Dịch giả: Phan Tất Đắc
Đoạn Mở Đầu
TRỞ LẠI NƯỚC TÍ HON

    
a nhà du lịch rảo bước trên đường phố thẳng tắp của A-ra-ben-la. Nhận ra họ chẳng khó khăn gì, tuy họ đã già dặn hơn và cao thêm một chút. Đó là ba người bạn quen biết của chúng ta dạo trước: Ta-nhi-a, Xê-va và Ô-lếch. Lần này có thêm một chú chó bông xinh xinh đi theo họ. Chú chó bông cứ chạy lăng xăng, lúc vượt lên trước lúc quay trở lại, có lúc lại lại lẻn đâu vào một cái ngõ mãi chẳng thấy ra, làm cho các cậu chủ không yên tâm phải gọi toáng lên:
- Pôn-sích, Pôn-sích, quay lại!
Pôn-sích là một chú cún con vui tính nhất đời, hiền lành nhất đời. Chú thích sủa, nhưng không phải sủa vì tức giận như những con chó khác mà chỉ vì gặp cái gì chú cũng thấy khoái cả.
Pôn-sích tò mò lắm. Gặp một cánh cửa để ngỏ, không bao giờ chú chịu đi qua mà nhất định phải dừng lại thận trọng nghiêng nghiêng ngó ngó vào trong, nhưng hễ thấy có người thì chú ta liền làm ra vẻ thản nhiên đi thẳng.
Pôn-sích vốn có màu lông trắng như bông. Nhưng muốn phát hiện ra chuyện đó thì phải kỳ cọ thật lực cho chú cơ. Pôn-sích ghét xà phòng, nhưng lại thích những vũng nước bẩn. Tuy vậy bữa nay bộ lông của chú cũng trăng trắng ra một chút vì trước khi lên đường đến nước Tí hon, Xê-va đã tắm rửa cho chú đến nơi đến chốn. Ai lại để người ngợm bẩn thỉu như thế mà đi nghiên cứu một môn khoa học trong sáng bao giờ cơ chứ!
Pôn-sích vẫn chứng nào tật ấy, nhưng làm sao mà tìm cho ra một vũng nước bẩn ở A-ra-ben-la…
Tuy thế, bạn đừng tưởng rằng ở nước Tí hon không có nước đâu nhé. Ai nói vậy là nói đùa đấy thôi.
Thành phố sạch như lau như li. Mặt trời phản chiếu qua các tấm kính cửa được chùi cẩn thận. Các thảm cỏ vừa được tưới nước và những giọt nước to tướng nhún nhảy, lấp lánh trên những ngọn cỏ non.
Được trở lại một thành phố mà mình đã từng qua thăm thật là thú vị.
Các nhà du lịch trẻ hài lòng thấy rằng không phải chỉ có mình nhớ rõ thủ đô của nước Tí hon, mà mọi người ở đây cũng không quên họ. Mọi người tí hon đều niềm nở đón chào những người bạn tốt của họ và tranh nhau mời khách về chơi nhà.
Cô bé Số Bốn cài nơ mời họ đến Câu lạc bộ những người ưa tranh luận để dự buổi sinh hoạt thường kỳ lần thứ mười hai triệu một nghìn bảy trăm ba mươi mốt. Chị Số Bảy mang đũa chỉ huy thì biếu họ vé xem một buổi biểu diễn mới. Ngay đến ông già quay máy nghiền mà dạo ấy tỏ ra bất nhã với họ lúc chia tay cũng cố leo lên mặt đất và mời họ xuống quay thử máy nghiền để tính một phân số có chu kỳ dài dằng dặc.
Các nhà du lịch xúc động lắm. Họ cảm ơn tấm thịnh tình của mọi người. Nhưng họ còn tâm trí đâu mà tiêu khiển nữa. Một bức điện của Số Không đang canh cánh bên lòng họ. Chính là chú bé Số Không đã bị lạc rồi sau mới tìm thấy ở góc cầu thang của một trường nọ ấy mà. Số Không đã gặp điều gì bất hạnh chăng? Và Số Không đánh điện gọi các bạn học sinh tới nước Tí Hon làm gì nhỉ?
Xê-va áy náy nói:
- Cho mình xem lại bức điện một chút! Có khi chúng mình đọc chưa kỹ đấy!
Ô-lếch lẳng lặng đưa cho Xê-va một mảnh giấy gấp cẩn thận.
Xê-va đọc:
- “Một cái mặt bị mất…”
- Không phải đọc lại nữa, - Ta-nhi-a ngắt lời - để mình đọc thuộc lòng cho mà nghe: “Một cái mặt bị mất tích hết sức bí mật. Mời các bạn đến tìm bí mật của cái vỏ đậu… Số Không”. Nhưng thật ra chẳng có chuyện gì bí mật cả đâu. Chẳng qua vẫn cái trò tinh nghịch quen thuộc của nó đấy thôi.
Ô-lếch phản đối:
- Thế nhỡ có chuyện bí mật thật thì sao?
- Thì hay quá chứ sao, - Xê-va mỉm cười, vẻ ao ước. - Chẳng lẽ mình đưa con chó săn đi là phí công ư!
- Con chó săn mới giỏi làm sao, - Ta-nhi-a nói kháy, - nó sẽ săn tìm lấy cái thân nó. Đấy, như bây giờ chẳng hạn, nó lại lẻn đi đâu rồi?
- Cứ yên trí, nó sẽ về ngay thôi. Tốt nhất là ta hãy đi tìm Số Không cái đã, mà sao nó không ra đón bọn mình nhỉ? Tìm nó ở đâu bây giờ? Vấn đề này mới khó đây.
- Khó quái gì, - Ta-nhi-a tỏ vẻ coi thường. - Nó ở phố Số Tám chứ đâu.
- Ở phố Số Tám không chỉ có Số Không mà có cả mẹ nuôi nó nữa. Cậu có nghĩ đến bà ấy không? Thế cậu lại tin rằng đàn bà con gái giữ được bí mật à?
Ta-nhi-a đỏ mặt tía tai, nhưng chưa kịp đối đáp thì xa xa đã nghe tiếng chó sủa dồn. Đúng là Pôn-sích rồi!
Xê-va liền gọi:
- Pôn-sích, về ngay!
Chú cún không về mà cứ sủa mãi.
- Đánh cuộc nào, nhất định là nó đã linh cảm thấy cái gì đây!
Nói xong, Xê-va lao về phía có tiếng chó sủa với vẻ mặt của một nhà “thám tử” không có gì lọt qua được mắt.
Ta-nhi-a và Ô-lếch cũng rượt theo.
Chẳng mấy chốc cả ba người đều đến chính cái vườn mà trong chuyến đi thăm nước Tí Hon lần trước họ đã có dịp giải bài toán về những quả táo.
Họ thấy Pôn-sích ở đây. Nó đang vừa sủa vừa nhảy choi choi ở dưới một gốc táo.
Còn Số Không thì ngồi vắt vẻo trên tít ngọn cây.
Ba nhà du lịch rảo bước trên đường phố thẳng tắp của A-ra-ben-la. Nhận ra họ chẳng khó khăn gì, tuy họ đã già dặn hơn và cao thêm một chút. Đó là ba người bạn quen biết của chúng ta dạo trước: Ta-nhi-a, Xê-va và Ô-lếch. Lần này có thêm một chú chó bông xinh xinh đi theo họ. Chú chó bông cứ chạy lăng xăng, lúc vượt lên trước lúc quay trở lại, có lúc lại lại lẻn đâu vào một cái ngõ mãi chẳng thấy ra, làm cho các cậu chủ không yên tâm phải gọi toáng lên:
- Pôn-sích, Pôn-sích, quay lại!
Pôn-sích là một chú cún con vui tính nhất đời, hiền lành nhất đời. Chú thích sủa, nhưng không phải sủa vì tức giận như những con chó khác mà chỉ vì gặp cái gì chú cũng thấy khoái cả.
Pôn-sích tò mò lắm. Gặp một cánh cửa để ngỏ, không bao giờ chú chịu đi qua mà nhất định phải dừng lại thận trọng nghiêng nghiêng ngó ngó vào trong, nhưng hễ thấy có người thì chú ta liền làm ra vẻ thản nhiên đi thẳng.
Pôn-sích vốn có màu lông trắng như bông. Nhưng muốn phát hiện ra chuyện đó thì phải kỳ cọ thật lực cho chú cơ. Pôn-sích ghét xà phòng, nhưng lại thích những vũng nước bẩn. Tuy vậy bữa nay bộ lông của chú cũng trăng trắng ra một chút vì trước khi lên đường đến nước Tí hon, Xê-va đã tắm rửa cho chú đến nơi đến chốn. Ai lại để người ngợm bẩn thỉu như thế mà đi nghiên cứu một môn khoa học trong sáng bao giờ cơ chứ!
Pôn-sích vẫn chứng nào tật ấy, nhưng làm sao mà tìm cho ra một vũng nước bẩn ở A-ra-ben-la…
Tuy thế, bạn đừng tưởng rằng ở nước Tí hon không có nước đâu nhé. Ai nói vậy là nói đùa đấy thôi.
Thành phố sạch như lau như li. Mặt trời phản chiếu qua các tấm kính cửa được chùi cẩn thận. Các thảm cỏ vừa được tưới nước và những giọt nước to tướng nhún nhảy, lấp lánh trên những ngọn cỏ non.
Được trở lại một thành phố mà mình đã từng qua thăm thật là thú vị.
Các nhà du lịch trẻ hài lòng thấy rằng không phải chỉ có mình nhớ rõ thủ đô của nước Tí hon, mà mọi người ở đây cũng không quên họ. Mọi người tí hon đều niềm nở đón chào những người bạn tốt của họ và tranh nhau mời khách về chơi nhà.
Cô bé Số Bốn cài nơ mời họ đến Câu lạc bộ những người ưa tranh luận để dự buổi sinh hoạt thường kỳ lần thứ mười hai triệu một nghìn bảy trăm ba mươi mốt. Chị Số Bảy mang đũa chỉ huy thì biếu họ vé xem một buổi biểu diễn mới. Ngay đến ông già quay máy nghiền mà dạo ấy tỏ ra bất nhã với họ lúc chia tay cũng cố leo lên mặt đất và mời họ xuống quay thử máy nghiền để tính một phân số có chu kỳ dài dằng dặc.
Các nhà du lịch xúc động lắm. Họ cảm ơn tấm thịnh tình của mọi người. Nhưng họ còn tâm trí đâu mà tiêu khiển nữa. Một bức điện của Số Không đang canh cánh bên lòng họ. Chính là chú bé Số Không đã bị lạc rồi sau mới tìm thấy ở góc cầu thang của một trường nọ ấy mà. Số Không đã gặp điều gì bất hạnh chăng? Và Số Không đánh điện gọi các bạn học sinh tới nước Tí Hon làm gì nhỉ?
Xê-va áy náy nói:
- Cho mình xem lại bức điện một chút! Có khi chúng mình đọc chưa kỹ đấy!
Ô-lếch lẳng lặng đưa cho Xê-va một mảnh giấy gấp cẩn thận.
Xê-va đọc:
- “Một cái mặt bị mất…”
- Không phải đọc lại nữa, - Ta-nhi-a ngắt lời - để mình đọc thuộc lòng cho mà nghe: “Một cái mặt bị mất tích hết sức bí mật. Mời các bạn đến tìm bí mật của cái vỏ đậu… Số Không”. Nhưng thật ra chẳng có chuyện gì bí mật cả đâu. Chẳng qua vẫn cái trò tinh nghịch quen thuộc của nó đấy thôi.
Ô-lếch phản đối:
- Thế nhỡ có chuyện bí mật thật thì sao?
- Thì hay quá chứ sao, - Xê-va mỉm cười, vẻ ao ước. - Chẳng lẽ mình đưa con chó săn đi là phí công ư!
- Con chó săn mới giỏi làm sao, - Ta-nhi-a nói kháy, - nó sẽ săn tìm lấy cái thân nó. Đấy, như bây giờ chẳng hạn, nó lại lẻn đi đâu rồi?
- Cứ yên trí, nó sẽ về ngay thôi. Tốt nhất là ta hãy đi tìm Số Không cái đã, mà sao nó không ra đón bọn mình nhỉ? Tìm nó ở đâu bây giờ? Vấn đề này mới khó đây.
- Khó quái gì, - Ta-nhi-a tỏ vẻ coi thường. - Nó ở phố Số Tám chứ đâu.
- Ở phố Số Tám không chỉ có Số Không mà có cả mẹ nuôi nó nữa. Cậu có nghĩ đến bà ấy không? Thế cậu lại tin rằng đàn bà con gái giữ được bí mật à?
Ta-nhi-a đỏ mặt tía tai, nhưng chưa kịp đối đáp thì xa xa đã nghe tiếng chó sủa dồn. Đúng là Pôn-sích rồi!
Xê-va liền gọi:
- Pôn-sích, về ngay!
Chú cún không về mà cứ sủa mãi.
- Đánh cuộc nào, nhất định là nó đã linh cảm thấy cái gì đây!
Nói xong, Xê-va lao về phía có tiếng chó sủa với vẻ mặt của một nhà “thám tử” không có gì lọt qua được mắt.
Ta-nhi-a và Ô-lếch cũng rượt theo.
Chẳng mấy chốc cả ba người đều đến chính cái vườn mà trong chuyến đi thăm nước Tí Hon lần trước họ đã có dịp giải bài toán về những quả táo.
Họ thấy Pôn-sích ở đây. Nó đang vừa sủa vừa nhảy choi choi ở dưới một gốc táo.
Còn Số Không thì ngồi vắt vẻo trên tít ngọn cây.

Chú bé chưa bao giờ thấy một con chó. Chú tưởng con chó bông xinh xẻo này là một con quái vật đang nổi cơn thịnh nộ. Còn Pôn-sích thì chẳng qua là thích nô giỡn với chú bé đáng yêu có cái chỏm trông đến ngộ này. Các nhà du lịch kéo ngay Số Không xuống, giới thiệu qua loa Pôn-sích với chú bé rồi hỏi dồn dập: Ai bị mất tích cái mặt? Có chuyện bí mật gì? Và nói chung sự thể ra sao?
Và sự thể là thế này.
Sau cái lần Số Không bị lạc, bà mẹ Số Tám cứ một mực không chịu cho đứa con cưng của mình đi du lịch đến xứ sở loài người nữa. Đợi nó lớn hãy hay!
Bà mẹ đáng thương, bà có biết đâu việc đó dẫn đến hậu quả như thế nào!
Số Không trước đây vốn chỉ là một đứa trẻ tinh nghịch thôi, chứ chú cũng ngoan. Nhưng nay do nhàn cư nên chú ta thành ra bất thiện. Và để phân biệt nó với các Số Không khác, người ta gọi nó là thằng Số Không - Lêu lổng.
Đấy, mới ngày hôm qua nó vừa tụ tập lũ trẻ ở Quảng trường Số làm càn phá quấy đến nỗi người ta đã định gọi các bác khổng lồ ở nước Vô tận đến để trị cho chúng nó một mẻ. Chẳng là bọn Số Không chỉ sợ có mỗi mình bác Khổng Lồ thôi. Cũng may là tình hình chưa căng thẳng đến mức đó. Các bà mẹ bực lắm, bèn lôi cổ con mình về nhà, cấm tiệt không được ra phố nữa.
Duy chỉ có Số không - Lêu lổng là không chịu nghe lời. Nó bỏ trốn. Nó cắm cổ chạy, chạy mãi tới một nơi mới hoàn toàn xa lạ.
Đến đây nó dừng chân, vừa thở hổn hển vừa ngoái cổ lại xem sao.
Chẳng thấy ai đuổi theo nó cả.
Chỉ có một mình nó, trơ trọi.
Bất giác nó đâm hoảng. Nhưng rồi tính tò mò đã thắng nỗi khiếp sợ.
Cách nó mấy bước thấy có một tảng đá lớn phủ đầy rêu.
Nó tiến đến gần tảng đá và thận trọng lấy tay sờ. Cũng như tất cả các chú Số Không khác, cái gì nó cũng phải lấy tay sờ sờ mó mó mới được.
Nó nhận xét với vẻ coi thường:
- Chẳng có quái gì cả! Có lẽ phía sau có gì hay chăng!
Số Không đi vòng ra phía sau. Bỗng nó đứng sững lại: ngay sát tảng đá có một cái hang rộng đen ngòm! Nó ngó vào trong miệng hang tối như hũ nút. Ào! Một luồng khí lạnh phả vào mặt. Dần dà mắt nó cũng quen với bóng tối. Nó thấy có những bậc đá mấp mô dẫn xuống phía dưới. Nó dò xuống đến bậc thứ tư định để ngó được sâu hơn vào trong hang nhưng bỗng có ai đập nhẹ vào lưng nó. Hoảng quá, Số Không rụt cổ và nhắm nghiền mắt lại. Chao ôi! Sao nó lại bỏ bà mẹ Số Tám trốn đi như thế này nhỉ? Nhưng mà phải ngồi ru rú ở xó nhà suốt ba ngày liền, chẳng được cái kẹo nào vào miệng, thì cũng khổ lắm cơ!
Nó sắp khóc òa lên thì người kia lại vỗ vào lưng nó, lần này còn mạnh hơn lần trước nữa.
- Ai đấy? - Số Không vừa hỏi vừa run như cầy sấy và vẫn không dám ngoái cổ lại.
- Tôi. - Một giọng khàn khàn không quen trả lời nó.
- Tôi là ai?
- Rất tiếc là chính tôi, tôi cũng không biết mình là ai nữa.
- Anh nói đùa đấy chứ? - Số Không phát cáu. - Tôi đang sợ đến chết đi được mà người ta còn cứ chế giễu tôi thế này đây! Người nào cũng phải biết rõ mình là ai chứ.
- Vậy cậu có biết cậu là ai không?
- Hỏi lẩm cẩm! Tôi là Số Không. Ai cũng biết rõ như thế cả.
- Sung sướng thật! - Người kia tỏ vẻ ao ước. - Thế mà tôi là ai thì chẳng người nào biết cả.
- Chuyện hoang đường! - Số Không đã lấy lại được cam đảm. Nó ngoái cổ lại, hé mắt nhìn nhưng lập tức nhắm nghiền mắt lại.
Trước mặt nó là một giống gì kỳ quái, khoác một tấm áo choàng bằng nhung đen, để lộ hai cẳng chân khẳng khiu ở phía dưới. Trên mặt hắn ta bịt một tấm Mặt Nạ Đen.

- Eo ôi! Tôi sợ quá! - Số Không thốt lên. - Mặt anh đâu?
- Ở đằng sau cái mặt nạ.
- Thế thì anh quẳng cái mặt nạ đi cho rảnh, - Số Không đã hơi hoàn hồn và lại hé mắt nhìn người lạ mặt.
Người đó thở dài:
- Không thể được. Tôi đã bị phù phép và cứ phải đeo cái mặt nạ này mãi cho đến khi nào có người khám phá được điều bí mật của tôi.
Điều bí mật ư? Số Không sửng sốt khoa tay. Nó sôi nổi nói:
- Tiếc quá. Giá chúng ta gặp nhau sớm hơn thì hay biết mấy! Tôi rất thích khám phá những điều bí mật.
Người Mặt Nạ Đen nghiêng mình cảm tạ:
- Thế thì may mắn cho tôi biết bao! Nhưng cũng phải báo trước với cậu rằng, điều bí mật của tôi không dễ khám phá đâu. Cậu có sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại sẽ gặp hay không?
- Khỏi phải hỏi! Tôi sẵn sàng vượt qua tất cả. Nhưng…
- Sao? Cậu chưa bắt tay vào việc mà đã “nhưng” rồi ư?
Số Không đâm hoảng:
- Đâu nào! Tôi có điều gì phải “nhưng” đâu. Nhưng… còn mẹ tôi…
- Thôi, đừng nói thêm nữa! Không bao giờ tôi cho phép mình gây đau buồn cho mẹ cậu cả. Vĩnh biệt cậu.
Người lạ mặt buồn rầu cúi chào Số Không rồi quay gót lui vào hang sâu. Người đó sắp sửa đi khuất thì Số Không vội năn nỉ:
- Khoan hãy đi! Xin anh khoan hãy đi! Chẳng là tôi còn các bạn của tôi nữa. Đấy là mấy bạn học sinh. Tôi đã kết thân với họ hồi tôi ở nước Tí Hon.
- A! Thế thì cũng chưa đến nỗi thất vọng, - Người mặt nạ mừng rỡ. Nhưng rồi người đó lại áy náy hỏi ngay:
- Nhưng liệu có thể trông cậy vào họ được không?
- Tôi thế nào thì họ cũng thế, - Số Không cam đoan.
- Được, thế thì cậu hãy nghe tôi nói đây. Tôi sẽ trao cho cậu một lá bùa. Các cậu phải dùng lá bùa này giải phép ma và lấy lại cho tôi cái mặt. Cậu hãy nhắm mắt lại và chìa tay ra nào.
Số Không rất muốn được nhìn thấy rõ chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng giữ đúng lời hứa, nó nhắm nghiền mắt lại. Nó thấy một vật gì dài dài, khẳng khiu đặt vào lòng bàn tay mình. Và giọng nói khàn khàn lại cất lên:
- Lá bùa này, chỉ khi nào các bạn cậu tới, cậu mới được mở ra. Bây giờ xin tạm biệt cậu. Và cậu phải nhớ đinh ninh rằng từ nay trở đi số phận của tôi đã ở trong tay cậu đấy.
Khi Số Không mở mắt ra thì Người Mặt Nạ Đen đã biến mất. Trên lòng bàn tay nó, còn lại một… cái vỏ đậu! Cái vỏ quả đậu xanh.
Số Không rất thích đậu xanh. Cứ như mọi khi thì nó đã bẻ vội ra chén ngay chẳng nghĩ gì. Nhưng cái vỏ quả đậu này lại quyết định số phận của một người… Nó ngắm nghía cái vỏ quả đậu, liếm môi rồi ba chân bốn cẳng chạy đi đánh điện cho mấy bạn học sinh.
Mọi chuyện đã xảy ra không hoàn toàn như ý muốn của Số Không.
Nó yêu cầu phải mở cái vỏ quả đậu trong một khung cảnh hết sức bí mật: đúng lúc nửa đêm các nhà thám hiểm phải tụ họp ở một nơi thật hẻo lánh. Mọi người đều phải đeo Mặt Nạ Đen và khoác áo choàng nhung. Mỗi người phải mang theo một chiếc đèn bão nhỏ cắm nến ở trong…
Tất nhiên đó là một kế hoạch hay không chê được, nhưng kế hoạch ấy đã sụp đổ ngay từ đầu như một tòa nhà xây trên bãi cát vậy.
Một là, như các bạn đã thấy, tuy Số Không chẳng có điều gì phải “nhưng” cả, nhưng nó có mẹ. Thế là giờ hẹn tự nhiên phải chuyển từ mười hai giờ đêm lên tám giờ tối. Vấn đề áo choàng cũng không xong. Các bạn học sinh không khoác áo choàng nhung mà lại khoác áo mưa. Cả vấn đề đèn bão cũng chẳng thành: đáng lẽ phải có ba cái đèn thì lại chỉ có độc một cái, mà lại là đèn pin chứ không phải đèn nến.
Số Không đã cắn răng chịu đựng nỗi thất vọng đắng cay ấy, và mãi đến lúc đặt tên cho đội thám hiểm thì nó mới được đền công xứng đáng.
Bọn trẻ đề nghị khá nhiều tên: nào là “Bí mật của Người Mặt Nạ Đen”, nào là “Những hiệp sĩ của vỏ quả đậu xanh”, nào là “Những người săn tìm cái mặt mất tích”…
Nhưng Số Không chẳng ưng tên nào cả. Nó đề nghị đặt tên cho đội là “Người khám phá những bí mật lớn”. Sung sướng cho nó biết bao, người ta đã nhất trí chọn cái tên này và quyết định gọi tắt là đội KBL cho tiện,
Và giờ có thể bắt tay vào công việc chính được rồi.
Số Không rút lá bùa trong túi ra. Nó thở dài thườn thượt vì nó chẳng muốn từ nay phải li biệt với lá bùa. Nhưng lời hứa còn quý hơn tiền bạc! Nó trao vỏ quả đậu cho Ô-lếch. Ô-lếch ấn ngón tay cái vào đường sống của vỏ đậu, thế là cái vỏ quả đậu tách đôi ra.
- Các cậu xem này, có một mảnh giấy!
- Thế hạt đậu đâu?
- Ừ nhỉ, hạt đậu đâu? - Số Không săn đón hỏi.
- Hượm nào, bây giờ không phải là lúc hỏi hạt đậu. Ta hãy xem trong mảnh giấy viết những gì đã. - Xê-va nhanh nhảu giơ mảnh giấy được cuộn tròn lại thành một cái ống.
Và đây là những dòng chữ viết trên mảnh giấy:
“UMSCỤ UMIO TỚ LMTPH ÂO NP,U QLDO CĂ TỚ IẬU DVẲ UPK, SPK OỐ MCÁ ULIN IÂK IPÇD CPÓ IẬU OXẴ TÂƯ EỐ UPK CK NC’U NP,U OXẲ TỚ IẬU DƠÒ MẬK, OMÂPH TỚ LMTPH UTA MẬK UPK NPU OXẲ TỚ IẬU OỐ XXẰ MCÁ, TÂƯ EỐ UPK MẬK DKÔ EK IÂK IẬU, DƠÒ NPU IẬU DXQ’K DXỎH CK HLÓ ULQK CÂA NCÚ IƠK UPK DỚ CÂO OMÔKU IẬU? XỔ RVẲ ECƯ”
- Lạ nhỉ, dù là tiếng nước nào thì mỗi từ cũng phải có nguyên âm và phụ âm chứ. Thế mà ở đây lại có những từ toàn phụ âm. Ví dụ “LMTPH” hay “DXQK”. Phát âm thế nào được nhỉ? Còn trong những từ này thì tuy có nguyên âm mà cũng như không có “QLDO”, “IPCD”
Số Không pha trò:
- Thế mà trong tiếng của bọn mình có từ DPCM đấy!
- Theo ý mình thì không thể nào nói được thứ tiếng này! - Ta-nhi-a phát biểu.
Ô-lếch mỉm cười một cách khó hiểu:
- Chẳng ai nói được hết, vì nói chung chẳng làm gì có thứ tiếng này.
Ta-nhi-a liền trỏ vào mảnh giấy:
- Thế thì đây là cái gì?
- Là một bức thư viết bằng mật mã.
- Tuyệt quá! - Xê-va thở phào nhẹ nhõm - Sao mà cậu thông minh thế!
- Cậu chớ vội mừng, - Ta-nhi-a ngắt lời. - Phải mở được mật mã rồi mới đọc được thư chứ.
- Nói mép thì dễ thôi. Nhưng tìm đâu ra chìa khóa mật mã bây giờ?
Bọn trẻ ngồi thừ ra suy nghĩ.
Mọi chuyện bắt đầu xem chừng cũng thuận lợi. Nhưng bây giờ thì thật là hóc búa!
Buồn phiền nhất là Xê-va. Chưa chi cậu ta đã mơ thấy mình trở thành một thám tử lừng lẫy, khám phá ra bí mật của Người Mặt Nạ Đen. Thế mà hết thảy đều tan ra mấy khói. Ngay cả con chó săn Pôn-sích cũng chẳng đỡ đần được cậu ta tí gì.
À, mà nó lẻn đi đâu rồi nhỉ?
- Pôn-sích, Pôn-sích, về ngay!
Con Pôn-sích lon ton chạy về, ve vẩy cái đuôi đến là hiền lành. Mõm nó ngậm một mảnh giấy gì trăng trắng. Hay Người Mặt Nạ Đen có tin tức gì mới chăng? Nhưng không, đấy vẫn chỉ là bức điện của Số Không mà Xê-va đã vô ý đánh rơi ở dọc đường. Đang lúc cáu tiết, Xê-va vò nát mảnh giấy quăng đi.
Ô-lếch vội nhặt lên, vuốt lại tờ giấy cho phẳng phiu. Cậu ta ngẫm nghĩ một lát rồi hỏi:
- Các cậu này, ở cuối một bức điện người ta thường viết từ gì nhỉ?
Số Không mừng rỡ đáp:
- Số Không!
- Bức điện do cậu gửi thì mới viết như thế. Nhưng trong một bức điện bất kỳ khác thì sao?
Ta-nhi-a liền nói:
- Dĩ nhiên người ta ký tên mình chứ còn gì nữa.
- Như vậy bức điện này cũng kết thúc bằng tên ký chăng?
- Dù đúng như thế đi nữa thì chúng ta vẫn không biết tên người ấy là gì cơ mà.
- Nhưng chúng ta biết tên người ấy bao gồm 8 chữ cái: “XỔ RVẢ ECỰ”
- Vậy ai là người ký tên vào bức điện này?
Số Không vội đoán:
- Mình biết! Người Mặt Nạ chứ không sai!
- Không phải “Người Mặt Nạ” gồm những mười chữ cái cơ.
- Không phải “Người Mặt Nạ” thì ắt là “Vỏ quả đậu” - Ta-nhi-a nêu ý kiến
- Được đấy, cũng đúng 8 chữ cái
Ô-lếch rút bút chì ra và ghi vào mặt sau bức điện cái tên ký bằng mật mã và ở dưới có ghi “Vỏ quả đậu”
- Tuyệt chưa! Thế là bây giờ chúng ta biết được tám chữ cái trong mật mã này: X là V, Ô là O, R là Q…
Bọn trẻ liền thay những chữ này vào các từ, còn những chữ chưa đoán được thì đánh dấu chấm.
“…Ă Â……… Â A………, Ủ A…,…… Ó Â………… Â Â……… VÃ…. Ó… Â… Ấ.….VẢ……….………… Ả……… VẢ………Ó VVẢ… Â.…U ĐÓ……… O D.……,…… V… V… Â……… Ó Â…… O…? VỎ QUẢ ĐẬU”.
- Chà, chưa ăn thua gì! Xê-va thở dài, nằm thườn ra.
- Chẳng có ý nghĩa gì cả - Ta-nhi-a nhận xét. - Từ nào lại tận cùng bằng hai chữ VẢ cơ chứ?
- Có chữ QUẢ VẢ đấy thôi! - Số Không vội kêu lên.
- Thứ nhất là từ VẢ trong QUẢ VẢ chỉ gồm hai chữ cái thôi, nhưng ở bản mật mã này thì VẢ lại là phần cuối của một từ gồm ba chữ cái cơ. Còn thứ hai là, từ VẢ không làm gì có cả.
Số Không càu nhàu ra vẻ tức giận:
- Nếu mình ăn chữ QUẢ đi thì tại sao lại không có QUẢ VẢ?
- Cậu có thể ăn QUẢ VẢ, chứ không thể ăn được “chấm VẢ”.
- Còn đây nữa thì sao? Cậu có biết từ nào là VVẢ hay không? - Xê-va hỏi dồn thêm.
- Không, làm quái gì có từ nào như thế.
- Tức là chữ kí không phải là VỎ QUẢ ĐẬU.
Ô-lếch ngẫm nghĩ rồi nói:
- Chữ kí có thể vẫn là thế, nhưng mật mã thì khác.
- Thì cũng “rứa” thôi! - Xê-va thở dài. - Rốt cuộc thì chúng mình vẫn không đoán ra bí mật của vỏ quả đậu.