Chương 4

Dự Nguyên tìm Thiều Mơ thật sớm khi vừa thấy mặt Thiều Mơ, anh đã lên tiếng:
Thiều Mơ anh có chuyện nói với em Thiều Mơ lắc đầu:
– Anh đợi... tôi để nói điều gì? Có chuyện gì lớn lao đâu mà anh phải giấu giếm tôi. Dự Nguyên nắm tay Thiều Mơ và nói:
– Em đi với anh lại quán anh sẽ trình bày cho em hiểu.
Dự Nguyên có vẻ cương quyết, cứ giằng co mãi. Nhật Lan nhìn chung quanh. Sáng nay cô đến cơ quan quá sớm. Trời ạ! Chỉ mới 6 giờ có lẽ vì thế nơi đây cũng vắng người nếu không chẳng biết thế nào?
– Mình đi ăn sáng nhé! Em không đi, anh cũng sẽ không đi, anh sẽ đến chỗ em làm việc xin chờ gặp em.
– Tại sao anh cứ làm phiền người khác vậy!
– Thà phiền phức còn hơn để trong lòng thật ấm ức.
Giằng co với Dự Nguyên mãi không khéo có người vào cơ quan bắt gặp nên Thiều Mơ đành cùng với anh ghé, vào một quán ăn chưa có một người khách nào.
Thức ăn mang lên nhiều thứ. Dự Nguyên vừa gắp cho Thiều Mơ, vừa nói:
– Trong vội vã thời gian như thế này anh không biết phải nói gì để em hiểu.
Thật ra không có chuyện gì để anh phải giấu em hay nói đối em. Hãy hiểu cho anh. Chiều nay anh đón em mình... đi đâu đó nhé!
– Mẹ em sẽ khó chịu vô cùng khi biết...Không đâu. Anh có tìm em mẹ cho anh biết chỗ em làm và anh quyết định đi Phan Thiết tìm em vì...
– Vì sao?
– Trong anh lúc đó có nhiều lí do để muốn gặp em vì nghe mọi người nhắc đến em.
Thiều Mơ nghe tim mình nhảy "thình thịch" vì giận.
– Đúng rồi lúc nào chúng tôi cũng là "cái gaí' của họ. Nhưng họ đâu biết nỗi khổ của chúng tôi. Mẹ có lí do để không thể rời bỏ trang trại chớ tôi... Tôi không sợ đói khổ chúng tôi có giàu sường gì đâu mà sợ khổ.
Vì mẹ.... mẹ còn một chút hy vọng... Tôi không nỡ để mẹ thất vọng.
– Anh biết... tất cả. Thật ra cũng có anh, chị, em ở bên đó rất quí em.
– Qúi em à?
Thiều Mơ cười nhạt rồi nói:
Anh đừng quan tâm đến việc đó, anh là bạn của anh Khiêm hay là bạn của ai cũng vậy thôi... Vì chẳng ai bên đó... có "sự' chấp nhận chúng tôi... Chúng tôi sống mà...Nhưng thôi...anh cũng không cần biết chúng tôi làm gì? Có điều tôi ghét anh, ghét vô cùng... Tại sao, tại sao anh không nói ngay từ đầu anh là Việt Kiều... Việt Kiều hay không - chuyện đó cũng không quan trọng, giá như anh nói anh là bạn Nhật Khiêm, anh là "khách" ăn tết ở nhà của ông tôi. Tôi khinh vì anh... "tầm thường hơn tôi nghĩ nhiều quá... Dự Nguyên nhìn Thiều Mơ cười, cô bé càng giận càng đáng yêu hơn, điều đó chứng tỏ cô bé có quan tâm đến anh...
Thiều Mơ im lặng trước thái độ của Dự Nguyện, rồi lại không nhịn được, cô bé lên tiếng:
– Anh không nói được điều gì à?
– Thật là đáng tiếc...
– Em cứ nói, cứ giận đi... bây giờ anh không thể nói gì vì thời gian không cho phép...Tối nay anh đón em...
– Anh tưởng là tôi sẽ đi với anh sao?
– Anh sẽ đợi...
– Có người đợi sẵn anh ở trang trại đó...Nhưng anh chỉ muốn nói với em – với Ướt Mi với Thiều Mơ...là anh rất mến, rất quí và rất...dành cho ''Ướt Mi".Anh sẽ không để em thất vọng đâu...
Thiều Mơ càng trách, càng giận Dự Nguyên trong lòng cô càng thấy đau...
bởi lẽ...cô và Dự Nguyên đã biết nhau bao lâu rồi chứ!.... Có chăng do sự ngộ nhỡ trong lòng mình. Thiều Mơ chợt giật mình - Thì ra chính mình mới là kẻ quá ''nhạy cảm"sao lại trách cứ người khác.
Suốt buổi Thiều Mơ không nói gì – trong lòng nàng đau đáu một nỗi niềm mơ hồ...
􀃋 􀃋 􀃋 Dự Nguyên tìm được cậu Hoài Bách khi buổi chiều sắp tắt và anh định tìm khách sạn để nghỉ...
– Tại sao cậu lại ra ngoài này để ở?
Ông Hoài Bách cười:
– Ở ngoại ô có phải sướng hơn không?
– Công việc của cậu thế nào rồi?
– Ừ! thì cháu đi với cậu về nhà mà xem...!
Đó là một khu đồi trà... cơ sở sản xuất của cậu thật nhỏ...
Dự Nguyên tham quan khu đồi trà, và bàn bạc với cậu Hoài Bách về việc khuếch trương công việc kinh doanh.
Cậu Hoài Bách nói:
– Cậu không màng cảnh giàu sang, không mơ làm ông chủ.
Nhưng đồi trà của cậu thật lý tưỡng, cậu cần mở rộng thêm...
Dự Nguyên, chợt nghĩ đến trang trại của ông Vĩnh Thuận và công ty chế biến trà, cà phê của con trai ông Vĩnh Thuận. Anh kể cho cậu nghe và muốn cậu hợp tác.
Gương mặt Hoài Bách nhăn nhó khi nghe đến công ty của Thuận Khánh...
Ông có nghe về trang trại và công ty này ở Bảo Lộc nhưng ông không màng tới... nhưng sao nghe Dự Nguyên nhẩc đến và đề nghị hợp tác... ông Bách tự tin nói:
– Cậu muốn mở rộng công việc chớ không hợp tác với ai hết... Nếu muốn giúp cậu thì cháu hãy hợp tác với cậu.
Dự Nguyên và Hoài Bách bàn công việc thật tâm đồng. Hoài Bách còn nói:
– Cháu thấy cậu có giống kẻ tàn phế không?
Dự Nguyên nghiêng người nhìn ông Hoài Bách:
– Cậu ơi! Chân cậu có bị gì đâu... chỉ chệch một chút thôi...
– Chệch à!.... Đó là nỗi đau của cậu mà thôi cậu có thể làm chủ phải không?
Dự Nguyên cười:
– Thì cậu cũng đang làm chủ đó thôi...Ông Bách chợt nhớ ra điều gì đó nên gật đầu nói:
– Cậu cô một cánh tay đắc lực đây. Người này khỏe mạnh... có điều...
– Sao cậu...
– Nói chung cậu có một người bạn tốt.
Người bạn này giúp cậu công việc tốt lắm...Cháu xem vườn hoa lài để ướp trà của cậu đó có thích không?
– Thích quá chứ... Trà bây giờ được chuộng lắm:.. Uống trà là một nghệ thuật, là một cải thú đó cậu.
– Vậy trà của cậu sẽ dùng để xuất khẩu được không?
– Tất nhiên là được rồi...
Dự Nguyên ở lại nhà cậu để chuẩn bị ''dự án'' phát triển xưởng trà cho cậu...
Gia đình và người thân đều ủng hộ cậu nên có lẽ chỉ trong một thời gian ngắn là cậu sẽ tiếp tục phát triển...
Cậu Hoài Bách muốn đưa Điền Văn vào công ty để tìm hiểu công việc với tư cách là nhân viên... Ngay trong thời điểm còn xây dựng thêm, đưa Điền Văn vào là hợp lý nhất.
Ông Hoài Bách chỉ nhờ Dự Nguyên,xin cho Điền. Văn vào làm. Dự Nguyên ngạc. Cậu cho chú ấy lảm ở công ty đó rồi mai mốt cậu có còn ài đâu...
Điền Văn làm một thời gian thôi. Không được đâu cậu... Không đúng hợp đồng sẽ phải bồi thường đó.
– Cậu sẽ bồi thường, miễn sao... mà thôi đó là việc của cậu – chẳng lẽ cháu không giúp được cậu việc này sao?... Cậu và Điền Văn ở đây cũng đâu có khổ, có điều cậu muốn có thêm chút kinh nghiệm.
– Cậu bảo chú Văn không có gia đình...chú ấy dường như không biết gì...
Sao đi làm cho người khác được. Như thế sẽ mất uy tín của cháu... Thà rằng cháu giúp chú ấy tiền để sống còn hơn là...
Cái thằng này... bộ mày tưởng chú Điền Văn mất trí chác... không phải như vậy đâu cháu... Đó là một gã đàn ông đúng mực đấy!
– Hai người kết bạn khi nào...
– Hỏi chi vậy chuyện đàn ông. Chú ấy ớ đày đã khá lâu như thế. Bộ không cô vợ con gì sao?
– Ủa cháu đầu tư cho đối tác như cậu mà cũng tìm hiểu kỹ về chuyện đời tư của đối tác hay sao?
Với cậu thì cháu biết ròi... một kẻ lãng tử ''Xù,, đời ẩn mình mãi...chẳng lẽ ông bạn của cậu cũng ''đơn độc" như cậu.
– Cậu xin miễn trả lời câu này nghe.
Dự Nguyên cười nói:
Đó là câu "chủ đề" mà chú miễn trả lời làm sao cháu biết rõ về người đó để giới thiệu với người khác.
Cháu chỉ cần biết Điền Văn là người tốt. Có sức khỏe...Thế thôi!
Dự Nguyên đùa:
– Thế chú ấy có "điển trai" không cậu.
– Ê! Cái thằng này... Bộ cháu chọn người mẫu chắc.
Dự Nguyên lại đùa:
– Cháu sợ.... sợ.... Biết đâu chú ấy lại làm một ai đó lao xao nghĩ ngợi.
– Ối! Đừng nghe xa xôi rồi nói chuyện ở linh tinh. Tiếc là hôm nay không có chú Điền bao giờ chú ấy về.
Có lẽ ngày mai hay ngày kia. Cháu không liệu có đưa chú Văn vảo công ty đó. Cậu muốn cạnh tranh với họ à!
– Cậu mà muốn cạnh tranh à!.... Không đâu...Cậu mày một thân một mình sống tà thôi.
– Cháu thấy có “đàn bà” ở đây mà cậu bảo một thân một mình à!
– Ôi! Chuyện thường tình đó mà... ta "căm" đàn bà lắm... cháu đừng nhắc đến.
– Cậu quá khó khăn đó thôi... chuyện xưa bỏ qua một bên đi... ai biểu... cậu để tâm làm gì cho bận lòng.
– Ừ cậu mày cũng muốn lắm nhưng...mà thôi:.. nghỉ ngơi rồi ăn uống...ở đây với cậu lâu lâu đi dìu cháu đi rừng săn thú chơi.
– Eo ui săn thú hở cậu.
Hoài Bách cười:
– Ừ! Nói đi rừng săn thú cho oai vậy thôi, chớ muốn đi rừng săn thú đâu phải dễ...đi săn kiểu này chỉ là phần râu rìa thôi...
Nhưng cháu thích lắm... Nhưng cậu à. Ý ông giám đốc à! đã là chủ xin đừng có làm ''ông già lãng tu" đó... Kiểu đó là ''phá sản" đấy cậu à!
– Ừ! Cũng sẽ phá sản đó... nhưng cậu mày không dại gì?
Dự Nguyên không để ý đến lời của cậu Bách, anh bỏ vào nhà, ước gì có Ướt Mi đi cùng anh lên đây, cô bé sẽ càng thích không khí này hơn, trong khuôn viên của trang trại Ướt Mi và mẹ sống thật tẻ buồn và hắt hiu, luôn bị mọi người trong đại gia đình đàm tiếu. Điều này chính Nhật Lan đã từng nói, ngay cả Dự Nguyên cũng xót xa và khó chịu vô cùng, đừng nói chi đến Thiều Mơ... Nhất là cô Hà Thơ chẳng biết có điều gì bí ẩn hay không? Nhưng tại sao Dự Nguyên cứ nghĩ về họ mãi... Dường như trong xa xôi anh cảm thấy rất gần với nàng - cô gái bé nhỏ chiếu nào bên đồi cát vàng, nhạt nắng...
Đã là một cơ sở sấy trà nên kế hoạch xây dựng chắng mất nhiều thời gian:
Thật ra trà ở đây từ lâu đã có tiếng nhưng sản xuất mang tính thủ công... mà thôi... Cả nhà ai cũng thán phục cậu về tài kinh doanh.
Nhưng cậu sống rất lãng tử, lần này cả nhà quyết tâm bắt cậu phải làm việc lớn... Không ngờ cậu Bách cũng đã thay đổi cách nghĩ...Cô lẽ cuộc sống đã khiến cậu thay đổi hay còn lý do nào khác, mong sao được như vậy.
Dự Nguyên trỡ lại trang trại vào buổi chiều tối sau khi hẹn cùng với Thiều Mơ ở một quán cà phê thật bình yên.
Vừa gặp Thiều Mơ, Dự Nguyên đã lên tiếng:
Hơn tuần qua anh cùng với người cậu lo công việc Muốn gặp em nhưng...
không biết làm sao?
Thiều Mơ cười nhẹ:
– Sao anh không ghé vào trang trại để gặp mọi người.
– Người anh muốn gặp... chỉ là em thôi...
– Em không tin.
– Anh nói thật. Tin anh đi...À! Anh cũng phải đến trang trại và gặp ông Khánh.
– Để làm gì?
– Chỉ sợ em hiểu lầm nên nói cho em biết... Anh gặp ông Khánh để... nói chung vì công việc của cậu anh mà thôi!
Thiều Mơ im lặng một lúc sau mới lên tiếng:
– Anh làm gì mà trần tình với em, bộ....sợ em nghi ngờ phải không...
Thiều Mơ chợt nhớ đến thái độ của Nhật Lan những ngày qua - đã biết gì về Dự Nguyên với cô mà sang nhà kiếm chuyện mãi, Nhật Lan còn văng những lời thật khó nghe, Nhật Lan và Dự Nguyên quen nhau như thế nào nàng đâu cần biết đến... Có chăng cũng chỉ mới quen biết nhau giống như cô và Dự Nguyên mà thôi.
"Cô à! Làm sao cô lại để cho Thiều Mơ như thế... Cô thừa biết giữa cháu và anh Nguyên mà... hay là vì hai mẹ con của cô muốn trả thù chúng tôí'. Trời ạ!....
Bà nội chưa biết... bà biết được hai mẹ con cô có yên không. Bà bảo bà không "sợ'' ông đâu, cô cũng nên...
Trời ạ! Sao Nhật Lan lại là cô gái đỏng đảnh như thế, Thiều Mơ thích chị Bằng Chi hơn - Chị Bằng Chi tuy không tỗ vẻ ghét hoặc thương rõ rệt nhưng ít ra chị cũng có đôi lần trò chuyện với Thiều Mơ và mẹ Dự Nguyên lay lay bàn tay Thiều Mơ và nói:
– Em đang nghĩ gì thế...
– Chẳng có gì?
– Em dối anh phải không?
– Không?
Trong mắt em đã nói đôi điều em đang nghĩ...
– Vậy anh làm "chiêm tinh gia" xem!
Dự Nguyên nhìn Thiều Mơ cười... vì chợt nhớ đến những ngày xuân ở biển và làm quen được cô bé có biệt danh là Ướt Mi thật dễ thương.
Dự Nguyên cười và lên tiếng:
– Có phải em đang nghĩ đến... ngày... anh trở về bên ấy.
Vừa nói xong Dự Nguyên đã sang chỗ của Thiều Mơ và đặt tay lên vai nàng, anh nói:
Thật ra... đó là suy nghĩ, đó là nỗi lo của anh...vì anh đã về Việt Nam hơn một tháng rồi. Tuy thời gian quen em quá ngẩn nhưng anh cảm thấy...
không thể... "rời xa" em... anh đang lập kế hoạch để thời gian về Việt Nam của anh sẽ nhiều hơn...
Thiều Mơ trêu anh:
– Vậy sao anh không ở lại luôn.
Dự Nguyên ngồi xuống thật sát vào Thiều Mơ. Giọng anh thật khẽ bên tai nàng:
Anh cũng đang định như thế nhưng phải chờ ý kiến của "người tá'... Nếu "người ta" muốn sang bên đó thì anh đưa đi, ngược lại nếu ''người ta" muốn anh ở lại bên đây thì anh sẽ ở lại. - "Người ta" nào mà đóng một vai trò quan trọng như thế!
– Em biết đó...
– Tất nhiên rồi:.. Vì em cùng chung một ''trang trạí' mà. Nhưng em không ở cùng một ngôi nhà đâu đấy!
Dự Nguyên cốc lên đầu Thiều Mơ:
– Anh chờ em câu trả lời chớ không phải ở ai đâu?
Thiếu Mơ từ tốn nói:
– Ông bà mình ngày xưa có nói ''Dục tốc thì bất đạt" bộ anh tưởng cái gì nhanh vội là cớ kết quá tốt đẹp hay sao?
– Cũng tùy vào hoàn cảnh và tùy vào tình cảnh của mỗi người chứ... Ví dụ như với anh... thì đâu có nhiều thời gian và điều kiện nên ''hợp nhãn'' là anh sẽ đặt vấn đề ngay...
Anh sợ "xa mặt cách lòng" lắm... Còn em thì Thiều Mơ nhăn mặt:
– Em khác, anh khác chứ!
Dự Nguyên choàng tay qua vai Thiều Mơ và khẽ khàng hỏi, bàn tay anh nâng nhẹ chiếc cằm xinh xinh của Thiều Mơ.
Khác thế nào hở em... khi mà anh về Mỹ thật xa xôi... còn em ở lại cao nguyên Bảo Lộc với trang 'trại mênh mông... Có chờ anh được không Ướt Mi...
– Những lời tỏ tình của anh đây sao? Thiều Mơ cũng không biết đó có phải là thực lòng của anh hay không? Một chàng trai xa lạ đã định cư nơi đất khách quê người và những lời tỏ bày tình yêu liệu có đáng tin hay không?
Dường như đọc được suy tư của Thiếu Mơ. Dự Nguyên nói:
– Anh biết... tất cả thật vội vã...cho nên lần này anh trở qủa bên ấy sau đó anh sẽ trở về. Anh hy vọng em sẽ... ''nghĩ đến anh'' để ''Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức" Thiều Mơ đẩy nhẹ tay Dự Nguyên ra nhưng rồi vẫn để yên trong vòng tay của anh để nghe một chút ấm áp len vào trong gió cao nguyên.
Và rồi những ngày kế tiếp sau khi đi làm về anh lại đón nàng đi loanh quanh phố núi cao nguyên khi hoàng hôn buông dần đến lúc đêm về. Anh bảo "chúng mình sắp xa nhau...”Anh muốn ngày nào cũng đưa em đi chơí'.
Có lúc anh lại nằn nỉ nàng:
''Giá như em nghỉ phép... anh đưa về nhà cậu chơi. Cậu anh rất tốt..." Nghe Dự Nguyên kể về ông cậu Hoài Bách và công việc của cậu, trong lòng Thiều Mơ rất nao nao, dẫu sao Dự Nguyên cũng còn có người cậu ở gần đâu đây. Nhà cậu có cả một khu vườn lài để ướp trà. Anh bảo trà của cậu ngon lắm.
Thiều Mơ cười hỏi:
Có ngon hơn trà của ông và cậu của em hay không? Dự Nguyên cười:
''Về điều này anh không tranh với em. Hãy để thị trường đánh giá họ em nhé. Chúng ta không xen vào...
Thiều Mơ rất thích ''cá tính" đó của anh..Bản thân anh cũng là người kinh doanh...nhưng ''cái tâm" rất rõ ràng... có thể đây chỉ là nhận xét ban đầu của Thiều Mơ mà thôi.
Thật bất ngờ khi hai người trở về và bước vào cổng nhà. Nhật Lan tờ đâu đó đã đứng chặn lối vào. Cô bé đầy dỗi hờn và cao giọng ngay.
– Anh Dự Nguyên ơi! Ba em muốn gặp anh về công việc, mà anh đề cập...
em không rõ lắm... Ba em bảo nhắn anh gấp, anh sang nhà gặp ba em nhé.
Quắc mắt nhìn Thiễu Mơ, Nhật Lan không thèm nói, Thiều Mơ cảm thấy tức cười vô cùng, cộ lẽ vì có mặt của Dự Nguyên nên Nhật Lan không thêm nói để giữ vẻ "nhu mì" của mình chăng.
Thiều Mơ vừa định bỏ vào nhà, Dự Nguyên lên tiếng:
– Để anh vào chào mẹ em đã Thiều Mơ. Thiều Mơ lắc đầu...
– Không sao đâu anh, mẹ biết nè.
– Vậy anh về nghe.
– Vâng.
Nhật Lan đi cùng Dự Nguyên trở ra, cô nói:
– Anh Nguyên như thế là sao? Chẳng lẽ, anh lại... coi thường gia đình em đến thế hay sao? Nhất là bà em, bà em giận lắm khi biết anh quan hệ với hai mẹ con cô ấy...Mình nói chuyện một chút anh nhé! Bây giờ là mấy giờ rồi... Sáng mai anh ghé công ty gặp ba em nghe. Anh không gặp ổng... "thôi việc" cho ông ấy bây giờ... Ba em kỳ cục lắm...
Công ty của ba đa phần là người quen. Dự Nguyên hiểu ý kéo dài của cô bé chỉ vì cậu Hoài Bách nên Dự Nguyên mới cần đến họ. Nếu họ không nhận chú Điền Văn có lẽ càng hay hơn mặc dù cậu Hoài Bách sẽ buồn anh nhưng... chẳng biết cậu Hoài Bách định học hỏi thêm điều gì ở họ....
Công ty của cậu cũng đang đi vào hoạt động. Ngồi xuống chiếc băng đá trong khu đồi trà rộng lớn, ngối nhà của ông Thuận nằm ở ngoài, có lẽ những ngày qua Nhật Lan đã phát hiện sự có mặt của anh nên.
Giọng Nhật Lan thật nhỏ:
Anh...anh đối xử với em và gia đình như thế sao?
– Ủa - anh có làm gì đâu? Nè! Sao em vẫn chưa đi học.
– Em ở đây đợi để được gặp anh... Khi nào anh về Sài Gòn em sẽ về.
– Nhật Lan ơi? Em khờ quá... Đã đi học trở lại sau khi nghỉ Tết rồi, lo học đi cô bé, anh chưa về Sài Gòn vì... à! Anh đã gặp cậu anh... Cậu cháu có nhiều việc lắm. Cậu anh ở đâu?
Dự Nguyên nói "bịá' vì anh không muốn Nhật Lan biết về cậu Hoài Bách với công việc của cậu.
– Em hỏi cậu ở đâu anh?
– À! Trên Đà Lạt... nhưng cậu ở xa khuất lắm...
– Xa khuất là sao chứ! Vậy sao anh không nói... sao chúng ta không tổ chức đi Đà Lạt ít hôm... Mình đi chơi đi anh Nguyên...sau đó em sẽ đi học.
– Anh chẳng còn nhiều thời gian nữa, trách nhiệm về lần này nặng lắm, không khéo về bên đó người thân lại trách anh...
– Nhưng em có làm gì đâu?
– Anh biết rồi...
– Vậy sao không cho chúng em đến chơi. Anh nghĩ ai cũng bận rộn.
– Em thấy tại anh không muốn đó thôi. Em nhất định phải biết về anh.
Dự Nguyên cười, Nhật Lan và Thiều Mơ cũng đồng trang lứa nhưng ở tính cách của Nhật Lan thật lạ. Nửa là cô bé rất trẻ con, trẻ con nhưng lại học thói của người lớn hay nói đúng hơn là cô bé luôn tạo ra vẻ hiểu biết... Dự Nguyên cảm thấy tội nghiệp cho Nhật Lan, dường như bà Khánh không quan tam nhiều đến con cái, hay bà nghĩ con cái đã lớn... Trong khi Thiều Mơ luôn được cô Hà Thơ nhắc nhở từng việc nhỏ nhặt. Đã có lần anh nghe cô Hà Thơ nói với Thiều Mơ về những việc mà Thiều Mơ bốc đồng.
Cô Hà Thơ thật khéo léo và tình nghĩa trong từng lời dạy con dù con đã lớn...
Nhật Lan khẳng định lại lời nỗi của mình:
– Anh Nguyên... anh không phản đối khi em vẫn...tình nguyện...tình nguyện... yêu và sẵn sàng.
Anh Nguyên... Anh chấp nhận em nhé.
Hôm nào... mình đi thành phố đi anh... em sẽ...
Nhật Lan tựa người vào Dự Nguyên, Nhật Lan còn lấy tay ôm ngang người anh, Dự Nguyên hoảng hồn về sự mạnh dạn của Nhật Lan, anh không thể...
Dự Nguyên đặt tay lên vai Nhật Lan rồi nói:
– Nhật Lan à! Em còn nhỏ. Còn phải lo học cho xong...Vả lại anh vẫn là bạn của Khiêm. Thỉnh thoảng về nước anh sẽ ghé thăm gia đình.
– Em không...muốn như vậy. Anh không xem em giống như Thiều Mơ được sao? Bộ Thiều Mơ hơn em nhiều lắm sao?
– Em không nên so sánh như vậy. Anh xem Thiều Mơ cũng như em.
– Cũng như em sao anh không cho em đi chơi cùng. Sao anh không ở lại đây.
– Nhật Lan, em...thật trẻ con...có thể anh chỉ xem là bạn hay đúng hơn là như một cô em gái. Em hiểu không?
– Còn với Thiều Mơ...
– Anh rất quí mến các cô gái ở trang trại này.
– Anh không thể đánh đồng chúng em như thế Thiều Mơ... nó không thể là họ hàng. Anh cũng biết đó. Ai cũng biết cô ấy là cô ta lợi dụng ông em để được sống sung sướng và nuôi con...Ông em quá bênh cho họ bởi lúc nào nó cũng "cạnh tranh" với em.
Anh Nguyên à! Anh cũng biết là em rất quí và thương anh... em...
Nhật Lan ôm chặt không cho Dự Nguyên đứng lên, cô bé nói:
– Đêm nay anh ở lại đăy nhé! Hay là anh đưa em đi chơi đâu đó đi.
– Nhật Lan... Đã tối rồi... Em cần phải vào nhà ngủ... còn anh phải và...sẽ gặp lại em sau nhé!
– Không em không thích như thế à! Ở ngôi nhà cổ... Anh có đến đó rồi mà.
Cuối đồi trà này... ông em muốn giữ mãi còn bà đòi cho người phá bỏ. Mình đến đó đi anh.
– Anh đã bảo là không được...
Nếu lúc này em la lên... là anh định làm nhục em...thì mọi người sẽ nghĩ sao về anh.
Dự Nguyên giật mình...trời ạ....một cô bé còn đi học...cũng dễ hiểu thôi, con nhà giàu, đua đòi nên chuyện gì mà không dám làm. Dự Nguyên ngồi thẳng người và đẩy nhẹ Nhật Lan ra anh nói:
– Em tội gì làm thế. Thiệt thòi cho em thôi. Vì sao ư? Anh đâu có "yêu" mà ngốc đến thế. Tại sao anh làm như vậy. Anh đã từng ăn tết với gia đình, chẳng lẽ anh không thể nào...chiếm lĩnh được em. Tại sao phải hồ đồ như thế này. Nếu cần anh đã tìm nơi nào có thể... Lan à! Còn nhỏ... đừng để tình yêu làm mờ lý trí...Tại.anh, tại anh làm em ngộ nhận, ngộ nhận tình cảm anh dành cho em.
Cứ xem như ngộ nhận. Bây giờ hãy điều chỉnh lại, anh vẫn xem em như em gái.
– Không! Em không thích như thế.
– Em thật khờ... Bây giờ anh đi về, ngày mai anh sẽ đến gặp bác.
– Ngày mai em đợi anh nhé!
– Bao giờ?
– Khi nào thì anh đến. Hay là sáng anh đến, sau đó mình đi ăn nhé.. Ngày mai em sẽ đưa anh đến khu du lịch.
– Anh đang rất bận. Chuyện đi tham quan trì hoãn lại hết. Anh sắp vế Mỹ mà cậu anh rất cần.
– Vậy mà lúc trước anh bảo là không còn họ hàng. Sao anh lại giàu gia đình em.
– Tại em nghe nhầm đó thôi... Anh về đây.
Dự Nguyên di như bay về phía cổng và gọi một chiếc xe ôm đi về hướng Đà Lạt.
􀃋 􀃋 􀃋 Ông Vĩnh Thuận đi thăm đồi trà rồi ghé vào nhà của cô Hà Thơ.
Thiếu Mơ đi làm về, cô bé chào ông rồi mời ông vào nhà.
Ông Thuận lên tiếng khi đã ngồi vào chiếc ghế, trong phòng khách. Giọng ông thân thiết:
– Mẹ cháu đâu rồi?
– Dạ! Mẹ đang chuẩn bị cơm chiều. Ông à! Ăn cùng hai mẹ con cháu bữa cơm đạm bạc ông nhé!
Đã nhiếu lần Thiều Mơ và Hà Thơ mời dùng cơm ông đều từ chối, thật là kỳ, tự dưng lần này ông cảm thấy thế nên nói:
– Được rồi, ông sẻ ăn, vào giúp mẹ nhanh lên đi cháu.
– Hoan hô ông? Thiều Mơ vỗ tay reo vui rồi rót nước bị đao lạnh ra cốc cho ông, cô bé nói:
Nhà kinh doanh và sản xuất trà nên phải uống một loại nước mát khác để thấy rằng... trà của mình vẫn có giá trị số "một".
Ông Thuận cốc lên đâu cô cháu gái rồi nói:
– Tổ cha mày... chẳng biết có giống thằng cha mày không sao mà vui tính thế không biết?
Thiếu Mơ vô tình:
– Thế ông chưa biết mặt ba cháu bao giờ à!
Ông Thuận ngập ngừng:
– Lúc nhỏ có gặp nhưng sau đó ông không gặp vì chiến tranh loạn lạc... bà của cháu lại rời bỏ quê cũ... Sau nây ông mới gặp lại... tiếc là lúc ấy ba cháu đã ra đi... phải chi...
– Ông ơi!
Bởi vậy ông thấy có lỗi với bà của cháu... ông không lo cho con cái được đàng hoàng. Bây giờ cháu có muốn làm gì thì nói, ông sẽ lo đầy đủ đàng hoàng.
Bây giờ cháu có muốn làm gì thì nói ông sẽ lo đầy đủ.
– Dạ.
Trong bữa ăn, Thiều Mơ cố tình gợi ý với ông để nói điều mong ước của hai mẹ con nàng. Thiều Mơ nói:
– Ông à Việc kinh doanh thì hai mẹ con cháu không thạo sợ không làm ông hài lòng. Thế cháu muốn thế nào?
Cháu và mẹ nhớ biển lắm.
– Không phải là mấy bữa tết cháu đã về biển rồi hay sao?
– Dạ có! Nhưng còn mẹ.... Mẹ cháu khổ tâm lắm, ông có biết không?
– Ông biết chứ? Nhưng mẹ cháu là con của ông, chẳng ai có quyền gì chỉ trích. Mẹ cháu cũng phầi được như cô Thanh chứ à! Cháu gọi là dì Thanh.
– Vâng! Cháu biết...
– Có muốn làm gì thì bàn với ông xem thế nào chứ chuyện rời bỏ nơi đây thì không được. Mẹ con cháu cũng phải có phần ở trang trại này chứ!
Bà Hà Thơ lắc đầu nói:
– Ba à! Chúng con sẽ không nhận gì ở đây dâu. Bây giờ có ba chúng con được che chở, sau này hai mẹ con sẽ ra sao cho nên có lúc:
có lúc ông Thuận đặt chén cơm lên bàn rồi nói:
– Ba biết, lúc đó ba đã định như thế cho nên con và cháu cứ ở đây mãi, ba sẽ để cho hai mẹ con một vườn trà ở chung quanh đồi khu có ngôi nhà... Sau này có muốn xây cất hay làm gì thì làm.
Thiếu Mơ gấp thức ăn cho ông ngoại và nói:
Ông bà... mẹ con cháu thích có một cửa hiệu đồ len, quần áo may thêu. Mẹ cháu rất thạo việc này. Mẹ cháu phải làm ở khu đồi trà...mẹ khổ tâm lắm.
– Ông đã bảo vào công ty làm việc khác, sao cứ làm với công nhân hái trà.
– Mẹ cháu...đâu có yên thân.
– Sao? Sao? Không yên thân.
Từ ngoài bà và mợ Thuận Khánh, có cả Nhật Lan nữa chứ! Giọng của bà càng dữ dội hơn:
Nó là con gái của ông, vậy mà ông bỏ cả bữa cơm ở nhà để qua đây ăn. Như vậy mà ông coi được hay sao? Ông Thuận à! Chẳng lẽ về già rồi ông sinh tật, tôi không hiểu nổi bao nhiêu năm qua rồi mà lúc nào ông cũng sợ hai mẹ con cô ấy thiệt thòi. Cháu ngoại, cháu nội... đứa nào chắng là cháu... chứ! Sao ông lại thiên vị để cháu con nó buồn ông Vĩnh Thuận trầm tĩnh nói:
– Bà đã nói hết chưa... Tại sao bà và các con lại ăn nói lung tung như thế. Tôi đã trình bày rõ ràng rui mà, tại sao lại đối xử với mẹ con của Thiều Mơ “ghẻ lạnh” như thế.
Hồi trước tôi đã không làm tròn trách nhiệm để mẹ nó phải vất vả... bây giờ tôi phải có trách nhiệm bù đắp phần nào cho hai mẹ con thôi. Có đáng là bao?
Chỉ sợ "được voi đòi tiên" đó thôi. Quay sang bà Thuận Khánh - cô con dâu cưng, bà Thuận nói:
– Con về chuẩn bị bữa ăn đi rồi mẹ và ba về.
Ông Vĩnh Thuận kiên quyết:
Bà và con với cháu về ăn tối đi, tôi ăn rồi sẽ về ngay thôi.
Giọng bà lại cao vang:
– Trời ơi! Ông còn "bày vẽ" gì nữa đây. Con cháu ở nhà đang đợi ông đó!
– Tôi già rồi. Có khi ăn uống thất thường, cho tôi thoái mái một chút chở.
Giọng bà đầy bóng gió:
– Ông muốn ăn phở à! Ngán cơm hả?
Nếu muốn thì nói con nó nấu hoặc đưa đi nhà hàng ăn cho sang trọng, ngon miệng một bữa.
– Bà về bên nhà đi. Thật khổ, tôi sang nhà con cháu chỡ có đi đâu mà tìm kiếm chứ!
– Thật là khó coi...à! Hai mẹ con của Nhật Lan nữa...không phải việc của mình thì đừng bày vẽ thêm các con ạ!
Gương mặt bà Khánh đanh lại nhưng có lẽ vì có mặt ông ngoại nên mợ không biểu lộ, để rồi xem ngày mai mợ sẽ tìm cách gặp mẹ và cao giọng dạy đời cho mà xem. Thật là tức không có sự xuất hiện của bà ngoại ''lớn" và mợ vào, cô lẽ đề nghị của Thiều Mơ và mẹ đã được ông chấp nhận, phải thực hiện mọi việc cho nhanh chóng để mẹ có thể vui hơn, mẹ đã về đây hơn mười năm...
Nếu cuộc đời bình lặng mẹ đã hạnh phúc và biết đâu mẹ lại chẳng gặp được một người tốt sau này. Tuổi của mẹ ngày càng cao, ngoài bốn mươi rồi sao mẹ lại không thể có được một mái ấm để mai này... con có điểm tựa tinh thần khi về già. Nghĩ đến mẹ Thiều Mơ thương vô cùng... Thiều Mơ chỉ muốn làm sao được dời nhà ra phía ngoài để mẹ có một cửa hiệu...Như vậy cuộc sống của mẹ sẽ đỡ tẻ nhạt hơn:.. Giờ thì tất cả đã muộn màng rồi chăng? Mẹ con nàng đã bị "vướng vào trang trại với gia tộc "phạm gia" này rồi sao?
Cái tên của Thiều Mơ cũng lạ bởi ba mẹ nàng có cùng một họ nên nàng có cái tên là "Phạm Song Thiều Mơ". Song là hai...Mẹ đã lý giải như vậy - ba nàng có cái tên thật sáng - bà ngoại đã đặt là Phạm Thiếu Quang - bà bảo "Thiều Quang'' chỉ ánh sáng tươi đẹp, hay là chỉ ngày xuân như Nguyễn Du đã viết "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi". Ý nói ba tháng của mùa xuân (thiều quang chín chục) và đã ngoài sáu mươi (đã qua hai tháng của mùa xuân...) Thế đấy...Và Thiều Mơ cũng là niềm khát khao những gì tốt đẹp khát vọng ánh sáng diệu kỳ tốt đẹp phải chăng là nỗi đau của bà ngoại vì đã có con với một người đàn ông đã có vợ nên không được đến với nhau. Còn mẹ thì sao?
Thương cho mẹ mà tuổi thơ của nàng cũng chẳng có nhiều dấu ấn gì...Họ trở về nhà lớn rồi nhưng dư âm để lại cho hai mẹ con nàng lả nỗi buồn và đau.
Nhật Lan dâu buông tha cho mẹ, điều này người lớn bày ra nhưng che đậy bởi cái vẻ bên ngoài để con cháu nói... Đau cho mẹ làm sao? Vậy mà mẹ vẫn không nói gì. Mẹ chỉ khuyên nàng hãy cố gắng sống cho tốt:
Người tốt sẽ gặp điều may, hoặc là "ở hiền gặp lành" Thiều Mơ chỉ cười.
Thương mẹ quá chừng. Mẹ bảo hãy nghe lời ông. Tại ông bảo như thế... Ông bảo đó là cách tốt nhất để ông lo cho hai mẹ con của Thiều Mơ... Thiều Mơ chỉ biết rằng hồi nhỏ mình đã từng kêu ngoại rồi ông ngoại bây giờ...nữa thật là khô hiểu... Mẹ nói tại dòng họ của mẹ là dân lưu lạc... Ôi? Chiến tranh, tang tóc...
Mẹ đã mím chặt môi trước lời thật "vô văn hóa" của Nhật Lan:
''Nhìn cảnh cả nhà ăn cơm sao giống một mái gia đình quá!" Thiều Mơ trả đũa:
"Không là gia đình thì là gì chứ!" Nụ cười nhếch môi đầy sự mỉa mai và kiêu hãnh của Nhật Lan chằng làm cho Thiều Mơ thêm tức giận, Thiều Mơ "ăn miếng trả miếng" với Nhật Lan, chỉ tội nghiệp cho mẹ, mẹ luôn e ngại vì sợ phật ý ông ngoại... Mẹ lúc nào cũng nghĩ đến mọi người. Mẹ về đây nhưng chưa bao giờ được yên vui, thỉnh thoảng có cậu, dì nào ở xa về là mẹ lại càng sợ lẻ loi vì mẹ sẽ là trung tâm của vấn đề.
Ngay cả cậu Khánh người cận kề với ông nhiều nhất, vầy mà cậu vẫn ơ hờ với người em cùng cha khác mẹ.... Thật tội nghiệp cho mẹ làm sao! Càng nghĩ càng thêm buồn giận họ mà thôi!
􀃋 􀃋 􀃋 Bà Vĩnh Thuận nghe cô con đầu "thuốc nước" nên cứ mãi ngờ vực Hà Thơ, dù thời gian đã trải qua không biết đã bao lâu. Hơn mười năm rồi cho cô phải mới ngày nào đâu?
Bà Thuận Khánh khẳng định với mẹ chồng:
– Mẹ nghĩ xem...có phải là nó cứ mãi bám theo ba nên ở mãi nơi đây danh nghĩa là cha con nhưng mẹ thấy đó... cô ta đâu có giống ba, chẳng lẽ cô ta chỉ giống bà mẹ của cô ta hay sao? Ba lại là người hào phóng và có phong độ....
trông khi đó mẹ đâu có thua gì ai? Đường đường cũng là một mệnh phụ.
– Con à! Chẳng làm sao tìm ra được căn cớ để tống cổ nó đi.
– Con thấy nếu như mẹ bắt gặp ba ỡ đó đùng bữa vài lần... sau đó mẹ sẽ gặp riêng cô ấy, mẹ phải làm cách nào đó để vì tự ái cô bỏ đi chứ!
– Thì mẹ cũng đã làm rồi... nhưng cô ta có vẻ "ngang lì" quá!
– Cũng vì ba bắt cầu... Nó biết có sự che chỡ của ba nên lăm ra vẻ hiền lành để ba thương Mà mẹ biết không... Hai mẹ con đềunhư vậy con gái cô ấy cũng "cua" cậu Dự Nguyên bạn của thằng Khiêm.
Bà Vĩnh Thuận ngạc nhiên:
– Không phải là cậu Việt Kiều đó với chị em Bằng Chi đó sao?
– Vậy mới nói đó mẹ à! Con bé ở bên ấy nó đẩy đưa lâm sao mà cậu Dự Nguyên đã không thật tình với con bé Lan. Con lo ghê...không khéo mẹ con cô ấy chiếm lĩnh cả công ty.
– Không được đâu...Mẹ phản đối đến cùng.
Nhưng chúng ta làm gì được. Đó là một người đàn bà đây lợi hại...bây giờ đến phiên con gái của cô ấy.
Bà Vĩnh Thuận chống tay lên cằm và sẵn giọng:
– Con cứ tìm cách giúp mẹ.... Mẹ tin rằng... chúng ta sẽ tìm ra nguyên nhân.
Con nhớ theo dõi giúp mẹ, hôm nào mẹ đột nhập, nhất định sẽ có cớ tống nó đi.
Mẹ tin rằng chúng ta sẽ lảm được. Ba con bây giờ dường như bị bùa mê làm dữ lắm rồi, mẹ cũng không biết phải làm sao?
Chợt nhớ ra những đề nghị của "cô con gái" của ông Vĩnh Thuận - người mà bà cho rằng chỉ là "giả tạo" để che đậy hành vi xấu xa của hai người.
Ông Vĩnh đề nghị với bà:
– À! Khoảng đất trống ở phía ngoài lộ tôi sẽ cất cho mẹ con Thiều Mơ một cửa hiệu...Đôi mắt bà Vĩnh quắc sắc:
– Ông nói sao? Bấy nhiêu chưa đủ à, một căn nhà như thế thử hôi cả đời đi làm có xây dựng nổi không, cả công việc làm ăn, cả việc học hành của con bé...
ông ơi, chúng ta đâu chỉ có mỗi một đứa.
– Tôi biết. Nhưng con cái đứa nảo cũng có đất đai, cũng có công ty. Công việc rất là ổn định.
– Vậy con gái ông thì sao? Không ổn định à!
– Nhưng công việc đó không phù hợp với nó cho lắm... Nó sẽ kinh doanh một cửa hiệu gì đó tùy thích.
– Tôi không đồng ý... ông thả hỏi xem tụi nhỏ có đồng ý hay không? Ông có thấy là ông quá đáng hay không? Già rồi đừng để con cháu nó bất mãn...
Bà nói gì khó nghe quá vậy! Nó là con...tôi đã không làm tròn trách nhiệm bây giờ bù đắp cho mẹ con nó... cũng con cháu của mình chứ của ai đâu...
Nghĩ tới chuyện đó bà Vĩnh đã nổi giận bà kể cho con đâu nghe mà trong lòng vô cùng bực dọc, tất cả sẽ không đồng ý... nhất định như thế...
Mẹ yên tâm đi, ba sẽ không đám tự quyết định chuyện này đâu? Ba phải hỏi ý kiến của cả nhà chứ! Ba mấy đứa nhỗ chắc cũng sẽ phản đếi quyết liệt cho mà xem!
– Ừ! Mẹ cũng mong các con ủng hộ mẹ. Cũng vì gia đình chúng ta thôi...chớ mẹ lo gì cho mẹ nữa chứ!
– Mẹ để chúng con tìm cách, con bé Nhật Lan nó báo ba hay sang bên cô ấy lắm... Thật không ra làm sao cả... Mẹ à! Chẳng lẽ mình cho mẹ con cô ấy rời khỏi nơi đây.
Như vậy họ càng mừng đó... vì họ sẽ có điều kiện để gặp gỡ... Không được đâu, ở đây chúng ta có thể dễ theo dõi hơn...
– Như vậy cũng tốt con sẽ giúp mẹ.
– Mẹ tin tưởng con đó!
Dù mẹ con bà Khánh, bà Thuận là mẹ chồng nàng dâu nhưng xem ra hai mẹ con rất tâm đồng, bà Khánh vốn khéo léo nên được lòng bà mẹ chồng, gia đình thuở xưa chỉ là công chức, cuộc sống đơn thuần, khi gặp ông Thuận Khánh cuộc đời bà ngày càng đổi khác. Những chị em bạn dâu với bà, mỗi người đều có một việc vả có nhà cửa. Riêng đối với toàn khu trang trại và công ty này, bà muốn thâu tóm tất cả.