđể mặc các em và vuốt ve lại những em vuốt ve mình, nụ cười tươi, đôi má lúm đồng tiền. Cô giáo đáng mến ấy lại là cô giáo dạy vẽ, với lao động của mình cô nuôi cả mẹ già và em trai. ĐẾN NHÀ NGƯỜI BỊ THƯƠNG Chúa nhật 18 Đứa cháu của cụ viên chức già, ông cụ bị quả cầu tuyết ném phải, học ở lớp của cô giáo đáng mến thà tôi vừa mới đến. Hôm nay chúng tôi trông thấy nó, nó ở với bác nó; ông cụ nuôi nó như con. Tôi vừa chép xong truyện đọc hàng tháng mà lớp tôi sẽ đọc trong tuần tới, nhan đề: Cậu bé viết thuê người Phirelê, thì bố bảo: “Ta lên gác tư hỏi thăm ông cụđi!.” Chúng tôi lên và vào một cái phòng mờ mờ tối. Ông cụđang tựa vào mấy cái gối ngồi trên giường.. Bà vợ ngồi cạnh giường, và đứa cháu chơi ở một góc phòng. Mắt ông cụ bị băng. Cụ rất vui lòng thấy bố tôi lên chơi, mời chúng tôi ngồi và nói là cụ đã đỡ, mắt cụ không việc gì, vài hôm sẽ khỏi. - Thật là một việc không may, ông cụ nói tiếp,- tôi chỉ ngại là cậu bé tội nghiệp kia đã phải quá khiếp sợ. Rồi ông cụ nói về bác sĩđến chữa cho cụ. Kìa, có lẽ bác sĩđến đây”, cụ nói khi nghe có tiếng gõ cửa. Của mê... và tôi thấy ai? Chính là Garôpphi trùm chiếc áo choàng dài, đứng ở ngưỡng cửa, đầu cúi xuống, không dám vào. - Ai đấy? cụ già hỏi. - Cậu bé đã ném quả cầu tuyết đấy ạ, - bố khẽ nói. - Lại đây con, tội nghiệp, - cụ già nói và giơ tay ra đón Garôpphi - con đến hỏi thăm người bị thương đấy à? Yên tâm, già gần khỏi rồi... Garôpphi lúng túng, bước tới gần giường, cố nén cho khỏi khóc. Ông cụ vuốt ve cậu, còn cậu thì xúc động quá, nghẹn ngào không nói nên lời. “Cám ơn con đã đến thăm, cụ già nói tiếp, con về thưa với bố mẹ rằng mọi việc đều ổn cả, không có gì đáng lo nữa. Garôpphi vẫn đứng yên như bị một cái gì đè nặng lên trái tim mà cậu không dám nói. - Thế con muốn gì? Con có điều gì cần nói với già? - ông cụ hỏi. - Cháu ấy à... Không ạ! Vậy thì tạm biệt con nhé, con có thể yên tâm mà về nhà. Garôpphi bước trở ra. Nhưng đến cửa, cậu dừng lại, rồi quay về phía đứa cháu của ông cụđang nhìn theo cậu một cách tò mò, cậu rút vội từ trong áo choàng ra một vật,đặt vào tay chú bé và nói: “Biếu cậu”.Rồi cậu biến đi, nhanh như chớp. Chú bé đem cái gói lại cho ông, ông cụ mở ra. Tôi không nén được một tiếng kêu ngạc nhiên: đó chính là quyển an bom trứ danh, là quyển sưu tập tem bưu điện mà Garôpphi đáng thương luôn luôn nói đến, và đặt vào bao nhiêu mơước và đã tốn của cậu bao nhiêu công phu khó nhọc; tóm lại là kho của báu của cậu, tội nghiệp cậu bé? Có khác gì cậu đã đem nộp một nửa máu trong người mình đến để xin đổi một lời tha tội!