rong quá trình biên soạn, để tái bản cuốn sách này mà tên gốc là
Nỗi hối hận lúc hoàng hôn, chúng tôi ở nhà xuất bản đã nhận được khá nhiều sự trợ giúp:
- Của chính tác giả Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê đã cho phép chúng tôi đổi tên sách thành
TRẦN ĐỨC THẢO: Những lời trăng trối để có lẽ dễ nhận ra hơn đối với những ai quan tâm đến triết gia và đề tài.
- Của nhà văn Vũ Thư Hiên ở Pháp đã sốt sắng và mau mắn tìm cho chúng tôi một số hình và ảnh về giáo sư Trần Đức Thảo. Theo ông, khi lời kêu gọi của Tổ Hợp đưa ra thì không ít bạn đã đáp ứng và nhờ nhà vãn chuyển cho chúng tôi.
- Của hoạ sĩ Vũ Tuân, tác giả của một bức hoạ xuất sắc mà chúng tôi có in lại nơi trang 9.
- Của Luật sư Dương Hà đã chuyển cho chúng tôi thủ bút bài thơ “Nhà triết học” của Huy Cận.
- Của cả một số tác giả vô danh (chỉ vô danh đối với chúng tôi ở Tổ Hợp vì không được biết rõ) mà chúng tôi xin mạn phép dùng hình vẽ hay hình chụp nơi trang bìa và trang 8.
- Của giáo sư Shawn McHale thuộc Đại học George Washington DC, một trong những người đầu tiên nhìn ra tầm quan trọng của cuốn sách.
- Của nhà báo Nguyễn Minh Cần ở Moscow là người khuyến khích và cổ võ cho việc chúng tôi tái bản cuốn sách để phục hồi danh dự cho một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, bị dập vùi chỉ vì đã khảng khải lên tiếng trong mấy bài đòi tự do tư tưởng trên Nhân Văn - Giai Phẩm cách đây gần 50 năm - tóm lại để trả lại sự thật cho lịch sử.
- Và của một số bạn rất mong mà không có dịp đọc ấn bản nguyên sơ của tác giả Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê.
Với tất cả nhũng vị nêu trên, chúng tôi xin được ghi nhận những lời tri ân chân tình của chúng tôi.
Tiếng thở như lời than bao đêm thao thức thật thà tìm tòi chân lý, té ra tầm ruồng! Bùi Giáng Đặc biệt cảm ơn giáo sư Bùi Doãn Khanh đã sắp đặt những buổi mạn đàm tâm sự của giáo sư Trần Đức Thảo, đã chịu khó đọc lại bản thảo của tập sách này.
Lời mở đầu để tái bản Sách được xuất bản lần đầu với số lượng ít, chỉ là để thăm dò ý kiến thân hữu và bạn đọc. Nhưng đã nhận được những lời phê bình khích lệ.
Truyện kể về hành trình một nhà triết học, trong quá trình trở thành một triết gia, qua những trải nghiệm vỡ mộng đau đớn phũ phàng của thực tại. Cuối cùng triết gia nhận thấy mình đã sai, “lãnh đạo” cũng đã sai… Đây chính là Bi Kịch Thời Đại. Bởi chẳng những sai lầm ấy có tính sinh tử đối với một đời người, mà còn thê thảm hơn đối với cả vận mệnh dân tộc…
Tiếp cận với suy nghĩ của một bộ óc thông minh, có năng khiếu suy tư tới mức thông thải, là một kình nghiệm hữu ích trong sinh hoạt tư tưởng, đảng được phổ biến.
Suy tư là một khả năng bẩm sinh của còn người, nhưng không phải lúc nào, ở đâu… ai ai cũng biết, cũng có phương pháp suy tư để đạt tới cái nhìn nhân quả của mỗi hành động, mỗi sự kiện, mỗi hoàn cảnh, mỗi thân phận…
Bạn đọc đã chỉ ra, ở lần xuất bản đầu này, nhiều lỗi gõ, lỗi chính tả… Hơn nữa tờ bìa và tựa đề cũng bị chê là có vẻ tiểu thuyết quá, lãng mạn mơ hồ quá. Mục “đôi lời” mở đầu thực ra cũng không cần thiết vì chẳng giới thiệu rõ được tình thần cũng như nội dung cuốn sách.
Một cuộc đời tốt, xấu, có đủ khen, chê, nếu để nó rơi vào quên lãng thì đâu có ích gì? Nhưng khi được đưa ra ánh sáng dư luận, được phân tích khách quan, như một trải nghiệm sống, thì cuộc đời ấy cũng có giá trị thử nghiệm của nó. Suy nghĩ thấu đáo về một thực tại bế tắc của cá nhân chao đảo lập trường, của dân tộc bị nhận chìm trong chia rẽ, đã phải hứng chịu bao di sản nặng nể của chiến tranh, bao hệ quả đau đớn của cách mạng… thì đây cũng là một cách đi tìm lối thoát ra khỏi bế tắc.
Ở lần tái bản này, sách đã được chinh sửa lại. Mong nó có thể gợi ra một cách nhìn lại thấu đáo giai đoạn lịch sử đương đại. Và biết đâu, từ cách nhìn lại ấy, mà có cơ may băng bó lại những vết thương, hàn gắn những rạn nứt, đổ vỡ của lịch sử, để anh em, dù “đỏ” hay “vàng”, vì tình thương dân tộc, mà sẽ có ngày lau nước mắt cho nhau, để rồi vui vẻ sum họp lại một nhà. Đấy có thể là một kết quả quá viển vông chăng?