Chương 12

Xóm Đèn. Xã Tân Mỹ. Quận Tân Uyên. Sáu người ngồi vây quanh chiếc bàn tròn. Thức lên tiếng trước nhất để bắt đầu buổi họp hành quân.
- Tôi nhận được chỉ thị từ trung đoàn hộ tống việc tiếp tế và tải súng đạn về Biên Hòa để chuẩn bị cho cuộc tổng công kích sắp tới. Nội trong một tuần chúng ta phải hoàn tất... Đồng chí Huân có ý kiến gì không?
Người được Thức gọi tên Huân chính là bí thư huyện.
- Tôi đã chuẩn bị đầy đủ ghe thuyền để tải súng đạn về thành phố. Tuy nhiên ta gặp phải vấn đề khó giải quyết...
- Vấn đề gì?
Huân hơi bối rối khi bị Thức vặn hỏi.
- Thưa đồng chí tiểu đoàn trưởng. Muốn di chuyển một số súng đạn lớn và nặng ta phải dùng thuyền để chở. Mà đi thuyền ta đụng phải sự kiểm soát của tàu địch...
- Chúng có bao nhiêu chiếc tàu?
- Thưa hai...
- Hai?
Thức lập lại và Huân gật đầu.
- Dạ hai...
- Hai mà chúng làm khó dễ ta được à...
Huân hơi nhếch môi cười khi nghe câu hỏi của Thức.
- Đồng chí tiểu đoàn trưởng mới đổi về đây nên chưa biết rõ tình hình. Địch chỉ có hai chiếc thôi song tầm hoạt động của chúng rất rộng cũng như rất hữu hiệu. Đây là loại tàu sắt tối tân của tụi Mỹ Ngụy. Nó chạy nhanh và bắn dữ lắm. Cách đây không lâu nó đã bắn tan đại đội chủ lực miền khi tụi này đánh cái đồn ở Uyên Hưng. Nó bắn thứ gì tôi không biết mà nổ rền trời đất. Phe ta bị thương và chết nhiều lần lắm khi đụng với hai chiếc tàu này...
Thức cau mày suy nghĩ. Huân rụt rè góp ý kiến.
- Muốn tải súng đạn về Biên Hòa bằng ghe thuyền ta phải đánh chìm hai chiếc tàu sắt của địch trước...
- Đồng chí đã thử chưa?
Huân lắc đầu.
- Muốn đặt mìn ta phải dùng người nhái hay đội đặc công. Ở huyện không có...
Thức gật đầu im lìm rồi lát sau mới lên tiếng.
- Tôi sẽ trình lên trung đoàn. Trong lúc chờ đợi chỉ thị của thượng cấp tôi sẽ chỉ huy cuộc phục kích hai chiếc tàu địch trước... Nếu thành công thời ta không cần phải dùng toán đặc công...
Trải lên mặt bàn tấm bản đồ hành quân Thức nói với Hiến, tiểu đoàn phó và ba đại đội trưởng của mình là Tịnh, Nhu, Mạnh,
- Ngôi đồn của tụi lính địa phương đóng ngay giao điểm của hai con lộ. Một từ Thủ Dầu Một về và một từ huyện Phú Giáo về. Mặt bắc này trống trải và bằng phẳng. Còn mặt nam là sông. Hai mặt này không tiện cho ta dàn quân tấn công. Hai mặt đông và tây có nhà dân chúng vì vậy ta có thể nương vào đó để tiến sát tới hàng rào kẽm gai...
- Đồng chí định công đồn?
Huân lên tiếng hỏi. Thức lắc đầu cười lạt.
- Tôi không có ý định công đồn mà chỉ dùng cách công đồn để đả viện. Nếu ta giả vờ đánh đồn Uyên Hừng thời thế nào chúng cũng phải gọi hai chiếc tàu sắt tiếp cứu. Tôi cho trung đội 1 của đại đội 1 đánh mặt bắc, đại đội 1 đánh mặt đông, đại đội 2 đánh ép vào hướng nam, trong lúc hai đại đội 3 và 4 dàn trận sát bờ sông để bắn tàu...
Dù không đồng ý song Hiến khôn ngoan không đưa ra ý kiến nào để làm phật lòng thượng cấp của mình. Anh biết tính tình độc đoán của Thức. Ngay cả bốn đại đội trưởng cũng theo gương không bàn cãi gì thêm mà sốt sắng thi hành lệnh.
Uyên ngạc nhiên khi thấy Thức xô cửa sau bước  vào nhà của mình ngay khi trời vừa xụp tối. Nàng còn thắc mắc hơn khi thấy mấy người lính mang súng đứng đầy trong nhà. Có lẽ đoán được sự ngạc nhiên, thắc mắc và lo âu của Uyên nên Thức cho  biết anh chỉ ghé thăm nàng giây lát mà thôi.
- Có chuyện gì quan trọng không anh Thức. Uyên không nghĩ anh...
Biết khó mà giấu diếm được nên Thức vội lên tiếng giải thích chuyện công đồn đả viện của mình. Anh không ngại nói ra kế hoạch điều binh để đánh chìm hai chiếc tàu sắt  cho Uyên nghe vì nghĩ nàng theo phe mình. Vả lại chừng nửa giờ là cuộc công đồn sẽ bắt đầu do đó dù Uyên có biết cũng chẳng hại gì. Khi Thức đi rồi Uyên ngồi thừ ra trước bàn máy may. Nàng lo sợ cho Quỳnh. Sau mấy lần gặp mặt, trò chuyện nàng cảm thấy mến ông lính thủy hiền lành và vui vẻ. Nàng không muốn anh chết. Dù biết mình sớm muộn gì cũng sẽ trở thành vợ của Thức song nàng lại cảm thấy mình càng lúc càng thân thiết với Quỳnh hơn. Anh hay kể chuyện để giải trí trong lúc nàng ngồi may. Anh chọc cho nàng cười để quên nhọc mệt. Anh không có làm điều gì hại cho nàng hay những người khác. Sinh ra trong thời buổi chiến tranh nếu không ở bên này anh cũng phải theo bên kia. Cũng như nàng dù không thích cũng phải theo mặt trận vì ở trong vùng sôi đậu không theo cũng không được. Dù không yêu Thức nàng cũng phải chấp nhận làm vợ anh vì không chấp nhận cũng không được. Từ khi quen biết Quỳnh, nàng cảm thấy tình cảm của mình dần dần đổi hướng đi. Có những khi nhàn rỗi nàng nghĩ tới Quỳnh và thầm kín mơ ước được sống chung với anh. Nàng chưa tỏ lộ điều này cho anh biết vì nghĩ còn quá sớm. Nàng cũng biết Quỳnh có nhiều cảm tình với mình. Bằng chứng là anh ghé nhà nàng thường hơn, ở lại chơi lâu hơn. Anh chịu khó trò chuyện với ba má nàng để tìm hiểu và lấy lòng của ông bà. Hưng, em gái nàng rất mến Quỳnh. Nó thường gọi đùa Quỳnh là anh hai. Bây giờ biết Thức dàn cả tiểu đoàn để phục kích hai chiếc tàu của Quỳnh, Uyên như ngồi trên đống lửa. Nàng sợ hãi, lo âu song không làm gì được mà chỉ biết tắt đèn nằm khóc chờ tin dữ.
2 giờ sáng. Chiếc Alpha 11 giang hành trên khúc sông từ sông Rạng Đông tới Uyên Hưng và cách Uyên Hưng chừng ô vuông. Quỳnh ngồi ngủ gà ngủ gật trên mui tàu. Chơn ngồi lái bên cạnh.
- Mày buồn ngủ thời gọi thằng Tuấn...
Quỳnh cất giọng nhừa nhựa vì mỏi mệt và buồn ngủ. Chơn lên tiếng trong lúc nhìn vào mặt đồng hồ của hai máy tàu. Vòng quay chỉ 1000.
- Ba giờ tôi đi ngủ. Còn hơi sớm...
Quỳnh cười lặng lẽ. Đối với người lính lấy đêm làm ngày thời 2 giờ sáng còn sớm chán. Áo chưa ẩm hơi sương. Mắt chưa xụp và miệng chưa ngáp vắn ngáp dài thời còn sớm chưa tới lúc khò.
- Alpha 11 đây 9...
Quỳnh uể oải bốc máy cũng như uể oải trả lời ngắn và gọn.
- 11 nghe 9... Có chuyện gì?
Giọng của Ánh, thuyền trưởng tạm thời của chiếc Alpha 9 vang lên.
- Hổng có chuyện gì hết trơn... Chỉ gọi anh nói chuyện cho đỡ buồn ngủ... Mai mình đi bờ hả anh?
- Ừ... Cho mày và nhân viên lên bờ chơi...
- Ở đâu hả anh?
- Uyên Hưng...
Quỳnh bật cười khi nghe tiếng Ánh càu nhàu trong máy.
- Uyên Hưng hoài chán bỏ xừ. Chỉ có hai cái bàn bàn bi da cũ còn hơn trái đất...
Đang nghe Ánh nói Quỳnh chợt quay nhìn về hướng Uyên Hưng. Súng nổ ran ran và mỗi lúc nhiều hơn. Đạn lửa bay đầy trời.
- 9 đây 11...
- 9 nghe 11...
- Anh chuẩn bị zoulou về U Minh Hiệp Hòa đi... Tôi đợi anh ở đó...
- 9 nghe 11 5/5...
Quăng ống nói máy 46 xuống mui Quỳnh nói lớn.
- Về Uyên Hưng... Mày tăng 1700 đi...
Hướng về Sang đang nằm ngủ nơi ụ súng 12 ly 7 anh gọi lớn.
- Sang... Gọi tụi nó dậy... Vẹm đánh đồn của Ông Địa...
Tuấn ngồi vào tay lái thế chỗ cho Chơn. Nó sẽ cùng với Kỳ ra sau lái lãnh khẩu M79 tự động, còn Thành sẽ thế cho Kỳ bắn khẩu đại bác 20 ly trên mui. Chỉ cần mười phút sau Quỳnh đã thấy ngôi đồn địa phương quân hiện ra trong ống dòm. Súng nổ dồn dập mà nhiều nhất là súng của địch. Đạn lửa bay vút trong bầu trời nhiều sao của đêm cuối tháng.
- Quỳnh Hoa đây Tiên Long... Nghe rõ trả lời...
Quỳnh bóp nhẹ ống nói.
- Quỳnh Hoa nghe Tiên Long...
Giọng của trung úy Tiên vang chậm và chắc.
- Tôi bị tụi nó dũa... Hai mặt bắc và nam nhẹ. Hai mặt đông tây nặng hơn...
- Tiên Long giữ được không?
- Tôi nghĩ là tôi giữ được. Nếu chịu không nổi tôi sẽ nhờ Quỳnh Hoa gãi lưng tụi nó dùm tôi...
Quỳnh bật cười hắc hắc.
- Nghe Tiên Long rõ. Khi nào cần gãi Tiên Long cho tôi biết...
Đứng trên bờ quan sát Thức thấy chiếc tàu sắt lềnh bềnh trên sông. Không biết vì lý do gì mà nó chưa chịu vào sát bờ. Từ chỗ lính của anh dàn súng ra tới chỗ chiếc tàu sắt đang trôi khá xa, ở ngoài tầm bắn của B40 hoặc 57 không giật. Muốn bắn chìm hoặc gây thiệt hại nặng anh phải dụ nó vào gần bờ hơn nữa. Có thể lính trong đồn còn giữ vững vị trí do đó họ không cần sự yểm trợ hỏa lực của tàu. Anh phải đánh mạnh và đánh nhanh mới gây áp lực cho lính trong đồn để họ gọi tiếp viện. Có như vậy anh mới bắn chìm tàu sắt được. Suy nghĩ cặn kẽ anh truyền lệnh cho hai đại đội 1 và 2 xử dụng ưu tiên hỏa lực để đánh vào hai mặt đông tây của đồn. Bộc phá, lựu đạn, B40 nổ ầm ầm làm vỡ nát hàng rào kẽm gai và công sự phòng thủ trong đồn. Lính mặt trận la hét tràn vào. Lính trong đồn lùi dần dần vào tới vòng phòng thủ cuối cùng. Thức mỉm cười đắc ý khi nghe tin báo. Bỏ ống dòm anh thấy không phải một mà hai chiếc tàu sắt đen xì lù lù chậm chạp tiến vào bờ. Hai đại đội 3 và 4 im lặng chờ đợi.
- Quỳnh Hoa đây Tiên Long... Nghe rõ trả lời...
- Quỳnh Hoa nghe Tiên Long...
Giọng của trung úy Tiên vang vang trong máy không được bình thường.
- Địch đã vào đồn. Yêu cầu tác xạ...
Quỳnh cau mày lập lại.
- Bắn hủy diệt mục tiêu... Tiên Long nghe rõ...
- Tụi này xuống hầm... Quỳnh Hoa hãy bắn lên đầu tôi...
Tiếng nói của Tiên tắt nghẹn. Quỳnh hét vào ống nói.
- 9 đây 11...
- 9 nghe 11...
- Khi nào tôi bắn anh hãy bắn hủy diệt đồn. Đừng bắn vào nhà dân... nghe rõ trả lời...
- 9 nghe 11 5/5...
Tay cầm ống liên hợp của máy truyền tin Thức hồi hộp chờ đợi hai chiếc tàu sắt vào đúng tầm súng của mình. 70 thước... 60... 50... Rồi anh thấy rõ toàn thể chiếc tàu sắt. Tuy nhiên 50 thước vẫn còn xa cho B40. Muốn bắn gục hai cục sắt khổng lồ anh phải kiên nhẫn chờ nó vào gần bờ hơn. Đang căng thẳng chờ anh chợt nghe tiếng bụp bụp vang vang rồi lát sau hàng trăm âm thanh xé không gian cùng với tiếng nổ của lựu đạn. Ầm... Ầm... Ầm... Từng chuổi âm thanh ì ầm. Trận mưa lựu đạn rơi xuống. Chỗ này ba trái. Chỗ kia năm quả. Chỗ nọ chục viên biến trận địa thành cơn địa chấn cuồng nộ. Thức cứng người khi thấy thân thể của đồng đội bay tung lên không. Tiếng la hét đau đớn vang khắp nơi. Chưa hết. Đứng sổng lưng anh thấy ánh lửa chớp tắt ngoài sông rồi âm thanh của đạn xé gió, rú thành chuỗi kinh dị. Đạn lửa đan thành dây dài đỏ rực trong đêm tối.
- Bắn...
Thức hét. Anh cố gắng hét thật lớn hy vọng tiếng hét của mình sẽ át tiếng súng địch để cho lính nghe được. Tuy nhiên anh chậm hơn kẻ địch một giây đồng hồ. Một giây đồng hồ ngắn ngủi này khiến cho tình thế vô phương cứu chữa. Một khi súng trên tàu đã nổ thời địch quân không thể ngóc đầu lên để bắn. Nhào xuống nước để tránh, Thức nghe đạn réo trên đầu, đạn ghim vào đất bựt bựt. Toàn thể binh lính tiểu đoàn 317 của mặt trận mọp đầu trước hỏa lực khủng khiếp của hai chiếc tàu. Vài người lính gan dạ đứng dậy phản pháo định đều gục chết trước khi bóp cò. Mếc ghế đẩu đặt đối diện với Quyên qua chiếc bàn tròn.
- Anh Quỳnh ăn mứt và uống trà với tụi này nghen... Năm mới mà...
- Tôi tình cờ xông đất chắc không có gì phiền...
Uyên cười nhẹ. Quỳnh cảm thấy giọng cười của Uyên ấm và vui vẻ.
- Dạ không có gì phiền hết. Tôi ở dưới quê song không có tin vào chuyện xông đất...
Vừa nói nàng vừa với tay lấy bình trà rót vào cái tách đang đặt trước mặt Quỳnh.
- Anh Quỳnh chắc ở Sài Gòn?
- Nhà ba má tôi ở Thị Nghè...
Có lẽ thấy sự có mặt của mình hơi thừa nên Hưng, em của Quyên lẳng lặng rút vào nhà trong để mặc chị trò chuyện với khách.
- Tôi nghe anh Tiên nói cô Uyên có đi học ở trên tỉnh?
Không trả lời Uyên mỉm cười nhìn Quỳnh.
- Anh Tiên còn nói với anh điều gì nữa về tôi?
Quỳnh cười khẽ xoay xoay tách trà nóng.
- Không có gì nhiều... Chỉ nói cô Uyên trẻ hơn tôi bốn tuổi. Cô Uyên học trung học trên tỉnh rồi về dạy học và mở tiệm may... Điều đó khiến cho tôi tò mò...
- Tò mò...
Uyên lập lại. Thong thả gật đầu Quỳnh hớp ngụm nước trà xong nhìn cô gái đang ngồi đối diện với mình. Mái tóc huyền bóng mượt buông hờ xuống tới lưng. Khuôn mặt trái soan. Mũi cao thẳng. Hai cánh mũi phập phồng. Mắt đen dài. Da trắng mịn song nhìn kỹ sẽ thấy có tàn nhang ở hai bên má. Miệng nhỏ. Môi hồng tự nhiên. Cũng giống như các cô gái quê, Uyên không dùng son phấn, song Quỳnh lại ngửi được mùi nước hoa thoang thoảng mà mới đầu anh tưởng là mùi nước trà.
Cầm tách trà lên Quỳnh kín đáo nhận xét căn nhà của Uyên được chia làm hai phần ngăn cách nhau bằng tấm màn. Nửa đầu biến thành tiệm may với hai cái máy may và chiếc bàn tròn thật lớn đặt trong góc. Chắc nó được dùng để cắt đo quần áo vì anh thấy bề bộn vải. Dọc theo vách có rất nhiều móc áo được máng vào giá áo đóng bằng cây. Sát vách gần ở cửa là chiếc bàn hình chữ nhật bày những bộ quần áo đã may xong được xếp ngay ngắn và thẳng hàng. Quần áo thường dân cũng có mà quân phục cũng có.
- Chắc cô Uyên nhận sửa quần áo lính?
Liếc nhanh ông lính thủy Uyên cười mỉm.
- Dạ có... Tôi may và sửa quần áo cho mấy ông lính trong đồn hoài... Anh Quỳnh cứ đem quần áo lên đây tôi sửa dùm cho...
Ngừng lại nhìn Quỳnh giây lát Uyên cười nói nửa đùa nửa thực.
- Mùng một anh Quỳnh xông đất nhà tôi chắc nhiều may mắn lắm nên tôi sẽ sửa quần áo cho anh không lấy tiền...
Thấy Quỳnh mở miệng Uyên giơ tay lên ngăn không cho anh nói.
- Đó là sự cám ơn của tôi và cũng là quà tri ngộ...
Uyên bật cười thánh thót. Quỳnh cũng cười lớn vì lối dùng chữ cổ xưa của cô gái chưa đầy hai mươi lăm tuổi. Trai gái trẻ tuổi bây giờ không còn dùng những chữ, những từ nặng âm hưởng thời xa xưa mà cô giáo làng đã thốt lên.
- Nếu cô Uyên đã nói thế thời tôi xin đa tạ...
Uyên chúm chiếm cười vì câu nói của Quỳnh. Câu nói của anh cũng mang nhiều âm hưởng cổ xưa tương tự như câu nói của nàng.
- Dạ không có chi... Anh Quỳnh uống thêm nước trà nghen...
Như đã quen với lính nhiều Uyên cười tiếp.
- Anh Quỳnh muốn hút thuốc cứ tự nhiên...
Nhìn ra ngoài cửa Quỳnh thấy mấy đứa con nít đang đùa giỡn la hét om xòm. Nắng chiều ngày mồng một tết dọi trên nóc nhà tôn. Không gian im vắng và đìu hiu.
- Tôi đợi được... Tôi không muốn cô Uyên ngửi mùi thuốc lá của tôi...
Ngừng lại hớp ngụm nhỏ nước trà Quỳnh nhìn Uyên.
- Tôi sợ cô Uyên ghiền thuốc lá...
Uyên bật cười hăng hắc vì câu nói đùa của người lính thủy. Hơi cúi mặt nhìn xuống đất nàng nói chậm và nhỏ.
- Ghiền thuốc lá cũng không có hại bằng ghiền anh Quỳnh...
Nói tới đó nàng ngừng lại đoạn bật cười ròn rã. Quỳnh cũng cười lớn vì câu nói nửa thực nửa giỡn của Uyên. Anh không tưởng một cô giáo làng như Uyên lại đủ bạo dạn để thốt ra câu nói đó. Có thể nàng nói giỡn mà cũng có thể nàng nói thật. Nhưng câu nói có tác dụng mạnh mẽ khiến cho hai người phải cười để che giấu cảm giác cũng như ý nghĩ của mình. Uống một hơi cạn tách trà Quỳnh đứng dậy.
- Xin lỗi cô Uyên tôi phải đi... Khi nào trở lại đây tôi sẽ đem quần áo lên...
Uyên cũng đứng lên. Hai người bước ra cửa.
- Anh Quỳnh đi bình an. Chừng nào anh Quỳnh trở lại đây?
Quỳnh nhè nhẹ lắc đầu.
- Tôi không biết... Tôi cũng không hứa. Tuy nhiên nếu có dịp tôi sẽ trở lại...
Uyên đứng im nhìn theo bóng người lính thủy đi dọc theo dãy nhà lá lụp xụp.
- Alpha 11 đây 9...
Đang ngồi trên mui tàu Quỳnh chậm chạp nhấc lấy ống nói khi nghe giọng của Ánh, thuyền phó Alpha 9.
- 11 nghe 9... Anh đang ở đâu?
- Bravo Hotel... Tôi sẽ bắt tay anh chiều nay...
- Tình trạng máy móc?
- Đã sửa chữa xong... Tôi mang cho anh thêm đồ chơi...
- Tôi đón anh ở U Minh Hiệp Hòa...
Quỳnh chấm dứt điện đàm bằng câu nói trên. Anh cố nại ra lý do để trở lại Uyên Hưng. Tình hình càng ngày càng thêm tồi tệ. Áp lực của địch đè nặng lên vùng trách nhiệm khiến cho anh không còn dịp nào trở lại thành phố Biên Hòa. Anh được lịnh ở tại vùng công tác. Mọi tiếp tế như thực phẩm, đạn dược, xăng dầu, lương bổng đều được tàu đưa lên. Địa điểm gần nhất mà anh có thể về được là Uyên Hưng. Nó là vùng tạm nghỉ của anh và nhân viên. Dù không phải phố thị như Biên Hòa, Uyên Hưng vẫn có hàng quán cà phê, mì, hủ tiếu, thuốc lá và người. Khuôn mặt của Hy hiện ra lung linh trong nắng chiều dọi xuống mặt nước trong xanhp đầu sau mô đất cạnh bờ sông Thức lẩm bẩm: '' Đạn đâu mà nó bắn hoài...''. Thật lâu tiếng súng rời rạc rồi không còn nghe nữa. Dùng ống dòm quan sát không thấy bóng tàu Thức ra lịnh rút lui. Nương bóng đêm, lính của tiểu đoàn 317 góp nhặt xác đồng đội xong chém vè thật nhanh.
Trời sáng rõ. Trung úy Tiên và Quỳnh đứng nơi bờ sông ngay chỗ chiếc Alpha 11 ủi bãi. Nhìn lính thu dọn chiến trường Tiên cười nói với Quỳnh.
- Tôi nợ anh và anh em dưới tàu chầu cà phê nghen...
Rút gói thuốc đưa mời Tiên trước rồi Quỳnh mới lấy một điếu đưa lên ngậm. Anh cười nói trong lúc quẹt diêm đốt cho Tiên.
- Tôi cho anh khất tới kỳ lãnh lương. Bây giờ để tôi bao anh một chầu trước...
Cười khà khà Tiên bước đi trước. Vừa ngồi xuống ghế trong quán cà phê của chú năm Tiên hỏi liền.
- Sao cô Uyên tới đâu rồi...
Quỳnh cười cười.
- Anh đã được cô Uyên báo cáo rồi thời hỏi tôi làm chi...
Hít hơi thuốc nhả khói ra từ từ Tiên gật gù.
- Tôi mến con bé. Tuy có chuyện hơi phức tạp song...
- Chuyện gì phức tạp hả anh?
Giọng của Tiên thấp xuống như chỉ muốn mình Quỳnh nghe được.
- Cô ta có quen một người tên Thức. Thằng này là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 317 chủ lực miền của mặt trận...
- Sao anh biết?
- Tình báo nhân dân mà... Nhỏ Uyên quen với thằng Thức hồi còn bé. Hai đứa học trường tỉnh rồi thằng Thức bỏ học theo mặt trận. Nó là thằng đêm hôm qua chỉ huy đánh đồn và bắn tàu đó...
Quỳnh nhìn Tiên đăm đăm. Đưa ly cà phê lên hớp ngụm nhỏ anh mới bật ra câu hỏi.
- Như vậy mà sao anh còn giới thiệu Uyên cho tôi?
Tiên cười hà hà.
- Có nhiều lý do. Đầu tiên là tôi thấy nhỏ Uyên hợp với anh. Thà để nó quen anh còn hơn quen với thằng Thức. Để nó làm vợ thằng Thức là hoa lài cắm bãi cứt trâu. Nhỏ Uyên dù sao cũng có học chút chút lại xinh xắn và hiền lành. Người như thế mà lấy lính của mặt trận là bỉ mặt quốc gia mình...
Thấy Quỳnh trợn mắt nhìn mình quên cả thuốc lá cháy tận tay Tiên cười khặc khặc tiếp.
- Tôi biết nhỏ Uyên gặp anh là nó chịu đèn anh liền... Hà... Hà... Tôi muốn chơi thằng Thức một vố để trả thù nó dũa tôi hoài...
Lời tiết lộ của Tiên làm cho Quỳnh phải bật lên tiếng cười.
- Mà anh thấy tôi nói đúng hông. Nhỏ Uyên hiền hậu...
Quỳnh gật đầu hớp cà phê.
- Đúng... Cô Uyên hiền lành vui vẻ. Uyên sửa quần áo cho tôi không lấy tiền. Uyên nói chuyện nghe được lắm.
- Anh có cần tôi nói dô không. Tôi mà nói với ba má nó là ổng bả ưng anh liền...
Quỳnh lắc đầu lia lịa.
- Thôi cám ơn anh... Chuyện tình cảm của tôi để tôi lo. Anh biết thằng Thức quen với cô Uyên mà sao anh không gài bắt nó...
Tiên cười cười.
- Bắt nó không có lợi... Mình bắt thằng này thời có thằng khác thế chỗ liền. Nhiều khi thằng mới lại giỏi hơn thằng cũ thời đâm ra mình bị kẹt...
Nói xong Tiên đứng lên.
- Tôi về đồn. Anh đi thăm nhỏ Uyên hả... Anh làm ơn cuổm nhỏ Uyên khỏi tay thằng Thức là tôi mần con heo quay cho đám cưới của anh...
Dứt câu Tiên cười hà hà bước đi để Quỳnh đứng nhìn theo bóng của ông đại đội trưởng chậm chạp bước trên con đường dẫn vào đồn. Ngẫm nghĩ giây lát anh đi tới tiệm may của Uyên.
- Cô Uyên sao vậy. Bộ tối hôm qua súng bắn nhiều quá làm cô mất ngủ hả?
Quỳnh cười hỏi khi thấy Uyên ngồi tư lự nơi bàn máy may. Thấy Quỳnh xuất hiện mà không có chút thương tích nào hết nàng cười tươi tắn trả lời.
- Dạ súng bắn nhiều quá nên tôi sợ...
- Cô Uyên sợ gì?
- Dạ sợ chết...
Quỳnh mỉm cười. Từ khi được Tiên thố lộ chuyện riêng tư của Uyên anh cảm thấy tội nghiệp và mến nàng nhiều hơn. Bởi vậy anh mới hỏi để thăm dò mức độ tình cảm của nàng dành cho mình.
- Sợ ai chết hả?
- Dạ...
- Cô Uyên sợ ai chết?
Quỳnh thấy được nét băn khoăn và lúng túng của Uyên khi nghe mình hỏi.
- Cô Uyên có sợ tôi chết không?
- Dạ có... Ai chết tôi cũng sợ hết...
Ngập ngừng giây lát Uyên mới nói tiếp.
- Tôi sợ anh Quỳnh chết...
Quỳnh nhẹ cầm lấy bàn tay của Uyên đặt trên mặt bàn máy may. Cô gái để yên không rụt lại.
- Cám ơn cô Uyên...
Uyên mỉm cười khi Quỳnh thôi không nắm tay mình nữa.
- Tôi nghĩ là tôi còn mắc nợ cô Uyên nhiều lắm nên tôi ráng mà sống... Đừng có sợ nữa...
Uyên rưng rưng nước mắt. Tuy Quỳnh nói xa xôi song nàng hiểu được tình cảm mà anh dành cho mình.
- Hôm nay có trà đá chanh đường không cô Uyên. Tôi bắt đầu ghiền trà đá rồi...
Uyên bật cười vì câu nói đùa của Quỳnh.
- Lúc nào cũng có cho anh. Hôm nay anh kể chuyện gì. Nữ thần cà phê hay nữ thần cây bằng lăng...
Quỳnh bật cười tiếng ngắn. Anh nhìn vơ vẩn ra đường trong lúc ngồi chờ Uyên đi pha trà đá. Lúc nàng từ nhà trong bước ra anh mới nhận thấy nàng đã thay áo mới. Chiếc áo bà ba màu mỡ gà được may rất khéo ôm lấy thân thể gọn gàng và cân đối của một cô gái chưa chồng.
- Tôi không kể cho cô Uyên nghe chuyện cổ tích nữa mà kể chuyện chiến tranh...
Trong lúc hai người uống trà Quỳnh từ từ kể lại trận đánh hôm qua. Anh làm như không biết Thức là ai, có quen biết với Uyên nên thản nhiên cười nói. Kín đáo nhận xét anh thấy nàng có thái độ buồn vui lẫn lộn, khi thờ thẩn, khi lo âu,'>
- Alpha 11 đây 9... Nghe rõ trả lời...
Quỳnh chậm rãi đứng lên đi về phòng lái. Leo lên mui anh nhấc lấy ống nói của máy 46.
- 11 nghe 9...
- Tôi còn cách chỗ anh chừng ô vuông... Sẽ bắt tay với anh đúng 16 giờ...
- Tôi đợi anh...
Bỏ máy xuống Quỳnh đốt điếu thuốc. Hít liên tiếp mấy hơi anh im lặng nhìn phong cảnh của làng Uyên Hưng vào buổi xế chiều. Ngôi đồn địa phương quân nằm trơ vơ. Hàng rào kẽm gai bao bọc mấy lớp. Hầm núp. Lô cốt. Giao thông hào. Hố cá nhân. Cột cờ cao. Lá cờ vàng ba sọc đỏ rủ xuống vì thiếu gió. Đối diện với cổng chánh ngôi đồn là khu nhà lá của dân chúng nằm cách hàng rào kẽm gai chừng năm ba chục mét. Cổng phụ hay là cổng sau nằm cạnh bờ sông. Nhờ hai mặt dựa vào con sông rộng nên ngôi đồn vẫn giữ vững vị trí mặc dù địch quân nhiều lần tấn công với quân số gấp ba bốn lần quân số trong đồn. Tiếng chim kêu lạc lõng vào buổi chiều gần tắt nắng nghe thật buồn. Nó làm cho anh nhớ nhà. Cũng như Biên Hòa, Sài Gòn bây giờ thật xa dù chỉ cách mấy chục cây số. Cứ mỗi lần nhớ nhung hoặc nghĩ tới Sài Gòn anh cảm thấy xa thêm một chút, lạ thêm một chút. Kỹ niệm còn đó. Người vẫn ở đó mà nghe như lạ lùng. Mỗi khi về nhà anh tránh không đi qua nhà của T. M. Anh sợ gặp lại người con gái đã đi lấy chồng đó. Anh sợ vết thương của mình lại vỡ. Bảy năm rồi. Có còn gì nữa đâu mà nhớ. Kỹ niệm nhạt nhòa. Hình bóng phai mờ. Nhưng sao giọng nói, nụ cười, bàn tay mềm, ấm êm vẫn hiện về trong giấc ngủ nửa tỉnh nửa say rượu. Ánh mắt long lanh của cô láng giềng chao đảo trong bóng đêm mông lung được soi sáng bằng đầu thuốc lá cháy đỏ rực. Trong trí não của Quỳnh vẫn còn y nguyên hình ảnh của đêm nào thật xa xưa. Đêm đã khuya. Anh với TM vẫn còn thức. Tiếng cười nhỏ vì sợ đánh thức ba má. '' Sao TM nhéo đau quá? ''. '' Người ta thương người ta mới nhéo đau...'' '' Để chi vậy? '' '' Để nhớ, nhớ hoài...''. Bảy năm xa nhau anh vẫn còn nhớ cái nhéo tay rướm máu của cô láng giềng và anh sẽ nhớ cho tới hết cuộc đời.