hưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều mang bộ sách Quốc Ngữ mới vừa biên soạn cẩn thận, gần như kể về những truyện thời Đông Chu Liệt Quốc và Kinh Dịch cho chúa Nguyễn Phúc Tần xem qua. Gần như, ông ta hàm ý muốn nói mọi chuyện khuyên răn chúa đều từ trong sách vở mà ra, chứ mình không phải là người đặt điều. Chúa Nguyễn Phúc Tần chìu theo ông ta, đọc lại câu chuyện về Ngô Thừa Sai và Việt Vương Câu Tiễn cống nạp Tây Thi. Lúc này, chúa mới nhận thấy có những việc gần na ná nhau giữa thời xa xưa và thời của mình. Thị Thừa sống bên kia sông Gianh, nàng chịu làm gián điệp cho quân Trịnh ắt không còn chuyện gì mà không biết. Còn về việc Tây Thi có tình cảm riêng tư với Phạm Lãi làm chúa cũng thấy na ná giống với Đào Thừa và Nguyễn Hữu Cảnh. Tình yêu của con người hình như là có thật, chúa biết Thị Thừa vẫn không quên Cai cơ và vẫn thường hay nhắc đến tên người mình yêu.
Bấy lâu nay, chúa gần như quên mất việc Cai Cơ không về chầu. Có lẽ, phần nào đó giận hờn việc Đào Thừa tiến cung. Chúa cảm thấy việc tiến cung là do nhà Nguyễn Hữu Dật mong muốn, còn mình đâu có ép uổng việc đó. Thế rồi, chúa nguyễn Phúc Tần muốn cách gì đó giảng hòa, chi bằng ra chiếu chỉ cho Cai cơ về chầu để thăm dò việc tình cảm của hai người.
Khi người thân tín phi ngựa mang chiếu chỉ ra biên ải, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều ái ngại:
-  Kính chúa! Bấy lâu nay thần ái ngại việc về chầu của Cai Cơ. Nay chúa ban lệnh cho Cai Cơ Nguyễn Hữu Cảnh về chầu có phải như mang cọp vào chầu, đâu thể nào đoán biết trước được con hổ ấy hiền hay hung tợn. Vả lại, chúa là người tối thượng, đường hoàng trên ngôi bệ không lẽ một cung nữ bình thường như Thị thừa chúa không quyết định được...Mong chúa suy xét, phải ra tay giết Thị thừa trước, tránh xảy ra những việc không hay ho nào đó.
-  Ta muốn cho hai người nhìn lại nhau, xem xét họ có còn yêu thương nhau nữa không? Giờ ta nghĩ lại, việc Thị thừa tiến cung gây ra bao nhiêu chuyện phiền toái, lại làm cho Cai Cơ đau khổ vô cùng. Ta muốn cho họ gặp lại hoặc cho họ cơ may nào đó.
-  Kính mong bệ hạ suy xét lại. Dù sao, cung tần mỹ nữ của chúa thượng không ai được đụng đến. Nếu như không muốn dùng nữa, họ phải chết...
Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp tay ra sau, không muốn nghe thêm lời nào nữa. Nhưng Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều dập đầu xuống đất, khư khư là phải hàng động mau chóng trước khi Nguyễn Hữu Cảnh về cung. Đằng nào chúa cũng không dùng nàng nữa, tại sao mình phải thêm trò cho thêm phiền toái.
Chưởng Dinh cứ dập đầu, còn chúa thì khó nghĩ ngợi. Chúa Nguyễn Phúc Tần gật đầu, rồi cho ông ta lui ra. Thế rồi, ngay ngày hôm đó. Chúa nhờ Đào Thừa mang tấm áo ngự bào trong có giấu một bức thư, gởi cho Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều giao toàn quyền định đoạt cho ông ta.  
Thoạt nhìn Đào Thừa quá xinh đẹp, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều cũng nao nao trong lòng. Sau khi đọc bức thư giấu trong vải áo ngự bào, đọc thấy những nỗi lòng băn khoăn của chúa. Ông ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc định đoạt phận số của nàng, và có ý như muốn hòa hoãn, làm sao nàng phải là người phục vụ mình một lần đã. Ông ta phũ đầu:
-  Ngươi là một người con gái đẹp! Thế rồi ngươi có biết làm mê hoặc chúa, là làm tội tình mấy bà phi không?
-  Chưởng dinh nói gì thiếp không rõ...Khi thiếp được tiến cung, thiếp chỉ biết làm sao cho chúa công vui nhất mà thôi.
-  Đó là một tội lớn mà ngươi cố tình đấy...
-  Thiếp chỉ biết được là mình đẹp, người ta ngắm nhìn thiếp và người ta mê hoặc. Mọi người ai cũng muốn làm cho người khác vui hơn, thiếp chỉ biết có vậy. Chúa thượng cũng muốn vậy, ý của chúa thượng là ý muốn tối thượng. Thiếp biết làm sao bây giờ.
Rõ ràng Thị Thừa thơ ngây đến đáng tội, nàng không biết gì về sự chiếm dụng. Đôi khi người ta muốn có người con gái đẹp bên mình, nhưng vì những ràng buộc nào đó người ta không thể thực hiện, tức thì rất dễ bị lên án.
Tiếng nói nhỏ nhẹ của Thị Thừa như cào cấu vào sự thèm khát của Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta cũng ham muốn được nàng hầu hạ một lần, một chút loáng thoáng trong đầu, rằng như lời lẽ của chúa trong tâm thư cho ông ta toàn quyền quyết định. Nguyễn Cửu Kiều lần lựa một lúc rồi quyết định trước lúc thuốc độc nàng, thì tại sao mình không một lần thưởng hoa.
Thị Thừa đang dần đến cái chết thê thảm mà còn bị nhơ nhuốc nữa, nàng đâu biết rằng thái độ nhẹ nhàng của Chưởng Dinh là những lời bóng gió có ý hãm hại tiết hạnh, mà còn là lời tuyên bố sớm kết thúc một mạng người. Ông ta cho những người hầu ra ngoài, bất chợt choàng lấy Thị Thừa và thỏ thẻ vào tai nàng những lời dụ dỗ:
-  Ngươi có biết là ta can gián chúa thượng đừng giết ngươi không? Ta cũng mê đắm ngươi vô cùng, nhưng phận ta làm sao được đụng chạm tới người của chúa công được...
-  Chưởng dinh nói sao vậy? Thần thiếp được dạy giữ gìn tiết hạnh với chúa công rồi, không thể được...
Thị Thừa giãy nảy, rồi thoát ra được khỏi tay Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta sửa lại mủ mão, rồi nghiêm khắc:
- Ngươi đâu biết là ta có thể định đoạt số phận của ngươi rồi, ta là người bày kế nói ngươi là gián điệp của quân Trịnh đấy. Chúa thượng rất tin ta, ngươi phải chết chứ đừng có mà giữ gìn tiết hạnh...
- Tại sao Chưởng dinh m;'>
-  Mấy người đó mò tìm kiếm con.
-  Mấy người tìm kiếm gì mô?- Bà vợ họ Đào cũng hỏi.
-  Cậu Cảnh...
-  Cậu Cảnh đứng trên này đây, tìm chi rứa...
Bấy giờ mấy người kia mới dừng tay, ngước lên thấy Cảnh cũng còn tò mò không biết họ tìm gì hăng hái thế. Mọi người cười ngất ngây, lên bờ mà còn ôm bụng cười.
-  Chỉ vì cậu Cảnh đen thui thủi không dễ nhìn thấy...
-  Cái con bé Thừa này, chơi cắc cớ...
-  Không chơi cắc cớ...Chỉ tại chúng ta không chịu hỏi kỹ. Cái tay nó chỉ cong xuống hồ, chứ ý nó thì nói là sau cái dây trầu.
Hai người lính vừa có ý mừng, vừa có ý tủi hổ. Nhìn con bé Thừa xinh xắn phán cho một câu.
-  Hoạ vô đơn chí là ngươi đó nghe chưa?
Hai tên lính cố tình “lùa” mấy anh em Nguyễn Hữu về doanh trại. Trời cũng đã ngã xuống núi, cuộc chơi của mấy đứa nhỏ cũng dừng lại. Hai bên ngoắc tay hẹn hò mai chơi tiếp, Cảnh cũng liếc Thừa vì hai đứa để cho người lớn một vố vui ghê: “Ai biểu mấy đứa lớn không cho mình chơi chung”. Tạm biệt cô gái nhỏ xinh xoắn, còn mình là cục than đen được mẹ dắt tay về.
Chuyện ấy chưa đến độ nghiêm trọng, nhưng trách nhiệm hai tên lính không phải là không có. Chúng bị quở trách, rồi buồn rầu xin sang phục dịch ở cánh quân Nguyễn Hữu Tiến. Đó là người vị kỷ, hay ưa dèm pha. Bởi vì Chúa Nguyễn Phúc Tần luôn luôn thương yêu Nguyễn Hữu Dật nên lúc nào cũng có ý ganh tỵ.
-  Ta biết Nguyễn Hữu Dật có ý đưa vợ con ra Đàng ngoài, quê ở Thanh Hoá thì tìm cách về lại đất Thanh hoá đó thôi.
Trước đây năm 1650, Nguyễn Hữu Dật có lần bị chúa Nguyễn bắt nhốt. Nguyễn Hữu Dật định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn Thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng đánh ra Nghệ An.
Nguyễn Hữu Tiến người thẳng thắng, một lòng trung thành với triều Nguyễn. Cho nên ông có phần nào đó nghi kỵ Nguyễn Hữu Dật cũng đúng, lại thêm Nguyễn Hữu Dật được lòng chúa Thượng nên có dịp là hay dèm pha: Ý đồ của Nguyễn Hữu Dật là mong muốn con cái ra chiến trường càng sớm càng tốt, trong khi đó thì bị nghi kỵ có ý theo quân Trịnh.


Chương VIII

     au khi chúa Nguyễn Phúc Tần đi rồi, đôi trái gái cùng nhau về tư dinh nhà mình. Bà Nguyễn Thị Thiện nghe tin Hắc hổ bị thương, rất mong chờ chàng về. Ra cửa đứng, bà thấy hai người chúi người trên dãi cát để nhanh chóng đến nơi.
Bấy lâu nay, bà mong ngóng cả hai được gần gũi bên nhau. Thế nhưng từ lúc chúa thượng nhìn thấy nhan sắc Thị Thừa. Tuy không có lời dạm hỏi, phu nhân của tướng Nguyễn Hữu Dật cảm thấy lo lo. Đào Thừa là một giai nhân đẹp tuyệt trần, nếu không đem nàng tiến cung dâng Chúa ắt sẽ mang tội khi quân, hoặc gia đình Nguyễn Hữu đây sẽ có chuyện không lành.
Khi Nguyễn Hữu Cảnh đến cửa chào bà, đợi khi Đào Thừa lui về phòng. Bà có mấy lời khuyên giải Nguyễn Hữu Cảnh:
-  Con của ta, cái vai con còn đau không?
-  Dạ, thưa mẫu thân! Vết thương đã liền da...
-  Con hãy bình tâm nghe ta nói, hãy giữ thái độ ôn tồn.
Bà Thiện cầm chiếc khăn mặt phe phẩy trước mặt, tay hết chấp ra sau lưng bà phân bua về Đào Thừa. Bà Nguyễn Thị Thiện kể lại chuyện Chúa thượng ghé qua, chẳng phải công trạng của nhà Nguyễn Hữu không thôi. Đôi khi, chúa thượng đã nghe tiếng đồn về người con gái đẹp ấy, sẵn dịp trên đường về ghé nhà xem qua. Bà nói rằng nàng chỉ xứng với vua chúa và vì những người con gái có sắc vóc hơn người thường chỉ đem đến những mối hoạ, chưa chi trong anh em của Nguyễn Hữu Cảnh đã bắt đầu xảy ra những chuyện bất hoà để tranh giành người đẹp. Chưa biết chúa thượng ưng hay không, nhưng rõ ràng có món ngon vật lạ và những người con gái đẹp kiêu sa đều thuộc về chúa thượng. Từ trước tới giờ đều như vậy, nếu không tiến cung ắt sẽ bị ghép vào tội khi quân.
Từ khi nào đó trong lòng canh cánh muốn gặp lại nàng, từ khi nào đó chàng nghe lòng thương nhớ và như rõ ràng hơn là khi gặp lại Thị Thừa với tuổi dậy thì xuân sắc. Một người con trai hai mươi tuổi, thân thể cường tráng là một người chứa chấp trong tim tình yêu mãnh liệt. Hơn bao giờ hết, Nguyễn Hữu Cảnh choáng ngợp với mối tình của mình, cứ nghĩ như là lần về đây sẽ dạm hỏi cưới nàng ngang hàng như một gia đình danh tiếng.
Nguyễn Hữu Cảnh chết điếng khi nghe mẹ khuyên giải như vậy.
Chàng nghe khô đắng trong miệng, không muốn nói lên những lời lẽ bất bình. Rằng như chàng mới là người biết nàng từ nhỏ, rằng như nàng đã trốn vào Nam là vì chàng và chàng đã là người nàng chọn từ đầu và đang yêu thương chàng. Đáp lại, chàng cũng mong nhớ không nguôi và như phi ngựa nước rút để mong thấy lại dung nhan diễm kiều ấy. Chúa thượng cũng thấy hai người có tình cảm với nhau đó sao, chứng kiến hai người dạo trên biển rồi còn gì. Tại sao mẹ chàng có những lời lẽ không hay, không yêu thương con cái mình mà lại đi nói ra nói vào thế này.
-  Chính vì ta yêu thương các con, ta lo cho sự nghiệp của các con. Cho nên ta mới lo nghĩ bao đồng như vậy.
-  Đúng là mẹ ngươi nói đúng! - Tướng Nguyễn Hữu Dật nghe tin chàng về, ra đón. Thấy hai mẹ con trao đổi liền xen vào: Người con gái đẹp thường mang một mối họa cho người. Ở ngoài xa trường, ngươi cũng đã biết chuyện gì rồi. Trịnh Tạc gây chiến là vì muốn có người con gái này đó, chúa ta nghe qua chưa tin nhưng lại muốn ghé nhà. Ta đã nhận thấy chúa thượng mong muốn có nàng, chỉ vì chúa là người trên cao không muốn để cho ba quân tướng sĩ trông thấy mà khinh khi. Ta cũng cảm thấy không yên nếu không tiến cung người con gái này.
-  Dạ! Con đã nghe rõ rồi...
Nguyễn Hữu Cảnh cúi đầu buồn thiu thỉu, đi đứng có phần không mạnh mẽ nữa. Chàng phải đè nén tình yêu đang cuồn cuộn trong tim, ghìm nước mắt nhìn người yêu từ thuở nào phải vượt sông Gianh tìm mình, mà nay có một khoảng trời không sao gần gũi nhau được. Chàng định tìm đến thư phòng của Thị Thừa phân bua với người con gái ấy, đôi khi muốn cùng nàng trốn đi đâu thật xa, bỏ lại danh tiếng hư truyền của cả dòng họ.
Nhưng rồi, Hắc Hổ vì sĩ khí anh hùng, vì tiếng tăm vang danh của dòng họ Nguyễn Hữu, và vì những lời mẹ khuyên nhủ.
Khi biết tin ngày mai phải theo nhà Nguyễn Hữu về kinh đô, Đào Thừa nước mắt cũng tuôn trào, ý nghĩ đơn giản lấy người mình yêu sao mà khó quá. Nàng đâu mong ngóng gì phải được ở nơi lầu son gác tía, nàng chỉ muốn một người có dũng khí và nhiều kỷ niệm của ngày thơ ấu mà thôi. Không cần là một quân vương, đen đúa như Hắc hổ để chỉ có được những đứa con khoẻ mạnh. Nàng chỉ mong lấy một người mình biết mặt, chỉ mong lấy người mình có tình cảm sâu sắc và không cần bất cứ điều gì nữa nên mới cố vượt sông Gianh gặp chàng. Không biết tại điều gì, nhưng rõ ràng người con gái xinh đẹp người ta cho rằng sẽ mang hoạ đến. Cái đẹp tự nhiên được trời ban phát, nhưng người có vẻ đẹp bổng chốc trở thành kẻ tội đồ.
Sáng sớm khăn gối lên đường vào Thuận Hóa, Đào Thừa được ngồi trong chiếc xe ngựa rất đẹp. Nàng được mọi người canh giữ rất cẩn thận, nàng như là một kho báu đang dâng cho chúa thượng.
Đến nơi, sau khi được diện kiến chúa. Tức khắc Đào Thừa được dời vào hậu cung ngay, các người hầu giúp nàng thay đổi xiêm y nhanh chóng. Đào Thừa thơm lừng mùi nước hoa và nét đẹp kiêu sa của nàng trước giờ không ai bì nổi.
Mấy anh em Nguyễn Hữu được Chúa phong chức tước: Nguyễn Hữu Hào tước Hào Lương Hầu, còn siêng năng viết truyện “Song Tinh bất dạ” bằng tiếng Nôm. Nguyễn Hữu Trung tước Trung Thắng Hầu. Nguyễn Hữu Tín tước Tín Đức Hầu.
Riêng Nguyễn Hữu Cảnh chúa phong chức Cai Cơ, một chức võ quan thuộc loại bậc cao. Thay thế cho Hùng Lộc tuổi già sức yếu, đang trấn giữ mảnh đất mới lấy được của vua Po Nraop nước Chiêm. (Khoảng thời gian năm 1653 quân Nguyễn đang tiến chiếm Nghệ. Nhân quân Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến bị phân tán đánh với Đàng Ngoài, Po Nraop (dịnh Nôm là Bà Tấm) đóng quân ở Bình Thuận đem quân ra đòi lấy lại đất Phú Yên. Chúa Nguyễn Phúc Tần cho Hùng Lộc đang giữ chức Cai Cơ đánh lại. Hùng Lộc vượt Đèo Cả đánh phủ Diên Khánh (nay là Khánh Hòa), Bà Tấm xin hàng và dâng đất từ sông Phan Lang (Rang) trở ra làm phủ Thái Ninh và Hùng Lộc ở lại làm Thái Thú).  Nguyễn Hữu Cảnh được phong chức Cai cơ, thay thế vị trí của Hùng Lộc tuổi đã già yếu trấn giữ phía Nam. Ở một phương trời xa xăm, lòng chàng luôn thương nhớ về người con gái đẹp ở lầu son gác tía. Chàng quyết không về Thuận Hóa nữa.