CHƯƠNG 22

     m về đến nhà thì bà vẫn đang ngồi xe hương trên chiếc bàn gỗ dễ có đến cả trăm năm tuổi. Em ôm lấy bà, không nói không rằng, cứ dụi đầu vào bộ ngực chảy xệ, nhăn nheo, teo tóp sau làn áo nâu mỏng. Bà ngồi yên lặng. Lâu lắm rồi em mới lại được gửi mùi bà. Em muốn hít hà, muốn cắn cấu, muốn làm bà đau cho thỏa nỗi nhớ. Nhưng rồi bà đẩy em ra. Bà bảo, tổ cha mày, đi tắm rửa đi, người ngợm gì mà hôi như con cú ấy.
Em lao vào nhà tắm. Em vừa kỳ cọ vừa khe khẽ hát. Bà cắp nón te tái đi chợ. Chắc bà muốn cho em được ăn một bữa thật no nê. Em chọn bộ quần áo đẹp nhất để thay. Đã bao lâu rồi em không được mặc quàn áo bình thường, thậm chí em quên cả là mình có bao nhiêu bộ quần áo nữa. Bây giờ thì cái áo tù gớm ghiếc đã trở thành dĩ vàng rồi. Đừng bắt em phải một lần nghĩ về nó nữa.
Và em đã không nhận ra mình trong gương. Chao ôi, bộ quần áo cánh của em đây sao? Nó rộng thùng thình. Và lỗi mốt quá đi thôi. Em cũng không nhận ra cái thân hình của em nữa. Gầy gò, đen đúa, cứng ngắc như que củi. Hay là gương nhà em mọt? Hay là bộ quần áo để lâu ngày bị bạc màu, hoen ố? Hay là em đã nhầm bộ quần áo của ai? Chả lẽ em lại xấu xí thế này sao? Chả lẽ đây là con Diệu ở xóm Đường tàu ư? Chả lẽ đây là cô gái đã từng được Hưng khen là cái mặt lúc nào cũng tươi, nụ cười lúc nào cũng hé, giọng nói lúc nào cũng thanh, dáng đi thì mềm, làn da thì trắng, mái tóc thì dày, cái eo thì nhỏ... ư? Hai mươi tháng thôi mà đã đánh tráo em thành một con người khác thế này sao?
Em đang ngắm mình một cách buồn bã trong gương thì nghe thấy có tiếng kẹt cửa. Em nghĩ là bà đi chợ về. Kệ bà. Để xem hôm nay bà cho em ăn gì? Tí nữa em sẽ cùng xuống bếp với bà. Em sẽ còn nhiều cơ hội để được ăn uống, được bù đắp những thèm khát, được thật sự hít thở bầu không khí tự do và ngẫm ngợi về nó. Anh Đinh hẹn em tối nay sẽ tới quán đặc sản ‘Làm một bữa giải cơm tù”. Cứ nghĩ đến những món ăn mà anh ấy nói là em háo hức lắm rồi. Còn ai quan tâm, lo lắng đến em nữa nhỉ? Và em sẽ gặp ai đầu tiên sau Đinh nhỉ? Không, em chưa muốn ra bến, chưa muốn gặp Hưng. Em sẽ nằm ở nhà mà không thò mặt ra ngoài. Chỉ ăn với ngủ thôi. Để hàng xóm khỏi kinh ngạc về “cái con bé mới đi tù về” này. Để Hưng không quá kinh ngạc về cái sự thay đổi của em. Để anh không phải thương cảm em nhiều hơn nữa khi bất chợt gặp lại em trong một góc khuất tăm tối nào đó của xóm Đường Tàu. Để bà độc quyền chăm bẵm, mắng mỏ, giữ gìn, xót xa cho đứa cháu hư hỏng vẫn bị bà chửi yêu này. Để...
-Ối...
Em bỗng hét lên vì có hai cánh tay cứng ngắc ôm chặt lẩy người em từ phía sau. Khuôn mặt Hưng hiện ra và những cái hôn nóng hổi, sực nức mùi thuốc lá phủ tới tấp lên cổ, lên gáy, lên tai, lên cằm, lên mặt em. “ôi, thiên thần bé nhỏ của anh. Cuối cùng thì em cũng đã về với anh rồi. Anh phải lao đến đây tìm em ngay. Nhớ cái mùi da thịt này quá. Bao nhiêu ngày em đi là bấy nhiêu ngày anh nhớ về em. Bao nhiêu đêm anh nằm một mình là bấy nhiêu đêm anh nghĩ đến em...”.
Em gạt Hưng ra. Nhớ nhung gì, mong đợi gì, sao không thấy vác mặt sang trại thăm em? Anh biết ngay mà. Anh biết ngay là em sẽ giận anh. Nhưng em có hiểu cho anh không? Từ hôm em bị bắt đến giờ anh luôn bị công an theo sát. Họ lôi anh lên phường không biết nhiêu lần. Họ hỏi anh đủ thứ về em. Họ truy anh những lần gặp em thì bàn bạc gì, mua bán gì, âm mưu gì? Anh phải nói đỡ cho em rất nhiều. Nhưng anh biết là họ không tin. Họ vẫn theo dõi. Mà anh thì chưa được xóa án tích. Dính lần này nữa là đi mút mùa. Em có thương anh không, có hiểu cho anh không, mà chưa chi đã làm mặt giận dỗi với anh. Hai đứa mình đã là của nhau. Một đứa gặp hạn thì đứa kia phải cố mà chống chọi với đời để mà tồn tại chứ. Cố mà chờ cho tai qua nạn khỏi để rồi lại tiếp tục dựa vào nhau mà sống chứ. Anh com cóp nhặt nhạnh suốt ngày suốt đêm ngoài bến tàu bến xe. Bây giờ thì anh đã đủ tiền làm một cái lễ hỏi chín mâm mang đến nhà em rồi. Anh phải nghĩ đến ngày em về. Phải chuẩn bị để rước em về làm vợ anh chứ. Chả lẽ em muốn anh vào trại nốt cùng với em sao? Để đời hai đứa từ nay tan nát, chẳng còn tương lai nào cho hai kiếp bụi đời đáng thương này nữa sao?
Thôi, anh đừng nói nữa. Anh thì nghĩ gì đến em. Anh còn mải đi với mấy con bớp ngoài ga kia kìa. Làm được đồng nào chắc lại nuôi chúng nó hết rồi đúng không? Tin gì cái mặt anh...
Sao em lại nói thế? Bọn gái ngoài ga so với em thì có mà cống rãnh so với đại dương à? Thôi nào, để anh ôm em tí nào. Em vẫn đẹp vô cùng trong mắt anh. Em có dính một tăng chứ năm, bảy tăng thì vẫn là cô công chúa trong mắt anh. Kệ cha chúng nó, em đừng nghe mồm mấy thằng đểu. Nào vợ ơi, cho anh ôm cái. Nào, đừng gạt ra thế, nào, đừng quay đi thế...
Người em lại mềm ra trong tay Hưng. Đúng là Hưng vẫn yêu em thật. Em vừa nhìn thấy mình trong gương, xấu xí chết đi được. Thế mà Hưng vẫn xán vào em, vẫn vồ vập yêu thương em, vẫn nói rằng em đẹp vô cùng. Rồi Hưng lần hai bàn tay ma quái vào trong áo em. Da thịt em lâu lắm rồi mới lại được những ngón tay đàn ông vuốt ve, mò mẫm, nâng niu, mơn trớn như thế này. Hai bầu vú em căng lên, sự thèm khát trong em trỗi dậy, em để mặc Hưng bù đắp cho em bằng những va chạm đê mê. Hưng lột truồng cả hai đứa ra rất nhanh. Trong căn buồng mờ tối, Hưng quấn lấy em. Bức họa bì đẹp mê hồn chụp lên cơ thể em. Nào rồng, nào rắn lại chui vào trong em, quẫy đạp, mê mải, uốn lượn, trồi lên ngụp xuống. Mỗi lần vào ra như thế khiến em chết đi sống lại vì thứ khoái cảm chỉ có đàn ông mới mang lại này. Em đổ mồ hôi hết đợt này đến lượt khác. Em cảm nhận được những hạt nước lóng lánh đang tứa ra trên đầu các lỗ chân lông. Em buông lỏng người ra, đờ đẫn toàn thân, tứ chi như rơi rụng đi đâu mất. Em nằm khoan khoái như chết rồi. Hưng giúp em sống lại. Hưng cần mẫn khởi động sự hào hứng trong em. Nào kiến bò, ong đốt, nào chim sa cá nhảy, nào đại bàng tung cánh, nào hổ vờn, trăn quấn... Bao nhiêu là xúc cảm ứa đầy trên da thịt em. Bao nhiêu là nghiêng ngửa, vần xoay. Bao nhiêu là lom khom, nhấp nhổm. Bao nhiêu là vật lên, lộn xuống. Rồi tẩm họa bì ấy căng ra như tẩm thép. Rồng rắn cùng lúc căng mình lên phun nhả phì phì trong em. Hưng cố oằn lên thở dốc. Lẩn trong hơi thở như hắt ra ấy là một tiếng rên như hét, gằn, thô, ngân dài rồi tắt lịm. Em đã nhận tất cả những gì quý giá nhất từ Hưng. Và bây giờ thì Hưng đang từ từ đổ gục xuống. Tấm họa bì rũ ra, mềm oặt, phủ phục lên người em.
Đúng lúc ấy thì bà em về. cả hai đứa quáng quàng mặc lại quần áo. Bữa trưa hôm ấy toàn những món rất ngon. Thế mà chả hiểu sao em không ăn được. Em chỉ líu lo nói chuyện rồi nhìn ngắm mọi người. Bà vẫn vậy, không thay đổi gì. Hưng đầy đặn hơn, khoẻ khoắn hơn và cũng dâm đãng hơn. Trong khi em chống đũa trước bữa cơm tự do đầu tiên thì Hưng ăn rất khỏe. Có cảm giác như đó là bữa cơm bà dành cho Hưng chứ không phải dành cho em. Hưng đến nhanh, ăn nhanh và đòi về nhanh. “Con bận lắm bà ạ. Chiều nay con phải ra bến sớm để nhận mấy thứ hàng độc thằng bạn con gửi từ biên giới về. Em Diệu về rồi là con mừng lắm. Nhà mình bây giờ lại đông vui rồi. Bà không còn buồn nữa nhé. Con xin phép bà con đi ạ”.
Trong khi em đắm đuối nhìn theo Hưng đi ra khỏi ngõ thì bà lặng lẽ mở tủ, lấy ra chiếc bánh gatô có nhân kem ép em ăn. Em bảo: “Thế mà bà không mang ra từ lúc này để cho anh Hưng ăn với”. Bà bảo, tổ cha mày, sức mày thế kia không lo, đi lo cho cái thằng khỏe như voi ấy làm gì. Em hỏi bà, anh Hưng có hay đến đây chơi với bà không? Bà bảo, cấm thấy mặt, đàn ông ăn lắm nói nhiều như thế thì nó tìm đến với bà già này làm gì. Nghe bà nói vậy em hơi chạnh lòng. Sao mọi người có vẻ ác cảm với anh Hưng thế nhỉ? Ngày xưa bà cũng quý anh ấy lắm cơ mà. Bà đánh rơi thiện cảm ấy đi đầu rồi? Bà bỗng hỏi em, thế nó có hay sang trại thăm con không? ôi trời, em phải vội đánh trống lảng, khen bánh bà mua ở đâu mà ngon thế. Tổ cha mày, thì vẫn mua ngoài đầu ngõ chứ ở đâu, từ ngày còn bé mày vẫn thích cái hàng quà này. Bà biết mày thèm. Bà sẽ mua cho mày ăn chán thì thôi.
Tưởng bà nói thế rồi chuyển sang chuyện khác. Nhưng bà vẫn không quên, bà lại hỏi: “Thế thằng Hưng nó có sang thăm mày không?”. Em đành trả lời bà là có. Miếng bánh trong miệng em trở nên khó nuốt quá. Em không còn thấy trong lòng mình sự vui vẻ lúc nãy nữa. Bà có vẻ vẫn còn muốn nói chuyện về Hưng. Nhưng thấy em hơi đờ đẫn ra nên thôi. Bà thu dọn mâm bát và lẩm nhẩm như tự nói với chính mình: Con không gặp nó thì có khi đời con lại khác.
Nhiều lúc em cũng tự hỏi, nếu những tháng năm đầu đời em không gặp Hưng thì liệu đời em có khác không? Có khác không hả anh?
Em lại bắt đầu ra đứng bến.
Mọi thứ dường như không thay đổi, nhưng đã có nhiều chuyện xảy ra với đám bụi đời kể từ ngày em đi trại. Đúng như những gì con Mỹ nói. Tuấn chợ đã độc chiếm bến xe và nhà ga rồi. Càng ngày nó càng quá quắt. Nó bắt tất cả đều phải nộp tiền cho nó. Nó gọi là tiền làm luật. Mà luật của nó thì thay đổi liên tục. Móc túi, trộm đồ được cũng phải nộp cho nó một phần ba. Bất kỳ một hoạt động nào ở bến mà kiếm ra tiền đều phải nộp một phần cho nó. Còn đám đánh giày, bán vé số, bán thuốc lá lẻ, ăn xin ăn mày thì nó thu theo ngày. Năm nghìn một ngày. Con Mỹ rủ em bỏ sang bến khác. Thằng Tuấn chỉ tác oai tác quái được ở ga và bến xe trung tâm thôi. Còn mấy bến kia nó không làm gì được. Nhưng em phải theo Hưng chứ. Hưng bây giờ chuyển hẳn về ga rồi. Cái tên Hưng “mã” đã thành mối quen của hầu hết bọn trộm cắp trong thành phố. Bao nhiêu của gian Hưng nhận tiêu thụ tất. Gian nhà cấp bốn Hưng thuê ở chất đầy đồ ăn cắp. Cái nghề này giúp Hưng kiếm được kha khá mà lại chả phải vất vả gì. Hưng không trực tiếp nhúng tay vào bất cứ một vụ trộm cắp nào. Cũng không phải tay đao tay búa tranh giành lãnh địa với ai. Lại có cái lý lịch đi trại hai tăng để dọa bọn lưu manh tép riu nên cứ ung dung mà tồn tại. Nhưng từ khi Tuấn chợ xuất hiện thì khác. Tuấn chèn ép, nặn bóp tất cả các thành phần ăn bám ở ga, nếu không chịu thì phải đánh nhau. Chưa ai đánh lại Tuấn. Khi đã có vài chén rượu trong người thì Tuấn không biết sợ là gì, càng nhìn thấy máu lại càng say đòn. Vì thế nhiều thằng không chịu Tuấn nhưng không đủ bản lĩnh đối đầu với Tuấn đều phải bật bãi, chuyển sang bến khác. Dưới trướng Tuấn có hai thằng đệ tử cũng côn đồ như Tuấn, tên là Phát anh và Phát em. Lúc nào chúng nó cũng trần trùng trục, đầu cắt bốc, miệng phì phèo thuốc lá, ngày lượn qua bến bãi vài lần. Hưng nằm trong số những bụi đời có máu mặt ở ga nhưng Hưng không muốn đối đầu với Tuấn. Hưng cố luồn lách để khỏi phải gây hấn với Tuấn mà vẫn giữ được chỗ làm ăn. Hưng luôn tỏ ra ngọt nhạt, mềm nhũn trước Tuấn. Nhưng Hưng càng mềm thì Tuấn càng nắn. Hưng uất lắm. Uất mà không đủ bản lĩnh bật lại, đành ngậm đắng nuốt cay tuân phục Tuấn.
Em ra bến ngày hôm trước thì hôm sau thằng Phát anh đã túm tóc hỏi tên gì, ở đâu, làm luật chưa? Em bóp dái nó, hất nó ngã bổ chửng ra, chống nạnh chửi nó một hồi, đến khi nó lồm cồm bò dậy vớ cái gậy định vụt, em mới ôm mẹt thuốc lá chạy về ga báo cho Hưng. Nhưng chưa gặp được Hưng thì em lại đâm sầm vào thằng Tuấn chợ và thằng Phát em. “A, con Hương Ga. Mày đi đâu mãi bây giờ tao mới gặp. Nào, vào đây, ân oán giữa tao với mày phải trả cho xong”. Tuấn chợ lôi em vào quán nước ở góc ga. Thằng Phát em mặc quần dài, đi giày ba ta, cởi tràn, khoanh tay trước ngực đứng cạnh đó như chỉ chờ lệnh của Tuấn là lao vào xử lý em. Tuấn chợ hỏi em:
- Mày còn nhớ nợ tao cái gì không?
Em bảo:
- Tôi chả nợ gì anh.
Tuấn chợ cười khảy, chỉ một ngón tay lên lông mày:
- Tao cháy hết sạch lông mày, giờ vẫn đéo mọc được đây này. Mắt tao hôm ấy phải đi chữa mất bao nhiêu tiền không thì mù mẹ nó rồi. Mày tưởng bỏ chợ là được à. Tao ghi món nợ này trong tim tao rồi. Trước sau thì tao cũng phải tìm mày để đòi. Tao biết là mày mới đi trại về. Mày quá hiểu luật giang hồ rồi. Mày muốn tao xử mày thế nào?
- Anh đánh tôi, đập phá quầy của tôi, tức quá thì tôi chống lại. Anh thích thì gọi chính quyền ra giải quyết.
“Giải quyết này!”, Tuấn giáng một cái tát vào mặt làm mắt em nổ hoa cà hoa cải. Thằng Phát em định nhảy vào đánh em nhưng Tuấn chợ bảo: “Mày cứ lui ra kia, con này để tao xử lý”. Rồi Tuấn túm cằm em, hất lên:
- Mày muốn tao đốt lông mày và thiêu nổ con mắt của mày không?
Em nghiến răng lại, trừng trừng nhìn nó. Nó cầm lấy con dao gọt hoa quả trên bàn nước huơ lên, bảo: “Mày muốn nhìn tao như thế hả? Tao chọc nát mặt mày ra bây giờ”. Chủ quán nước là một phụ nữ đã đứng tuổi. Thấy Tuấn dữ dằn như vậy, chị ta sợ tái mét cả mặt, nhưng cũng lên tiếng can ngăn: “Đừng, đừng, rồi sẽ có cách giải quyết, bỏ dao xuống đi Tuấn ơi”. Tuấn chợ chỉ ngược con dao vào mặt bà chủ quán: “Bà có im đi không? Muốn tôi phát nát cái quán này hả?”. Thằng Phát em không nói không rằng, tiến lại chỗ chân bàn nước, cầm lấy chai rượu trắng còn già nửa, mở nút ra, dốc ngược chai đổ vào đầu em. Rượu chảy tràn xuống mặt, xuống cổ, xuống người em. Mùi rượu chua loét, cay nồng xộc lên mũi em. Em hét lên kinh hoàng, vùng dậy định bỏ chạy. Nhưng thằng Phát em đứng đằng sau ấn cổ em xuống. Nó bảo: “Con này thích gấu hả? Để em bóp cổ chết mẹ nó luôn”.
Nhiều người bỏ đi vì không đủ can đảm nhìn cảnh ấy. Bà chủ quán cũng lấy cái nón đội lên đầu, te tái đi về phía nhà ga. Em thực sự thấy sợ. Người em run rẩy. Đầu óc em tê liệt. Em nhìn quanh mà không biết cầu cứu ai. Thằng Tuấn lấy con dao gại gại vào má em, bảo: “Run à? Càng run trông mày càng ngon đấy. Định chạy à? Mày có chạy đi đâu thì tao cũng tìm mày bằng được. Nào, bây giờ mày muốn tao xử thế nào? Có nợ thì phải trả chứ. Mày muốn trả bằng tiền, bằng tình cảm, bằng luật rừng hay để tao rạch cái cái mặt xinh đẹp này của mày?”.
Đúng lúc em đang tê cứng cả người vì sợ thì Hưng ở đâu hớt hải chạy đến. Hưng ngồi sụp xuống, ôm chân Tuấn. “Anh Tuấn ơi, bình tình tĩnh đi, có gì mấy anh em mình cùng giải quyết. Cùng là dân đi trại về cả, xử nhau kiểu khác anh Tuấn ơi. Với lại dù sao nó cũng là đàn bà, con gái...”. Tuấn đạp Hưng ra, bảo: “Tao biết con này là vợ mày. Nhưng chuyện của tao với nó, để tao xử. Hay mày muốn bênh nó? Đ. mẹ, mày muốn tao xử cả mày không?”. Hưng lại xán vào, ôm chân Tuấn: “Em biết là nó hỗn với anh. Em sẽ đưa nó đến gặp anh để xin chịu tội. Nó mới đi trại về, còn chưa hoàn hồn. Anh tha cho nó lần này. Đừng làm ầm ĩ lên. Công an nó ra kia kìa”. Tuấn quay lại nhìn. Đúng là có bóng dáng công an và mấy nhân viên bảo vệ nhà ga đang đi đến. Tuấn ấn con dao xuống dưới hộp thuốc lá, xoay người ngồi như không có chuyện gì. “Được rồi. Mày nhớ mang nó đến gặp tao. Có chạy lên trời cũng đéo thoát được tao đâu. Nhớ đấy!”. Nói xong, Tuấn đứng dậy, nháy mắt cho Phát em, hai thằng bỏ đi ra phía cổng ga. Hưng cầm tay em, kéo đi như chạy về nhà Hưng. Em bước theo Hưng mà cái sợ vẫn như đang làm máu em đông lại.
Suốt cả tuần sau đó em mất ăn mất ngủ vì sợ. Mỗi khi nghĩ đến ánh mắt vằn đỏ và giọng nói lạnh tanh của thằng Tuấn chợ là em lại rùng mình. Thỉnh thoảng bắt gặp mùi rượu ở đâu đó tỏa lan trong không khí là em lại gây người, ớn lạnh, các đốt xương sống như chùn lại, có cảm giác như tay thằng Phát em vẫn còn đang đặt trên gáy em. Em chả biết cầu cứu ai bây giờ? Giá anh trai em còn thì em không đến nỗi phải run sợ như thế này. Bố mẹ em còn thì em cũng không sa vào hoàn cảnh này. Sao em nhỏ nhoi, bé bỏng, bất lực trước cuộc đời thế hả anh? Em có thể nhờ bà, nhờ Đinh hay nhờ anh giúp em việc này không? Em tin là mọi người sẽ giúp em thôi, nhưng theo cái cách mà em không thể thực hiện được. Em là con bé mới đi trại về. Em là đứa không nghề, không nghiệp, không học hành gì. Nếu mọi người muốn giúp em, thì em sẽ phải lột xác thành một con người khác. Em không thể thành con người khác được. Em vẫn phải ở xóm Đường Tàu và vẫn phải kiếm sống bằng những trò lưu manh vớ vẩn ở bến xe, bến tàu. Em cũng không thể xa Hưng. Anh ấy và em đã thực sự thuộc về thế giới bụi đời rồi. Em chỉ còn biết trông cậy vào Hưng thôi. Mà Hưng thì có cách giải quyết rất kỳ cục. Em biết là anh ấy thích ôn hòa. Em biết là anh ấy có những cái khó riêng của anh ấy. Nhưng chả lẽ khả năng của anh ấy chỉ đến thế thôi sao? Chả lẽ sức mạnh của Hưng chỉ đủ để giải quyết chuyện của em bằng cách ôm chân, nỉ non, xin xỏ thằng chó chết ấy thôi sao? Em phải làm gì bây giờ? Hưng liên tục ép em phải nghe theo Hưng. Nhìn cái mặt héo hon, căng thẳng của Hưng em cũng bấn loạn cả lòng mình. “Tiền thì không có. xử bằng luật rừng thì nó là thằng liều, nó không ngán gì cả, mình chơi lại nó sao được. Chỉ còn tình cảm thôi em ạ. Mấy hôm nay ngày nào anh cũng hầu rượu nó. Anh phải hạ mình xin xỏ nó, nó mới chấp nhận. Thôi em ạ, anh cũng đau lòng lắm, nhưng chả còn cách nào khác. Em chấp nhận đi cho yên chuyện. Chả ai biết chuyện này”. Em nức nở: Nhưng mà nhục lắm. “ở đời ai chả có lúc phải chịu nhục. Vấn đề là cho tai qua nạn khỏi em ạ. Đời nó không bền đâu. Rồi nó cũng lại bị công an xích thôi. Nhưng bây giờ nó đang điên. Chịu nhún mình trước thằng điên thì cũng chả ai chê cười. Nghe anh đi, anh thu xếp cho hai người giải quyết với nhau ở nhà anh. Tình cảm thôi. Không có gì ghê gớm đâu. Cho xong chuyện đi mà em. Rồi mình lại tiếp tục có chỗ mà làm ăn...”.
Em chả còn biết nghĩ thế nào nữa. Thôi thì đành để mặc cho Hưng sắp đặt vậy. Em nghiến răng đến nhà Hưng để giải quyết tình cảm với Tuấn chợ.
Đó là một đêm mùa hè. Hưng bỏ mặc em trong căn nhà ấy. Em đã quá quen với gian nhà này, nó nằm trong dãy ổ chuột chạy dọc theo đường tàu, vốn là dãy nhà được dựng lên để dành cho nhân viên phục vụ nhà ga. Hưng thuê ở đây vừa rẻ lại vừa tiện cho việc làm ăn. Căn nhà bé tí mà nhìn đâu cũng thấy đồ đạc, hàng hóa. Đùm đùm, gói gói. Toàn của ăn cắp. Có mỗi chiếc giường đôi là khoảng trống tinh tươm nhất. Trên đầu em, mái giấy dầu thủng lỗ chỗ, ni lông chăng khắp nơi, che đậy, vá víu. Tài sản của Hưng đáng giá nhất có lẽ là chiếc ti vi đen trắng kê trên chiếc bàn đá để ở đầu giường. Em vừa xem vừa phải đập bồm bộp. Hưng bảo em ngồi chờ, tí nữa sẽ đưa Tuấn chợ đến.
Giải quyết tình cảm là như thế nào? Em cũng đã nghĩ nhiều về điều này. Là quỳ xuống lạy lục, van xin à? Là ăn với nhau một bữa cơm thân mật và uống với nhau chén rượu hòa giải à? Là tặng nhau cái quần, cái áo, đôi giày, đôi dép làm kỷ niệm, rồi biếu ít tiền tượng trưng để hóa giải hận thù à? Hừ, em bỗng văng ra một câu chửi rất ngoa ngoắt. Làm đéo gì có cái gọi là giải quyết tình cảm. Khốn nạn! Chỉ là làm cái chuyện mèo chuột với nhau cho xong mẹ nó đi thôi, tình cảm, tình kiếc cái đéo gì!
Sao Hưng đi lâu thế? Hưng bảo, em cứ yên tâm, anh lo hết rồi, anh bảo gì thì em cứ làm thế, đơn giản thôi mà, nó đồng ý là giải quyết bằng tình cảm rồi mà, đừng quá lo lắng nữa.
Hừ, sao không lo lắng cho được. Đời em nếu gọi là tan nát thì cũng đã tan nát rồi. Khốn nạn thì cũng đã khốn nạn rồi. Chỗ vịn duy nhất của em bây giờ là Hưng. Anh ấy bảo gì em sẽ làm nấy. Thôi thì nhắm mắt đưa chân. Thôi thì đã là thân bụi đời sá gì gió táp mưa sa. Anh ấy chấp nhận mọi sự khốn nạn của em cơ mà. Đêm nay có khốn nạn thêm nữa thì cũng vẫn là anh ấy bày ra cả. Em chỉ mong không mất đi chỗ vịn của đời mình thôi. Nhục một chút chả sao. Đau một chút em chịu được. Cũng là bước đường cùng rồi. Còn gì nữa mà tiếc? Còn gì nữa mà giữ? Đời cũng chỉ khốn nạn đến thế là cùng. Em cũng chỉ khốn nạn đến thế là cùng. Thế mà Hưng còn hỏi em, có uống rượu không? Em bảo, uống cái gì mà chết được thì uống. Hưng lại hỏi, hay uống thuốc ngủ? Em bảo, ngủ rồi cũng phải thức dậy, đã không chết được thì ngủ làm gì, thà thức mà xem đời này nó khốn nạn thế nào còn hơn. Hưng không nói gì nữa, khẽ khép cửa lại rồi bỏ đi.
Chương trình ti vi hết lâu rồi mà vẫn chưa thấy Hưng về. Chiếc quạt con cóc chạy vù vù ở góc giường làm căn phòng đỡ nóng nực hơn nhưng em vẫn cảm thấy ngột ngạt. Em ngồi chán lại nằm. Mãi vẫn chưa thấy Hưng về. Ngọn đèn vàng quạch lơ lửng trên trần nhà làm em buồn ngủ rũ ra. Đúng lúc em đang thiu thiu thì có tiếng kẹt cửa. Hưng bước vào nhà, áo mở phanh ra, dáng đi hơi hêu xiêu, tay cầm vật gì như chai rượu. Hưng tiến đến đầu giường, đặt chai rượu đánh cộp xuống bàn, cạnh chiếc ti vi, rồi nhìn em nhoẻn cười. Ôi trời, em giật thót cả mình, tim như muốn văng ra khỏi lồng ngực. Không phải Hưng mà là Tuấn chợ. Em ngồi bật dậy. Tuấn cất giọng nhừa nhựa: “Cứ nằm xuống đi em. Anh đảm bảo là đêm nay anh sẽ đối xử với em cực kỳ nhẹ nhàng. Anh đã chấp nhận giải quyết tình cảm rồi thì không còn gì phải ngại nữa. Hì, hì...”. Tuấn vừa nói vừa đưa tay tự lần cởi chiếc quần dài của hắn. Rồi Tuấn kéo mạnh cái áo đã phanh cúc trên người hắn, vứt lên chiếc ti vi.
Em nhìn tấm thân trần của nó, thoáng chút e ngại. Em ngồi bần thần ở góc giường, chả biết phải xử trí thế nào. Em nhắm mắt lại. Thôi thì mặc kệ đời. Muốn đưa đấy đến đâu thì đến. Tuấn lăn một vòng trên giường, tiến đến bên em, kéo em nằm xuống. Cái miệng ngập ngụa hơi rượu của Tuấn bập lên mặt, lên cổ, lên ngực em. Em khép đùi, khép ngực, rúm ró trước cơn hứng tình của Tuấn. Hắn giật mạnh áo em. Rồi hắn lần tìm khóa quần. Khi cặp đùi cong vênh, trắng lốp của em hiện ra dưới ánh đèn vàng thì Tuấn đè lên người em nghiến ngấu, tìm kiếm, đưa đẩy. Một cái gì đó rất lạ bắt đầu xuất hiện trong em. Hai mắt em hoa lên. Em thấy mình như đang dập dềnh trên sóng nước. Cơ thể em đang nằm dưới một con giao long gớm nghiếc. Những cẳng tay, cẳng chân đầy lông lá của nó đang nghều ngoào quắp lấy em. Con giao long ấy đang tìm cách xé rách em. Da thịt em căng ra như mặt trống. Móng vuốt của giao long không ngừng cào lên bề mặt căng nhức ấy, tạo những rung vang đau đớn khắp người em. Con giao long vẫn đang mê mải tìm cách xé rách em từ phía dưới, vết rách ấy sẽ làm em chết mất. cảm giác này em đã trải qua một lần rồi, ở đâu thì em không nhớ, nhưng đó là điều mà em khiếp đảm nhất. Em vẫn đang cố chống đỡ nhưng em sắp bị khuất phục rồi. Con giao long đang vô hiệu tứ chi em. Hai đùi dưới em đã bị khống chế rồi. Một lưỡi dao lửa thốc thẳng vào hai đùi em, xoáy sâu vào tâm can em, tạo một vết lửa xém lên tận đỉnh đầu em. Nỗi kinh hoàng nhất đã diễn ra. Em không sao chịu nổi. Con dao lửa cứ khua khoắng trong người em, lem lém, nhức nhối, hơ đốt, buốt rát. Em cố nhấc đầu lên, há mồm ra đớp không khí. Và trong ánh nhìn lờ mờ, em thoáng thấy có chiếc rìu đang để ở ngay tầm tay với của em. Em cầm chiếc rìu đó lên, bổ thật mạnh vào người con giao long. Không một tiếng hét hay sự quẫy đạp khủng khiếp nào diễn ra. Con giao long đổ gục xuống, tuột khỏi em, nằm lù lù như một đống thịt trên mặt đất.
Mọi cảm giác đau đớn trong em lập tức tan biến. Em vùng ngồi dậy. Em cố nhắm mắt, lắc lắc cái đầu để rũ bỏ những ảo ảnh. Và thực tại đang dần hiện ra trước mắt em. Tuấn chợ trần truồng, nằm quay đơ dưới chân giường. Em nửa nằm nửa ngồi trên giường, cặp đùi trắng nhờn nhợt. Mùi rượu bốc lên nồng nặc. Những giọt rượu chảy ròng ròng trên mặt em. Có nhiều mảnh vỏ chai lăn lóc trên chiếu, trong lòng bàn tay phải của em là chiếc cổ chai còn nguyên nút, và trên người em vẫn còn chiếc áo mặc chưa hoàn toàn bị cởi bỏ.
Một hồi còi báo tàu về bỗng vang lên từ phía sân ga. Chính âm thanh này đã khiến em sực tỉnh. Em chồm dậy mặc quần áo vào người. Rồi em bê Tuấn chợ đặt lên giường. Em mặc quần áo vào cho Tuấn. Xong đâu đó em mở cửa sau. Em xốc Tuấn lên vai, nghiến răng vác ra ngoài. Em tha Tuấn đến một đường tàu đang rung lên bần bật và quẳng cái xác nặng chịch ấy xuống. Em bỏ chạy vào nhà. Em thu dọn sạch sẽ đâu vào đấy. Em nhớ là khi quét những mảnh thủy tinh vỡ vụn dưới nền nhà, em đã phát hiện ra đôi giày của Tuấn đang nằm trong gầm giường. Đó chính là đôi giày thể thao mà em đã mua cho Hưng. Em nhấc đôi giày lên, dùng khăn ướt lau sạch rồi để lại ngay ngắn dưới chiếc bàn ti vi.
Em rời khỏi gian nhà khốn nạn đó. Em đi như trốn chạy, không một lần nhìn lại. về tới nhà mình, em vội chui vào buồng tắm. Em tắm lâu đến mức bà phải cầm ngọn đèn dầu đi xuống hỏi em: “Xong chưa con, ngâm nước lâu thế cảm thì sao. Thôi lên ngủ với bà đi”. Đêm đó không biết em mơ những gì, sáng ra bà bảo, con giật mình và ú ớ suốt đêm, cứ như có người bóp cổ vậy.
Em cũng chả nhớ là mình mơ những gì. Buổi sáng hôm đó em không ra khỏi nhà. Quãng gần giữa trưa thì anh Đinh đến chơi. Không thấy Đinh đi chiếc xe cúp 82 màu xanh dương nữa. Đinh bảo: “Anh vừa bị kỷ luật. Chung vốn đánh hàng điện tử với mấy mụ ngoài chợ Ga. Ăn chia không đều, xì đểu nhau nên đổ bể. Mất hết cả. Anh phải bán xe”. Em hỏi: “Thế bây giờ người ta xử lý anh thế nào?”. Đinh đáp buồn bã: “Anh có năng khiếu bóng chuyền. Họ chuyển anh sang đội bóng của sở, bây giờ chỉ ăn với tập luyện và thi đấu thể thao thôi”. Em lại hỏi: “Anh có thích chỗ đó không?”. Đinh buông một câu cho qua chuyện: “Không phải ra khỏi ngành là may rồi”.
Em giữ Đinh ở lại nhà ăn cơm với hai bà cháu nhưng anh ấy không chịu. Khi tiễn anh ấy về, em chợt hỏi về anh. Sao từ ngày em ra trại đến giờ không thấy ai nhắc gì đến anh? Có điều gì xảy ra với anh không? Anh Đinh bảo: “Thằng Nhân đi học hàm thụ đại học trên Hà Nội rồi. Anh mà chí thú học hành như nó, chắc giờ cũng khác”.
Đinh vừa đi thì con Mỹ chạy đến. Nó láp ba láp bắp hỏi em: “Mày biết gì về thằng Tuấn chợ chưa?”. Em lắc đầu. “Nó bị tàu kẹp chết rồi”. “Chết hẳn chưa?”. “Chết hẳn. Đáng đời thằng chó ấy”. Em lôi Mỹ vào nhà. Em bảo, Mỹ ơi, tao nghĩ kỹ rồi, tao đéo yêu ông Hưng nữa đâu, đời tao khốn nạn quá, gặp phải một thằng đéo ra gì. Mỹ cười tươi hơn hớn: “Bỏ mẹ nó đi. Đêm qua tao thấy nó ngồi uống rượu ở quán thịt chó với thằng Tuấn chợ. Chắc thằng Tuấn say quá, lang thang ra đường tàu bị tàu đâm chết. Tao với mày cũng thoát nợ. Mai tao lại quay ra ga bán đề”. Em bảo: “Hay tao cũng bán đề?”. Mỹ rủ: “Bán chung với tao. Mình tao không dám ôm to. Với lại cũng cần có một đứa ngồi giữ chỗ, một đứa chạy lung tung ghi số cho khách”.
Từ hôm ấy, em và con Mỹ chung vốn bán đề ở ga. Cái chết của Tuấn chợ làm mọi người thở phào nhẹ nhõm. Đám bụi đời không còn bị chèn ép như trước nữa. Từng nhóm tụ lại với nhau, nhóm nào cũng có thằng liều thằng dát, nhưng chả nhóm nào dám bắt nạt nhóm nào. Hưng cũng là một cái tên không ai dám đụng đến. Em và Mỹ đàn bà con gái, ít va chạm, nên cũng chả phải đối đầu với ai. Cuộc sống cứ thế trôi đi, cho đến một ngày hai anh em thằng Phát bỗng xuất hiện trước bàn ghi đề của em và con Mỹ. Sau khi Tuấn chợ chết, hai đứa chúng nó bị công an hỏi thăm liên tục nên cũng ngán, bán xới đi đâu đó cả năm qua, giờ mới mò về. Thằng Phát anh cầm cây côn nhị khúc cứ vụt vào không khí, mắt không thèm nhìn em, cất giọng đe dọa: “Con nào bóp dái tao thì bây giờ tao xẻo lồn nó. Nào, có muốn nói chuyện tử tế với nhau hay để tao ra tay?”. Con Mỹ đứng lên bảo: “Đéo gì, có tí chuyện hiểu nhầm từ lâu lắm rồi mà chúng mày cứ nhắc mãi. Hồi ấy con Hương Ga mới đi trại về, có biết đéo đứa nào đâu. Có gì cho nhau xin lỗi một câu là xong, sao phải đánh nhau”.
“Bốp!”, thằng Phát em nãy giờ đứng yên bỗng nhảy tới giang thẳng cánh tát vào mặt Mỹ. Cái tát làm Mỹ lảo đảo, phải lùi lại mấy bước. Thằng Phát em vung chân đá tung cái bàn ghi đề của em, sổ sách, giấy bút, tiền nong bay loạn xạ. Con dao dọc giấy để trong hộc bàn cũng văng ra. Em vồ lấy con dao ấy thủ thế. Con Mỹ gào lên: “Đ. mẹ mày, dám đánh bà hả? Cái loại đàn ông như chúng mày chỉ bắt nạt đàn bà, là đồ chó chứ đéo phải là người. Có giỏi thì ra kia gây sự với mấy thằng vừa đi trại về xem nào”. Thằng Phát em lao vào đạp Mỹ ngã lăn quay ra đất. Nó định đá tiếp vào người Mỹ nhưng em chạy đến gạt nó ra, định cúi xuống đỡ con Mỹ dậy. Nó không đá được con Mỹ, tiện chân, nó vung lên đạp luôn vào bụng em. Em ôm lấy cái chân ấy, đang cầm dao trong tay, em đâm luôn một nhát vào bắp chân nó. Phát em kêu rống lên: “A, con Hương Ga, mày đâm tao!”. Thằng Phát anh vội lao vào đỡ lấy Phát em. Nó đưa Phát em ra một chỗ khác cho khỏi vướng rồi quay lại cầm côn vụt túi bụi vào bọn em. Em chạy quanh cái cột điện, rồi chạy quanh mấy cái ghế đá tránh đòn. Con Mỹ ôm đầu, ngồi thu lu một chỗ, sau lăn mấy vòng về phía thằng Phát em. Rồi nó lồm cồm bò dậy định bỏ chạy. Bỗng nó nhìn thấy máu từ chân thằng Phát em. Nó chững lại trong giây lát rồi quay lại. Hai tay nó nhặt lên hai cái chân bàn gãy, đuổi theo Phát anh. Phát anh đang đuổi theo em, bất ngờ bị Mỹ nện mấy phát gậy từ phía sau, cay cú quay lại vung côn lên vụt Mỹ. Mỹ chả biết sợ là gì, cứ cắm đầu lao vào Phát anh, khua chân bàn loạn xạ. Phát anh cũng hoảng, chạy lại phía Phát em. Nhưng Phát em đã tập tễnh chạy ra được chỗ gốc cây. Đó là nơi hai anh em nó giấu đồ. Phát em rút sau gốc cây đó ra một thanh mã tấu. Nó tập tễnh cầm thanh mã tấu tiến về phía Mỹ. Mỹ vội dừng lại, biết là hai cái chân bàn không thể địch nổi với “đại đao”, liền lùi dần. Em và Mỹ lùi ra phía cổng ga. Cũng may là Phát em bị đau chân lên không thể lao lên mà chém được. Bỗng con Mỹ nhìn thấy cái xẻng xúc than của hàng phở gần đấy. Nó dúi hai cái chân bàn vào tay em rồi chạy lại chỗ chiếc xẻng. Em còn chưa biết nó sẽ làm gì thì nó đã cầm lấy cái xẻng chạy thẳng đến trước mặt thằng Phát em. Hai tay cầm chặt cán xẻng, nó lấy hết sức bình sinh ha một vòng tròn. Lưỡi xẻng chạm vào mã tấu của Phát em, bật ra thứ âm thanh rợn tóc gáy, toé lửa. Sức va chạm làm Phát em loạng choạng, suýt ngã. Phát anh vội dắt côn vào quần, chạy đến cầm thanh mã tấu của em trai. Lúc này mọi người xúm xít vào xem bọn em đánh nhau. Thoáng trông cảnh tượng lúc ấy thật kinh hoàng. Một bên là Phát anh với thanh mã tấu dài hàng mét, một bên là con Mỹ chột với cái xẻng xúc than đang lăm lăm lao vào nhau. Em đứng sát bên Mỹ, tự tin hơn vì hai tay đã có hai cái chân bàn. Đúng lúc đó có một dáng người từ ngoài chạy vào. Em chỉ loáng thoáng thấy đó là một thằng thanh niên trọc đầu, mặc đồ thô, đi giày ba ta. Thằng này chỉ tay về phía Phát anh, hét lên: “Thằng kia, bỏ mã tấu xuống!”. Thật kỳ lạ, vừa nhìn thấy người đó, hai anh em thằng Phát vội luống cuống, thu hết đao kiếm lại. Thằng trọc đầu lại bảo: “Biến đi, công an đang đến đấy”. Hai anh em Phát vội quẳng mã tấu, dìu nhau chạy về phía hàng rào bao quanh sân ga, lách người qua đó, chạy ra phố, lẩn mất. Thằng trọc đầu quay lại, bảo: “Chị Hương, vứt hết các thứ đi, đi theo em”. Em vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Thằng trọc đầu chạy sát đến chỗ em: “Chị không nhận ra em à, Châu điên đây”. Ôi, thằng Châu! Nhưng mà chúng nó đang đánh chị. Châu phẩy tay, được rồi, bọn nó để em xử lý sau, cảnh sát cơ động đang đến, đi theo em nhanh lên, không về đồn công an bây giờ lại rách việc. Em vẫn còn đang ngỡ ngàng thì Châu nắm lấy tay em kéo đi. Em gọi con Mỹ theo. Châu đưa hai đứa bọn em ra chiếc xe lam đứng ở cổng ga, bảo: “Chạy về quán Sóng Biển”. Chiếc xe lam nổ máy bành bạnh rồi tiến ra ngoài phố. Đến lúc ấy thằng Châu mới quay sang em, nở nụ cười: “Khiếp, tìm bà chị khó quá. Đến khi tìm được thì lại đang đánh nhau mới chết chứ”. Em hỏi nó: “Mày về lâu chưa? Mà đưa bọn tao đi đâu thế này?”. Châu bảo: “Em đưa chị đến gặp một người. Anh ấy muốn trả ơn chị”. Em bật thốt lên: “Đ. mẹ, từ ngày đi trại về toàn thằng tìm tao đòi oán, giờ mới thấy có thằng trả ơn”. Châu bảo: “Em ra trại muộn quá, nếu không chắc chị không phải khổ thế này đâu. Anh em nghe hết chuyện về chị rồi. Anh ấy bảo em đi tìm chị”. Em hỏi: “Anh mày là thằng nào?”. Đúng lúc ấy xe lam chạy đến trước cửa một nhà hàng nhỏ có gắn tên Sóng Biển. Châu dắt em và con Mỹ vào thẳng bên trong, rồi đi lên tầng hai, tới một phòng khách nhỏ. Nó bảo: “Các chị cứ ngồi xuống đây, em đi gọi anh ấy đến bây giờ”. Em và con Mỹ nhìn nhau, nghi nghi hoặc hoặc, chả biết điều gì đang chờ mình. Nhưng bọn em không phải đợi lâu. Cánh cửa phòng đã lại mở ra. Châu bước vào cùng với một người đàn ông to cao, quân bò áo phông, dáng người hơi thô, đầu cắt bốc, cằm bạnh, mắt xếch, môi dày. Em không hề biết người này. Châu bảo: “Giới thiệu với hai chị, đây là anh Tùng, ông anh em”.
Em ớ người, nghĩ mãi mà vẫn không nhớ ra là Tùng nào. Chả lẽ lại là người không quen biết? Không quen biết thì làm đếch gì có chuyện ơn với huệ mà đòi trả ơn? Thằng Châu điên này chắc lại định giở trò gì với em rồi!