ói về Mai Nương Thiền sư và mẹ con Phương Thế Ngọc cùng mọi người trở về Quảng Đông Hội Quán. Dân Quảng Đông ai cũng vui mừng về vụ Thiền sư đại thắng Lý Ba Sơn trên Mai Hoa Thung.Trái lại, Thiền sư nét mặt rầu rầu không vui.Người gọi Miêu thị, Thế Ngọc vào phòng, nét mặt nghiêm trọng hỏi rằng:- Miêu điệt nữ, giờ đây vụ Lôi đài thế là chấm dứt, con định thế nào?Miêu thị chắp tay thưa:- Bạch sư bá, con về Triều Dương và có ý thỉnh sư bá cùng đi.Ngũ Mai lắc đầu:- Không, ta về Hàng Châu và can thiệp vụ Lôi đài thế này là quá nhiều rồi.Với cái chết của Lý Ba Sơn hậu quả sẽ rất phiền phức, lớn lao. Con phải gởi Thế Ngọc lên Thiếu Lâm Tự cho Chí Thiện trực tiếp dạy thêm ít lâu nữa.Riêng phần con chớ xao lãng việc luyện tập thường nhật, tổ chức việc canh phòng trong nhà, ta e kẻ thù sẽ tìm đến tận nơi ám toán đó. Sửa soạn trước vẫn hơn.Miêu Thúy Hoa nói:- Lời vàng ngọc của sư bá ban dạy, con nguyền nhứt nhứt tuân theo. Thật ra con rất buồn về vụ Lôi đài lại xảy ra quá lớn lao đến nỗi phiền toái cả sư bá.Ngũ Mai thở dài:- Nếu Ba Sơn biết nghe lời ngay lẽ phải đâu đến nỗi mạng vong? Y cố tình tử chiến, lao đầu đánh lẹ quá, nếu ta lách né thì y cũng lăn xuống chông sắt, bởi vậy ta đã cố hắt bổng y lên định lấy trớn đưa hẳn y ra khỏi khu vực cắm chông.Không hiểu Ba Sơn dụng ý thế nào mà không những không ra khỏi Mai Hoa Thung, ngay đến việc đảo người đưa chân đáp xuống Trụ Bộ cũng không nổi, vì thế mới táng mạng.Mũi tên khởi chiến đã phát đi rồi không sao lấy lại được nữa. Giờ đây toàn thể chúng ta phải hoàn toàn sửa soạn, sẵn sàng chờ đón các trận giao tranh có thể xảy ra bất chợt không cứ thời gian nào.Miêu Thúy Hoa hỏi:- Sau đây sư bá định vân du nơi nào?- Ta lên Tung Sơn ngay để cho Chí Thiện sự đệ hay tự sự. Hậu quả vụ Mai Hoa Thung có lẽ sẽ tập trung cả vào Thiếu Lâm Tự. Nếu cần, ta sẽ ở lại đó liệu bề cùng Chí Thiện đối phó tùy theo sự biến chuyển của tình thế.Nếu Chí Thiện vân dung vắng, ta sẽ chờ ở Tung Sơn. Con có gặp thì nên nói cho Người biết liệu trở về núi gặp ta.Miêu Thúy Hoa nhứt nhứt vâng lời.Ngũ Mai Thiền sư đi khỏi, Phương Đức cũng từ tạ mọi người để đem vợ con về Triều Dương.Về đến nhà, hai con trai lớn là Hiếu Ngọc, Mỹ Ngọc ra đón, cả nhà mừng rỡ đoàn tụ.Phương Đức bảo vợ dọn về Triệu Khánh ở ít lâu để tránh bọn Lý Ba Sơn.Miêu thị cũng thuyết phục chồng cho gởi ba đứa con đến Thiếu Lâm Tự trau dồi và học thêm võ nghệ. Phương ông ưng thuận cho ba con lên Thiếu Lâm Tự.Miêu Thúy Hoa sửa soạn hành trang đầy đủ cho ba con vào chùa.Mấy hôm sau, ba người vào hậu sảnh từ tạ song thân đeo hành lý ra đi.Ngày đi đêm nghỉ, từ Triệu Khánh sang Quảng Châu, đường đồng bằng dễ đi, chẳng bao lâu tới nơi thì trời đã nhá nhem tối. Hiếu Ngọc rủ hai em vào tửu quán trọ qua đêm.Hôm sau, ba anh em ra Đông Môn Tiểu Dương lộ để đến Quang Hiếu Tự tìm Chí Thiện thiền sư.Thái Trí huề thượng Trường tự là môn đồ Thiếu Lâm, thấy ba người lạ mặt liền hỏi:- Quý vị tìm sư Trưởng có việc chi?Phương Thế Ngọc đáp:- Bạch sư phụ, chúng đệ tử tìm Sư trưởng xin theo học.Thái Trí nghi ngờ nhìn ba người:- Quang Hiếu Tự cũng nhận đồ đệ tại sao phải tìm Thiền sư?- Chúng đệ tử có phong thơ cần trao tận tay Sư trưởng. Bức thơ đó của Miêu gia.- A! Miêu Hiển phải không?- Dạ.Thái Trí huề thượng chỉ tay sang phía Tây mà rằng:- Các ngươi may mắn lắm đó. Sư trưởng hiện ở Tây Thiền Tự, Chi Lục lộ.Sang đó sẽ gặp Người ngay. Nếu cần, bần tăng cho tiểu tăng dẫn đường.Hiếu Ngọc đáp:- Cám ơn sư phụ, đệ tử biết đường đi rồi.Nói đoạn, ba anh em Phương gia từ tạ Thái Trí tìm đường đi sang lối Tây môn.Ba anh em đi vòng qua đường nọ phố kia, tới Cơ Phòng lộ thì chợt thấy một thiếu phụ trang phục bình thường đang dắt một tiểu nhi trạc mười một, mười hai tuổi vừa chạy vừa khóc. Đuổi theo sau mẹ con thiếu phụ là hai người mặt mũi đỏ gay có lẽ vừa uống rượu xong.Một người nói lớn:- Đánh chết nó đi anh em ạ, nó dám chửi mình, hỗn xược quá!Hai người đuổi kịp mẹ con thiếu phụ, giằng tiểu nhi vuột khỏi tay thiếu phụ và một người đưa tay định tát vào mặt đứa nhỏ... Nhưng bàn tay đó chưa kịp hạ xuống thì Phương Thế Ngọc đã lẹ như cắt nhảy chồm tới gạt sang một bên:- Khoan! Sao lại đánh tiểu nhi? Việc gì cũng còn có nơi phân xử chớ!Bị cái gạt do tay Thế Ngọc cứng như sắt, người nọ ôm tay nhăn nhó. Ba anh em Phương gia thừa dịp đứng chắn vào giữa ngăn hẳn hai người nọ và mẹ con thiếu phụ. Người không bị đau tay hùng hổ quát:- Ba tên này là hạng nào mà dám can thiệp vào việc của chúng ta, đánh chết nó đi anh em ơi!Dứt lời, người ấy xô tới đấm luôn một quyền nhằm mặt Thế Ngọc.Thế Ngọc gạt luôn cái nữa khiến người ấy chao hẳn thân đi mấy vòng té sấp xuống mặt lộ, kêu la ầm ĩ.Đồng thời, từ đâu đó có hai mươi người tay đao, tay côn võ trang đầy đủ, xông tới bổ vây ba anh em họ Phương vào giữa.Thế Ngọc la lớn:- Nhị huynh bảo vệ mẹ con người này, mặc tiểu đệ cho chúng một bài học hay quen thói bắt nạt kẻ hèn yếu!Thế Ngọc nhảy thẳng đến trước mặt tên đầu đoàn bắt cây mộc côn và đạp luôn cho gã một cái lộn ngược vào đồng bọn.Chàng hoa côn đánh dạt bọn người sang một bên. Phương Hiếu Ngọc cũng đoạt mộc côn của đối phương xung trận.Hiếu Ngọc,Thế Ngọc xung trận dữ dội như hai con cọp đói, hung hãn, thiệt ra hai chàng cốt nạt nộ cho đối phương thấy mươi tên đồng bọn bị đòn đau phải sợ hãi rút lui. Biết không địch nổi hai thanh niên hung thần, bọn đông người hò nhau chạy rùng rùng náo loạn cả khu phố.Thừa lúc nhốn nháo, Phương Hiếu Ngọc không muốn bận bịu lôi thôi ra vào chốn công môn, bèn bảo Mỹ Ngọc đem mẹ con thiếu phụ chạy trước ra Tây môn, còn chàng và Thế Ngọc giả đò đuổi đánh rốc một trận nữa rồi cũng lẫn vào đám đông người đi mất. Lúc Hiếu Ngọc và Thế Ngọc đến Tây môn Chi Lục lô thì đã thấy Mỹ Ngọc cùng mẹ con thiếu phụ ngồi chờ dưới gốc cổ hòe cành lá rườm rà che rợp mái tam quan.Thế Ngọc nhìn lên Tam quan xây bằng đá phiến thấy có đục nổi ba đại tự "Tây Thiền Tự" kiểu triện. Thiếu phụ dắt tay con quỳ lạy Hiếu Ngọc, Thế Ngọc tạ ơn cứu mạng. Hai người vội đứng lánh sang bên, Hiếu Ngọc nói:- Giúp đỡ người yếu thế là lẽ thường, mời nương tử đứng lên kẻo anh em tôi áy náy vô cùng. Nguyên do câu chuyện thế nào? Tại sao lại bị người ta đuổi đánh như vậy?- Thưa, câu chuyện dài lắm, thiếp xin kể rõ ràng...Nguyên ở đất Dương Thành gần Quảng Châu, có một người tên là Hồ Thành lên Quảng Châu thuê một căn nhà nhỏ ở cùng vợ là Đỗ thị và vợ chồng con trai mệnh danh Á Kiền và Hà Kim Mai, chuyên buôn tạp hóa. Đến mùa gặt năm ấy, Đỗ thị cùng vợ chồng Hồ Á Kiền về Dương Thành thâu ít lúa ruộng cấy rẽ, tới khi trở lên Quảng Châu thì đã thấy Hồ Thành nằm rên khừ khừ trên giường, mặt mày thâm tím, hàng hóa mất sạch.Hồ Á Kiền kinh hoàng, vội quỳ xuống bên giường thăm hỏi.Hồ Thành thở nặng nhọc, trào máu miệng bập bẹ được mấy câu:-... Chết mất... bọn cơ phòng.Trăng trối tới đây, Hồ Thành ho lên mấy tiếng cực nhọc, ngoẻo đầu trúc linh hồn. Hồ Á Kiến khóc sướt mướt, làm đơn trình quan xin khám nghiệm tử thi.Chẳng dè bọn cơ phòng núp sẵn đâu đó chờ Á Kiền vừa ra khỏi nhà được vài chục thước, liền áp đánh Á Kiền một trận nhừ tử. Chúng lục soát trong túi Á Kiền đoạt lá đơn và đe dọa sẽ đánh chết nếu còn trình báo lôi thôi.Đỗ thị thương con vội vàng cùng nàng dâu chôn cất ngay Hồ Thành và cùng về thẳng Dương Thành lo phục thuốc cho Hồ Á Kiền. Nằm đến hai tháng mới lành bịnh, Á Kiền hằn học, uất ức thề quyết báo phụ thù.Nhưng thân hình mảnh khảnh, tướng học trò bẻ gà chẳng nổi thì báo với hận sao nổi bọn cơ phòng hung hãn tựa hùm beo?Á Kiền chợt nhớ hồi còn ở Quảng Châu được nghe nói Tây Thiền Tự, chi phái Thiếu Lâm, có thâu nhận môn đồ truyền dạy võ nghệ, chàng bèn lẳng lặng ra đi sợ mẹ và vợ con can ngăn.Lên tới Quảng Châu, Hồ Á Kiền tìm thẳng đến Tây Thiền Tự xin ra mắt vị Trưởng tự, Tam Đức huề thượng. May cho họ Hồ gặp dịp Chí Thiện Thiền sư tới nơi thăm đồ đệ là Tam Đức. Thấy Á Kiền kể lể sự tình xin theo báo thù cha, Thiền sư thương tình nhận y làm đồ đệ và đưa về Tung Sơn truyền võ nghệ, Á Kiền đi được hơn một năm, Đỗ thị buồn cảnh gia đình, cũng mãn phần. Năm ấy con trai y là Hồ Á Đức mới lên bảy tuổi.Hà Kim Mai lo tang ma cho mẹ chồng, lúc xong việc thì gia tài cũng gần khánh kiệt.Luôn mấy năm mỏi mắt trông chồng nhưng bóng chim tăm cá, Á Kiền vẫn biệt dạng vô tin tức, họ Hà thì ngày càng túng thiếu, chợt nhớ có người bà con nhà chồng ở Tôn Hội Hà lộ trên Quảng Châu, hai mẹ con nàng liền thu xếp lên Quảng Châu vay món tiền sinh nhai tại quê nhà.Hơn ba năm rời thành thị, Hà Kim Mai loạng choạng thế nào mà đi nhằm ngay phố có cơ sở cơ phòng, có mấy tên cơ phòng nhận được mặt biết nàng là vợ Hồ Á Kiện bèn thả lời ong bướm.Hà thị sợ hãi không dám hé răng lủi thủi dắt con bước lẹ.Lúc đó Hồ Á Đức đã mười một tuổi, khôn ngoan, thấy hai người lạ cố theo trêu chọc mẫu thân, y liền cáu tiết phỉ nhổ chửi mấy câu. Bọn cơ phòng nổi giận quát mắng:- Thằng ôn con này "phạm thượng"! Ông cha mày còn bị chúng ông đánh cho táng mạng nữa là mày, miệng còn hôi sữa!...Hà thị sợ hãi vội lôi Hồ Á Đức chạy thục mạng, đang khi nguy ngập thì gặp cứu tinh...Nghe Hà thị kể gia cảnh đến đây, ba anh em Phương gia cùng mủi lòng thương cảm.Phương Thế Ngọc dậm chân, nắm tay mà rằng:- Biết thế hồi nãy đánh cho bọn côn đáng chết mấy tên mới đáng tội chúng.Tức cha chả là tức!Hiếu Ngọc gạt đi:- Tam đệ chớ nóng nảy! Gây hấn nơi xa lạ này có ích lợi gì? Cứu được người là hay rồi, còn nhớ song thân dặn bảo gì không?Nói đoạn chàng quay lại hỏi Hà thị:- Hiện giờ nương tự hoàn toàn không biết tin tức gì về lịnh lang quân?- Thưa không, Hồ lang bặt ai Nương về chưa lâu chưa.Tử Long thưa:- Bạch sư phụ, chúng đệ mới về được hai hôm nay. Sư phụ du ngoạn Lao Sơn?- Ờ, ta vân du nới miền duyên hải Sơn Đông, thăm Chu Thiên Võ ở Lao Sơn.Nói đoạn, Thiền Sư cùng Lã đại sư lên thẳng đại điện.Lát sau Mạnh Sơn xuống phòng Cam thái thái tìm Cam, Lã:- Thiền Sư thỉnh sư đệ, sư muội lên thơ phòng.Hai người toan trình bày các hành động trong thời gian từ ngày xuống núi thì Thiền Sư đã ngắt lời:- Lã đại sư đã kể chuyện ta nghe rồi. Khi ở Lão Sơn, ta có gặp người đồ đệ của Chu Thiên Võ là Tề Tưởng Bình về núi thăm sư phụ. Họ Tề hành nghề bảo tiêu tại Yên Châu trấn rất hay qua lại khu vựa Giang Đông. Nhân đó, ta tả diện mạo tên Tăng tặc đạo hỏi thăm y xem đã từng gặp lần nào chưa. Tề Tưởng Bình quả quyết rằng đã hai lần gặp một người diện mạo y hệt tên giặc họ Tăng trên đường xuống Giang Nam. Như vậy Tăng tặc đạo đã đổi khu vựa hoạt động rồi chăng? Cho nên hai hiền đồ thất công tìm kiếm y dọc theo Vạn Lý Trường Thành và chuyến mới đây ra Quan Ngoại cũng không gặp. Khi qua Yên Châu trấn các con nên tới thăm Tề Tưởng Bình hỏi rõ lại câu chuyện xem thế nào.Ta mòng rằng chuyến Nam du này, hai hiền đồ sẽ thành công. Hiện nay, Giang Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông là nơi môn đồ các đại phái đang khởi sự tương tàn. Cũng may, cuộc tranh đua vô lý ấy chưa lan tràn lên Bắc, nhưng không ai tìm đường dập tắt đi, thì một ngày kia e khó tránh nổi.Ta tin ở tài sức hiền đồ, hai con hãy nhân một công đôi việc lãnh nhiệm vụ trọng tài tùy theo trường hợp, hành động can gián giữa đôi bên. Vậy hai hiền đồ cần phải ôn hòa khéo léo. Võ lực chỉ là hậu thuẫn, bần cùng lắm mới được sử dụng tới và khi sử dụng tới võ lực, hai hiền đồ dù gặp các bực Sư trưởng cũng đừng lo ngại. Ta biết người, biết mình mới quả quyết dạy hai hiền đồ như vậy.Tuy thế, bề ngoài vấn đề tôn ti thượng hạ, tiền văn, hậu võ, có thể hiền đồ không phụ công ta và Lã đại sư truyền dạy, y bát trên mười năm trời.Nói tới đây, Chiêu Dương Thiền Sư suy nghĩ giây lát mà rằng:- Việc các võ phái miền Nam hiện tại tranh giành cao thấp đây không do lẽ tự nhiên. Cuộc tranh giành đã lan tới bực cao độ sẽ lôi cuốn Bạch Mi đại sư và Bát Tí Na Tra Phùng Đạo Đức vào vòng tranh đấu.Hai người ấy liên kết chống lại Nam Thiếu Lâm là một hiểm họa cực kỳ lớn lao cho các danh thủ Tung Sơn. Bạch Mi và Phùng Đạo Đức là hai người hay cố chấp, gặp phải Chí Thiện sư trưởng Nam Thiếu Lâm giàu lòng tự ái môn phái, có thể vì sẽ quá nghe các môn đồ quá mức dong túng cho họ được tự ý hành động.Xét qua tánh tình của đôi bên, ta e cái sẩy nẩy cái ung, hai hiền đồ cần phải mềm dẻo khéo léo lắm may ra mới thành công. Vậy hiền đồ nghỉ ngơi thêm vài ngày nữa rồi liệu bề lên đường.Lã Mai Nương, Cam Tử Long từ tạ về phòng.Mấy hôm sau, Song Hiệp lạy từ Cam thái thái để lên đường.Song Hiệp đi khỏi, Chiêu Dường thảo hai lá đơn phái Mạnh, Võ Sơn xuống Thiếu Lâm Tự và Võ Đường đưa trình Chí Thiện Thiền Sư và Phùng Đạo Đức, đại ý can gián hai đồng đạo nên bỏ qua những sự xích mích giữa các môn đồ, giữ vẹn tình giao hảo môn phái.Nói về Lã Mai Nương, Cam Tử Long ra khỏi Mã Dương Cương, theo đại lộ qua Tế Nam phủ xuống thẳng Yên Châu, một thị trấn ở ngã ba đường, ranh giới ba tỉnh Sơn Đông, Hà Nam và Giang Tô.Một hôm, đi còn cách Yên Châu độ hơn ngày đường nữa, lúc đó đã xế chiều thì bỗng mây đen u ám kéo đầy trời, gió thổi phần phật từng cơn, cát bụi bay mù.Mai Nương nói:- Mưa lớn tới nơi rồi, tìm nơi tạm trúc thôi!Hai người thúc ngựa chạy đến thôn trang xin trú mưa và nghỉ qua đêm.Trang chủ trạc ngoại lục, hiền hậu, đứng trên hành lang nhìn ra phía cổng chờ khách.Lão trang chủ niềm nở:- Mời nhị vị vào đại sảnh, trời mưa lạnh, tôi đã cho đốt lửa sẵn.Cam, Lã theo lão ông vào khách sảnh, đặt hành lý xuống kỷ, tự xưng tên họ.Tử Long nói:- Thưa trang chủ, trang môn có treo tấm biển đề Bát Thập Trang, chẳng hay chữ bát thập có liên quan gì đến khu vực vắng vẻ này không?Trang chủ đáp:- Lão hủ tôi họ Du tên Quảng Vân đời đời ở đấy này rồi. Cũng vì toàn thể gia đình từ trước đến nay, người nào cũng thọ quá tám mười tuổi nên các thôn xóm lân cận đây gọi là Bát Thập Trang.Ngoài trời, mưa vẫn đổ lớn. Vì mưa, trời tối sớm. Du Quảng Vân gọi gia nhơn bảo dọn phòng cho hai người nghỉ ngơi và cơm nước chu đáo.Sáng hôm sau, Cam, Lã sửa soạn lên khách sảnh từ biệt Du Quảng Vân để lên đường thì giữa lúc ấy, một gia nhơn vác một cành trúc khẳng khiu dài thườn thượt vào trình với họ Du.- Thưa trang chủ, con vừa mở cổng trang quét dọn thì thấy cành trúc này dựng ngay giữa mái cổng. Thấy Lạ, con cầm vào trình người coi.Du Quảng Văn nói:- Chắc người nào đi qua bỏ cành trúc vô dụng đó lại, lạ gì mà phải trình bày?Tên gia nhơn bị chủ nhơn la bèn cầm cành trúc toan quay đi, nhưng Cam Tử Long đưa mắt ra hiệu cho Lã Mai Nương rồi gọi giựt y lại mà rằng:- Ngươi chắc chắn là cành trúc này dựng ở giữa mái trang môn chớ?Trước sự ngạc nhiên của Du Quảng Văn, tên gia nhơn đáp:- Dạ, dựng ngay chính giữa cổng.Mai Nương bước xuống thềm cầm cành trúc nhận xét kỹ một hồi đoạn đưa cho Tử Long, nàng nói:- Sư huynh ơi, cành trúc có đúng ba chục lóng và lóng thứ hai mươi ba có tiện một vệt dài, hai vệt ngắn đây này.Quảng Văn hỏi:- Câu chuyện vừa rồi nghĩa là thế nào, hảo hán và tiểu thơ có thể giải thích cho tôi được không?Cam Tử Long đáp:- Có nhiều nghĩa lắm. Nếu trang chủ hiểu chuyện tất không an tâm đâu.- Xin tráng sĩ cứ dạy cho nghe.Tử Long giải thích:- Nguyên thứ trúc này có tên là Kê Cước Trúc vì đốt nó khẳng khiu như cái xương đùi gà. Ba tiếng Kê Cước Trúc cũng không phải danh từ tự nhiên mà là bọn giang hồ đại đạo đã tạo ra nó.Khi chúng định cướp một nơi nào mà đồng bọn không thuộc địa thế cho tiện bề hành động, tên đầu đảng thường hay cắm một cành Kê Cước Trúc ở nơi ất, và phải đồng bọn đến tận nơi xem xét địa thế trước khi khởi sự, lấy cây trúc này làm chuẩn đích. Theo như chúng tôi dự đoán thì ngày hai mươi ba, đúng qua canh hai thế nào chúng cũng sẽ khởi sự đánh cướp Bát Thập Trang.Du Quảng Văn hỏi:- Làm thế nào mà hảo hán biết đúng ngày giờ hành động của bọn tặc đạo?Trông vẻ mặt nghi ngờ của họ Du, Tử Long phát tức cười, chàng nói:- Bọn tặc đạo có dấu hiệu riêng của chúng. Cành trúc này có ba chục đốt tiêu biểu cho cả một tháng ba mươi ngày. Ở đốt hai mươi ba có dấu dao cắt hai vệt dài, một vạch bằng phân nửa, có nghĩa là đêm hai mươi ba, tới canh hai rưỡi sẽ hành động.Mọi người trong trang nghe nói đều sợ cuống cuồng. Điềm Đạm hơn, Du Quảng Văn nói với Song Hiệp:- Xin nhị vị hãy hoãn giờ lên đường cho tôi được hỏi tường tận mọi việc, kẻo đêm mai là hai mươi ba rồi. Ta và khách sảnh nói chuyện cho tiện.Hai người theo Quảng Văn vào nhà. Mai Nương nói:- Trang chủ tánh tình hiền đức, anh em tôi sẵn lòng giúp đỡ nếu người thấy cần sai bảo.Du Quảng Văn khẩn khoản:- Thời gian cấp bách yêu cầu hảo hán và tiểu thơ đã biết tìm ra bịnh ắt cũng có phương cứu chữa. Toàn trang chúng tôi không bao giờ dám quên ơn.Cam Tử Long niềm nở:- Trang chủ khá an tâm, anh em tôi sẵn sàng giúp đỡ.Trong quý trang có bao nhiêu trang đinh, trang chủ hãy bảo họ sẵn sàng khí giới, trữ mồi đuốc đêm mai dùng. Chúng tôi sẽ chỉ huy, điều động cho mà bắt cướp.Nói đoạn Song Hiệp cất hành lý về phòng rồi rủ nhau đi quanh phía ngoài trang xem xét tình thế, đoạn tụ tập các trang đinh dặn cách phòng thủ.Đêm hôm sau, trước canh hai, Song Hiệp dẫn bọn tráng đinh phục trên sườn đồi, nơi gần Bát Thập Trang.Tử Long dặn mọi người:- Mặc chúng tôi đối đầu với bọn cướp, chừng đánh được một hồi, mọi người sẽ reo hò kéo xuống vây đánh, có thể chúng mới e nể trang Bát Thập, không bao giờ dám trở lại nữa, nghe?Các tráng định thảy đều hăng hái nhất nhất vâng lời. Trời tôi như mực, gió lạnh thổi từng cơn lùa xào xạc trong những khóm lá um tùm trên đồi, côn trùng ầm ĩ thê lương. Bọn tráng đinh vì nghĩa vụ đối với sự an toàn cho toàn trang, hăng hái thiệt, nhưng họ không khỏi hồi hộp trong khi chờ giặc đến, nhứt là chờ trong đêm tối âm u.Quá nửa canh hai rồi, bọn cướp vẫn bặt tăm hơi.Mai Nương nói nhỏ:- Hay là chúng không tới? Nếu vậy ta cần phải ở lại bảo vệ Bát Thập Trang liền mấy đêm nữa, mất thì giờ quá nhỉ!- Không lý nào chúng không tới. Xưa nay bọn lục lâm nào đã dùng tới lối Kê Trúc Sá thì dù mưa bão chúng cũng đến và liều mạng lắm.Hai người đang bàn tán bỗng cùng im bặt nhìn về phía Đông Bắc.Một đoàn người khá đông, lặng lẽ im lìm kéo thẳng đến Bát Thập Trang.Tử Long khẽ gọi bọn tráng đinh chỉ cho xem:- Cướp đến kia kìa. Sửa soạn nhé. Chúng tôi xuống đón đánh đây!Bọn tặc đạo ngừng tiến, phân phát thành tiểu đội trước khi đột kích. Cam, Lã chạy như bạt đến nơi, thấy rõ ràng năm tên tặc tướng chia đồng bọn thành năm tiểu đội chừng mười lăm, hai mươi tên sửa soạn nhập trang.Chúng không ngờ hai bóng đen từ hai bên chạy ập tới. Đã dặn nhau từ trước, Mai Nương, Tử Long bất chợt nhảy vút qua đầu hai tặc tướng, chặt luôn hai bàn tay cương đao vào gáy chúng khiến hai tên bất ngờ bị trúng độc thủ té úp mặt xuống cỏ không động đậy được nữa.Đồng bọn chưa nhận định được tình thế thì Song Hiệp đã tuốt kiếm sáng lòe lao mình vào giữa bọn tặc đạo xung sát dữ dội. Bọn lục lâm thoạt đầu tưởng bị trúng ổ phục kích nên đã có phần nhốn nháo, nhưng chúng nhận ngay ra là chỉ có hai người xung trận, nên hò nhau vây đánh. Ba tên tặc tướng rút đoản đao nhảy vào đánh tới tấp.Tử Long vừa sát phạt vừa la lớn:- Bọn tặc đạo quen giết người cướp của này đêm nay phải chết tại Bát Thập Trận.Chúng biết gặp phải hai tay hắc sát thần vô cùng dõng mãnh, nên ba tên đầu đảng còn lại lúc nào cũng rình có cơ hội là đào tẩu. Đang cơn nguy cấp, bọn lục lâm bị tử thương đến ngoài hai mươi tên, bỗng từ chân đồi, tiếng reo hò vang dậy, đoàn tráng đinh ào ào kéo tới. Ba tên đầu đảng hoảng hốt lùi dần, bị Song Hiệp đưa cho mỗi tên một lát kiếm nhẹ trúng bắp đùi té lăn ra mặt đất.Bọn cướp còn lại vài ba chục tên vội vàng phân tán bỏ chạy tán loạn.Các tráng đinh thắng thế đuổi theo một chặp rồi mới trở về.Trong Bát Thập Trang, Du Quảng Văn và các con hô hào mọi người đốt đền đuốc ta bãi chiến soi sáng rực cả một vùng, lấy dây trói các tên cướp bị thương lại giải cả về trang để hôm sau trình quan giải huyện.Du Quảng Văn vái Song Hiệp mà rằng:- Nếu nhị vị không ra tay thần vô cứu giúp thì toàn trang chúng tôi đêm nay bị san thành bình địa mất.Quảng Văn giữ Song Hiệp lại một hôm để khoản đãi. Cam, Lã đành nán lại Bát Thập Trang, sáng hôm sau mới lên đường đi Yên Châu tìm đến phiêu cuộc Tề Tưởng Bình, Tưởng Bình đi vắng, Cam Lã lên đường vào địa hạt đất Giang Đông...