ằm một mình trong căn phòng lạ, thoạt đầu Volodia cảm thấy cơn sợ hãi trước cái chết trở lại. Nghĩ rằng nếu ngủ đi được, chàng sẽ quên hiện tại, quên chính chàng và quên sợ hãi. Volodia thổi tắt ngọn nến và nằm xuống giường, lấy chiếc áo khoác ngoài đắp lên người. Chàng kéo áo che kín đầu. Hồi nhỏ, chàng vẫn sợ bóng tối, và cho đến bây giờ thói quen sợ bóng tối đó vẫn còn với chàng, Bỗng dưng, chàng nghĩ đến chuyện một trái đạn trọng pháo có thể xuyên qua mái nhà, rơi xuống đây, nổ tung và giết chết chàng. Volodia nằm yên lắng nghe. Tiếng chân đi của ông Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng vẫn vang lên trên đầu chàng.“Nếu có chuyện đó xảy ra, ông ấy sẽ chết trước”. Volodia nghĩ thầm “Xong mới đến mình. Mình sẽ không chết một mình”. Ý nghĩ này làm cho chàng dịu lại và chàng sắp sửa ngủ đi khi một ý nghĩ khác chợt đến: Sebastopol có thể bị địch quân tràn ngập ngay trong đêm nay, bọn Pháp có thể kéo đến phá cửa phòng này và chàng không có qua một thứ võ khí gì để tự vệ. Ý nghĩ này lại làm chàng tỉnh thức hoàn toàn. Chàng ra khỏi giường và tìm quanh phòng. Sự sợ hãi cái chết có thể đến làm chàng quên sợ bóng tối. Chàng tìm nhưng không thấy trong phòng có một vật gì có thể dùng tạm làm võ khí. “Mình đúng là thẳng hèn nhát”. Chàng lại nghĩ về chàng như thế. Chàng nằm xuống giường và cố gắng không nghĩ ngợi gì nữa. Nhưng giờ đây, những hình ảnh chàng nhìn thấy trong ngày trở lại ám ảnh chàng, và những tiếng đạn nổ liên tiếp làm rung chuyển cánh cửa sổ gần giường chàng nằm vẫn gợi cho chàng nhớ lại nơi chàng đang sống nguy hiểm đến là chừng nào. Những hình ảnh nối tiếp nhau hiện lên rõ trước mắt chàng. Chàng nhìn thấy những thương binh người đầy máu tươi, những viên đạn trọng pháo nổ tung, rồi chàng nhìn thấy Dì Phước trẻ đẹp đang băng bó vết thương cho chàng, đôi mắt đẫm lệ, rồi chàng hấp hối, bà mẹ chàng mang linh cữu chàng về chôn ở quê nhà, bà quỳ gối cầu nguyện cho linh hồn chàng dưới chốn Đức Mẹ, những giọt lệ nóng chảy trên má. Giấc ngủ nhất định không đến với chàng mặc dầu chàng rất mệt.Bỗng nhiên ý nghĩ về một Đấng Thiên Liêng nhìn thấy tất cả, nghe được tất cả những lời cầu nguyận đến với Volodia. Chàng quỳ gối xuống bên giường, làm dấu thánh giá rồi chấp hai bàn tay lại trước ngực như chàng từng được người lớn dạy làm từ thời thơ ấu. Cử chỉ đơn sơ này gợi lên trong chàng một cảm giác yên lành vô biên, cảm giác mà từ lâu rồi chàng không cảm thấy.“Nếu tôi phải chết, đó là vì tôi vô dụng ở cõi đời này. Nếu quả thực như thế, xin thánh ý của Chúa thực hiện. Lạy Chúa... Nếu tôi phải chết... Xin cho tôi được chết ngay... Còn nếu như can đảm và thiếu cứng rắn là cần thiết cho đời tôi, xin Chúa tránh cho tôi khỏi bị nhục nhã, tôi không sao chịu đựng được nhục nhã. Và xin Chúa hãy hướng dẫn tôi làm những gì tôi phải làm theo ý Chúa”.Cầu nguyện xong, linh hồn yếu đuối, thơ dại, sợ hãi của chàng trở thành mạnh mẹ, chàng bình thản ngay, tâm hồn như cánh chim phơi phới bay vào một miền bao la bừng sáng. Chàng nằm đó mơ màng đến cả ngàn chuyện, ghi nhận cả ngàn cảm giác, rồi chàng bình yên đi vào giấc ngủ, chàng không còn nghe, còn thấy tiếng nổ ì ầm đã trở thành nhàm chán của những trái đạn và tiếng cánh cửa sổ rung rinh.
XIV
Trung úy Koseltzoff gặp một bình sĩ thuộc Tiểu đoàn mình ở giữa đường, chàng đi theo binh sĩ này về Bộ chỉ huy Tiểu đoàn ở Pháo lũy Số Năm.- Trung úy đi sát vào tường... - Người lính nói.- Để làm gì?- Đỡ nguy hiểm hơn, Trung úy... Ở đây, đạn chúng nó bắn qua đầu mình...Người lính vừa trả lời vừa nghiêng tai lắng nghe tiếng viên đạn xé gió hay qua con đường và rơi mạnh vào một nơi nào đó trong vùng đất khô cứng. Nhưng Koseltzoff vẫn đi ở giữa đường, bất chấp lời khuyến cáo. Chàng đang đi trong con đường cũ, giữa cảnh cũ như trước khi chàng bị thương, quanh chàng vẫn vang lên những âm thanh cũ, trên đường đi chàng cũng gặp những người thương binh, những chiến hào, ổ súng. Cảnh vật y hệt cảnh vật của mùa xuân năm nay. Chỉ có điều khác là cảnh đêm nay thê thảm hơn, đen tối hơn và có vẻ chiến tranh hơn. Nhà cửa đổ nát nhiều hơn và khắp thành phố chẳng còn đâu có ánh đèn - trừ nhà thương - không còn bóng dáng phự nữ thanh lịch trong phố và cuộc sống tương đối vô tư, bất cần ngày xưa đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó một cái gì âu lo, mệt mỏi. Sebastopol như người kiệt lực không còn gượng sống được nữa.Sau cùng, chàng đến một khu xa thành phố nhất của Pháo lũy. Ở đây, một binh sĩ trong Đại đội cũ do chàng chỉ huy nhận ra chàng.- Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng hiện ở đâu? - Koseltzoff hỏi.- Thưa Trung úy... Thiếu tá đang ở trong hầm - Người lính sốt sắng đáp - Trung úy để em dẫn đường...Người lính đưa Koseltzoff qua nhiều chiến hào ngoắt ngoéo nữa mới tới cửa hầm. Một thủy thủ ngồi hút tàu thuốc trước cửa hần. Qua những kẽ hở của cánh cửa gỗ, Koseltzoff nhìn thấy ánh đèn trong hầm.- Trung úy Koseltzoff muốn vào gặp Thiếu tá. - Người lính dẫn đường nói.Người thủy thủ đứng dậy:- Để tôi vào báo.Cảnh cửa mở. Từ bên trong có tiếng nói vọng ra:- Nếu nước Phổ chịu giữ trung lập thì rồi nước Áo...- Nước Áo thì đáng kể gì. Cái gì? Mời Trung úy vào đây.Chưa từng hao giờ đặt chân vào một hầm trú ẩn loại này bao giờ - vào mùa xuân, khi chàng bị thương, Sebaslopol mới bắt đầu tạo tác loại hầm này dành cho những bộ chỉ huy - Koseltzoff ngạc nhiên trước vẻ sang đẹp, tiện nghi của căn hầm. Sàn hầm lát ván nhẵn chứ không khải là nhưng tấm gỗ thô, tấm bình phong che cửa ra vào. Trong góc hầm đặt một bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh lớn gần bằng người thật, một ngọn đèn màu hồng soi sáng bức tượng này. Hai chiếc giường kê sát vào vách hầm. Trên một giường có một sĩ quan đang nằm ngủ. Một cái bàn gỗ kê ở giữa hầm, trên mặt bàn hai chai rượu đã mở nút và nhiều ly rượu. Ông Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, ông này mới lên làm Tiểu đoàn trưởng và đặc cách thăng chức Thiếu tá thay ông Tiểu đoàn trưởng tử trận trong thời gian Koseltzoff bị thương, ngồi sau bàn cùng với một sĩ quan hầu cận.Tuy không có tự ti mặc cảm đối với bất cứ ai, chàng vẫn nghĩ chàng đã làm tròn bổn phận của chàng, Koseltzoff cũng thấy hơi ngai ngại khi phải gặp lại người bạn cũ nay đã trở thành vị chỉ huy trực tiếp của chàng.Chàng đứng chào nghiêm và nghĩ thầm khi nhìn thấy ông Thiếu tá đứng lên chào lại chàng: “Thật là lạ lùng. Hắn chỉ mới lên nắm tiểu đoàn có được hơn một tháng vậy mà hắn đã có vẻ có uy quyền ra gì, uy quyền hiện rõ trong thái độ của hắn, trên mặt hẳn, trên cả quân phục của hắn nữa. Cách đây chưa lâu cũng chính anh chàng Batretcheff này còn là Đại úy, còn đùa rỡn với mình, còn mặc cả tuần không chịu thay một cái áo sơ-mi hôi như cú, vẫn giấu bánh với rượu đi để ăn uống một mình. Vậy mà lúc này trông hắn đã khác hẳn. Mắt hắn như muốn nói với mình: Mặc dầu trước đây tôi là bạn anh, nay tôi đã là vị chỉ huy của anh. Tôi dư biết anh nghĩ gì về tôi nhưng tôi cóc cần, tôi chỉ biết một điều là anh đang thèm muốn địa vị của tôi, anh đang ước ao được như tôi...”Ông Thiếu tá nhìn chàng và lạnh lùng nói:- Trung úy đi vắng hơi lâu đấy...- Thưa Thiếu tá... vết thương của tôi vẫn chưa lành hẳn.- Chưa lành hẳn thì Trung úy trở lại làm chi? - Thiếu tá Batretcheff muốn phê bình một câu về vẻ béo tốt của Koseltzeff nhưng lại thôi, ông hỏi tiếp - Trung úy chiến đấu được rồi chứ?- Thưa vâng. Tôi trở lại để chiến đấu.- Tốt. Chuẩn úy Zaitzeff sẽ đưa ông tới Đại đội cũ ông từng chỉ huy. Sáng mai ông sẽ được nhận lệnh.Nói xong, Thiếu tá Batretcheff nghiêng đầu chào. Cái nghiêng đầu này cho Koseltzoff biết rằng cuộc gặp đã kết thúc.Trên đường đi ra khỏi Bộ Chỉ Huy, Koseltzoff nhún vai nhiều lần. Chàng có vẻ cáu giận nhưng thực ra, chàng không giận Batretcheff, nỗi giận hờn của chàng mơ hồ như chàng giận chính chàng vậy.XV Trước khi đi gặp lại các sĩ quan khác trong Tiểu đoàn, Trung úy Koseltzoff đi đến gặp những binh sĩ trong Đại đội của chàng. Những thành chiến hào có những miểng ván chống cho đất khỏi sụp lở, những ổ súng chàng đi ngang, và bầu trời tối đen luôn luôn sáng lên vì ánh đạn nổ, tất cả đều quen thuộc với chàng. Những hình ảnh này đã ghi sâu trong tiềm thức chàng từ trước ngày chàng bị thương. Một vẻ đẹp lạ kỳ từ dĩ vãng hiện về làm chàng nhớ lại những cảnh cũ với một cảm giác thích thú, bồi hồi thực sự, như trước kia chàng từng được sống sung sướng ở đây. Đại đội của chàng được đặt trong dãy chiến hào có mái che dẫn tới Pháo đài Số Sáu.Bước vào căn hầm có mái che nhưng hở một bên, chàng thấy bên trong có nhiều binh sĩ đến nỗi chàng không còn chỗ mà đặt chân. Ở cuối hầm có một ngọn nến nhỏ đang cháy. Một người lính cầm cây nến này soi lên cuốn sách do một người lính khác cầm đọc. Nhiều người lính ngồi quanh nghiêng đầu về phía người đọc và nghe với vẻ chăm chủ, thành kính. Nhờ ánh nến, Koseltzoff nhận ra cuốn sách đó là cuốn “Kinh Cầu Nguyện”.- Tắt nến đi... - Một người nào đó trong bọn la lên.“Sách này hay lắm...” người lính đang đọc nói và tỏ vẻ sẽ tiếp tục đọc bất kể lời yêu cầu tắt nến. Nhưng khi nghe tiếng Koseltzoff gọi viên trung sĩ chánh, mọi người trong hầm đều yên lặng. Viên Trung sĩ chánh đứng lên từ giữa đám người ngồi xúm xít. Y vội vã gài lại nút áo và dẫm bừa lên chân các bạn. Y vội vã bước tới gần chàng sĩ quan.- Sao? Khá không? Đại đội mình vẫn như thường chứ? - Koseltzoff vui vẻ hỏi trước.- Kính chào Trung úy. Anh em xin có lời chào mừng Trung úy bình an trở về... - Viên Trung sĩ cũng vui vẻ nói - Trung úy bình phục hoàn toàn rồi chứ? Cám ơn Chúa! Anh em nhớ Trung úy lắm...Koseltzoff có vẻ được binh sĩ Đại đội mến thương. Mọi người ồn ào chào chàng và bảo nhau là Trung úy Đại đội trưởng đã trở lại, Trung úy Mikhail Semenovitch Koseltzoff bị thương ở mặt trận này cách đây ba tháng.Koseltzoff cao giọng:- Anh em mạnh cả chứ?- Kính chào Trung úy... - Những người lính cùng nói lớn.- Hồi này... đánh nhau ra sao?- Không được khá lắm, Trung úy. Bọn Pháp mạnh hơn mình. Chúng nấp dưới chiến hào bắn lên nhưng chúng không chịu thò đầu lên khỏi chiến hào..- Chúng mình sẽ lôi cổ chúng ra khỏi đó...- Anh em tôi cũng mong như thế...Sau khi hỏi qua viên Trung sĩ về quân số của Đại đội, số thương binh, tình trạng võ khí, đạn dược, Koseltzoff rời đám binh sĩ để đi tới gặp những sĩ quan khác trong tiểu đoàn.XVI
Căn hầm của các sĩ quan lớn hơn, sạch hơn và vững chắc hơn. Trong hầm cũng có nhiều người nhưng không chen chúc như trong hầm binh sĩ. Có vài sĩ quan nằm ngủ trên những chiếc ghế dài kê sát vách hầm, nhiều sĩ quan khác ngồi rải rác trên những thùng đạn. Nhóm sĩ quan đông nhất ngồi ngay trên sàn hầm. Họ đang đánh bài.- A! Kostltzoff trở lại. Hoan bô... Vết thương khỏi thật chưa? - Nhiều giọng nói vang lên chào đón Koseltzoff khi chàng bước vào hầm.Ở đây, giữa những sĩ quan, chàng cũng được mến thương. Người ta tỏ vẻ vui mừng thật tình khi thấy chàng trở lại.Sau khi bắt tay những sĩ quan quen, Koseltzoff ngồi xuống với đám sĩ quan đang đánh bài. Một sĩ quan, gầy nhom, có cái mũi dài và bộ ria mép vểnh lên hai má, sào cỗ bài với những ngón tay dài trắng, trên một ngón tay có đeo một cái nhẫn triện lớn. Ông này có vẻ đang khó chịu vì thua. Bên tay phải ông này là một ông Đại úy tóc bạc, nửa nằm nửa ngồi, một tay chống lên cằm. Rồi đến một sĩ quan ngồi chồm hổm. Sĩ quan này mặt đỏ, cười gượng, đánh bạc không tiền và làm cho các sĩ quan có tiền khó chịu. Một sĩ quan cao và gầy, đầu hói, tay cầm một tập giấy bạc, thỉnh thoảng lại đếm từng tờ. Ông này là người đang được bạc.Kosellaoff ngồi đó, uống một ly rượu và xem các bạn đánh bạc.- Mikhail Semenovitch... Nhập cuộc đi chớ? Đặt tiền đi, còn chờ gì nữa - Người sĩ quan đang sào bài nói - Tôi đoán anh đem về đây thiếu gì tiền. Đúng không?- Trái lại là khác - Koseltzoff đáp - Tiền ở đâu mà đem về đây? Tôi tiêu hết tiền ở các thành phố trong đất liền rồi...- Chắc cậu chơi bời dữ lắm ở Sympherol, hả? - Ông sĩ quan tóc bạc nheo mắt hỏi.- Bậy nào. Bị thương chưa lành mà chơi bời gì? Chơi bời để cho mà chết à? - Koseltzoff nói, nhưng chàng không cố gắng làm cho các bạn tin ở lời chàng. Rồi chàng cũng ngồi vào một chân, đưa tay ra cầm những lá bài giơ lên coi:- Tiền thì không có nhưng cờ bạc mời thì đánh chơi - Chàng nói tiếp - Biết đâu đấy? Tôi có thể vồ hết tiền của các bạn và các bạn sẽ hối hận vì nài ép tôi chơi. Vừa đánh bài vừa uống rượu cho vui...Sau kin uống ly rượu thứ hai, Koseltzoff đã mất ba đồng ruble cuối cùng của chàng. Đến lúc này, chàng sĩ quan mặt đỏ ngồi chồm hổm đã nợ số bạc một trăm năm mươi đồng ruble.- Trả tiền đi chứ? - Người sĩ quan đầu hói, tay cầm tập giấy bạc, thúc dục.- Sáng mai... Sáng mai... - Kẻ bị đòi nợ hứa hẹn không lấy gì làm chắc chắn cho lắm.- Đánh bạc là phải có tiền mặt. Ai lại đánh nợ bao giờ? - Người đòi nợ lắc đầu - Chơi kiểu này không chấp nhận đươc.- Bộ anh không tin tôi sao?Ôag Đại úy tóc bạc đang nằm nghiêng bỗng ngồi dậy, lên tiếng:- Tám ruble của tôi đâu? Tôi thua hai mươi ruble, trả tiền các bạn đàng hoàng. Đến lúc tôi được lại tám ruble, không bạn nào chịu chi cho tôi là nghĩa làm sao?- Anh này nợ hết, lấy đâu ra tiền mà trả anh? Mấy ván sau này đặt tiền toàn bằng miệng không à...Ông Đại úy tóc bạc nổi giận:- Tôi đánh bạc với anh, tôi có đánh với anh không tiền này đâu? Tôi đánh bạc có tiền đàng hoàng mà...Ông sĩ quan mặt đỏ không tiền cũng lớn tiếng:- Tôi nói ngày mai tôi trả là ngày mai tôi trả. Các anh làm cái gì mà dữ dội quá vậy? Tiền cờ bac mà...Mọi người ai cũng nói một câu để can những kẻ to tiếng. Căn hầm ồn ào lên một lúc...Chúng ta hãy buông tấm màn phủ xuống cảnh cờ bạc tầm thường này. Ngày mai, cũng có thể là ngay trong đêm nay, những con người ti tiện này có thể đi đến gặp cái chết, hiên ngang, vui vẻ, kiêu hãnh, và họ sẽ có thể chết bình yên, chết không hối tiếc. Họ vẫn có thể là những “người hùng” khi có hoàn cảnh, khi cần đến. Nhưng ngay cả những “người hùng” chân chính cũng không thể bất cứ lúc nào cũng tỏ ra mình là người hùng. Ánh lửa hùng trong tâm hồn họ khong thể cứ sáng mãi. Song, đến phút cuối cùng, ánh lửa đó vẫn còn đủ sực bốc cháy để giúp họ chết như những người hùng.XVII
Ngày hôm sau cuộc pháo kích vẫn tiếp tục với mức độ dữ dội không khác gì ngày vừa qua. Vào khoảng 11 giờ trưa, Volodia Koseltzoff đến gặp những sĩ quan bạn trong Tiểu đoàn Pháo của chàng. Chàng bắt đầu làm quen với những khuôn mặt mới này, trò chuyện với họ và bắt đầu cảm nghĩ như họ. Cuộc đối thoại có vẻ trí thức nhưng vẫn khiêm tốn của các sĩ quan pháo binh thích hợp với bản chất của Volodia. Chàng cảm thấy dễ chịu được ngồi chung với họ và thấy kính phục họ. Ngược lại, vẻ trẻ trung dễ mến và thái độ hãy còn rụt rè, ngượng nghịu của Volodia làm cho các sĩ quan đàn anh từng trải có cảm tình ngay từ phút đầu.Người sĩ quan nhiều tuổi nhất Tiểu đoàn, một Đại úy tóc hung, trán rộng, để tóc dài hai bên thái dương, vẫn là người theo đúng truyền thống của sĩ quan pháo binh: lịch sự, hào hoa với phụ nữ, luôn luôn chứng tỏ mình là người học rộng, biết nhiều. Ông Đại úy này hỏi Volodia về những điều chàng hiểu biết về khoa học, về những phát minh và nói đùa chàng về vẻ trẻ trung, bô trai của chàng. Ông coi Yolodia như con ông và chàng trẻ tuổi lấy làm cảm động. Thiếu úy Dedenko, một sĩ quan trẻ, chỉ hơn Volodia khoảng bốn, năm tuổi, cũng làm cho chàng có cảm tình mặc dầu ông này có mái tóc bù, bận bộ quân phục nhầu nát, hay nói to và thường cáu kỉnh vô cớ, vì dưới cái vỏ ngoài không mấy hào hoa này, Volodia cảm thấy con người can đảm và giá trị của Dedenko. Dedenko sốt sắng nói cho Volodia biết về tình trạng của tiểu đoàn pháo binh hiện nay và cố gắng chứng tỏ cho chàng biết rằng tất cả những khẩu đại pháo ở Sebastopol hiện nay đáng lẽ ra đều phải vứt đi hết từ lầu rồi để thay thế bằng những khẩu mới. Ngược lại, Trung úy Tchernovitzky, người có đôi lông mày luôn luôn nhếch cao, bận bộ quân phục chải chuốt có đeo sọi dây vàng đồng hồ ở túi, không làm Volodia thấy có cảm tình mặc dầu ông ta tỏ ra lịch sự hơn ai hết. Trung úy Tchernovitzky hỏi Volodia nhiều câu về Nga hoàng, về ông Tổng trưởng Bộ Chiến tranh, ông cũng kể cho chàng nghe những chiến công ở Sebastopol bằng một vẻ nồng nàn giả tạo, ông than phiền về tình trạng những người yêu nước chân chính có quá ít ở Sebastopol, ông biểu lộ sự hiểu biết và trí thông minh của ông cùng nhiều tư lưởng cao đẹp khác nhưng Volodia vẫn cảm thấy, tuy răng rất mơ hồ, sự giả dối của Tchernovitzky, chàng cũng nhận thấy rằng hầu hết những sĩ quan khác đều có vẻ tránh nói chuyện với Tchernovitzky.Hạ sĩ Nhất Vlang, người mà Volodia đánh thức đêm hôm qua, ngồi khiêm tốn trong một góc phòng. Vlang ngồi im, không lên tiếng góp chuyện nhưng sẵn sàng cười khi có ai khôi hài hoặc trả lời khi có người hỏi đến. Anh rót rượu mời các sĩ quan và chăm chỉ cuốn thuốc lá hầu tất cả mọi người. Vlang có cảm tình ra mặt với Volodia sau khi chàng trẻ tuổi này xử sự với anh không kiêu kỳ như một sĩ quan với một hạ sĩ gần như là binh sĩ. Đôi mắt Vlang luôn luôn nhìn xem Volodia có thiếu gì không, có cần gì không, và anh đoán trước được cả những ý muốn của Volodia.Lúc sắp sửa đến bữa ăn trưa, Đại úy Kraut từ pháo đài về bước vào phòng. Đại úy Kraut là một sĩ quan tóc vàng, dáng người thanh thanh, khá đẹp trai, mang bộ ria mép đỏ và đôi tóc mai cũng màu đỏ, tính tình vui vẻ.- Người hùng của chúng ta về đây rồi - Ông Đại úy già nói khi Kraut bước vào phòng - Frederic Christianovich. Uống gì nào? Trà hay brandy?- Tôi đã bảo pha trà nhưng trong khi chờ uống một chút brandy cũng chẳng sao....Và Kraut nói với Volodia khi chàng trẻ tuổi đứng lên chào:- Hân hạnh được quen biết Chuẩn úy. Xin hãy mến thương chúng tôi và tha thứ cho chúng tôi. Tôi là Đại úy Kraut. Tôi vừa nghe nói anh mới đến đây đêm qua...?- Thưa vâng. Và đêm qua, tôi ngủ nhờ giường của Đại úy. Xin cám ơn..- Đêm qua, anh ngủ có được không? Giường tôi đã bị gãy một chân nhưng ngay lúc đang bị bao vây này, không tìm ra thợ sửa.Dedenko cất tiếng:- Nghe nói chúng rót đạn vào chỗ anh đứng, không hề hấn gì ư?- Tôi thì không, nhờ ơn Chúa che chở, nhưng Skvortzoff thì bị thương...Kraut đột nhiên đứng dậy và đi đi lại lại trong phòng như người đang bồn chồn không thể ngồi yên được một chỗ. Qua thái độ của chàng người ta thấy rõ rằng chàng là người cảm thấy sung sướng vì vừa yên lành thoát được một tai nạn lớn.XVIII
Một cái bàn lớn, trên phủ tấm khăn trải bàn đã hoen ố vết rượu được kê ở giữa căn phòng nơi ông Tiểu đoàn trưởng đã tiếp Volodia trong đêm qua. Ông Tiểu đoàn trưởng bắt tay Volodia và hỏi thăm chàng về Petersburg cùng chuyến đi từ đó tới đây của chàng.- Nào, mời quý vị nâng ly... - Ông Tiểu đoàn trưởng nói, và ông tiếp với một nụ cười - Những sĩ quan trẻ tuổi có lẽ không khoái brandy...Trưa nay, ông Tiểu đoàn trưởng không còn cái vẻ nghiêm trọng và xa cách, lạnh lùng như Volodia từng thấy ở ông đêm qua. Ông có vẻ như một gia chủ hiếu khách, lịch thiệp hơn là một sĩ quan chỉ huy ngồi với sĩ quan dưới quyền mình. Tuy vậy, từ ông Đại úy trở xuống đến Thiếu úy Dedenko, tất cả đều tỏ vẻ kính trọng ông.Bữa ăn trưa gồm vài món không lấy gì làm ngon lắm nhưng cũng không đến nỗi dở lắm, muỗng đều bằng gỗ, trên mặt bàn chỉ có một bình đựng nước đã sứt miệng nhưng mỗi người ăn đều có hai cái ly, một ly rượu, một ly nước. Cuộc nói chuyên tiếp diễn đều đặn, không lúc nào quá ồn ào nhưng cũng không lúc nào im lìm. Các sĩ quan nói đến trận Inkerman, một trận lớn mà Tiểu đoàn Pháo của họ tham dự. Mọi người tuần tự trình bày những cảm nghĩ của mình về trận đánh và những nhận xét về nguyên nhân thất bại. Ai nấy đều ngừng nói và chăm chú nghe mỗi khi ông Tiểu đoàn trưởng cất tiếng. Rồi họ than phiền về tình trạng thiếu đạn dược, vì họ không có những khẩu đại pháo bắn được xa như địch quân. Họ bàn đến những võ khí sắp được đưa tới Sebastopol, đề tài này giúp cho Volodia có dịp trình bày những hiểu biết của chàng. Điều đáng kể nhất là không có ai than thở nửa lời về việc họ phải sống quá lâu trong Sebastopol và có nhiều bạn đồng đội của họ đã chết. Vấn đề này như là một vấn đề được họ nghĩ đến quá nhiều và chính vì được nghĩ đến quá nhiều nên không ai nói ra nữa.Volodia ngạc nhiên nhiều, chàng còn cảm thấy ngầm bất mãn nữa, khi không thấy ai nói gì về nhiệm vụ chàng phải làm ở đây, chàng có cảm tưởng như chàng chỉ đến Sebastopol để ngồi ăn chung với các sĩ quan đàn anh này và để chờ đợi họ hỏi gì thì trả lời.Trong bữa ăn, một trái đạn đại bác rơi nổ ngay gần nhà. Vách phòng, trần phòng, sàn phòng rung động như trong một cơn động đất, khói thuốc súng khét lẹt bay qua khe cửa sổ vào phòng.- Chắc Chuẩn úy ít khi thấy cảnh này ở Petersburg? Ở đây, chúng tôi đã quá quen với những bất ngờ này. - Ông Tiểu đoàn thản nhiên nói với Volodia, rồi ông quay lại nói tiếp - Vlang... Đi coi dùm xem đạn rớt ở đâu.Vlang ra khỏi phòng rồi trở vào báo đạn rớt trong vườn cây, không ai hề hấn gì. San đó, mọi người không ai nhắc đến trái đạn nữa.Gần cuối bữa ăn, một nhân viên văn phòng bước vào đưa cho ông Tiểu đoàn trưởng ba bi thư dán kín. “Thưa Thiếu tá, thư này tối khẩn. Một liên lạc viên vừa mang tới từ Bộ Chỉ Huy Trung đoàn”. Người nhân viên văn phòng nói. Nhóm sĩ quan ngồi im nhìn những ngón tay của ông Tiểu đoàn trưởng bóc bì thư có mang dấu đỏ “Tối khẩn” và lấy từ trong ra một tờ giấy.- Không biết là lệnh gì đây? - Mọi người thầm nghĩ - Lệnh cho Tiểu đoàn rút ra khỏi Sebastopol để về hậu phương nghỉ hay là lệnh đưa toàn thể Tiểu đoàn lên pháo lũy?- Lại nữa...Ông Tiểu đoàn trưởng bực dọc kêu lên và vứt tờ giầy xuống bàn.- Chi vậy. Apollo Serguéitch? - Người sĩ quan cao tưổi nhất hỏi.- Họ đòi mình cấp ngay một sĩ quan và hai mươi binh sĩ lên giữ một dàn súng cối. Sĩ quan và binh sĩ của mình còn không đủ cho những dàn pháo của Tiểu đoàn mình, lấy đâu ra người đi bổ xung cho Tiểu đoàn khác..?Sau vài tiếng gầm gừ trong cổ họng, ông Tiểu đoàn trưởng dịu lại:- Nhưng lệnh là lệnh, mình vẫn phải tuân hành. Một vị trong số quý vị sẽ phải đi. Phải có mặt ở đó lúc 7 giờ tối. Gọi ông Trung sĩ văn phòng vào đây cho tôi. Bây giờ, vị nào sẽ đi nào? Xin quý vị dàn xếp và quyết định cho.Tchernovifzky chỉ tay vào Volodia:- Có Chuẩn úy này có vẻ đang muốn phục vụ đây...- Thưa vâng, tôi tình nguyện đi... - Volodia nói trong lúc chàng cảm thấy mồ hôi lạnh toát ra ở lưng và cổ.Đại úy Kraut lên tiếng:- Chúng ta ai cũng sẵn sàng đi cả, kể cả ông Chuẩn úy mới đến. Nhưng chẳng nên chỉ định. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng để cho chứng ta được tự do, vậy chúng ta nên rút thăm cũng như mọi lần trước.Mọi người đều tán thành. Kraut cắt cẩn thận nhiều miếng giấy nhỏ, viết hàng chữ lên một miếng giấy, vo tròn lại và bỏ vào lòng một cái mũ. Vừa làm việc này, ông vừa nói đùa và được dịp, ông yêu cầu ông Tiểu đoàn trưởng cho thêm rượu. “Để anh em thêm can đảm...” Ông nói. Dedenko ngồi rầu rỉ. Volodia mỉm cười. Tchernovitzky đoan quyết rằng mình sẽ là người rút phải thăm đi. Riêng có Đại úy Kraut là hoàn toàn bình thản.Thăm làm xong, mọi người mời Volodia hân hạnh rút trước. Volodia thò tay vào lòng mũ, chàng đã lượm một phiếu, nhưng những ngón tay của chàng lại tự động bỏ phiếu này xuống để lấy lên phiếu khác. Chàng mở phiếu ra xem. Trong phiếu có mấy chữ “Sĩ quan đi”.- Quý vị khỏi phải rút nữa, tôi được đi rồi... - Volodia nói sau tiếng thở dài.- Hay lắm. Đây là màn thử lửa của Chuẩn úy. Cầu Chúa phù hộ cho ông...Ông Tiểu đoàn trưởng nói với nụ cười hiền từ trong lúc mặt ông nhìn bộ mặt thất thần của chàng sĩ quan trẻ tuổi:- Chuẩn úy nên sửa soạn ngay đi. Để giúp ông, tôi đặc biệt cho Hạ sĩ Vlang cùng đi với ông.XIX
Vlang, hào hứng vì công tác này, chạy vội đi sửa soạn. Anh xong rất nhanh vì anh từng quen với những chuyến đi khẩn cấp lên pháo đài như thế này. Anh trở lại ngay để giúp Volodia sửa soạn, anh khuyên Volodia nên đem theo áo lạnh, một tập “Sự tích Sebastopol” cũ để đọc cho đỡ buồn, một ấm pha cà-phê có đèn cồn gắn liền và nhiều thứ lặt vặt tưởng là vô ích nhưng sẽ rất cần thiết cho cuộc sống của một sĩ quan trong pháo đài. Đại úy Kraut khuyên Volodia nên đọc lại ngay những trang nói về súng cối và cách xử dụng súng cối trong quyển “Cẩm Nang của Sĩ quan Pháo binh” và nên chép lại ngay những trang này mang theo.Volodia làm theo lời khuyên của Kraut, chàng ngồi ngay vào bàn chép lại mấy trang sách, chàng sung sướng và ngạc nhiên khi thấy rằng trước sự nguy hiểm, chàng không tỏ ra hèn nhát và đáng khinh như chàng sợ đêm qua. Như chàng đã hết sợ, chàng đã quen với sợ hãi và không còn thấy sợ hãi nữa. Vào lúc sáu giờ tối hôm đó, khi mặt trời đã xuống sau những bức tường thành Nicholas, viên Trung sĩ chánh chàng từng gặp ở văn phòng Tiểu đoàn trưởng tới tìm chàng, cho chàng biết là tiểu đội binh sĩ đã sẵn sàng và đã đến giờ chàng lên đường.- Tôi đã đưa bản danh sách đội viên cho Vlang - Viên Trung sĩ nói - Chuẩn úy có thể hỏi nó...“Không biết mình có nên nói với họ vài lời trước khi lên đường không?” Volodia nghĩ thầm trên đường đi tới trước mặt 20 người lính xếp hàng đôi đứng chờ chàng trong sân Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn. Hạ sĩ Vlang hô toán lính này chào nghiêm khi Volodia đến - Hay là mình chỉ nên hỏi họ câu rất thường như “Sao? Các bạn mạnh không?” Mình nên hỏi họ câu đó là phải...Quyết định như vậy, chàng mạnh dạn nói lớn:- Sao? Các bạn mạnh không?Toán lính vui vẻ đáp lại chàng bằng những câu “Cám ơn Chuẩn úy...”. Giọng nói trẻ trung và trong trẻo của chàng reo vui bên tai họ. Volodia ra hiệu cho Vlang để Vlang ra lệnh cho toán lính bước đi. Chàng đi đầu và mặc dầu trái tim chàng đập mạnh như chàng vừa chạy qua nhiều cây số, nhịp bước của chàng vẫn nhẹ nhàng và vẻ mặt chàng vẫn tươi cười. Khi họ đi lên ngọn đồi Malakoff, Volodia để ý thấy Vlang, người tỏ ra rất can đảm trong Bộ Chỉ Huy, bắt đau đi lom khom và cúi đầu thấp xuống như những viên đạn đang bay ngang trời chỉ nhằm vào chính mình hắn vậy. Nhiều người lính cũng đi lom khom như Vlang và đa số những khuôn mặt đều biểu lộ nếu không phải là vẻ sợ hãi, cũng là vẻ lo âu. Thái độ của những người này làm cho lòng tự tin trở lại trong Volodia.Chàng vui vẻ tự nói thầm: “Mình đang đi trên đồi Malakoff. Mình tưởng tượng nơi này khủng khiếp gấp ngàn lần như thế này nhưng mình vẫn đi, ngang nhiên mà đi, không chút sợ hãi, không cúi đầu dưới những viên đạn thù. Mình ít sợ hơn những người khác và mình đâu có phải là thằng hèn nhát..”Tâm trạng hào hùng này của chàng bị xúc động mạnh vì cảnh tượng chàng thấy diễn ra trước mắt khi, trong bóng tối đang xuống, chàng đi đến pháo lũy Korniloff, trên thành pháo lũy này có bốn người lính đang khiêng một xác người đẫm máu, chân không giày, để quăng xuống chân pháo lũy. Volodia đứng ngẩn người nhìn xác chết lăn tròn trên tường đất và nằm im trong một cái hố bùn sình. May mắn cho chàng là ngay sau đó chàng gặp vị chỉ huy pháo lũy. Ông này cho người đưa chàng tới ngay dàn súng cối đang chờ đợi chàng. Chúng ta sẽ không nói đến chuyện người hùng trẻ tuổi của chúng ta chịu đựng bao nhiêu nguy hiểm trong đêm hôm đó. Chúng ta cũng không nói đến việc chàng thất vọng đến chừng nào khi chàng thấy rằng thay vì có dịp trổ tài theo đúng phương pháp bắn súng cối như chàng được dạy và được thực hành trên những ngọn đối Volkovo ở Petersburg, chàng thấy chàng đứng trước hai súng cối gãy chân, nòng súng của một khẩu bị xây sát vì vết đạn, khẩu thứ hai nằm gục trong một xó hầm. Dù có tận lực sửa chữa gấp rút ngay từ lúc này hai khẩu súng cối này cũng không thể bắn được trước 8 giờ sáng mai. Tất cả những điều kiện phải có để xử dụng súng cối được ghi trong “Cẩm Nang” đều không có ở đây. Tuy vậy, một ông hạ sĩ già, người từng lên pháo lũy này với hai khẩu súng cối kia từ những ngày đầu tiên, bảo đảm với chàng rằng hai khẩu súng vẫn còn bắn được rất chính xác, ông hứa sẽ sửa lại hai khẩu súng cho chàng thật hoàn hảo vào trước sáng sớm mai. Tay xách cây đèn bão, người hạ sĩ già thản nhiên đi lại trong hầm như ông đang đi trong nhà bếp nhà ông vậy.Volodia cùng toán lính đi theo chàng được đưa vào một căn hầm đục ngay vào lòng đồi đá cứng. Hầm này sâu khoảng ba thước, dài chừng mười lăm thước và có những thân cột chống thật lớn. Volodia sẽ ngủ ở đây với những người lính của chàng.Vlang là người đầu tiên lao mình qua khung cửa nhỏ nhảy chồm vào hầm. Cái nhảy vội vàng làm anh gần té ngồi trên sàn hầm lát đá tảng. Rồi anh ngồi co ro trong góc hầm, không còn dám thò mặt ra ngoài nữa.Toán lính chia nhau chỗ nằm dọc theo vách hầm. Vài người ngồi dựa lưng vào vách hoặc lên những thân cột, móc tẩu thuốc ra đốt hút trong khi Volodia sửa soạn lại cái giường gỗ nhỏ dành cho sĩ quan ở trong góc vững chắc nhất của căn hầm. Chàng đốt một cây nến cắm ở đầu giường, ngả lưng trên giường và hút một điếu thuốc lá.Trên đầu họ âm vang những tiếng nổ liên tục của những phát đạn trọng pháo bắn đi. Một khẩu đại bác đặt ngay gần đó làm cho cả căn hầm rung chuyển một khi đạn nổ. Trong hầm mọi người đều im lặng. Những người lính vẫn còn rụt rè vì sự có mặt của người sĩ quan mới, chỉ trao đổi nhau những câu thật ngắn và đủ nghe. Có một con chuột đang gặm nhấm một vật gì đó trong những hốc đá và Vlang, vẫn chưa hết sợ, thỉnh thoảng lại thốt ra một tiếng thở dài não nuột.Volodia, nằm trên chiếc giường nhỏ trong góc hầm đầy người nhưng yên ổn này, căn hầm đầy bóng tối chỉ được soi sáng bởi cây nến duy nhất cháy leo lét trên đầu giường chàng, thả hồn mơ mộng và nhớ lại cảm giác ngày xưa còn bé khi chàng chơi đi trốn, đi tìm, chui vào tủ áo và trốn dưới những bộ áo xiêm treo trong đó của mẹ chàng, những giây phút đó cậu bé con Volodia nhịn thở, lắng tai nghe những tiếng động bên ngoài, vừa sợ bóng tối, vừa cảm thấy mình được bóng tối bảo vệ.Ở đây cũng vậy. Tuy ở đây chàng không được yên ổn lắm như ngày xưa nhưng tình cảnh cũng không đến nỗi nào bi đát lắm, Volodia cảm thấy vui và hài lòng.XX
Chừng mười lăm phút sau, những người lính trở nên bạo dạn và bắt đầu nói chuyện. Nhóm hạ sĩ quan nằm, ngồi quanh giường của Volodia và những ông này là những người nói lớn trước nhất.Bên ngoài có một người lính hớt hải chạy vào hầm và anh này trở thành đề tài nói chuyện của mọi người.- E... Sao không đi chơi ngoài phố? Về đây làm chi vậy? - Một giọng nói vang lên - Bộ ở ngoài phố hết đàn bà, con gái rồi sao?Người lính mới chạy vào vừa cười vừa thở:- Ngoài phố đông đàn bà, con gái lắm. Họ đang chờ bạn ra để ôm luôn bạn đấy. Họ khiêu vũ hấp dẫn ghê đi, họ hát những bài ca thật hay... Họ đang mong bạn. Thật đấy mà...- Vassina không khoái... đạn. Hắn không, chịu ra đâu. Tin đi... - Một người khác nói.Yassina, kẻ bị gọi đích danh, chậm rãi nói:- Khi cần đến là một chuyện, khi không cần đến lại là một chuyện khác. Chúng bắn đâu có dữ bằng hôm Hai Mươi Tư, vậy mà hôm ấy, tôi vẫn đi phây phây, hứng đạn đều đều. Còn bây giờ mình chưa cần phải giơ đầu ra, dại gì mà chết vô ích? Các Xếp có khen mình nếu mình chết vô ích không?Câu nói sau cùng của Vassina làm nhiều người phát lên cười.- Vậy mà tên Melnikoff vẫn cứ ở ngoài ấy không chịu vào. Thằng cha kỳ thiệt...Ôno ha sĩ già ngồi dưởi chân giương Volođia gật đầu:- Ừ.. Thằng cha đó kỳ thiệt. Anh nào ngồi gần cửa gọi dùm nó vào đi. Để nó chết ngoài đó, ích gì?- Melnikoff là ai? - Volodia hỏi.Ông hạ sĩ già đáp:- Thưa Chuẩn úy.. nó là thằng không biết sợ là gì cả. Thằng đó đang đi cửa ở hầm đấy. Chuẩn úy thử nhìn tướng nó coi. Nó như con gấu.Vassina thản nhiên tiếp:- Thằng đó nó có bùa ngải đó, Chuẩn úy...Vừa đúng lúc đó, Melnikoff, một binh nhì rất mập - việc binh nhì béo tốt trong thành phổ bị bao vây này là một cái gì hiếm có - tóc đỏ, trán rô, mắt xanh và lồi, bước vào hầm.- Melnikoff - Volodia hỏi - Anh không sợ đạn đại bác à?- Sao tôi lại phải sợ đạn đại bác? - Melnikoff đứng giơ tay gãi cổ, hỏi lại, rồi tiếp - Số tôi không chết vì đại đại đác, tôi biết như thế.- Anh thích sõng ở đây lắm ư?- Thưa Chuẩn úy, tôi thích lắm. Ở đây có chuyện lạ xảy ra mỗi ngày...Melnikoff bật lên mấy tiếng cười ngây ngô sau khi gã trả lời Volodia.- Can đảm lắm - Volodia khen - Có dịp, tôi sẽ nói với Thiếu tướng về anh...Chàng nói đến ông Tướng bằng một giọng thân mật mặc dầu chàng chưa biết ở đây thực sư có mấy ông Tướng và những ông này tên là gì.- Anh cần được vào toán xung kích đánh sang chiến lũy địch - Volodia tiếp - Anh có thích gia nhập toán xung kích không?- Xung... thì xung chứ, sợ gì..?Melnikoff ngồi xuống giữa đám lính và Volodia không còn trông thấy gã nữa.Những người lính không ngủ xúm lại đánh bài. Họ không đánh bài ăn tiền mà là ăn búng, ăn gõ. Người ăn búng lên mũi hay gõ nắm tay lên đầu gối kẻ thua. Những tiếng cười vang lên. Ông hạ sĩ già pha ấm trà mời Volodia uống. Chàng uống trà và nói chuyện vui với nhóm hạ sĩ quan quanh chàng. Chàng muốn làm thân với họ và hài lòng khi thấy họ tỏ ra kính trọng và thân mật với chàng. Nhiều người thấy ông Chuẩn úy dễ tính trở thành nói nhiều. Họ kháo nhau về tin đồn trận chiến ở đây sắp kết thúc vì ông Hoàng đệ Constantine sắp đưa lính Huê Kỳ tới đánh giải vây Sebastopol. Một người trong bọn quả quyết rằng hạm đội Huê Kỳ sắp đến và bọn Pháp sẽ không có đường mà chạy, chúng sẽ bị bắt sống hết. Người khác nói rằng sắp có cuộc ngưng bắn kéo dài hai tuần lễ để quân lính đôi bên nghỉ ngơi và trong cuộc ngưng bắn này anh lính nào nổ súng sẽ bị phạt bảy mươi lăm đồng kopek.Vassina nói rằng khi y được về làng việc thứ nhất mà y làm là đóng chặt cửa ở nhà với vợ y liền một tháng, không tiếp khách cũng không cho vợ đi nửa bước ra khỏi nhà. Y nói bằng giọng nói quan trọng như y sắp thực hiện việc này đến nơi làm cho mọi người cười vui. Volodia cũng cười vì những mẫu chuyện lẩm cẩm này. Chàng không còn cảm thấy qua một chút sợ hãi nào nữa. Bầu không khí dầy đặc hơi người trong căn hầm chật chội cũng không làm cho chàng khó chịu chút nào. Ngược lại, chàng thấy yên tâm và lạc quan.Nhiều người lính nằm ngủ đã ngáy ròn. Vlang cũng nằm cuộn mình trong cái áo khoác như con sâu trong góc sâu nhất của căn hầm. Người hạ sĩ già trải chiếc áo khoác của ông dưới chân giường Volodia và trước khi nằm xuống, ông trang trọng làm dấu thánh giả. Volodia bỗng nảy ra ý muốn đi ra khỏi hầm ngắm cảnh trời đêm trên chiến hào.- Co chân.. Co chân cho Chuẩn ủy đi... - Người lính nằm gần giường chàng nhất vội nói và những người lính nằm cạnh co chân lại, nhường lối. Volodia tưởng Vlang đã ngủ, nhưng không, Vlang vùng dậy nắm áo chàng:- Lạy Chúa - Vlang kêu lên - Ông đi đâu? Ra ngoài đó làm chi? Khổ lắm... Ông không biết... Đạn ngoài đó bán như mưa. Ông ra là chết. Vô ích...Nhưng Volodia vẫn đi ra khỏi hầm. Chàng ngồi xuống phiến đá bên cửa hầm cạnh Melnikoff.Không khí mát và trong, nhất là sau khi Volodia vừa hít thở không khí dầy dặc hơi người trong hầm kín, trời đêm có nhiều sao sáng. Giữa những tiếng súng, đạn nổ, chàng nghe rõ tiếng bánh xe chở đạn đi đâu đó trong đêm và tiếng nói của những người lính công binh đang làm việc trong những pháo đài. Trên đầu chàng, ánh sao thi đua lấp lánh với ánh những viên đạn bay ngang. Trước mắt họ, nhiều bóng đen đang vác những bao đất xếp thêm lên thành pháo lũy. Một bóng đen đứng hẳn trên đầu tường đất, bất chấp những làn đạn bay ngang, kéo những bao đất lên xếp lại cho ngay ngán và lấy chân dận dận.Volodia chỉ tay lên bóng đen đứng trên đầu tường, hỏi Melnikoff:- Ai đó?- Thưa Chuẩn úy... tôi không biết ai. Để tôi lên hỏi coi...- Đừng...Nhưng Melnikoff đã đứng dậy và bước lên đầu tường. Gã đứng đó với bóng đen một lúc khá lâu mới trở xuống:- Hắn là Vladimir, Hạ sĩ, Tiểu đội trưởng Tiểu đội Công binh... Chỗ đó bị một viên đại bác bắn trứng hồi chiều. Hắn đang cho đắp đất vá lại.Mỗi lần có viên đạn rít gió bay tơi như sắp rơi thẳng xuống đầu, Volodia lại rúm người lại. Và mặc dầu Vlang thập thò trong cửa hầm mấy lần năn nỉ chàng vào hầm, Volodia cũng ngồi được ba tiếng đồng hồ ngoài trời. Chàng cảm thấy hứng thú được liều thân trước hiểm nguy và ngồi ngắm đường đạn bay. Trước khi chàng trở vào hầm lúc nửa đêm hôm ấy, chàng tin rằng chàng đã biết chắc địch quân có bao nhiêu khẩu trọng pháo, vị trí của những khẩu này ra sao và đạn địch rơi vào khu nào nhiều nhất.XXI
Ngày hôm sau - ngày 27 tháng Tám - sau bảy tiếng đồng hồ ngủ say, Volodia ra khỏi hầm, mạnh mẽ và tươi tỉnh. Vlang đi theo chàng nhưng vừa nghe tiếng một viên đạn rít gió bay tới, y lật đật lùi lại. Đầu y đập cốp vào cây gỗ trên cửa hầm làm cho toán lính cười ồ lên. Hơn nửa số binh sĩ ngủ trong hầm đã ra ngoài đứng hít thở khí trời buổi sáng. Họ đứng tụ quanh cửa hầm trong khi Melnikoff đi đi, lại lại khắp nơi; thản nhiên như không.Ba người lính ngồi trên những phiến đá ngoài cửa hầm, nơi Volodia ngồi nhìn trời với Melnikoff đêm qua. Trong số này có một chủ lính trẻ, với mái tóc quăn của dân Do Thái, lượm một mảnh đạn đồng rớt ngay dưới chân, đặt lên phiến đá và dùng một cục đá khác làm búa, đập mảnh đạn thành hình một cây thánh giá giống như kiểu cây thánh giá gắn với huy chương Thánh George. Hai người lính kia nói chuyện nhưng mắt vẫn nhìn chú lính trẻ làm việc. Cây thánh giá thô sơ do chú này tạo nên trông thật đẹp.Tiếng nói của họ vẳng đến tai Volodia:- Hết trận chiến này không chừng mình được giải ngũ luôn lắm ạ.. Tôi chỉ còn phải ở hết hai năm nữa thôi, mà tôi ở đây đã được sáu tháng rồi...- Còn hai năm thì phải ở hết hai năm chứ, lính đi đánh nhau đâu có được giảm thời hạn phục vụ...Đúng lúc ấy, một viên đạn đại bác bay qua đầu nhóm người và rơi xuống nổ tung chỉ cách Melnikoff một khoảng rất gần.Một người lính kêu lên:- Tí nữa thì Melnikoff tan xác...- Bậy nào. Còn xa lắm mà. - Melnikoff cãi lại.Chú lính trẻ có mái tóc quăn Do Thái đưa cây thánh giá vừa mới làm xong cho Melnikoff:- Tặng anh thánh giá này vì anh can đảm...Hai người lính đang bàn chuyện giải ngũ vẫn tiếp tục nói:- Thời bình hay thời chiến cũng vậy thôi, binh sĩ bao giờ cũng phải phục vụ hết thời gian luật định mới được giải ngũ...- Nhưng nếu mình chiến thắng thì có thể khác, Hoàng đế sẽ duyệt binh ở Warsaw, sẽ đặc cách cho chiến binh hữu công được hưởng ân huệ, hoặc là thăng cấp, thưởng tiền...Lại một trái đạn đại bác nữa rớt gần đó nổ vang một tiếng lớn. Một người lính đùa:- Coi chừng... Chỉ từ giờ tới tối nay, anh dám được đặc cách lên thiên đường lắm ạ.Mọi người nghe tiếng đều cười. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó, khi buổi trưa chưa qua hẳn, hai người trong bọn họ đã được “đặc cách lên thiên đường” và khi buổi tối chưa xuống hẳn, thêm năm người trong bọn họ bị thương nặng nhẹ, nhưng những người còn lại vẫn cười đùa, nói rỡn với nhau như thường.Trong buổi sáng này, hai khẩu súng cối đã được sửa lại và vào lúc 10 giờ sáng, Chuẩn úy Volodia Koseltzoff được lệnh tụ họp binh sĩ dưới quyền của chàng đi vào pháo đài. Khi nhóm binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Volodia bắt tay vào việc, họ quên hết âu lo và sợ hãi. Riêng có Vlang là vẫn còn hoảng hốt. Volodia không còn nghĩ đến hiểm nguy và chết chóc nữa. Niềm vui làm tròn bổn phận thúc đẩy chàng hăng hái chỉ huy, chàng cảm thấy niềm hãnh diện khi thấy mình không hèn nhát, ngược lại chàng sung sướng thấy mình đầy can đảm, thêm vào đó là cảm giác được chỉ huy hai mươi người đàn ông hoàn toàn nghe lệnh chàng, làm theo ý muốn của chàng... Tất cả những thứ đó làm cho Volodia trở thành “người hùng” thực sự.Ông Thiếu tá Chỉ huy trưởng những pháo đài ở pháo lũy này, trong khi đi một vòng kiểm soát các ổ súng, mặc dầu đã quen với đủ hình thức quả cảm của không biết bao nhiêu là sĩ quan vì ông đã chiến đấu ở đây tới tám tháng liên tiếp, cũng vẫn phải thán phục chàng sĩ quan trẻ tuổi, đẹp trai chỉ huy cuộc pháo kích với vẻ nhiệt thành đầy uy tín này. Volodia ra lệnh bắn bằng một giọng hùng dũng rồi nhanh nhẹn nhảy lên đầu tường thành nhìn xem đạn mình bắn rơi vào đâu trong chiến tuyến địch.Tới 11 giờ 45, cả đôi bên cùng ngừng pháo kích. Và đúng 12 giờ trưa, địch quân mở cuộc tấn công ồ ạt sang Pháo lũy Hai, Pháo lũy Ba, Pháo lũy Năm.XXII
Ở bên này vịnh biển, giữa Inkerman và những chiến hào phía Bắc thành phố Ssbastopol, vào lúc gần trưa, có hai sĩ quan Hải quân đứng trên ngọn đồi gọi là đồi Vô Tuyến Điện. Trên đỉnh ngọn đồi này có trồng cột dây thép gió cao vút. Một sĩ quan đang chiếu ống nhòm nhìn qua vùng biển sang vùng chiến hào. Một sĩ quan thứ ba, ngồi trên lưng ngựa, có người lính Cossack đi theo, đến dừng ngựa gần họ.Mặt trời lên cao trên biển, sóng biển lấp lánh ánh nắng vui. Gió thổi nhẹ làm cho mặt biển rợn sóng. Bên kia vịnh biển, thành phố Sebastopol hiện ra rõ ràng với tòa giáo đường lớn đang xây cất dở dang, những thân cột đá trắng, bến tàu, những đại lộ vắt ngang lưng đồi xanh, tòa nhà thư viện sang đẹp, những mặt hồ trong thành phố nước xanh như da trời mùa thu. Và trên tất cả những thứ đó, những đám mây trên thành phố nhuộm màu xanh đen, thứ màu do khói thuốc súng hợp lại tạo thành. Thành phố đó vẫn là thành phố Sebastopol trù phú và vui sống ngày nào hội mở, thành phố Sebastopol đẹp và kiêu hãnh, một bên là biển xanh, một bên là những ngọn đồi vàng đang bốc khói. Thành phố rực rỡ dưới ánh nắng buổi trưa.Dọc theo những đường chiến hào, trên những đỉnh đồi, bỗng dưng có những đợt khói nhỏ bốc lên. Rồi những đợt khói bốc lên từ khắp nơi. Mặt trận chuyển động dữ dội trước mắt những người sĩ quan nhìn sang từ bên này vịnh biển.- Anh có thấy Pháo lũy Hai của mình hết bắn trả rồi không? - Người sĩ quan trên lưng ngựa đột ngột lên tiếng - Có lẽ là bị tiêu diệt rồi.- Có lẽ - Người sĩ quan đang nhìn ống nhòm đáp - Còn pháo lũy trên đồi Malakoff bắn trả yếu quá, địch bắn ba, chỉ bắn trả được có một. Nguy quá... Pháo lũy Korniloff cũng hết thấy bắn trả rồi...Người sĩ quan đứng cạnh nói:- Không sao đâu. Hôm nào cũng vậy, cứ đến mười 12 giờ trưa là họ ngừng bắn. Họ ngừng để ăn. Chúng mình cũng về ăn trưa thôi chứ...- Đừng... Đừng... Để tôi coi...Người sĩ quan đang nhìn qua ống nhòm nói bằng một giọng sợ hãi.- Gì vậy? Thấy gì lạ không?- Lính ra khỏi chiến hào... có cuộc tấn công rồi...- Lính mình hay lính địch?- Lính địch tiến sang chiến tuyến mình. Chúng đi hàng một. Kìa... Chúng sang đông quá... Đi như kiến... Thấy không?Giờ đây, họ nhìn bằng mắt thường cũng thấy những chấm đen chạy qua khoảng đất trống giữa hai chiến tuyến. Quân Pháp đang kéo sang chiến tuyến Sebastopol. Tiếng súng tay nổ nghe như tiếng mưa rơi mạnh trên cửa sổ. Những dãy người đen bị bao phủ trong màn khói nhưng vẫn tiến tới, tiến tới, mỗi lúc một gần hơn. Những người đừng nhìn cảm thấy có tiếng la hò vọng tới trong gió...- Chúng đại tấn công quân mình...Người sĩ quan mặt xanh đi vì xúc động, đưa ống nhòm cho bạn.Bốn người đứng trên đồi, ba sĩ quan và một binh sĩ, cùng lặng đi.Khoảnh khắc sau, người sĩ quan trên lưng ngựa cất tiếng:- Có đại tấn công chúng cũng không thể chiếm được...- Trời đất... Hỏng rồi... Coi kìa - Người sĩ quan đang chiếu ống nhòm hoảng hốt kêu lên - Lá cờ... Cờ Pháp cắm trên đồi Malakoff...Hai sĩ quan kia cùng kêu:- Không thể thế được...XXIII
Koseltzoff Anh, sau một đêm đánh bạc với các bạn, đã thua, được rồi thua lại hết tiền, kể cả những đồng tiền vàng được khâu trong nẹp áo và thề sẽ không bao giờ đụng đến, nằm ngủ vào lúc mờ sáng trong một căn hầm của Pháo đài Số Năm. Chàng vẫn say ngủ khi những tiếng kêu khủng khiếp vang lên trong dãy chiến hào bao quanh:- Địch tấn công... Tấn công...Một giọng nói hét lên bên tai chàng:- Mikhail Semenovitch.. Dậy mau... Địch tấn công...- Để người ta ngủ. Trò này cũ rồi...Koseltzoff cựa mình và định xoay mặt vào trong ngũ tiếp, nhưng mắt chàng đã mở và chàng nhìn thoáng thấy bộ mặt xanh xao, khiếp sợ của ngườì sĩ quan vừa chạy vào đánh thức chàng. Người sĩ quan đó cuống cuồng chạy ra ngay khỏi hầm và vẻ sợ hãi của người sĩ quan này làm cho chàng biết rằng cuộc tấn công có thật. Ý nghĩ những người khác có thể cho là chàng hèn nhát khi họ không thấy chàng xuất hiện làm Koseltzoff ngồi bật dậy và chạy lao đi tìm Đại đội của chàng.Bên ngoài, các dàn trọng pháo đều im tiếng nhưng tiếng súng tay nổ dữ dội hơn bao giờ hết. Đạn nhỏ bay tôi không phải là từng viên một mà là từng đàn như đàn ong, như những đàn chim bay qua đầu người trong đồng cỏ mùa thu. Những đường chiến hào đầy khói, đầy tiếng người kêu la chửi rủa. Cách cửa hầm khoảng một trăm thước chàng gặp các binh sĩ Đại đội chàng đứng dọc theo bờ chiến hào.- Góc phía đông bị địch tràn ngập rồi - Một sĩ quan trẻ kêu lớn - Ta thua...- Thua làm sao được.! - Koseltzoff quát lớn. Chàng rút cây kiếm đã bắt đầu han rỉ ra khỏi bao và hô - Anh em theo tôi...Tiếng hô lớn và vững chắc của chàng làm tăng thêm can đảm cho chính chàng, và chàng cầm kiếm chạy trong chiến hào. Chừng năm mươi người lính chạy theo chàng. Vừa ra khỏi chiến hào, một trận mưa đạn hay đến chào đón họ. Hai viên đạn cùng trúng vào người Koselloff trong một lúc nhưng chàng không còn đủ thì giờ để tìm hiểu xem đạn ghim chỗ nào trong thân thể chàng, chàng bị thương có nặng không hay chỉ xây sát nhẹ, bởi vì trong làn khói mờ mịt trước mắt chàng, chàng nhìn thấy thấp thoáng những bóng quân phục áo xanh, quần đỏ không phải là quân phục Nga và bên tai chàng vang lên những tiếng không phải là tiếng Nga.Một quân nhân Pháp đứng trên đỉnh pháo đài đang giơ mũ vẫy vẫy và la hét những câu gì đó. Ý nghĩ chàng có thể chết làm cho sự quả cảm trong Koseltzolf hạ xuống, nhưng chàng vẫn giơ kiếm lảo đảo chạy về phía những bóng quân phục xanh đỏ...Rồi mắt chàng hoa lên và cảnh vật quay cuồng quanh chàng. Chàng cảm thấy đau nhói ở ngực và chàng ngã xuống. Nửa tiếng đồng hồ sau chàng thấy chàng nằm trên một cái cáng ở gần tường trại Nicholas. Chàng biết chàng bị thương nhưng không thấy đau đớn. Tuy vậy, chàng cảm thấy khát, chàng muốn được uống một ly nuớc lạnh và nằm lại cho dễ chịu hơnMột y sĩ có bộ ria đen tới quỳ gối bên chàng và mở nút áo chàng. Koseltzoff nhìn bộ ria của người y sĩ đang xem xét vết thương của chàng nhưng không làm chàng đau đớn chút nào. Người y sĩ đậy vạt áo lại trên ngực người sĩ quan bị thương và lặng lẽ đi sang xem vết thương cho người nằm cạnh, ông chùi những ngón tay ướt máu tươi của ông lên ống quần. Koseltzoff nhìn theo ngươi y sĩ nhưng chàng đang nhớ lại những gì vừa xảy ra trên Pháo đài Số Năm, nơi chàng ngã xuống và được người ta khiêng về đây. Chàng cảm thấy hài lòng và tự khen ngợi mình. Chàng đã làm tròn bổn phận một cách dũng cảm. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày chàng gia nhập quân ngũ chàng đã làm tròn một việc mà không ai có thể trách cứ gì được chàng. Kể cả chàng cũng không tự trách gì được. Người y sĩ chỉ tay về phía chàng cho một vị linh mục râu đỏ, tay cầm cây thánh giá, vừa đi tới.- Mình sắp chết chăng? - Koseltzoff tự hỏi khi chàng thấy vị linh mục đến gần.- Tôi sắp chết ư? - Chàng khó khăn cất tiếng thều thào hỏi.Vị linh mục không trả lời nhưng đọc một câu kinh và đưa thánh giá đến trước mặt chàng. Cái chết không làm cho Koseltzoff sợ hãi gì cả. Bàn tay đã yếu của chàng run run đưa thánh giá lên môi trong lúc nước mắt chàng chảy ra.- Mình đuổi bọn Pháp về rồi chứ? - Chàng hỏi tiếp, giọng chàng đã vững hơn.- Chúng ta chiến thắng hoàn toàn trên khắp các chiến tuyến...Vị linh mục đáp. Ông giấu sự thật để cho người sắp chết đỡ khổ, nhưng sự thật là quân Pháp đã chiẽm được đồi Malakoff và lá cờ Pháp đang tung bay trên đỉnh đồi này.- Chúng ta thắng! Cám ơn Chúa...Người sĩ quan sắp chết khẽ nói nước mắt ràn rụa trên má chàng nhưng chàng không biết là chàng khóc. Chàng thoáng nghĩ đến người em chàng giờ này đang ở đâu đó trong những chiến hào kia. Và chàng nói:- Xin Chúa cho em tôi cũng được sung sướng như tôi.XXIV
Volodia đang chờ đợi ăn bữa trưa khi tiếng kêu báo động vang lên: “Bọn Pháp tới...” Tiếng kêu này làm cho máu chàng như chảy dồn hết trở về trái tim, chàng cảm thấy toàn thân lạnh ngắt và chàng ngẩn người ra mất mấy giây đồng hồ, không còn biết mình nên làm gì, nên nói gì. Rồi chàng nhìn quanh và thấy những người lính dưới quyền chàng cài vội lại những nút áo, theo nhau chạy ra khỏi hầm. Một người nào đó, có thể là Melnikoff, nói đùa một câu:- Ra tiếp mấy bạn quý này chơi.Vlang vẫn không rời xa Volodia nửa bước, hai người cùng chạy ra khỏi hầm để tới ổ súng. Sự hèn nhát của Vlang có mãnh lực làm cho Volodia thêm can đảm hơn là sự thản nhiên của những người lính. Volodia nghĩ thầm: “Mình không thể hèn như tên nay...” và chàng chạy nhanh vào ổ súng. Qua ở cửa hầm, chàng nhìn rõ bọn lính Pháp đang rùng rùng chạy qua bãi trống về phía chàng. Những cây lưỡi lê sáng loáng cắm trên đầu súng của chúng lấp lánh trong nắng. Trong những chiến hào gần chàng nhất, Volodia cũng nhìn thấy những chiếc lưỡi lê này.Volodia hô “Bắn...”, những người lính dưới quyền chàng đã làm việc này trước khi chàng ra lệnh. Đạn súng tay nổ ran quanh chàng làm át cả tiếng nững trái đạn súng cối bay ra khỏi nòng súng. Voldia, quên hết hiểm nguy, chạy giữa hai khẩu súng tới tấp nhã đạn.Tiếng la ó vang trời hòa vói tiếng đạn nổ. Chợt có tiếng kêu tuyệt vọng vang lên: “Chúng đến sau lưng mình” Volodia quay lại nhìn ra cửa ổ súng và nhìn thấy một bọn lính Pháp chạy đến. Một tên Pháp có bộ ria đen dừng lại ở cửa hầm chỉ cách chàng mười bước, chĩa súng bắn chàng.Volodia đứng như người chết sững, chàng không tin ở mắt chàng. Bắn xong một phát, không chờ xem chàng có trúng đạn hay không, tên lính Pháp cầm súng chạy đi luôn, không vào ổ súng. Lần này, vài người lính Nga chạy ngang cửa, dẫn đầu là Hạ sĩ Vlang.- Theo tôi... Chuẩn úy... chạy theo tôi...Vlang kêu lớn ngoài cửa ổ súng. Tay gã cầm một cây sắt và gã quay lại đập, phang cây sắt túi bụi lên hai tên lính Pháp vừa trờ tới. Trong đường hầm chật hẹp, cây sắt nặng và ngắn tỏ ra lợi hại hơn những cây súng trường dài và vướng víu.- Theo tôi... Chạy đi... Còn chờ gì nữa...Vlang lao đầu chạy, nhưng khi về tới được một chiến hào còn đông quân mình đang chĩa súng bắn vào bọn Pháp, Vlang dừng lại và quay nhìn về phía ổ súng xem chàng Chuẩn úy trẻ tuổi mà gã có cảm tình ra sao... Gã chỉ nhìn thấy một xác người có vẻ là Chuẩn úy Volodia nằm sấp ngay chỗ cửa ổ súng và cả khu này đầy nghẹt lính Pháp. Bọn Pháp đang đứng dàn hàng dọc theo bờ chiến hào quanh ổ súng này và đang tới tấp bắn...XXV
Vlang tìm lại được tiểu đội binh sĩ cùng lên mặt trận với gã Chuẩn úy Koseltzoff hồi chập tối hôm qua ở dãy chiến hào thứ hai. Trong số hai mươi bịnh sĩ chỉ còn có tám người về được đến đâyKhoảng 9 giờ đêm hôm đó Vlang cùng tám binh sĩ sống sót này ngồi trong con tàu máy chạy qua vùng biển về Svernia. Con tàu đầy lính bị thương, ngựa và những khẩu súng lớn. Mặt trận Sebastopol đắm chìm trong yên lặng. Khắp nơi không đâu còn tiếng súng.Sao cũng sáng lấp lánh trên nền trời đêm như đêm qua những gió thổi mạnh hơn và mặt biển động. Nhiều đám cháy lớn bốc lên ở những Pháo lũy Một và Hai. Trên bến tàu Sebastopol cũng có lửa chảy và ánh lửa soi vàng mặt nước.Trên tàu không một người nào lên tiếng nói. Chỉ thỉnh thoảng giữa tiếng máy tàu, tiếng sóng đập vào mạn tàu, người ta nghe tiếng ngựa thở phì phì, tiếng vó ngựa đập trên ván tàu và tiếng thương binh rên rỉ. Kể từ tối hôm qua cho tới lúc này, Vlang chưa ăn qua một miếng gì vào bụng và bây giờ gã thấy đói. Gã móc miếng bánh khô trong túi ra đưa lên miệng nhai nhưng khi gã nghĩ tới Volodia, gã quên ăn và khóc nức lên làm cho mấy người lính ngồi cạnh gã ngạc nhiên.- Coi kìa... Hạ sĩ Vlang vừa ăn vừa khóc... - Vassina nói.- Sao hắn khóc vậy? - Một người hỏi.- Coi... Họ đốt trại của bọn mình - Vassina nói tiếp sau tiếng thở dài - Bao nhiêu anh em mình chết, mà chết vô ích, vì sau cùng, bọn Pháp cũng chiếm được Sebastopol...- Chúng mình còn sống là may rồi... Chúng mình nên cám ơn Chúa...- Anh em mình chết vô ích là thế nào? - Một giọng nói cứng rắn vang lên - Bọn Pháp cũng phải chết bao nhiêu tên mới vào được Sebastopol. Chúng còn chết nhiều hơn mình. Mà chúng đâu có ở lại trong đó được lâu? Chúng ta sẽ trở lại đuổi chúng ra khỏi đấy khi Hoàng đế ra lệnh. Chúng ta sẽ có thể chết nhưng anh em ta sẽ chiếm lại Sebastopol. Trong đó còn có gì cho chúng hưởng? Toàn là nhà đổ, mình đã phá hủy hết công thự trước khi rút đi. Chúng nó cắm cờ trên đồi Malakoff thật đấy nhưng chúng nó sẽ không dám thò đầu ra khỏi thành phố.. Chờ đấy - Người nói hướng về phía thành phố - Chúng mày chưa hết khổ đâu. Chúng tao sẽ trở lại...Kẻ thù của họ không nghe thấy lời đe dọa nhưng cũng biết rằng có một sự gì khác lạ đang xảy ra trong Sebastopol kiêu dũng, và những tiếng nổ lớn làm rung chuyển mặt đất, tình trạng lặng lẽ đầy chết chóc tiếp theo những tiếng nổ lớn ấy trong thành phố làm cho chúng run sợ. Sau những ngày chiến đấu mãnh liệt vừa qua, chúng không dám tin ngay rằng những người giữ Sebastopol lại bỏ đi trong đêm nay, và chúng bồn chồn chờ đợi cho hết đêm dài.Quân đội Sebastopol, như một dòng sòng cuồn cuộn và sôi động, tràn bờ từ từ trôi ra khỏi thành phố trong đêm đen. Họ ra đi bỏ lại sau lưng họ những địa điểm chiến đấu mà không biết bao nhiên người bạn họ đã ngã xuống, đã rỏ máu lên mặt đất. Họ đã chiến đấu ở những địa điểm đó trong chín tháng trời chống lại một quân đội đông gấp đôi họ, mạnh gấp đôi họ và đêm nay, họ được lệnh phải rời bỏ nơi đó.Đám đông người, ngựa, xe, súng... dồn tụ lại ở những đầu cầu gió lộng. Ngựa kéo những cỗ trọng pháo rầm rầm chạy qua cầu trong khi những gã đầy tớ của các sĩ quan, ôm đồm hành lý, lạc chủ không được phép qua cầu, đứng khóc ròng. Cũng lúc ấy năm trăm người thương binh nằm trên những phiến đá lạnh trên bến tàu nhìn lên trời sao cầu nguyện cho được chóng chết và người hạ sĩ pháo binh già mười sáu năm không rời xa khẩu đại pháo của mình, sau khi nhận được lệnh mà anh không hiểu vì sao lại có cái lệnh kỳ cục ấy, hợp sức với những người bạn đẩy khẩu đại pháo thân yêu của anh xuống biển...Qua khỏi vịnh biển, khi sắp bước lên đất liền, gần như người lính nào cũng bỏ mũ, làm dấu thánh giá và quay lại nhìn thành phố Sebastopol bỏ ngỏ lần cuối...HẾT