Lẽ sống của người bịnh

     nh đã nằm nhà thương lần nào chưa? 
Nếu chưa, anh hẳn không biết được những mẩu chuyện hay hay và lạ tai của cái xã hội người bịnh ấy. Những chuyện này xảy ra rất thường trong khu nhà có dấu hồng thập tự ấy, song bên ngoài, nếu anh chỉ là kẻ qua đường thì anh không thể biết được. 
Tôi là một công dân rất trung thành của xã hội nhà thương bởi vì da mặt tôi lúc nào cũng tái mét, bởi vì bộ ngực của tôi nó thiểu nảo quá, không phồng hơn chiếc đồng hồ quả quít Oméga. Một năm có bốn mùa, có lẽ tôi đau đến tám chứng bệnh...
Nếu người mạnh các anh ưỡn ngực đi ngoài đường với một chút tự hào trong lòng rằng «ta là một thanh niên khỏe» thì tôi, thằng tôi ốm yếu này, trái lại, có thể tự hào rằng với cái thân hình còm cõi của tôi, tôi đã biết được nhiều chuyện mà hạng người mạnh các anh không được biết. 
Tôi bảo rằng, đây là một món lãi tinh thần của bọn người đau yếu. 
Anh thử vào ngủ một đêm trên chiếc giường sắc nhỏ hẹp của nhà thường xem! Tôi không hứa với anh những hứng thú thi vị đâu. Nhưng tôi chắc, nếu có một sự quan sát tế nhị, anh sẽ có được nhiều cảm giác lạ.
Đã bao giờ anh ăn cơm ngon lành cạnh một người cùi chưa? Nếu anh đến với tôi ngay khi tôi đang viết bài này, tôi sẽ đãi anh một bữa cơm với cái khung cảnh ấy. Chung phòng tôi, ở giường bên cạnh, có một người đàn bà Cao miên bị lựu đạn nổ gẫy cánh tay. Chổ thịt nhầy nhụa ấy hôm nay bắt đầu thúi. Nó tiết ra, giữa hơi canh-ky-dốt nặc nồng, một mùi hinh hỉnh nặc nồng hơn. Anh không thở thì anh sẽ chết ngạt, ngay đến cuốn vệ sinh lớp đồng ấu cũng đã dạy ta thế, còn nếu anh để cho buồng phổi làm việc điều hòa thì anh sẽ được ngửi liên tiếp cái mùi ghê tởm ấy! Tôi không biết tả thế nào, hình dung thế nào, cho màu sắc gì để diễn ta hết năng lực của nó, chỉ có thể nói rằng đó là cái mùi thường tiết ra ở những thây ma chương phình trôi trên mặt sông...
Ấy thế mà quen đi, phải quen đi, thở hít nó, và một ngày hai bữa ngồi ăn cơm bên cạnh nó. Và cấm than phiền, vì phép lịch sự ở đây. Người ta sẽ nói nặng ngay vào mặt anh, nếu anh tỏ ra phiền hà: 
- Thầy trả tiền, tôi cũng trả tiền để nằm đây! 
Anh đã ngủ bên cạnh xác chết lần nào chưa? Tôi không tả hết được cảm giác của tôi trong cái đêm mà ông lão nằm chung phòng với tôi, hấp hối phều phào thở hắc mãi ra, để rồi chết lịm đi luôn trong một cơn ho rũ rượi, dưới ánh đèn chập chờn... Tôi còn nhớ rằng ngay lúc ấy ý nghĩ chán đời đến giục tôi nên đi tìm một bộ áo cà sa! 
Vài lần như thế, cũng quen đi.
Có những đêm, vào khoảng ba bốn giờ khuya, bốn bề im phăng phắc, bổng nhiên giấc ngủ của tôi bị phá dậy bởi những tràng ho liên tiếp, rồi những tiếng ụa mửa nghẹn ngào, hay những hơi thở phập phều bi đát của một thân hình sắp tan rã. Cố nhiên từ đấy đến sáng tôi không thể nhắm mắt được nữa. Thức để mà nghe những tiếng động nảo nề ấy, anh ạ, nó là cả một cực hình. Các anh đã chả bảo rằng, trong những giờ phút kích thích như thế người ta mới thật sống, mới có được những cảm giác lạ làm tiến hóa cho đời sống... mới có thể làm nên một «cái gì»! 
Các anh sẽ có được «những cái gì» nếu ở cảnh tôi, tôi cũng tin vậy, vì ở chính trái tim tôi, tôi cũng cảm thấy đau nhoi nhói, tôi cũng muốn vươn lên, muốn phá vở không khí để làm một cái gì to lớn... Song tôi chẳng làm được, vì, rất dể hiểu, tôi là một bịnh nhơn lưu niên...

*

* *

Sáng hôm qua, người ta mới phát giác một cái thay ma trong bể chứa nước của nhà thương. Bịnh nhơn uống nước vào, cảm thấy cái mùi hinh hỉnh của thịt thúi vương mãi ở lỗ mũi, họ báo động lên ngay! Một giờ sau, có sự phát giác ấy mà người ta xì xào là một vụ tự tử. Kẻ xấu số là một anh cu ly chuyên xách nước trong nhà thương, nghe đâu mới tuần trước, vợ anh đã cuốn cả cái gia tài nho nhỏ của anh để theo một gã đàn ông trẻ hơn anh. 
Bây giờ thịt anh đã lữa ra trong bể nước, có lẽ anh đã nằm trong ấy cả ba bốn ngày rồi. 
Chiều hôm qua, cùng một ngày, lại có một vụ tự tử nữa. Nó hơi kỳ dị một chút đối với các anh. Một Huê kiều đã uống nguyên chai nước tro để tìm cái chết. Vì một cớ rất buồn cười. 
Sáng ngày, anh ta vào nhà thương rọi kiếng. Thầy thuốc bảo rằng anh bị bịnh phổi. Về nhà, chẳng biết nghĩ thế nào, lo đến thế nào, sợ vi trùng lao đến đổi nào, và thất vọng đến độ nào mà anh lại tự tử.
Không biết có phải anh nghĩ rằng chết bây giờ còn sướng hơn chết dần chết mòn về sau? 
Tôi chịu không thể triết lý một câu trước hai vụ tự tử này? Xin nhường cho các anh. Tôi nhớ đến một câu chuyện cũ, đã hơi xa xôi rồi, câu chuyện của những người bịnh. Chuyện sau này kể ra để các anh cùng nghe.

*

* *

Gia đình ông Phán Cảnh bên cạnh nhà tôi, là một gia đình phong phú. Ông bà đều hiền lành, mà không biết quả báo từ cái kiếp luân hồi xa lắc xa lơ nào, con cái đều tật bịnh. 
Hà, cô con gái đầu lòng của ông mang một cái bịnh đoạn trường đau khổ nhứt của đàn bà, cái bịnh xấu xí. Tuổi dậy thì đã qua vèo Sát» ghê rợn của lão thốt ra... Gươm bay sáng loáng dưới ánh mặt trời, linh động như rồng lộn và nổi gió như sắp có phong ba... 
Bọn quan Tàu thích chí cười lên ha hả... Một hồi trống chiêng nổi lên âm u như tiếng vang của địa ngục: 
- Thùng! Bi li! Bi li! Thùng! 
- Sát! Lão đao phủ hươi một đường gươm dài lia trên dãy nọc và trong nháy mắt bốn cái đầu văng ra, lăn long lóc trên bãi cỏ vấy máu như những trái dừa khô vừa rụng... 
Cái đầu cuối cùng lăn ngay vào chân lão, trên môi vẫn còn nở một nụ cười... Lão trợn mắt, quăng gươm đi và hãi hùng nhìn cái đầu lâu biết cười ấy... 
- Trời ơi! Trời ơi!
Lão thét lên và cúi xuống ôm chầm lấy đầu lâu: 
- Trời ơi! Chú Phàn! Chú Phàn! Chú Phàn đấy mà! Em tôi đấy mà!
Phải! Cái đầu lâu ấy là em ruột của lão, Phàn, người em cùng máu mủ với lão, hôm nay lại chết dưới đường gươm linh động nhứt đời của chính lão! 
Chưa có lần nào lão múa gươm hay là chém ngọt đao như hôm nay... Hôm nay, lão đã chém luôn người em ruột của lão, người em cả đời lặn lội tranh đấu chống bọn quân Tàu tàn bạo... 
- Trời ơi! Chú Phàn! Tôi đã chém đầu em tôi! Tôi đã giết em tôi! 
Lão nức nở khóc, ôm ghì cái đầu lâu be bét máu vào lòng. 
Trời âm u, gió lồng lên, gầm rít như ác thú... Chuyển mưa, thiên hạ tản mác ra về. Chỉ còn Lão Sát ngồi giữa pháp trường mà khóc như gió mưa, và như một người điên...

*

* *

Mà lão điên thật. Sau khi đã bẻ gẩy thanh gươm, lão xách áo ra đi, lang thang đây đó, lúc hát lúc cười, nghêu nga ca và khóc những câu lâm ly thống thiết. Mắt lão đỏ sọng lên vì máu, vì rượu, và vì nước mắt... 
Rồi một bữa kia, giữa chợ, có ông thầy chùa đến vò đầu lão, cười với lão và dắt lão đi theo... 
Lão hớn hở đi, và mất hút đến bây giờ...