gược dòng lịch sử: Chúa Nguyễn Phúc Tần được tiếng là Hiền Vương là người tài đức vẹn toàn. Lịch sử ghi nhận: " Hiền vương là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc, biết trọng nhân tài. Có người con gái quê Nghệ An rất xinh đẹp tên là Thị Thừa được lấy vào cung phục vụ chúa. Nguyễn Phúc Tần, nhân đọc sách Quốc ngữ, tới chuyện vua Ngô Phù Sai mất nước vì nàng Tây Thi liền tỉnh ngộ sai Thị Thừa mang ngự bào cho chưởng dinh Nguyễn Phúc Kiều, giấu thư trong dải áo ngầm sai Kiều bỏ độc giết Thị Thừa để trừ hậu họa". Tìm hiểu tư liệu và xác định được Thị Thừa có mối tình cảm với Nguyễn Hữu Cảnh (Người có công gầy dựng cơ đồ về phương Nam). Tác giả cố gắng tái tạo lại, âu cũng là cách tìm mối liên hệ về ngày xa xưa ấy. Trước đây mình xác định được là họ Đoàn, khi mình đưa lên mạng thì Tộc Họ Đoàn chộp lấy ngay. Vào google gõ tựa đề đó sẽ thấy. Mình không trách họ. Một ngày kia, bỗng dưng mình thắc mắc là tại sao mình đi tin là họ Đoàn từ 1 comment nào đó của 1 người vô danh, mình phân vân vì tài liệu thường gọi là Đào Thị. Trong khi đó, mình có quan điểm thương xót những phận ả đào gian nan, nếu lấy theo đúng tài liệu thì vẫn đúng ý mình hơn, là các nàng ả đào vẫn có tác phẩm thương xót cho họ đó chứ. Cho nên, mình sửa chữa lại và lấy tên là Đào Thị Thừa. I Thị Thừa sống bên kia sông Gianh, khi đã được mười sáu tuổi tiếng đồn sắc đẹp không thua gì Tây Thi. Nhà họ Đào đã là người của quân Trịnh, bọn lính tới quán rượu chỉ cần nhìn ngắm Thị Thừa là thỏa mãn trong lòng. Vài tên ngà ngà say, kháo rằng: - Có con gái đẹp mà đem dâng cho Chúa Thượng, ắt được trọng thưởng ngay đó. - Thật à!- Nhà họ Đoàn cũng uống rượu với mấy chú lính, thích thú. Biết con gái mình tiến cung sẽ được trọng thưởng, nên cha nàng luôn tâm đắc việc đó và dự định một ngày đẹp trời nào đó đưa nàng về Thăng Long. Ông muốn lập công trạng với triều đình, dù duy nhất có một đứa con gái. - Cha đã quên lời hẹn ước rồi sao? Chứ con không quên người đó... - Nữ nhi thường tình, vừa đến tuổi dậy thì là đã biết yêu thương người khác rồi! - Cha nàng không mấy quan tâm xem nàng nghĩ gì, ông chỉ mong sắp tới mình được thưởng bổng lộc triều đình. Thị Thừa nghe vậy rất phiền muộn, nỗi nhớ mong khắc khoải trong lòng da diết. Kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên mấy năm trước với Nguyễn Hữu Cảnh hiền hiện trong mắt mình. Trong Bảy lần tranh chấp với Đàng Ngoài, cuộc chiến lần thứ năm và lần lớn nhất trong cuộc xung đột Trịnh -Nguyễn. Nguyễn Phúc Tần là vị Chúa chủ động đưa quân đánh ra Bắc, Chúa sai Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật mang quân vượt sông Gianh đánh Bắc Bố Chính tiến chiếm được bảy huyện Nghệ An được năm năm. Thời gian đó là vào năm 1656, Nguyễn Hữu Dật cùng Nguyễn Hữu Tiến vượt sông Gianh đánh quân Trịnh tan tác. Chiến tranh liên miên giữa hai Chúa Đàng Trong và Đàng Ngoài, người dân khốn khổ vô cùng. Có lúc phải chạy loạn lên rừng sống, có lúc bị lấy hết lúa gạo phải đi tìm cái ăn rất nhọc nhằn, nhưng chinh chiến vẫn không có ngày kết thúc. Trong hai danh tướng đánh ra Đàng ngoài, Nguyễn Hữu Dật đối xử với muôn dân nơi chiếm đóng có tấm lòng, nên Chúa Nguyễn Phúc Tần yêu quí hơn. "Tương truyền mỗi lần được chúa Nguyễn ban thưởng, ông thường chia cho cấp dưới, nhất là những người nghèo khó, hoặc xét theo hoàn cảnh mà ban thưởng. Bởi vậy ông rất được lòng tướng sĩ và nhân dân. Không những thế, đối với tù binh, ông cũng đối xử rất nhân hậu". (tg trích ra từ dòng lịch sử). Chẳng như trại lính đóng gần vài nhà dân, ông không cho đuổi đi hoặc quân lính rầy rà, cứ để cho họ thoải mái trông lính tráng tập luyện. Hoặc có khi ông bày kế cho họ may vá áo của lính và vẫn trả công họ đàng hoàng. Mấy nhà dân chạy tán loạn trước đây, cũng quay về nơi ở cũ. Một vài nhà có nghề chày lưới vẫn kiếm được một ít tiền nhờ bán cá, họ !!!15517_10.htm!!!
Đã xem 9233 lần.
http://eTruyen.com