HỒI THỨ NHẨT
Chớp nhoáng, sao sa, một phen ác chiến;
Mưa gào, gió thét, hai buổi cùng chung

    
rời nhá nhem tối. Xung quanh ngọn núi Hùng Sơn hơi đất đã bốc lên thành một bức màn tự nhiên có cái cảnh tượng mông lung phiêu diêu…
Trong một chiếc miếu cổ, chẳng những cổ mà lại là một nơi phóng phế hoang tàn; mạng nhện chằng từ hè chằng vào; cửa thời cánh long cánh mọt; cột thời cái gãy cái xiêu; trên mặt đất đầy những phân dơi, phân chuột, mùi hôi bám sặc sụa…
Giữa miếu, ngay trước bàn thờ; có năm, sáu người đàn ông vận toàn võ phục; vẻ mặt rất hung tợn. Mỗi người cầm một loại binh khí: người thời cầm hoạch kích1, người thời đoản kiếm, có người cầm song giản2, lại có người cầm song chùy… Đứng giữa một người, coi vẻ oai nghiêm bệ vệ như một ông tướng. Người ấy mắt tròn, râu quăn, mũi to, miệng rộng, mình cao tám thước, lưng lớn mười vòng, tay cầm một cái khai sơn đại phủ3, nặng tới trăm cân…
Người ấy ngồi hẳn lên bàn thờ, còn mấy người kia thời đứng vòng ở xung quanh, người ấy bỗng cất tiếng lên nói:
- Phi Hùng, ngươi coi chừng cái mưu ấy hắn có biết chăng?
Một tên lực lưỡng, trong năm tên kia, vội khẽ cất tiếng lên nói bằng một giọng quả quyết:
- Bẩm! Biết sao được. Cái mưu ấy, trừ ra trên chủ tướng với tướng quân, dưới năm anh em chúng tôi, còn có ai biết được.
- Đã vậy, lát nữa người khá cùng vào với ta, còn Tôn Mục, Ngõa Phong, Lưu Anh, Mã Củng bốn người phục ở xung quanh, phòng hoặc nó có biết trước mà chạy thoát ra ngoài chăng?
Dứt nhời4 cả năm tên đều dạ.
Bấy giờ ở ngoài trời đã tối hẳn. Gió núi nổi lên tiếng reo ù ù; trong các bụi rậm, tiếng vượn hú xen lẫn tiếng vọ5 kêu, tiếng hổ báo gầm gừ, tiếng chó sói, hươu nai sào sạc6… đồng thời phát tác… biến thành một cõi u âm huyền ảo. Nếu người nhát gan mà lâm vào đó, tất phải rùng mình khiếp đảm.
Những người trong miếu vẫn im lặng, trong bụng mỗi người hình như đều đương xây đắp một bức thành nham hiểm, ở trong toàn chứa gươm, đao, giáo, mác, lẫn cả với rắn, rết, hùm, beo… Bỗng người tướng cất tiếng lên nói:
- Phi Hùng, ngươi ra coi xem tối nay có sáng sao không.
Phi Hùng chạy ra ngoài miếu rồi quay vào bẩm:
- Nhiều sao lắm. Nhưng về phía Đông có mây, lại có chớp, không khéo đến gà gáy thì mưa…
Người tướng nói:
- Nếu vậy ta phải đi ngay bây giờ mới được.
Dứt nhời đứng phắt dậy, rảo ra cửa miếu, năm tên kia vội vàng bước theo, rồi như sao sa chớp nhoáng, đi vụt xuống chân núi.
Trại Bông, cách núi Hùng Sơn chừng 15 dặm. Địa thế của trại ấy phía trước mặt có con sông Trành, tuy không rộng nhưng sâu, dân trại Bông, quanh năm nhờ về nghề chài lưới ở con sông ấy mà được sống bằng một cách đầy đủ.
Giữa trại có một dinh cơ, tuy chỉ lợp lá gồi7 (vì đời ấy ở dân ta chưa biết nghề nung ngói), nhưng cao lớn, rộng rãi, lớp trên, lớp dưới, trùng trùng điệp điệp. Nếu không phải là người quen biết vào đấy thường bị lạc, không biết lối ra…
Nhà ấy là nhà Chiếng Vân, một nhà thế phiệt trong địa hạt huyện Tư Phố.
Chiếng Vân chẳng những nhà giầu, của lắm, ông lại có võ nghệ, khí tiết và can đảm nên các quan Lang8 trong các làng lân cận ấy đều nể vì, kính trọng…
Hôm ấy vào khoảng nửa đêm, Chiếng Vân mới lim dim sắp ngủ. Bỗng văng vẳng nghe có tiếng chó sủa từ đầu trại sủa vào, Chiếng Vân nghi hoặc nghĩ bụng: - Không có lẽ về mùa này mà đã có hươu nai lạc vào trại? Hay là lại có tên gian nào từ đâu đến chực rình mò nhà ai chăng?... - Trong bụng nghĩ vậy, đã toan trở dậy đốt đèn để ra sân nghe xem, sau lại cứ nằm gan, lắng tai nghe. Bỗng thấy chó của nhà cũng sủa inh ỏi cả lên, Chiếng Vân không thể nằm gan, ngồi nhổm dậy, vớ lấy thanh mã tấu ở đầu giường, chưa kịp đứng dậy bỗng vụt một cái bóng đen từ trên chéo nhà sa xuống, nhẩy bổ ngay lại bên giường, giơ thẳng búa, nhằm thẳng đầu Chiếng Vân mà chém… Tuy còn ngồi nhưng Chiếng Vân rất nhanh, đã nhẩy thót được xuống đất, quay mã tấu chém ngang vào ngang lưng người ấy. Người ấy dùng búa, gạt ngay được mã tấu, quày9 lại nhằm đầu gối Chiếng Vân mà bổ xuống. Chiếng Vân nhảy thót một cái, lại đứng ngay trên giường, giơ mã tấu dùng hết sức từ đỉnh đầu người ấy chém xuống… Lưỡi mã tấu chưa xuống tới đầu, lại một cái bóng đen nữa từ cửa sổ nhẩy vào, rồi một chiếc hoạch kích giơ lên, chặn ngang lấy mã tấu, chỉ nghe thấy một tiếng “keng”, trên chiếc hoạch kích bựt lòe ra một ngọn lửa…
Chiếng Vân thấy bên địch có thêm viện binh, sợ trong phòng chật chội, không đủ chỗ cự chiến, liền múa mã tấu giữ thế thủ, đi giật lùi, nhảy thót qua cửa sổ, ra sân. Vừa cất tiếng lên gọi được một câu:
- Gia nhân đâu bay?
Chưa dứt tiếng thời bên địch đã đuổi ra tới nơi. Chiếng Vân khoa mã tấu, nhằm tên cầm búa mà chém, tên cầm búa tránh được. Tức thời Phi Hùng nhảy sổ lại cầm hoạch kích nhằm thẳng bụng Chiếng Vân mà đâm.
Vân vừa gạt được hoạch kích thời búa của viên tướng kia đã nhằm vào đầu mình mà bổ xuống. Ba người ác chiến tới hơn nửa giờ, Chiếng Vân chỉ còn sức che đỡ, không còn đủ sức chống chọi, mồ hôi toát ra ướt đầm cả hai lần áo. Biết thế mình đã núng10, vừa cất tiếng hò gia nhân vừa nhún mình nhảy tót lên nóc nhà, toan tìm đường chạy trốn, chẳng dè chân mình vừa đặt xuống đến nóc nhà, thời hai tên địch cũng đều nhảy lên tới nơi. Tức thời trên nóc nhà, lại biến thành một nơi chiến trường…
Nhà Chiếng Vân, vừa điền tốt11, vừa gia đinh có cả tới hơn mười người, đều ngủ cả ở một chiếc nhà làm lúa, ngay gần cổng vào. Khi chúng nghe tiếng chủ gọi, đều cập quạng nhẩy bổ dậy, người vác tay thước, người mang câu liêm12, người vớ lấy rựa phát bờ, người vớ lấy thuốn13 đào chuột… mở cửa chạy ra, ai cũng muốn nhanh chân chạy trước, để cấp cứu chủ nhà. Vì họ nghe tiếng gọi và tiếng reo hò, đã biết là nhà có cướp… Ngờ đâu, vừa chạy ra khỏi cửa, anh này kêu “ối”, anh kia kêu “ối”, rồi đến cả hơn mười người đều kêu “ối”. Té ra, ngoài cửa, bên địch họ đã rắc đầy những “chông cuốn”14 với gai bồ kếp. Ai nấy đều bị đâm ngang, đâm dọc, máu chảy lễ loại… Có người đau quá, ngồi phệt ngay xuống đất, lại bị luôn hai, ba cái gai bồ kếp, hoặc chông nữa cắm ngay vào mông, thật là phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí… Rồi đó, tất cả bọn hơn mười người, đành cứ xuýt xoa, dền dẫm15, bó gối mà ngồi trông nhau, chủ mặc chủ, không còn ai phó cứu được nữa…
Chiếng Vân đánh nhau trên nóc nhà một hồi lâu, thấy thế của mình càng núng quá, mà ngóng mãi vẫn không thấy gia nhân phó cứu. Bất đắc dĩ quày mã tấu ra đằng sau, thừa thế nhảy phắt sang nóc nhà tiền tế16, định dần dần nhảy ra cổng, tìm đường chạy trốn. Chẳng ngờ khi vừa mới nhảy đến nóc cổng, tên tướng địch đã gọi to lên rằng:
- Tôn, Ngõa, Lưu, Mã, tiếp ứng mau! Đừng để cho nó tẩu thoát…
Dứt nhời, Tôn, Ngõa, Lưu, Mã, bốn tên đều nhảy xổ cả đến. Tôn Mục cầm kích, Ngõa Phong cầm chùy, Lưu Anh cầm thương, Mã Củng cầm giản. Cả bốn thứ binh khí đồng thời cất lên, đánh vào Chiếng Vân như mưa. Chiếng Vân thấy thế nguy bách quá, liền cất tiếng gọi to lên:
- Bớ quân cường bạo! Ta với mi có thù hằn gì, mà mi lại bách17 ta đến thế?
Chưa dứt nhời, thời trượt chân ngã bổ nhào ra phía ngoài cổng. Tức thời cả 6 tên địch đều nhảy cả lại, 6 thứ binh khí đồng thời giáng xuống… Bỗng nghe thấy một tiếng “bốp”, tiếp luôn với một tiếng “ối”, Tôn Mục ngã phục xuống chết tươi… Giữa lúc ấy, Chiếng Vân đã dùng thế “Lý ngư quá hải” trườn ra cách chỗ bị ngã tới hơn mười thước. Mấy thứ binh khí của bọn Tôn, Lưu đã giáng xuống dở dang, không kịp dừng lại, đều nhất tề giáng cả vào Tôn Mục, tức thời xác Tôn Mục bị phân ra làm ba, bốn đoạn… Tên tướng địch thấy vậy thời tức quá, gầm thét lên như hổ, nhảy bổ ngay cả lại, vây bọc lấy Chiếng Vân. Chiếng Vân bấy giờ đã choáng cả người, mà thanh mã tấu cũng đã bị mẻ nhằm mẻ nhừ... Đang lúc sống chết díp nhau18 không tày sợi tóc, bỗng nghe thấy có tiếng thét rất to:
- Xin bá phụ hãy dừng tay, để nữ điệt giết bọn cường bạo ấy cho… - Vừa dứt tiếng một cái bóng đen từ trên ngọn cây si gần đấy, nhảy vụt đến, hiện ra một người con gái hình vóc đẫy đà cao lớn, suốt mình mặc toàn đồ vải mầu chàm, hai tay cầm hai thanh thư hùng kiếm, múa tít lên như mưa sa, tuyết xuống, khiến cho 5 tên địch hoa cả mắt, lạnh cả người. Tên tướng địch cũng không vừa, tay cầm chiếc đại phủ, bổ ngang chém dọc, hất ngược, gạt xuôi, tiếng cứ kêu vùn vụt như gió.
Tuy vậy, vẫn không thể địch được với hai thanh kiếm của người con gái. Một lát, nghe thấy một tiếng rú lên, Phi Hùng bị gạt rơi mất đại đao; tiếp luôn lại một tiếng rú nữa, Lưu Anh bị chém gãy mất trường thương… Tên tướng địch thấy thủ hạ của mình đều thất bại, mà khí thế của người con gái càng đánh càng hăng, chẳng khác một con hổ dữ mới sổ xuống đồng bằng. Lại thêm Chiếng Vân bấy giờ cũng đã chạy lại hiệp lực cự chiến với người con gái. Biết thế mình không địch được, liền hô to lên một tiếng:
- Chư tướng! Ta hãy tha cho nó buổi hôm nay!...
Dứt nhời, quày đại phủ lại sau lưng, nhằm thẳng về phía đông mà chạy. Người con gái thấy vậy, không chịu bỏ, vừa đuổi, vừa quát to lên rằng: “Quân cường bạo! Chúng bay có chạy lên đằng trời!”
Quân tướng bọn bên địch thấy người con gái cố đuổi thời chạy rẽ cả phía núi Hùng Sơn.
Chiếng Vân tuy đã mỏi, nhưng vì thấy người con gái cố đuổi, sợ thế cô, lỡ bên địch có quân viện thời không sao chống được, nên cũng gắng sức đuổi theo. Bấy giờ đêm đã khuya, những ngôi sao trên trời cũng đã nhàn nhạt đi dần, Chiếng Vân vừa chạy vừa gọi:
- Điệt nữ! Hãy trở lại nghỉ, không hơi đâu mà đuổi mãi chúng nó!
Người con gái nghe tiếng Chiếng Vân gọi, thời liền dừng bước, quày lại, cất tiếng hỏi Chiếng Vân:
- Sao bá phụ không cho tôi đuổi, để giết sạch bỏ chúng nó đi? Còn để nó, lỡ nó lại báo thù thì sao?
Chiếng Vân nói:
- Thế nào nó cũng báo thù. Nhưng trong sách đã dạy: “Giặc cùng không nên đuổi”, ta chỉ e lỡ nó có viện binh, thời mình thế cô, khó lòng chống lại được.
Người con gái thấy Chiếng Vân nói vậy, thời lặng yên không nói gì. Rồi cả hai người cùng lật đật trở về. Về đến cổng, ông trông thấy thây Tôn Mục, người con gái cười mà rằng:
- Rõ đồ khốn nạn! Bị quả báo ngay trước mắt. Người đánh chưa chết, bị ngay đồng đảng băm ra làm mấy mảnh.
Chiếng Vân vào đến trong nhà, mới biết là bọn gia đinh bị thương, liền phì cười mà rằng:
- Chúng bay thật vô ý. Phàm gặp lúc trong nhà bị có giặc cướp kéo đến, mình có trở dậy cũng nên lựa bước mà đi, chứ có đời nào lại cả hơn mười đứa bị mắc chông ngay một lúc bao giờ. Biết chúng bay thế, thà ta cứ để yên mà ngủ cho rảnh!...
Nói rồi, bảo mấy tên không đau lắm, đem vùi bỏ xác tên cướp và rút tước bỏ gai bồ kếp với chông của chúng rắc. Dọn dẹp xong thời vừa tảng sáng. Chiếng Vân ngồi một mình ngẫm nghĩ: - Không biết ở đâu lại sinh xuất ra mấy tên cường bạo như vậy? Nếu ta hôm nay không có người cứu thời quyết khó toàn được! - Nghĩ vậy, bỗng lại tặc lưỡi lắc đầu nói một mình: “Ấy chà! Ta không ngờ con người ấy mà lại có cái võ nghệ tuyệt luân siêu quần đến thế. Bạn ta thật không chết!...”
Nói rồi, bỗng lại hình như tỉnh ngộ, giậm chân xuống đất mà nói:
- Thôi hết rồi! Bây giờ ta mới nghĩ ra, bọn cường bạo ấy có phải là người mình đâu, chính nó là Người Hán. Chà! Đích rồi! Nó là người Hán! Nhưng vì sao mà nó lại định đến hại ta?... Chẳng lẽ vì việc ấy?... Việc ấy, quyết không khi nào lại quyết liệt đến thế. Lạ! Lạ quá!
Chính đang lúc lẩm bẩm một mình, bỗng có tiếng kẹt cửa, người con gái kẹt cửa, người con gái bước vào, Chiếng Vân vội cất tiếng lên hỏi:
- Cháu không đi nghỉ kẻo mệt?...
Người con gái tươi cười nói:
- Cháu vốn không quen ngủ ngày. Vả đánh nhau một lát như thế, có thấm vào đâu mà mệt!
Chiếng Vân chưa kịp nói sao thời người con gái lại nói tiếp:
- Bá phụ nên phòng bị, e tối nay chúng lại đến báo thù mà có lẽ lại đông hơn hôm qua…
Chiếng Vân nói:
- Bác cũng nghĩ thế. Nhưng bọn thủ hạ nhà này vô dụng lắm. Dù có muốn sai chúng nó việc gì, cũng khó lòng làm được như ý định của mình. Đấy, cháu chẳng xem, mới có một tí như thế, mà đã mắc chông cả nút, thật chán!
Người con gái cười mà rằng:
- Chấp chi chúng nó. Ấy nghe tiếng chủ gọi mà còn dám chạy ra như thế, kể cũng còn gọi là giỏi lắm đấy. Còn nhớ ngày nào ở vùng cháu, có một đứa chơi diều, dây diều nó vót bẹt và mỏng như lá hẹ, một hôm có gió to đem diều thả, diều lên bổng rồi, cọc vào trên một bãi tha ma, dây diều vì gió đánh đi đánh lại, phát ra một thứ tiếng cứ “vì vụt, vì vụt” suốt đêm. Không biết có một đứa ranh nào phao lên một câu “có thần trăn đến, sắp ăn thịt cả làng…” Ấy chỉ có thế thôi, mà cả làng đóng cửa, đóng cổng, không ai dám thò đầu ra ngoài, đến nỗi rửa đái ra cả trong xó nhà. Mãi đến khi gió tạnh, diều “chật” tiếng vì vụt không còn, mới dần dần dám thò ra… Dân ngu hay nhát, nghĩ lắm lúc cũng bật cười mà lại đáng thương…
Chiếng Vân nghe người con gái nói xong, bất giác cũng phì cười, rồi nói:
- Bây giờ quanh quẩn chỉ còn mình bác với cháu, thực cũng không còn biết phòng bị cách nào…
Người con gái nghe xong, trầm ngâm một lát rồi tỏ ra vẻ vui mừng mà rằng:
- Có lẽ chiều nay, em cháu cũng đến đây đón cháu. Có nó, cũng giúp được một tay…
Chiếng Vân nghe vậy, cũng mừng. Đến chiều ngày hôm ấy, quả nhiên có một người thiếu niên; tuổi mới độ 16, 17; tuy sức vóc hãy còn bé nhỏ, mà coi người rất là tinh anh, lanh lợi.
Người thiếu niên vào yết kiến Chiếng Vân, người con gái chạy ra vồn vã hỏi:
- Em đi từ lúc nào mà giờ đã đến đây?
- Gà gáy lần thứ hai thời em đi…
- Ở bên ấy vẫn bình tĩnh cả chứ?
- Vâng!
- Có đến thêm được người nào không?
- Được 42 người.
- Có ai xuất sắc không?
- Có một người mới 20 tuổi, cứ kể tài võ dũng của người ấy hơn em nhiều.
Người con gái tỏ ra vẻ vui mừng, vội hỏi lại:
- Hơn em kia? Sao em biết?
- Vì lúc người ấy mới đi gần đến cổng trại, gặp một con trâu rất lớn, lồng19 từ phía sông lại, bao nhiêu người gần đấy đều chạy dạt cả, người ấy nhẩy sổ ngay lại, nắm lấy đuôi trâu, kéo giật lùi nó đi mãi đến hai ba thước, làm con trâu phải kêu rống lên như bị đâm tiết, rồi què mất một chân…
Người con gái mỉm cười mà rằng:
- Kể cũng giỏi đấy. Nhưng hữu dũng vô mưu, thời cũng chưa được là tướng tài…
Người thiếu niên nói:
- Chị cứ kén ngặt như thế thời lấy đâu được?
Người con gái cười, nói:
- Có phải là chị kén ngặt đâu. Ở đời bây giờ kiếm được một người có gan dám theo mình, cũng đã hiếm lắm rồi!
Chiếng Vân nói tiếp:
- Phải, cháu nghĩ như thế thật phải lắm! Đấy chẳng thấy chán người cứ ngoài miệng thời nói như thánh như thần, mà đến lúc lâm20 có việc thời co vòi, rụt cổ, hình như đã có một thanh gươm tự đâu đâu kề vào đến tận cuống họng rồi! Lắm lúc tôi nghĩ: chúng nó đã đốn đời ra thế, thời cứ yên phận như con trâu kéo cày, con ngựa kéo xe, cho qua đời trọn kiếp, hà tất cứ phải giả đeo mặt nạ làm gì cho chướng mắt người thức giả!...
Người thiếu niên không đợi Chiếng Vân nói dứt nhời, nói cắt ngang:
- Chính cháu rất ghét bọn ấy. Cháu thường cứ tự mình cầu nguyện, làm nào do tay cháu mà giết chết được hết thời cháu mới hả dạ.
Người thiếu niên nói xong, Chiếng Vân phì cười mà rằng:
- Ai là người ưa được chúng nó mà chẳng muốn giết. Nhưng lấy một mình mà giết được hết, thời giết sao cho xuể.
Chuyện vãn một hồi, trời đã sẩm tối, người con gái, người thiếu niên và Chiếng Vân, đều cầm sẵn khí giới, đề phòng ứng địch. Ngờ đâu chờ mãi từ chập tối đến hết canh một sang canh hai, vẫn không thấy gì… Lại chờ đến hết canh hai sang canh ba, hết canh ba sang tư bên ngoài vẫn lẳng lặng như tờ. Chỉ nghe thấy những dế kêu ri rỉ ở dưới vách và tiếng cuốc kêu khắc khoải ở ngoài rừng. Rồi thỉnh thoảng lại có những trận gió thổi vù vù, như nhắc cho nhà Chiếng Vân biết rằng quân cường bạo nó vẫn còn lăm le chờ đợi… Chiếng Vân ngồi lẳng lặng, một lát, bỗng thấy ông thở dài, rồi cất tiếng lên nói nhỏ với hai người:
- Chẳng lẽ chúng nó thôi?...
Người con gái lắc đầu sẽ nói:
- Khi nào! Có lẽ nó để cho mình mệt!
Người thiếu niên nói:
- Thường nó đợi cho mình mệt rã ra rồi, mới đến cũng nên…
Chiếng Vân gật đầu nói:
- Chính phải! Nhưng mình đi ngủ thời lại phấp phỏng không yên.
Chiếng Vân vừa nói đến đây, bỗng người con gái nói thét lên:
- Nó đến rồi! Bá phụ tránh mau! Nó bắn tên ngầm!
Vừa dứt nhời, Chiếng Vân chỉ mới lánh đầu đi, tiếp luôn hai mũi tên ngầm, đã bắn sượt qua hai tai Chiếng Vân, rồi cắm phập ngay xuống đất!...
Tức thời cả ba người đều đứng dậy, nhảy vụt ra sân, thấy bọn chúng đông gấp năm, gấp sáu hôm qua, chúng vây bọc cả xung quanh sân đặc như hàng rào... Người con gái thấy vậy, liền thét lên rằng:
- Lũ chuột sống sót, không biết tiếc mạng, lại còn dám dò đến!
Dứt nhời, múa cute;nh Cư Phong, nghe!
Một loạt đều dạ ran rồi lại lui ra, trong hang lại im lặng như tờ.
Sáng hôm sau, trời vừa tản sáng, Lý Mão đã thống lĩnh mười viên tướng tá và ngót 500 quân kéo thẳng về phía huyện Cư Phong, quân đi đã gần trưa mà mới được 30 dậm thuộc về địa phận huyện Kệ Lãnh, bỗng nghe thấy mấy tiếng còi, rồi loa vang ở trong rừng, tiếp luôn một hồi trống rầm trời dậy đất. Lý Mão giật mình vội hô quân dừng lại, gươm đao tuốt trần, định tiến thẳng vào rừng.
Bỗng “vèo vèo”, tên trong rừng vùn vụt bắn ra như mưa. Lý Mão vội truyền lấy mộc163 đỡ tên, rồi cứ tiến quân, nhưng chưa được vài bước bỗng một mũi tên vụt cắm vào mắt con ngựa của Lý Mão, con ngựa bị đau lồng lên, rồi quật Lý Mão xuống đất, tiếp luôn trong rừng xông ra một tên tướng Ngô tay cầm đao, tay cầm cung vùn vụt xông lại chực chém Lý Mão. Nhưng vừa nhảy xuống, bỗng thốt kêu một tiếng “Ối”, Lý Mão đã chồm dậy vung kiếm đâm thẳng vào cổ tên tướng Ngô, tên tướng Ngô không kịp đỡ ngã lăn ra mà chết. Tiện thể Lý Mão nhảy vụt lên con ngựa của tên tướng Ngô rồi ngoảnh lại hô quân:
- Tiến! Không sợ! Mau!
Dứt tiếng cả đoàn quân cùng mười viên tướng đều răm rắp tiến theo. Đến giữa rừng bỗng thấy một tên tướng Ngô khác vụt ra giơ kiếm quát:
- Đứng lại!
Trừng mắt nhìn viên tướng Ngô, Lý Mão quát:
- Chà! Quân khốn nạn có tài đảm gì mà ngăn cản được ta hử?
Tên tướng Ngô nhăn bộ răng trắng hếu nói:
- Tài đảm gì! Nếu mi qua đây sẽ chết hết.
Lý Mão nói:
- Ta hãy hỏi lũ khốn nạn chúng bay là quân của thằng nào sai phái?
Tên tướng Ngô bực tức quát:
- Đặng San chủ tướng Đồi Roi sai ta! Nó đã ương, quân bay bắn tên thuốc độc ra mau.
Dứt tiếng hô, trong rừng vèo vèo tên bay ra như mưa, Lý Mão vội hô quân:
- Lui, lui mau!
Dứt tiếng kéo quân trở lại, thời lại không thấy bắn nữa, lại vào nhưng lại thấy bắn. Bốn, năm lần vào nhưng vô hiệu, Lý Mão liền truyền đóng trại cạnh rừng. Sáng hôm sau chực tiến vào rừng để cho chóng đến Cư Phong, bỗng thấy trong rừng một toán quân xông ra, Lý Mão vội truyền quân sĩ nhất tề xong vào hỗn chiến. Đánh nhau gần đến nửa buổi mà hai bên vẫn găng nhau không bên nào thua được, bỗng thấy quân Lý Mão ồn ào náo động, Lý Mão cả sợ, vội quay xem thì Đặng San đã đem quân đánh tập hậu và bổ lại vây tứ phía.
Lý Mão cùng các tướng ở trong vòng vây tung hoành một hồi lâu mà vòng vây vẫn kiên cố. Đang lúc nguy cấp bỗng thấy quân Ngô dãn ra và kêu inh ỏi, một người cầm chiếc tử kim thương múa tít xông vào, theo sau một toán quân sinh lực rất là hăng hái. Lý Mão ngoảnh lại trông người ấy, thời hóa ra Phó tướng Lê Huân. Lý Mão không kịp hỏi duyên do, liền cùng Lê Huân đánh lấy một đường huyết lộ phá vòng vây xông ra. Đặng San thấy Lý Mão đã chạy thời hạ lệnh thu quân, thôi không đuổi nữa.
Lý Mão ra thoát vòng vây, chạy một quãng ước độ tám, chín dặm mới đứng lại và kịp hỏi chuyện, Lê Huân nói:
- Sau khi chủ tướng đi khỏi, bỗng tiếp được quân tế tác về báo: “Đặng San vẫn còn phục một toán quân ở khu rừng Kệ Lãng. Quân sư sợ chủ tướng bị thất cơ nên sai tôi đem quân tiếp ứng.”
Lý Mão nói:
- Thật là may cho tôi. Nếu không có toán quân của Phó tướng hôm nay thời khó lòng thoát được.
Sau đó, Lý Mão liền truyền lệnh hãy tạm đóng quân lại ở đó, để dần dà tìm đường khác tiến lên Cư Phong. Ngày hôm sau, Lý Mão đang cùng Lê Huân ngồi trong quân trướng bàn luận, bỗng có quân tế tác về báo: “Hiện Đặng San đã chia quân ngăn ra làm hai, một toán giữ ở khu rừng Kệ Lãnh, chặn lối ta lên Cư Phong; một toán đóng rải rắc ở trại Hòe, trại Mã, để chặn lối ta về. Viên Huyện lệnh Cư Phong lại mới phái thêm 300 quân đến giúp sức, nên cái khí thế của Đặng San lại càng hăng lắm…”
Lý Mão nghe báo, cả kinh, nói với Lê Huân rằng:
- Nếu vậy thời giờ ta tiến thoái đều bị ngăn trở cả, chẳng lẽ đành chịu bó tay chết ở đây hay sao?
Lê Huân nói:
- Cứ cung cách này thời dù cho về báo với quân sư, quân sư cũng không thể tự tiện bỏ nơi căn bản mà đến đây phó cứu được. Tôi nghe ở cùng Nông Cống mới có người một con gái khởi lên, khí thế rất mạnh, chỉ trong vòng có hơn một tháng trời mà đã lấy được hai huyện Nông Cống và Đô Bàng. Người con gái ấy, bây giờ thống suất có tới bốn, năm nghìn binh mã, trong quân tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Dưới thủ hạ cũng có rất nhiều tướng giỏi, đi đến đâu quân Ngô đều khiếp sợ. Chi bằng bây giờ ta viết thư sang cầu cứu với đám ấy, nếu Nhụy Kiều tướng quân bằng lòng phó cứu, thời ta mới có thể thoát được cơn nguy hiểm này.
Lý Mão nghe Lê Huân nói, ưng lời ngay, liền vội vàng viết thư sang Nông Cống cầu cứu.
Nói về Nhụy Kiều tướng quân hôm đó, vừa toan bàn định việc đem quân đi lấy huyện Cư Phong, bỗng tiếp được bức thư cầu cứu của Lý Mão, Nhụy Kiều mỉm cười nói: - Lý Mão bây giờ mới biết đến ta à?
Nói rồi, truyền cho tên mang thư ấy hãy cứ về trước bão với Lý Mão hãy cứ yên lòng cố thủ, chỉ trong vòng năm, sáu ngày nữa sẽ có quân đến cứu…
Tên ấy đi rồi, Nhụy Kiều liền truyền người đến Đô Bàng mời Quốc Đạt đến bàn việc quân cơ. Mờ sáng ngày hôm sau, Quốc Đạt đã đem quân bản bộ từ Đô Bàng đến nơi. Nhụy Kiều thân ra viên môn nghênh tiếp, mời vào trong trướng. Sau khi hai bên đã an tọa, Nhụy Kiều liền đem chuyện Lý Mão cầu cứu nói với Quốc Đạt và ngỏ ý muốn nhờ Quốc Đạt đem quân đi cứu. Quốc Đạt không hề trù trừ, nhận lời ngay. Nhụy Kiều lại nói:
- Tuy rằng anh đem quân đi cứu Lý Mão, nhưng em thiết tưởng bất tất phải đến tận Kệ Lãnh, chẳng những thêm xa mà cũng vô ích.
Quốc Đạt ra vẻ ngạc nhiên nói:
- Hiện giờ Lý Mão đang bị chẹn ở Kệ Lãnh, nếu không đến Kệ Lãnh thời cứu sao được Lý Mão?
Nhụy Kiều cười mà rằng:
- Anh dụng binh đã già đời mà còn không hiểu cái lối “bắt người phải theo ta, tự ta sẽ cứu người” hay sao? Đã đành rằng bây giờ Lý Mão bị chẹn ở Kệ Lãnh, nhưng nếu giờ ta đem quân tiến thẳng đến Kệ Lãnh, lỡ ở Cư Phong nó đem quân đến đánh úp đằng sau, rồi tên Đặng San nó đánh đón đằng trước, thế có phải là tự ta lại tự giam hãm vào một cái hoàn cảnh như Lý Mão không? Chi bằng bây giờ anh đem quân đến đánh thẳng vào thành Cư Phong, ở Cư Phong hiện giờ có bao nhiêu quân cường tráng đã cho đi giúp Đặng San cả rồi, nếu may ra thời lấy ngay được Cư Phong, nhược bằng ở Cư Phong nó cố thủ, thời tất nó phải đi báo với Đặng San rút quân về. Lúc đó, ta bất tất phải cứu Lý Mão, mà Lý Mão cũng tự nhiên được thoát.
Nhụy Kiều vừa nói đến đấy, Quốc Đạt cười khành khạch mà rằng:
- Phải lắm! Phải lắm! Kế ấy rất hiệu, anh xin tuân hành.
Ngày hôm sau Quốc Đạt thống suất 500 binh mã thẳng đường sang Cư Phong tiến phạt.
Nói về huyện Cư Phong khi đó đã đổi viên Huyện lệnh khác. Viên này tên là Hoàng Quỳnh, vốn là một tay huyện lại xuất thân. Bình nhật chỉ quen việc bòn mót của dân gian, đối với việc quân thật không biết một chút gì. Hôm ấy đương ngồi trước công sảnh để xử kiện, bỗng có thám mã về báo: ở phía Đông Bắc có một toán binh mã kéo đến rất đông, chỉ còn cách huyện thành độ bảy, tám dặm thôi. Hoàng Quỳnh nghe báo tái mét mặt đi một hồi lâu, mới bảo đánh trống hội họp các tướng tá lại để bàn.
Một lát sau các tướng tá đều đã họp cả ở công sảnh. Hoàng Quỳnh đem việc thám mã về báo nói cho các tướng biết và hỏi các tướng nên đối phó bằng cách nào.
Một viên tì tướng tên là Đỗ Tiêu đứng ra nói rằng:
- Mạt tướng tuy bất tài, xin thống suất quân bản bộ ra đối phó với quân địch.
Hoàng Quỳnh thấy có người gánh vác được việc nặng cho mình thời ưng ngay. Tức thời cho Đỗ Tiêu đem 300 quân bản bộ ra thành nghinh địch.
Đỗ Tiêu đem quân vừa ra khỏi thành được hơn hai dặm, thời gặp được toán quân của Triệu Quốc Đạt tới nơi. Tức thời hai bên đều dàn thành trận thế. Đỗ Tiêu trông thấy Triệu Quốc Đạt liền quát to lên rằng:
- Bớ tặc tướng! Mi không biết thân mi ư? Mi là dòng giống hèn mạt, dám kéo quân đến đây, để mượn tay ta giết chết hay sao? - Triệu Quốc Đạt nghe nói đùng đùng nổi giận không thèm trả lời, múa thương xông sang đánh nhau với Đỗ Tiêu. Vừa đánh mới được độ hơn mười hợp, bỗng Triệu Quốc Đạt giật ngựa chạy quay về bản trận. Đỗ tiêu múa đao đuổi theo. Mới được có sáu, bảy mươi thước, bỗng Quốc Đạt quát to lên một tiếng, quày thương lại đâm một cái suốt vào cổ Đỗ Tiêu. Đỗ Tiêu không kịp kêu, lộn nhào xuống ngựa mà chết.
Tức thời Quốc Đạt giơ thương lên vãy một cái, cả toán quân đều xô sang trận quân Ngô, chém giết túi bụi. Quân Ngô bấy giờ đã mất tướng, thời chỉ có việc là ngửa cổ chịu chết, không còn dám đánh trác gì nữa. Triệu Quốc Đạt chỉ huy quân sĩ giành giật một hồi, rồi đuổi sát vào tận bên thành, chia quân bổ vây cả bốn mặt.
Ho&agracủa bác đối với quốc dân…
Chiếng Vân nói đến đấy thời nét mặt đỏ bừng lên, tỏ ra một cái thái độ rất quả quyết…
Người con gái và người thiếu niên thấy Chiếng Vân nói vậy rất mừng, đồng thanh nói:
- Nếu bá phụ chịu sang với cháu, thời việc đại nghĩa mới mong chóng thành được. Thật là may quá!
Nói rồi thúc giục Chiếng Vân thu xếp việc nhà, đợi đến ngày mai sẽ cùng khởi hành…
Ghi chú
1. Binh khí xưa, mũi dài, cán nhọn, dùng để đâm.
2. Một loại vũ khí trong thập bát ban võ nghệ. Giản theo như gốc tích ban đầu là một cây roi bằng tre hoặc cành gỗ, có chiều dài khoảng 60–70 cm. Về sau thì người ta còn dùng giản làm bằng kim loại.
Bản gốc dùng ngôn ngữ biểu đạt phần nhiều khác với văn phạm hiện nay, người biên tập mạn phép thống nhất từ ngữ cho gần gũi với bạn đọc hiện nay. Rất mong nhận được ý kiến tích cực của bạn đọc gần xa.
Phần lớn chú thích trong sách này là của người biên tập, ngoại trừ một vài chú thích có dấu (*) là của sách gốc.
3. Búa, rìu to dùng để phá núi hoặc sử dụng như một loại binh khí cổ.
4. Dứt lời.
5. Cú vọ.
6. Xào xạc.
7. Lá cọ.
8. Người đứng đầu vùng dân tộc Mường thời trước.
9. Quay, xoay
10. Suy yếu trước tác động bên ngoài.
11. (từ cũ) người làm ruộng thuê.
12. Dao quắm hình lưỡi liềm, lắp vào cán dài, dùng để cắt những vật trên cao hoặc chữa cháy.
13. Đồ dùng kim loại, nhọn đầu, xiên vào lòng vật gì để thăm dò.
14. Vật có đầu ngọn hình cung phía trên bằng sắt hoặc tre, cắm vào một tấm gỗ để đánh bẫy.
15. Rên rẩm.
16. Nhà thờ, bái đường.
17. Dồn vào thế bắt buộc, ép buộc.
18. Cách nhau.
19. Chồm dậy trên hai chân với một sức hăng đột ngột do quá hoảng sợ.
20. Gặp, đối diện.
21. Vũ khí cổ, cán dài, đầu nhọn và cong như con rắn.
22. Lanh lẹ.
23 Mỏi mệt.