HỒI THỨ NĂM
Trong trướng hổ, quân sư vừa dụng võ,
Giữa vòng vây, nữ kiệt mới ra oai

     ói về Thị Trinh nghe tên người nhà nói thằng Bủng đã bị giết, thời vội hỏi:
- Ai giết?
Tên người nhà ung dung nói:
- Lã Đại giết.
Thị Trinh ngạc nhiên nói:
- Ồ! Lã Đại giết, lạ nhỉ? Tại sao thế?
- Lã Đại nó tuy là quân Ngô, nhưng nó cũng ưa người trung trực và rất ghét đứa phản trắc. Chính lúc thằng Bủng đem nộp bức thư, Lã Đại đã ghét lắm rồi. Đến lúc thằng Bủng mở cổng thành, Lã Đại lấy được thành. Thằng Bủng nếu khôn hồn lẩn ngay đi thời không sao, lại còn muốn tham công to, giết nốt cả chủ để nộp. Lã Đại hỏi dò, biết cái tung tích của Bủng, thời nổi giận đùng đùng, liền sai đem băm thây thằng Bủng ra và bêu đầu lên cổng thành để làm gương cho bọn lường thầy phản chủ…
Thị Trinh nghe xong, vỗ tay cười mà rằng:
- Đáng lắm! Đáng lắm! Ta rất phục Lã Đại. Thế mới biết người ta ở đời dù nòi giống có khác nhau, mà đến đạo thường của loài người thời không ai khác cả.
Thị Trinh nói đến đấy bỗng ngừng lại một lát, rồi ngoảnh lại nói với Quốc Đạt rằng:
- Thưa anh, thế là trong hạt Cửu Chân ta đã có hai nơi dựng cờ khởi nghĩa rồi. Em thiết tưởng nhân dịp này anh cũng nên khởi lên để ưởng ứng129 với các nơi kia…
Thị Trinh vừa nói đến đấy thời Quốc Đạt lại gạt đi mà rằng:
- Tuy trong hạt Cửu Chân này đã có hai nơi khởi lên, nhưng em phải xét: bọn Lý Mão ở Cư Phong chẳng qua chỉ là tham quan vụ lợi, chứ đâu có phải là vì nước vì dân? Còn như lão Uông Cầu ở An Định, thời tuy có khởi lên đó, nhưng cũng đã bị chết ở tay Lã Đại rồi.
- Vậy mà em muốn anh khởi lên để hưởng ứng, thời hưởng ứng với nơi nào?
Thị Trinh nói:
- Dù chẳng có hai nơi ấy nữa, nhưng cứ như lời di huấn của tiên nghiêm, mà lại gặp cái thời buổi như bây giờ, em thiết tưởng anh không nên cứ ngồi yên lặng mãi…
Triệu Quốc Đạt nghe Thị Trinh nói xong, gật đầu mà rằng:
- Em nói cũng phải. Ừ! Nếu muốn khởi nghĩa, tất phải ưu tâm đến việc kết nạp anh hùng. Vậy việc ấy cũng không có thể hai ba tháng mà khởi lên được. Em phải để anh từ từ mưu tính mới được.
Thị Trinh thấy anh nói vậy, đứng phắt ngay lên nói:
- Anh hẳn quyết chí như thế?
Quốc Đạt nói:
- Anh đã nói, sao anh lại không quyết.
Thị Trinh nghe Quốc Đạt nói xong, hớn hở cười mà rằng:
- Nếu quả vậy, thời mai em sẽ xin phép anh để em đi…
Quốc Đạt nghe Thị Trinh nói xong, ngạc nhiên mà rằng:
- Ô hay! Em đi đâu?
- Vâng, em phải đi...
- Nhưng đi đâu mới được chứ?
- Em có đi mới xong được.
- Em đi mới xong được là nghĩa lý thế nào? Em phải nói rõ cho anh nghe?...
Thị Trinh ung dung nói:
- Việc khởi nghĩa tất không thể khởi được một mình mà phải kết nạp hào kiệt, chiêu mộ binh mã. Nhưng nếu cứ do dó130 ở nhà thời kết nạp gì, chiêu mộ gì? Kết nạp, chiêu mộ vườn cau, khóm chuối, hay là kết nạp lũ ngựa, đàn trâu ấy à?
Quốc Đạt nghe Thị Trinh nói đến đấy thời phì cười mà rằng:
- Ừ, em nói cũng phải. Nhưng mà em đi đâu bây giờ mới được chứ?
- Việc đi cũng không thể nhất định, nhưng được, xin anh cứ để em đi.
- Vậy thế em cần phải bao nhiêu người đi hầu?
Thị Trinh cười mà rằng:
- Anh rõ thật thà quá! Có đời nào đi ăn cướp mà lại chiềng làng bao giờ. Em chỉ đi một mình…
- Nhưng em là con gái!
- Em giờ tuy là con gái, nhưng lúc em đi sẽ là con trai.
Triệu Quốc Đạt nghe Thị Trinh nói xong ngẩn người đi mà rằng:
- Em nói thế là thế nào, anh không hiểu…
Thị Trinh ghé vào tai Quốc Đạt sẽ nói nhỏ hai tiếng: - Cải trang.
Quốc Đạt nghe xong gật đầu mà rằng:
- Ừ! Có thế mới được! Nhưng em phải cẩn thận lắm đấy.
- Vâng, em xin cẩn thận, anh không phải lo…

*

Núi An Quyết thuộc huyện Cư Phong, xưa nay vốn là một nơi bình tĩnh yên lặng, trừ những tiếng chim kêu vượn hót, lúc đêm khuya và những tiếng thông reo suối chảy, khi mưa sa gió táp, có lẽ ít khi được nghe thấy tiếng người nói. Bây giờ bỗng biến thành một nơi rất đô hội, náo nhiệt.
Sáng ngày hôm ấy, mới vừa khoảng cuối giờ Sửu bắt sang giờ Dần, từ ngoài cách núi An Quyết một dặm vào đến trong núi, đã kì xí131 cắm rát rạt. Mỗi một trận gió thổi qua, tức thời hàng trăm hàng nghìn lá cờ đều đua bay phấp phới, trông chẳng khác một làn sóng đỏ. Trên con đường cỏ xanh mươn mướt, có đượm những hạt sương lóng lánh, đã thấy rộn rịp những đoàn người đi. Những toán người ấy toàn là những hạng từ mười tám, hai mươi dở lên; từ ba, bốn mươi trở xuống, mà ai nấy đều có vẻ tươi cười hăng hái. Trong hang phía sau núi nổi lên ba hồi trống đồng. Tiếng trống đánh vừa rãi rệ, vừa oai nghiêm, nghe như thúc giục lòng người, khiến cho người đương nằm im, muốn đứng phắt ngay dậy, người đương đi xuống bỗng muốn nhảy vót ngay lên… Dứt ba hồi trống, thời đến một hồi tù và, nghe tiếng rất bi tráng. Dứt hồi tù và thời nghe thấy là tiếng trống lệnh nổ tiếp luôn một lúc rất gấp. Tức thời hết thảy bao nhiêu người còn đi rải rác ở xung quanh núi, đều chạy xô đến trước hang, đứng xếp hàng thành một vòng tròn. Rồi từ trong hang tiến ra một người đầu đội khăn xanh, mình mặc áo đỏ, chân đi giày gai, tay phải cầm kiếm, tay trái cầm cờ lệnh. Người ấy đi ra chưa đến nơi đã thấy tất cả những người xếp hàng đều vỗ tay reo lên
- Bình Ngô Thống tướng vạn tuế! Bình Ngô Thống tướng vạn tuế!
Tiếng hô ấy vừa dứt thời Bình Ngô Thống tướng đã lên ngồi trên chiếc ghế chéo ở giữa vòng. Vừa ngồi xong, lại nghe thấy tiếng họ reo:
- Quân sư vạn tuế! Quân sư vạn tuế!
Tiếng reo vừa dứt thời Nguyễn Điềm, đầu vấn khăn xanh, mình mặc áo vàng, tay cầm bảo kiếm, ra tới một chiếc ghế chéo ở bên cạnh ghế của Lý Mão. Nguyễn Điềm ngồi xong thời Bình Ngô Phó tướng là Lê Huân ra tới nơi. Lúc Lê Huân ra, bọn người xếp hàng cũng đều reo như trước. Sau khi Lê Huân đã ngồi yên, thời đến mười vị Hổ oai tướng quân cũng đều ra đứng xếp hàng ở hai bên. Bấy giờ ở trong hang nổi lên một hồi chiêng trống. Dứt hồi chiêng trống, quân sư Nguyễn Điềm cất tiếng lên nói rằng:
- Ta đây vâng lệnh Bình Ngô Thống tướng có mấy lời hiểu dụ132 cho hết thảy ba quân đều biết:
Hiện nay nước ta bị giặc Ngô chiếm cứ, sự bạo ngược tàn nhẫn thật nói không sao xiết. Họ coi cái mạng dân chúng ta thật không bằng con ếch, con nhái, họ muốn giết lúc nào thì giết, muốn giết bao nhiêu thì giết, chỉ cốt sướng tay họ, không còn tiếc gì giống nòi mình. Nếu ta bây giờ mà không kíp khởi lên mà tiễu trừ bỏ nó đi, thời chắc nay mai nó cũng giết đến cả chúng ta.
Vậy trước là vì cái kế bảo toàn tính mệnh, sau là vì cái nghĩa cứu vớt đồng bào, các ngươi phải cùng lòng hết sức, không được ngã chí nản lòng. Việc quân có phép, hễ trái không tha.
Nguyễn Điềm nói dứt nhời thời suốt ba quân đều dạ lên một tiếng thực to. Rồi Nguyễn Điềm trông vào bọn mười vị Hổ oai tướng quân mà bảo rằng:
- Hiện giờ trừ thành huyện Cư Phong ra, có Đồi Roi và Lũng Sâm, là hai nơi có đóng rất nhiều quân Ngô. Nếu giờ ta đem quân lấy huyện Cư Phong, thời tất hai nơi ấy sẽ đem quân đánh ập lại, thành thử ra ta ba mặt đều thụ địch. Dẫu có tài thao lược đến đâu cũng không thể chống nổi, vậy muốn lấy được huyện Cư Phong thời trước hết phải lấy hai nơi ấy. Vậy giờ có ai dám tình nguyện đi lấy Đồi Roi?
Nguyễn Điềm hỏi dứt nhời, thời Hổ oai tướng quân là Trần Đông cất tiếng nói xin đi, Nguyễn Điềm nói:
- Tuy nhà ngươi đã muốn đi, nhưng ta xem thế quân Ngô rất mạnh, một mình ngươi khó lòng đánh nổi, vậy ai dám đi giúp Trần Đông?
Hỏi dứt nhời, Quách Đại chạy ra nói to lên rằng:
- Tôi tình nguyện đi giúp Trần Đông.
Nguyễn Điềm thấy vậy cả mừng, liền nói với Bình Ngô Thống tướng cấp lệnh cho Trần Đông làm Chánh tướng, Quách Đại là Phó tướng, thống suất một trăm binh mã đi lấy Đồi Roi.
Sau khi đã sai phái xong việc đi lấy Đồi Roi, Nguyễn Điềm lại cất tiếng lên hỏi:
- Ai là người dám nhận làm Chánh tướng và nhận làm Phó tướng đi lấy Lũng Sâm?
Dứt nhời, Đinh Cúc chạy ra nhận làm Chánh tướng, Đặng Xuân xin nhận làm Phó tướng.
Tức thời Nguyễn Điềm lại nói với Bình Ngô Thống tướng cấp cho hai người một trăm binh mã đi lấy Lũng Sâm.
Sau khi đã phái xong hai toán quân ấy, Nguyễn Điềm gọi Hoàng Câu lên bảo rằng:
- Cách Đồi Roi 25 dặm, có một cánh rừng sim rất rộng, nhà ngươi khá đem 50 quân lên phục ở đấy, đề phòng ngăn toán quân ở huyện Cư Phong xuống Đồi R='height:10px;'>
- Ông Mục làm gì đấy? Cả Khán Quỳnh cũng đến chơi đấy à? Nguy!... Chúng ta nguy cả nút với nhau rồi ông ạ!
Dứt tiếng nói, cả hai người đều đã vào đến trong nhà… Vừa mới nói được vài câu, ngoài cổng chó lại sủa rất dữ. Trưởng Cống, Nhiêu Lung, ông Sắc, ông Quyền, bốn người kéo vào. Khán Quỳnh vừa nhác trông thấy bốn người nhếch mép cười nhạt, rồi hỏi to lên rằng:
- Các bô đi đâu mà đông thế kia? Chừng lại tưởng nhầm là nhà ông Mục tôi này có chén hẳn? Chả có gì đâu, xin các bô lại nhà cả đi thôi!...
Ông Quyền vừa bước chân lên hè, vừa càu nhàu nói:
- Cái lão Khán này già rồi mà còn hay nói đùa. Người ta đang tím cả ruột...
Khán Quỳnh cười mà rằng:
- Tức gì việc ấy? Họ chả ra gì với mình, thời mình cũng chả ra gì với họ. Đời nào kỷ cương ấy, chúng mình sinh vào cái thời buổi này mà còn cứ bo bo thế thời sống làm sao được.
Khán Quỳnh nói dứt nhời, Trưởng Cống, Nhiêu Lung, Chùm Bach, ông Hưởng đồng thanh nói to lên rằng:
- Lão Khán nói phải đấy. Chúng ta cũng chẳng cần gì tử tế với nó nữa.
Ông Sắc, ông Quyền cất tiếng lên nói:
- Đã đành rằng không tử tế với nó, nhưng phải làm thế nào mới được chứ?
Khán Quỳnh nghiêm sắc mặt lại nói:
- Nguyên nhân cái việc này chỉ vì thằng Chiếng Hòa nó làm mối con gái ông Mục Hân đây cho con cụ Duyện trên huyện. Ông Hân không bằng lòng. Thằng Chiếng Hòa nó bàn với cụ Duyện, trình với quan Lệnh, đổ vu cho ông Hân quán thông với đảng Bình Ngô ở An Quyết, nó lại ghép cả các ông vào cho to cánh để quan xơi cho dễ… Ấy cái đâu đuôi công việc là thế, chắc các ông cũng đều rõ.
Khán Quỳnh vừa nói đến đấy, các ông kia đều “Phải! Phải!” rầm cả lên. Khán Quỳnh ung dung nói tiếp:
- Bây giờ nó đem việc ấy trình lên quan Lệnh, chả nay thì mai, chắc thể nào bọn các ông cũng bị bắt. Sau khi bị bắt, nếu muốn chạy cho được thoát, thời mấy cái gia sản nhà mấy ông thể nào cũng phải bán sạch, họa may mới được đủ; nếu lại còn rụt rè, bớt một thêm hai, thời chắc công việc sẽ bị bẩm lên bộ Thái thú. Đến lúc ấy thời dù các ông có gấp mười cơ nghiệp như giờ, cũng quyết không sao thoát được. Đó là nói về cách lo. Nhưng mấy ông thử nghĩ: sau khi đã bán hết gia sản, đã đành các ông được tha về; các ông về đến nhà, cửa nhà không có, ruộng nương chẳng còn, chẳng nhẽ vác mặt đi ở nhờ, ở nhờ sao được hết? Chẳng nhẽ dắt vợ con đi làm thuê, làm thuê ai mượn?
Người ta ở ngòi ra bể thời sướng, chứ cái cảnh ở bể vào ngòi thời thật khổ. Nhưng nếu nó chỉ khổ có một bề thế, thời còn nói gì. Cái thằng Chiếng Hòa nó còn sờ sờ ra đấy, được đến chân, lân đến đầu, phỏng nó có chịu để cho các ông cứ an toàn, mà đi ở nhờ, đi làm mướn mãi chăng? Giậu đổ thời bìm leo, sáo sậu ngã thời bồ cu đá dập. Chắc đâu đến lúc ấy ngoài thằng Chiếng Hòa ra, lại chả còn chán đứa, nó thừa thế để đè nén chèn bóp các ông?. Chả nói ai cứ ngay thằng cu Thược, ngày trước nó ăn trộm chó nhà ông Sắc, bị ông Sắc choảng cho một trận nên thân. Nó vẫn thường nói ra mồm: “Thể nào nó cũng phải báo thù lại…”, suy một thời biết mười, tôi dám chắc rằng: ngoài thằng cu Thược ra, lại còn có vô số đứa có cái hiềm thù như thằng cu Thược, lập tâm báo oán như thằng cu Thược… Các ông thử tưởng tượng: gập đến cái nước như thế, thời còn sống làm sao được nữa chứ?...
Khán Quỳnh nói một hồi, bọn Mục Hân, ông Tưởng, Chùm Bạch v.v… ai nấy đều ngơ ngác trông nhau, bồi hồi lo sợ, không biết nói lại như thế nào… Mãi một hồi lâu, Mục Hân mới cất tiếng lên nói:
- Việc này thật vì tôi mà di lụy đến các ông. Thôi thời tôi đành liều, đem con tôi nộp cho họ, để gỡ cho các ông. Dù sau này nó có chết thời chết, còn hơn là vì tên một người mà cả bảy tám người đều bị tội…
Mục Hân vừa nói dứt nhời, Khán Quỳnh nói phắt ngay lên:
- Ông Mục nói thế cũng phải. Nhưng ông phải biết rằng: thằng Chiếng Hòa nó không vì riêng gì một việc con gái ông Mục. Vốn nó là cò mồi của quan Lệnh với ông Duyện. Vì các ông là nhà giầu có tiếng đã lâu. Mà quan Lệnh với ông Duyện cũng thòm thèm cái gia sản nhà các ông cũng đã lâu. Bấy lâu nó vẫn rắp sẵn âm mưu để trút hết gia sản nhà các ông. Chỉ vì chưa gặp cơ hội, nên nó mới yêm lưu137 mãi đến ngày nay. Nhờ được có cái việc con cháu nhà ông Mục, nó mới thừa thế mà làm bung lên. Cứ như ý tôi, việc này tuy phát sinh ra bởi nhà ông Mục, nhưng thực thời nguồn gốc là bởi cái gia sản của nhà các ông. Nếu nhà các ông không có gia sản thời tôi dám nói quyết rằng không khi nào nó co kéo vào làm gì… Bất cứ việc gì, chúng ta cũng phải suy xét cho đến nơi đến chốn mới khỏi sai lầm.
Ông Quyền nói:
- Bác Khán nói rất phải. Thằng Chiếng Hòa nó “hầm hè” với bọn mình đã lâu. Chẳng lúc này thời lúc khác, tất cũng có lúc nó làm hại. Vậy việc này chúng ta không nên đổ lỗi cho ông Mục.
Chùm Bạch lại nói:
- Ai đổ lỗi cho ông Mục. Mà việc gì ông Mục phải đem nộp con gái cho nó. Chỉ có một điều, bây giờ công việc nó đã lỡ dở ra đến thế này, chúng ta phải nên bàn ngay lấy một kế để đối phó, chứ đừng để nước đến chân mới nhẩy, thời không sao kịp?...
Ông Hưởng, Tưởng Cống, Nhiêu Lung đều cất tiếng lên nói:
- Ừ, phải bàn ngay đi mới được.
Nói đến đấy, ngoảnh lại hỏi Khán Quỳnh:
- Thế nào, bác Khán? Từ nãy đến giờ bác nói những phải là phải, anh em chúng tôi đều chịu cả? Bây giờ còn cái kế nên xử trí thế nào, nhờ bác bàn giúp chúng tôi với…
Ông Sắc ngắt lời nói:
- Phải, bác Khán bấy lâu vẫn có tiếng là “lão mưu đa kế”, việc này bác phải bàn giúp mới được.
Khán Quỳnh nói:
- Tôi chả có kế gì cả. Chỉ có một cách là: các ông nên bắt chước ngay bọn khởi nghĩa ở An Quyết, trước hết đem bắt giết bỏ thằng Chiếng Hòa đi cho bõ giận; rồi một mặt viết thư ưởng ứng với Bình Ngô Thống tướng, một mặt tụ họp bọn dân đinh trong trại, xây thành, đắp lũy, sắm sửa khí giới, chiêu mộ quân mã kéo thẳng lên lấy huyện Đô Bàng. Ta hãy thử tung hoành một phen, cho tỏ mặt anh hùng… Chứ tôi gì lại cứ sợ đầu sợ đuôi mãi như thế này thời cũng uổng mất một đời người.
Mục Hân nghe Khán Quỳnh nói xong, ngoảnh hỏi các ông kia:
- Đấy, bác Khán bàn như thế đấy, các ông tính sao?
Tất cả bọn đều nói to lên rằng:
- Ông nghĩ sao? Chúng tôi đều xin theo cả.
Mục Hân nói:
- Cứ ý tôi thời, công việc đã xẩy ra đến thế này, mình cứ lặng yên mà để cho họ xử trí cũng chết; mình khởi lên để ưởng ứng với đám An Quyết cũng chết. Hai đằng cùng chết cả. Nhưng theo như cái kế của bác Khán thời dù có chết, cùng còn giết được thằng Chiếng Hòa, cũng làm cho bọn quan lại nhà Ngô nó bở vía một phen. Âu là chúng ta cứ theo quách nhời bàn của bác Khán là phải.
Mục Hân nói dứt nhời, cả bọn đều cất tiếng lên nói:
- Ông Mục đã thuận, anh em chúng tôi quyết chí xin theo. Vậy cái kế sách bây giờ nên thi hành thế nào trước, chúng ta phải bàn định ngay đi mới được.
Mục Hân trông vào Khán Quỳnh nói:
- Việc này lại phải nhờ bác Khán mới được. Vừa rồi bác bày mưu cho chúng tôi ưởng ứng với đám An Quyết, giờ chúng tôi đã theo cả rồi. Vậy còn công việc xếp đặt nên thế nào, bác lại bàn giúp cho. Anh em chúng tôi xin tôn bác làm quân sư…
Mục Hân vừa nói dứt nhời, cả bọn đồng thanh nói lên rằng:
- Phải rồi! Phải rồi! Chúng tôi xin tôn bác Khán làm quân sư. Từ giờ cứ gọi bác là Quỳnh quân sư…
Khán Quỳnh ung dung nói:
- Các ông đã bàu cho tôi. Vâng, việc là việc nghĩa, tôi cũng không dám chối. Giờ tôi hãy xin hỏi: những gia nhân và điền tốt nhà các ông, mỗi nhà có bao nhiêu?
Mục Hân nói: - Nhà tôi có 19 người.
Ông Hưởng: - Nhà tôi 13 người.
Chùm Bạch: - Nhà tôi 23 người.
Tưởng Cống: - Nhà tôi 17 người.
Nhiêu Lung: - Nhà tôi 15 người.
Ông Sắc: - Nhà tôi 27 người.
Ông Quyền: - Nhà tôi 11 người.
Khán Quỳnh nghe xong, nói:
- Thế là tất cả bảy nhà được 125 người, nhà tôi cũng có tám người, cộng là 133 người. Nhưng các ông có chắc chúng nó có chịu theo các ông khởi nghĩa không?
Tất cả bảy người đồng thanh nói:
- Nếu chúng tôi mà khởi nghĩa, chúng nó đều theo hết, chúng tôi dám quyết rằng thế.
Khán Quỳnh nói:
- Nếu vậy thời trưa mai các ông bảo chúng nó đến cả nhà ông Mục này, để tôi liệu…
Đến hôm ấy, vào khoảng hết canh hai sang canh ba, Mục Hân đang nằm ở bên trái tây, bỗng nghe có tiếng chó cắn như “xóc ốc”, suốt từ ngoài đầu trại, dần dần vào đến giữa trại…
Một lát, chó nhà mình cũng cắn rộ lên. Mục Hân ngồi nhổm dậy đẩy cửa ra trông sân, thấy ba ngọn đuốc đốt sáng rực cả sân, có ước mười hai, mười ba người, gậy tầy138 tay thước, đương rầm rầm rộ rộ phá cửa vào trong nhà. Mục Hân tưởng là cướp, vội lỏn ra đằng sau, nhẩy qua hàng rào rồi mới dám cất tiếng kêu cứu. Vừa mới kêu được mấy tiếng, tức thời nghe tiếng tù và thổi inh ỏi cả lên, kế đến có hai, ba bó đuốc chạy xổ lại chỗ mình đứng, có tiếng người quát tháo: - Chính tiếng thằng Mục Hân đấy! Chúng bay bắt mau! Bắt mau!
Mục Hân nghe vậy, vội nép mình nằm dẹp vào gầm trong một bụi mây gần đấy, nín hơi lặng tiếng, đến nỗi không dám ho. Liếc mắt trông ra đường, thấy những người đuổi bắt mình là hai tên quân dũng, hai tên quân Ngô và thằng Chiếng Hòa. Mục Hân bấy giờ mới tỉnh ngộ, biết không phải là cướp, lại càng cố phải nằm yên không dám nhúc nhích. Bọn chúng chạy đến chỗ Mục Hân kêu cứu vừa rồi, tìm tòi nhớn nhác một hồi, không thấy Mục Hân đâu, tên quân Ngô cất tiếng nói: - Thôi, vợ con nó đã bắt được rồi, nó có trốn lên đằng trời! Chúng ta về thôi…
Dứt tiếng gọi, cả bọn đều quày cả lại. Mục Hân nghe tên quân Ngô nói bấy nhiêu lời, bất giác bủn rủn cả người, đã toan nhồ139 đầu ra cho chúng bắt một thể, sau lại cố nén gan, cứ nằm lặng, chờ chúng đi khỏi, liền lóp ngóp chui ra, chạy một hồi thẳng đến nhà Khán Quỳnh. Đứng ở ngoài gọi cổng; gọi đến ba bốn tiếng, chó nhà Khán Quỳnh và chó hàng xóm sủa rinh cả lên, mà vẫn không có người thưa. Mục Hân sốt ruột quá, đập vào cổng thình thình… Mãi sau mới nghe tiếng vợ Khán Quỳnh ở trong nói ra rằng:
- Ai gọi thế? Bố nó đi vắng, không có nhà…
Mục Hân nghe vậy, vội hỏi lại:
- Thế thời bác ấy ngủ ở đâu? Bác bảo giúp tôi với?
“Tối hôm qua uống rượu với ông Sắc, rồi hai người rủ nhau lại đằng nhà ông Chùm Bạch, dặn tôi rằng: ngủ ở đằng ấy, không về…
Mục Hân nghe dứt nhời, vội vã chạy sang nhà Chùm Bạch. Còn cách nhà Chùm Bạch độ ba mặt ao, đã trông thấy đèn đuốc sáng trưng, tiếng nói ồn ào, Mục Hân kinh ngạc, buột miệng nói một mình: - Thôi chết rồi, có lẽ nhà lão Chùm cũng bị bắt rồi!
Dứt nhời, cứ đứng đờ người ra ở trong bụi tre để trông sang. Một lát thấy một toán người từ trong nhà Chùm Bạch đi ra, đi trước có hai người vác quắm140 cầm đuốc, theo sau là vợ cả, vợ lẽ, và ba con trai, một con gái Chùm Bạch, ai nấy đều bị trói, đầu tóc rũ rượi, kêu khóc rầm rĩ… Sau cùng là Chiếng Hòa với mấy tên quân Ngô.
- Thế là thằng Chùm Bạch lại trốn thoát, sao mà chúng nhanh thế.
- Nay trốn thời mai bắt, chứ nó có trốn lên đằng trời! - Tên quân Ngô trả lời Chiếng Hòa một các rất quả quyết, dõng dạc…
Chiếng Hòa nói:
- Bọn mày, ta giải luôn đi ngay chứ?
- Hãy bắt hết đã, rồi giải một thể, cần gì phải ngay…
- Thế bây giờ để chúng nó đâu?
- Hãy đem ra nhốt cả ngoài điếm141, lẫn với vợ con thằng Mục Hân…
Tên quân Ngô nói xong, rồi cả bọn cũng rầm rập rồ rộ kéo thẳng đến điếm trại.
Mục Hân trông thấy vợ con Chùm Bạch bị trói một lũ, thời nghĩ ngay đến cái tình hình của vợ con mình bị bắt lúc nẫy, chắc cũng thế, bất giác hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng… Đứng đờ người ra một lúc, mới cò rò bước chân đi. Trong tâm trí của Mục Hân bấy giờ chẳng nhẽ cứ đứn chơ mãi ở dưới bụi tre, cho nên phải bước chân đi, thực ra thời cũng không biết là nên đi đâu. Vừa ra khỏi bụi tre được độ hai mặt ao, bỗng nghe ở trong bụi ô rô142 có tiếng người hỏi:
- Ai đi đấy?
- Tôi đây.
- Quân Ngô nó đi khỏi chưa?
- Nó đi rồi, ai ở trong ấy đấy?
Dứt nhời nói, một người ở trong bụi ô rô nhồ đầu ra. Ở trong bóng đen tối tờ mờ, Mục Hân nhận đích được người ấy là Chùm Bạch, vội vàng cất tiếng hỏi:
- Ô, kìa! Ông Chùm đấy ư? Khốn nạn! Nhà tôi và nhà ông đều bị bắt hết cả rồi.
Chùm Bạch tuy không trông rõ là Mục Hân, nhưng vì tiếng nói đã quen, nên chỉ nghe tiếng mà đã biết ngay là Mục Hân, liền nắm ngay lấy tay Mục Hân, hoảng hốt nói:
- Khốn nạn! Ông Mục đấy ư? Nhà ông cũng bị bắt…
- Phải, nhà tôi cũng bị bắt tất cả. Vừa rồi tôi lại thấy nó bắt người nhà ông…
- Ông thấy nó mang đi đâu?
- Nó giải ra điếm. Giờ nó lại còn đi bắt nhà các ông khác.
Chùm Bạch nghe xong giậm chân xuống đất mà rằng:
- Chết chửa? Thế bây giờ làm thế nào?
Mục Hân nói:
- Tôi tưởng Khán Quỳnh ngủ đằng nhà ông?
- Sao ông biết là Khán Quỳnh ngủ đằng nhà tôi?
- Lúc nhà tôi bị bắt tôi trốn thoát, tôi liền chạy đến nhà Khán Quỳnh tìm hắn. Vợ hắn bảo ngủ ở đằng nhà ông. Tôi liền chạy ngay đến nhà ông, thời gặp ngay họ đương bắt nhà ông. Tôi liền núp ở trong bụi tre kia, thấy họ đi khỏi rồi bấy giờ mới dám nhò ra đây, thế bây giờ cái lão ấy nó đi đâu?
- Có, lão ấy có ngủ ở đằng nhà tôi thật. Nhưng hắn nằm gian giữa mà tôi nằm gian bên. Đến lúc nghe tiếng phá cổng thoàng thoàng, tưởng là cướp, mỗi người chạy trốn một nơi, chả biết bây giờ hắn ở đâu…
Mục Hân nghe xong thở dài nói với Chùm Bạch:
- Cứ cung cách nầy thời mấy người trong bọn chúng ta có lẽ nhà nào cũng bị bắt. Nhưng không biết có ai trốn thoát được không, hay chỉ còn có hai chúng ta?...
Chùm Bạch cũng thở dài nói:
- Đã đến nước này thời cũng liều vậy, chứ biết làm thế nào? Bây giờ ta hãy quày lại nhà Khán Quỳnh. Xem hắn có trốn được không?
Dứt nhời cùng nhau vội vã đến nhà Khán Quỳnh. Vừa đi được một quãng, nghe có tiếng chân người chạy “sình sịch”, hai người đều dừng cả lại, nép mình vào rặng “chảy” bên vệ đường. Chỉ thoáng mắt, đã thấy người ấy chạy đến nơi, Mục Hân tinh mắt, trông rõ người ấy là Khán Quỳnh, vội cất tiếng lên gọi:
- Bác Khán! Bác Khán! Chúng tôi đây…
Khán Quỳnh nghe rõ tiếng Mục Hân, đứng dừng lại ngay, vừa thở hổn hển vừa nói:
- Ông Mục đấy à? Có gặp ông Chùm không?
- Có tôi đây. Bác ở đâu ra đấy? - Chùm Bạch thấy Khán Quỳnh hỏi vội vàng đáp.
Khán Quỳnh nói:
- Hai ông hãy về nhà tôi, đứng đây không tiện.
Dứt nhời cả ba người đều đi. Khi đến cổng nhà Khán Quỳnh, đã thấy tên làm “xum” hối trâu đi đồng. Khán Quỳnh vừa xua tay vừa nói: - Nghỉ, nghỉ, hôm nay nghỉ. Hối trâu về, ta bảo…
Dứt nhời, cùng kéo cả vào trong nhà. Mục Hân, Chùm Bạch ngồi cả xuống ghế. Khán Quỳnh gọi hai, ba tên người nhà bảo: - Chúng bay, hai đứa chạy ngay đến nhà ông Hưởng, Tưởng Cống, Nhiêu Lung, ông Sắc, ông Quyền… Xem nhà các ông ấy có bị bắt không? Có ông nào trốn thoát không? Nếu có gặp ông nào, bảo đến ngay nhà ta, ông Mục, ông Chùm đều ở cả đây rồi… Đi mau!
Hai tên “Dạ” một tiếng, vội vã chạy đi.
Khán Quỳnh lại bảo một tên kia:
- Mày đi lùng tất cả bọn điền tốt nhà ta, bảo chúng đến ngay, ta bảo, nghe!
Tên ấy lại “Dạ” một tiếng chạy đi.
Khán Quỳnh ngoảnh bảo Mục Hân và Chùm Bạch:
- Hai ông lên giường mà nằm nghỉ, tôi phải xuống bếp bảo mẹ nó làm chén đã. Có thực mới vực được đạo, muốn việc gì thời việc, nếu đói bụng thời đều xếp xó hết…
Dứt nhời, lật đật chạy xuống bếp. Chỉ thoáng mắt đã nghe tiếng lợn kêu “eng éc” ở dưới bếp. Chùm Bạch ngạc nhiên bảo Mục Hân:
- Quái! Có lẽ lão này nó thịt lợn đấy chắc?
Mục Hân cũng ra vẻ ngạc nhiên nói:
- Ừ, dễ thật đấy. Lão ta làm cái trò gì thế nhỉ?
Hai người đang thì thào nói chuyện bỗng ngoài cổng chó cắn vang lên, một bọn điền tốt bảy, tám người kéo đến. Khán Quỳnh ở dưới bếp trông thấy, cất tiếng gọi to: - Các anh xuống cả đây, làm giúp thầy việc này, mau lên!
Bọn điền tốt vâng lời, chạy cả xuống bếp. Khán Quỳnh vừa lau tay, vừa từ dưới bếp đi lên. Mục Hân trông thấy vội hỏi:
- Bác làm gì mà thịt lợn thế?
Khán Quỳnh ung dung nói:
- Tôi định cho gọi tất cả gia nhân điền tốt nhà tôi và nhà các ông, họp cả ở đây, đánh chén, rồi đi giết thằng Chiếng Hòa và khởi sự ngay hôm nay…
Mục Hân và Chùm Bạch bấy giờ mới hiểu cách dụng ý của Khán Quỳnh, đồng thanh nói: - Nếu các ông kia bị bắt cả thời sao?
Khán Quỳnh hất hàm nói:
- Có là “nấm” mới để cho chúng nó bắt được. Vả, dù không có các ông ấy, thời hai ông đây, hẹm143 gì mà không dám làm. Tôi đã nói là làm, nhất chỉ có một mình tôi, tôi cũng không sợ…
Mục Hân thấy Khán Quỳnh nói quả quyết như vậy, thời cả mừng mà rằng:
- Ông nói rất phải, chúng ta đã nói thời làm, chết thời chết cũng không cần…
Mục Hân vừa nói dứt nhời đã thấy hai tên người nhà chạy về, nói:
- Bẩm thầy, nhà ông nào cũng bị bắt, nhưng ông nào cũng trốn được, chỉ có ông Sắc là đã chạy ra khỏi bờ ao, bị lão Chiếng Hòa nó tóm được, điệu đi cả với vợ con ông ấy rồi…
Khán Quỳnh hỏi lại:
- Thế nào các ông ấy đâu? Chúng bay có gặp cả đấy chứ?
- Bẩm chúng con tìm mãi mới thấy. Các ông ấy còn lẩn về thăm nhà, rồi đến sau…
Chùm Bạch nói tiếp: “Tội nghiệp cho ông Sắc, sao mà rù rờ thế, để đến cái thằng đểu cáng ấy nó bắt được!…
Mặt trời lên gần đến ngọn tre, trong nhà Khán Quỳnh đã hội họp rất đông, chè chén rất vui vẻ, Mục Hân và Khán Quỳnh đem công việc bảo bọn gia nhân điền tốt, chúng đều xin tuân theo mệnh lệnh…
Khán Quỳnh bảo Mục Hân và tất cả bọn:
- Cái công việc thứ nhất bây giờ là ta thống suất bọn gia nhân đi đuổi cướp lấy tất cả gia quyến lại; nếu may ra thời bắt được cả thằng Chiếng Hòa; nhược bằng không bắt được nó, ta hãy trở về đốt bỏ nhà nó, giết hết cả vợ con nó đi, rồi sau sẽ hay.
Dứt nhời, ai nấy cũng ưng thuận, kẻ gươm người giáo, kẻ tay thước người gậy đôi, kéo ùa cả ra, tiến về lối lên huyện Đô Bàng. Khi mới ra khỏi cổng trại được độ một quãng ném, thấy có một người ở phía huyện đi về, bọn này liền hỏi thăm, thời người ấy nói:
- Chiếng Hòa và mấy tên quân Ngô giải đến ba mươi, bốn mươi người vừa đàn bà, con gái, đi đã gần đến huyện rồi…
Khán Quỳnh nghe dứt nhời, bảo cả bọn rằng:
- Nếu vậy thời chúng ta dù đuổi cũng chẳng kịp nữa. Chi bằng ta hãy trở lại mà đốt phá nhà nó đã.
Dứt nhời, tất cả bọn đều quày trở lại, kéo thẳng đến nhà Chiếng Hòa. Mục Hân sai bọn điền tốt vây bọc xung quanh nhà Chiếng Hòa, rồi cùng bọn Khán Quỳnh thống suất đến 30 tên gia nhân nữa phá cổng nhà Chiếng Hòa cùng vào. Khi vào đến trong nhà, cả bọn đều hăm hở chém giết, chỉ độ dập bã trầu mà nhà Chiếng Hòa có tất cả 15, 16 người, vừa trai gái già trẻ, đều bị giết sạch. Sau khi đã giết xong, Mục Hân, Khán Quỳnh truyền lệnh bổ hòm, phá bịch, vét của, lấy tiền. Vơ vét một hồi, rồi truyền lệnh phóng lửa đốt nhà. Chỉ trong một chớp mắt mà cái cơ nghiệp nhà Chiếng Hòa đều bị cháy ra tro. 15, 16 các xác chết cũng đều đồng thời “thiêu hôi tồn tính”144.
Chiếng Hòa đối với dân trong trang trại, xưa nay vẫn dùng cái thủ đoạn ăn hà ăn hiếp, bởi thế nên đến khi nhà Chiếng Hòa bị giết bị đốt, già trẻ ai nấy cũng có lòng hả. Đến nỗi cả tên đầy tớ đứa ở, nó cũng mừng thầm, không hề thương tiếc.
Công việc đánh phá nhà Chiếng Hòa đã xong, Mục Hân, Khán Quỳnh cho mõ rao mời cả dân đến hội họp ở nhà mình, rồi thịt trâu mổ bò khao dân và đem công việc khởi nghĩa tuyên cáo cho họ biết. Khán Quỳnh lại bảo dân chúng rằng:
- Công việc bây giờ đã xẩy ra đến thế này, nếu giờ các người không chịu theo ta, chắc chỉ một, hai ngày nữa bọn người Ngô nó sẽ đem quân về làm cỏ. Đến lúc bấy giờ thời dù các người hối cũng không kịp nữa. Dân chúng nghe Khán Quỳnh nói vậy thời ai nấy cũng đều sợ hãi và xin tuân theo mệnh lệnh.
Khán Quỳnh thấy cả dân đều tuân theo, liền bàn nhau tôn Mục Hân lên làm chủ tướng, các ông kia đều làm phó tướng, tự mình làm quân sư. Rồi một mặt viết yết thị đi chiêu mộ binh mã, một mặt viết thư sang giao thông với Bình Ngô Thống tướng ở An Quyết. Một mặt truyền lệnh cho những hạng người hãy còn ít tuổi quá, hay là những người nhiều tuổi quá, không thể ra nơi chiến trường được, thời chuyên ủy cho việc đắp lũy xây thành.
Công việc sắp đặt xong, Khán Quỳnh lại bàn với Mục Hân:
- Từ đây lên huyện, đường đất đi hơn 70 dặm. Công việc của chúng ta làm đây chắc ở trên huyện chưa thể biết được nào, vậy chi bằng ta nhân sẵn có cái của vừa lấy được ở nhà thằng Chiếng Hòa đó, sai hai người đem thẳng lên huyện lễ viên Huyện lệnh và ông Duyện, xin hãy tạm tha cho tất cả các gia quyến về. Lại khấn với họ trước rằng, sau khi được tha về một vài ngày, sẽ có hậu tạ… Tôi Nghe viên Huyện lệnh với thằng Duyện này rất là tham lam mà lại nông nổi, hễ thấy có đồng tiền là híp ngay mắt lại. Huống chi nó lại nghe nói còn có hậu tạ, chắc thế nào nó cũng nghe mà tha cho về…
Mục Hân nói:
- Ông đã trù tính cái số tiền của lấy được ở nhà Chiếng Hòa là10px;'>
- Tưởng ai? Chẳng là Đinh Chánh tướng, thế mà mạt đệ không biết, xin Chánh tướng miễn thứ cho, vậy xin hỏi sao Chánh tướng lại ở đây? Tôi cứ tưởng là quân của viên Huyện lệnh Bành An nên mới kéo ra đấy chứ?
Đinh Cúc chỉ vào bọn Trần Đông mà rằng:
- Kìa ba anh kia cũng bại ở Đồi Roi về, đến đây lại gặp tôi. Tôi sở dĩ ở đây là vì đang đêm thằng Hoàng Kiên tướng giữ Lũng Sâm đem quân đánh úp, nên mới bị thua chạy về đây thôi, bây giờ chúng ta hãy họp lại đây, đợi khi nào Thống tướng đem quân cứu viện sẽ lại tiến quân.
Giang Phổ lấy làm phải liền họp quân lại với năm người kia cùng đóng trại.
Nói về Bình Ngô Thống tướng Lý Mão cùng với quân sư Nguyễn Điềm và Bình Ngô Phó tướng Lê Huân bàn việc quân cơ, bỗng thấy có quân thám mã về báo rằng: - Tướng lấy Đồi Roi và tướng lấy Lũng Sâm đều bị bại trận.
Lý Mão nghe báo lại giật mình, hỏi Nguyễn Điềm rằng:
- Hai nơi đều bại cả, vậy bây giờ làm thế nào?
Nguyễn Điềm nói:
- Hai nơi đã bị bại, bây giờ chỉ có cái kế là Thống tướng nên thân hành đi đánh, còn Phó tướng thời ở nhà giữ cũng được.
Lý Mão lấy làm phải, liền tự thống suất 300 quân với bốn viên Hổ oai tướng quân là Bạch Văn Mao, Trần Túc, Trịnh Sĩ, Liêu Cung kéo thẳng ra Đồi Roi…
Nói về Đặng San sau khi đã lui được quân nghịch, thời cả mừng tiệc khao quân thưởng quân sĩ, bỗng nghe thấy thám mã vào báo rằng: - Ở Đồi Lũng Sâm, chủ tướng Hoàng Kiên đã phá tan được loạn quân rồi, Bình Ngô Thống tướng của loạn quân đang sắp sửa kéo quân để báo thù hai trận…
Đặng San cười mà rằng:
- Chà! Lũ chó chết ấy không biết tự lượng mình, lại còn dám đem quân chống cự ta lần nữa chăng?
Dứt nhời liền truyền viên tướng là Lý Định Phong phi ngựa sang Lũng Sâm nói với chủ tướng đồn ấy là Hoàng Kiên đem quân lại hợp nhất với quân Đồi Roi để cùng cự địch. Lý Định Phong lĩnh mệnh đi ngay.
Cách mấy ngày, Hoàng Kiên đã dẫn 150 binh mã sang Đồi Roi đóng với Đặng San. Hai người bàn bạc với nhau rất là tâm đầu ý hợp.
Hôm sau, Đặng San và Hoàng Kiên đem tất cả toàn quân ra giáo trường luyện tập, bỗng có một tên quân từ cổng thành xồng xộc chạy vào vẻ mặt hốt hoảng kêu to lên rằng:
- Bẩm chủ tướng! Loạn quân đang hò reo sắp sửa đánh thành rồi!...
Dứt nhời, tên quân ấy chạy tuột ngay ra đằng sau trại.
Đặng San, Hoàng Kiên nghe tên quân báo xong, thời giật mình mà rằng:
- Quái! Sao quân nó lại đến chóng như vậy?
Hoàng Kiên nói:
- Chóng hay chầy thì mặc kệ chúng nó. Ta cứ việc thấy nước đến thời đắp đê ngăn, có hề chi việc đó…
Đặng San lấy làm phải, liền truyền quân xuống núi nghinh địch.
Nói về Bình Ngô Thống tướng Lý Mão kéo quân đến giữa đường hợp nhất với hai toán bại quân trước, liền kéo thẳng đến Đồi Roi.
Khi vừa đến nơi bỗng thấy một toán binh mã đang xồng xộc từ trên đồi kéo xuống. Dưới hai ngọn cờ đại đề chữ Đặng và chữ Hoàng, thấy một viên cầm đại đao, một viên cầm trường kích đi song hàng xuống thẳng dưới đồi dàn bày trận thế. Hai người ấy tức là Đặng San và Hoàng Kiên. Hoàng Kiên trông bên toán nghịch quân thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới hiện ra mấy chữ: “Bình Ngô Thống tướng Lý”, lại có mấy hàng chữ nhỏ hơn: “Tuân mệnh trời, khởi nghĩa quân cùng giết hết giặc Ngô.” Dưới cờ, một viên tướng đầu đội khăn xanh, mình mặc giáp vàng, tay phải cầm cờ lệnh, tay trái cầm bảo kiếm, cưỡi trên con ngựa kim ô, đi lại chỉ huy quân sĩ rất là oai nghiêm mãnh liệt. Hoàng Kiên cười bảo Đặng San rằng:
- Kìa viên chủ tướng nghịch quân oai nghiêm nhỉ? Đáng sợ nhỉ?
Đặng San thấy Hoàng Kiên có ý khinh thường thời cau mày lại mà rằng:
- Chớ có khinh thường, chủ tướng nghịch quân không phải tay vừa đâu.
Hoàng Kiên nói:
- Làm gì cái bộ chúng nó! Ta chỉ cứ cho quân sĩ hò reo là đủ làm cho quân nó vỡ mật.
Đặng San cau mày một cái rồi im bặt. Hoàng Kiên thấy ý Đặng San như vậy thời cho là nhát, nên đắc ý kiêu ngạo, phi ngựa vác kích ra trước trận chỉ sang trận Lý Mão mà thét to lên rằng:
- Bớ nghịch tặc, lắng tai nghe ta truyền…
Chưa dứt nhời, một tiếng quát to như sấm, Liêu Cung đứng sau Lý Mão phi ngựa ra vác mã tấu múa tít lên bảo Hoàng Kiên rằng:
- Lũ chó Ngô này, mi muốn làm chi ta hử? Truyền gì? Hay là truyền lấy thanh kiếm của ta để chặt đầu chúng bay hay sao?
Hoàng Kiên cả giận mà rằng:
- Ta không thèm nói với mày, gọi thằng chủ mày ra đây.
Liêu Cung trừng mắt lên quát rằng:
- Quân vô lễ! Không được nói càn!
Dứt nhời rút dao găm chém thẳng vào mặt Hoàng Kiên, Hoàng Kiên nhanh mắt tránh dạt sang một bên rồi múa kích xông vào, đánh nhau mới độ mười hiệp bỗng thấy một tiếng “Ối!” lại tiếp luôn một tiếng nữa, Hoàng Kiên từ trên ngựa lăn xuống, hai mũi tên cắm ngay vào hai mắt, máu chảy ròng ròng, quân sĩ chưa kịp cứu về bỗng lại thấy một mũi tên nữa cắm thẳng vào bụng Hoàng Kiên, Hoàng Kiên chỉ kêu được một tiếng tức thời hồn về chín suối. Ngay lúc đó thấy một tướng bên Lý Mão vác kiếm ra chặt ngay lấy đầu Hoàng Kiên rồi giơ lên trước mặt mà hét to lên rằng:
- Ngô Cẩu! Đã biết Trần Túc chưa?
Dứt tiếng thét, phi ngựa trở về trận.
Lý Mão thấy Trần Túc đã giết được Hoàng Kiên, liền cầm cờ phất một cái tức thời toàn quân đều đổ ra bủa vây…
Đặng San từ lúc thấy Hoàng Kiên bị bắn, rồi đến lúc bị chết, bất giác ngây ngất cả người, chưa kịp tính sao. Bỗng thấy quân nghịch ầm ầm bổ vây, vội thúc quân đánh tràn sang. Vì quân Đặng San lại nhiều gấp đôi của Lý Mão, nên chỉ có một lát, quân của Lý Mão lại lọt ngay vào vòng vây của quân Ngô. Lý Mão thấy quân mình bị vây thời cả sợ hô to lên rằng:
- Anh em! Cố lên! Chúng ta nay đã mắc vào cạm bẫy rồi! Ta phải phấn chấn cho đến lúc chết... Cố lên! Anh em, cố lên!
Dứt tiếng hô, bọn quân đều reo to lên rằng:
- Giặc Ngô cừu địch136 của ta!
- Chúng ta là người nước Việt.
- Quyết không chịu khuất phục lũ giặc Ngô!...
Dứt tiếng reo, cả bọn quân tướng đều hăm hở xông ra phá vây, thanh bảo kiếm của Lý Mão cứ loang loáng như muôn đạo bạch quang, đi đến đâu, đầu quân Ngô rơi đến đấy… Hồi lâu, quân đã mệt, tướng đã mỏi, vòng vây vẫn chưa phá được, Lý Mão vẫn hăng hái tiến lùi, thanh kiếm quay tít trên những đầu quân Ngô, Lý Mão thấy vòng vây phá mãi vẫn không thoát ra được, thời căm tức bội phần… Bỗng thấy Liêu Vân phi ngựa đến thời cả giận thét lớn:
- Bớ Ngô Cẩu! Hãy để đầu lại đây cho ta!
Dứt nhời, hăng hái múa kiếm xông lại chém. Lúc đó, Liêu Vân vừa mới uống rượu, mặt còn đỏ gay, thương pháp loạng choạng chả ra sao cả, vừa đánh được vài hợp thì bỗng một mũi kiếm đâm thẳng vào ngựa, rồi tiếp luôn một mũi nữa đâm vào ngay bụng, tức thời lộn nhào xuống ngựa mà chết. lúc đó Quách Hòe đang đánh nhau với Trịnh Sĩ, bỗng thấy Liêu Vân bị giết, toan quày ngựa lại để báo thù cho bạn, nhưng ngựa chưa kịp quày, đã bị Trịnh Sĩ chém đứt đầu rơi xuống đất. Đặng San thấy hai tướng của mình đã bị giết cả, thời cả giận, hô quân bổ vây dày thêm. Lý Mão bấy giờ đã mệt lử, chỉ có cách liều chết. Chính đang lúc cái sống với cái chết găng nhau, bỗng thấy vòng vây tách ra, một viên thiếu niên tướng quân cưỡi trên con ngựa bạch tuyết, tay cầm chiếc tử kim thương, phá tan vòng vây xông vào… Khí thế rất hăng, chẳng khác một con hổ đói nhảy xổ vào đàn dê… Viên thiếu niên tướng quân ấy khi đã phóng ngựa vào gần đến chỗ Lý Mão thời hét to lên rằng:
- Bình Ngô Thống tướng! Mau theo ta!
Dứt tiếng, Lý Mão và quân sĩ đều ùa theo cả ra, cuồn cuộn như nước chẩy. Đặng San thấy vậy liền thúc quân đuổi theo.
Đuổi mãi tới hơn mười dặm không kịp đành thu quân trở lại.
Nói về toán quân Bình Ngô theo viên tướng mở vây mãi đến khi không thấy quân Ngô đuổi nữa liền dừng lại. Lý Mão chưa kịp hỏi người thiếu niên ấy là ai, đã thấy người ấy ngồi trên ngựa chỉ vào Lý Mão mà rằng:
- Bình Ngô Thống tướng! Cố lên! Đừng thấy thua trận mà nản lòng, đừng thấy quân chết, tướng vong mà rối trí, bây giờ nên mau mau lên lấy huyện Cư Phong làm nơi căn bản, rồi sau sẽ tiến dần, còn ta, người mà Thống tướng đã biết, mưu mô của Thống tướng khá lắm! Giỏi lắm! Ta rất phục, ta tức là người mà hồi trước Thống tướng sai thích khách đến giết ta đó. Thôi, Thống tướng nên cố, đừng nản lòng, sau này sẽ có lúc cùng gặp.
Dứt tiếng, người ấy nhoẻn miệng cười, rồi quất ngựa vụt đi… Không còn ngoảnh cổ lại…
Lý Mão nghe người ấy nói xong, ngơ ngác kinh dị, không hiểu là ai,… Suy nghĩ mãi, bỗng bủn rủn cả gười, buột miệng nói một mình: - Thôi, chết rồi! Không khéo người ấy là người con gái rồi!...
Ghi chú
129. Hưởng ứng.
130. Hay ro ró, ru rú.
131. Cờ xí.
132. Nói rõ quyết định, ý nghĩa của việc cần làm.
133. Mưu sâu lo xa.
134. Tụ tập đông đảo.
135. Quay lại.
136. Có thù với nhau.

Xem Tiếp: HỒI THỨ SÁU

Truyện Vua Bà Triệu Ẩu Lời giới thiệu HỒI THỨ NHẨT HỒI THỨ HAI HỒI THỨ BA HỒI THỨ TƯ HỒI THỨ NĂM HỒI THỨ SÁU HỒI THỨ BẢY HỒI THỨ TÁM HỒI THỨ CHÍN HỒI THỨ MƯỜI HỒI THỨ MƯỜI MỘT HỒI THỨ MƯỜI HAI