Chương 11

    
hời gian ấy là những ngày vinh quang nhất trong cuộc đời làm công nhân của chúng tôi. Xưởng đã đem lại vinh dự này, chúng tôi vô vàn cảm động, do vậy, chúng tôi lại lao vào làm việc để báo đáp ân tình của xưởng. Một số công nhân hợp đồng tỏ ra đố kỵ, tung ra những lời ong tiếng ve rằng quan hệ giữa ba chúng tôi không bình thường, có điều gì đó mờ ám. Công nhân chính thức như loại Búa Sắt Tử, cứ mỗi lần gặp mặt thì châm chọc giễu cợt. Phương Bích Ngọc cảnh cáo lão ta, nếu còn dám đặt điều nói xấu chúng tôi, cô ấy sẽ dùng đá nện vào chiếc đầu sắt của lão, từ đó thái độ của Búa Sắt Tử mới đàng hoàng lại một tí, gặp nhau là mắt lão cứ chớp lia lịa trông như gà đói mổ thóc, không biết trong bụng lão đang bày mưu tính kế gì. Chúng tôi bảo với nhau, lãnh đạo xưởng đúng là có mắt như mù nên mới đưa một kẻ cặn bã như thế vào hàng ngũ công nhân chính thức, phá hoại đội ngũ của giai cấp công nhân. Sau đó có tin đồn rằng, xưởng có ý định chuyển ba chúng tôi thành công nhân chính thức. Nghe được tin này, tôi phấn khởi đến độ suốt mấy đêm không hề chợp mắt, liền nói lại cho Phương Bích Ngọc nghe. Cô ấy nói gọn lỏn: Cậu đừng có mà nằm mơ!
Những ngày vinh quang của chúng tôi cũng nhanh chóng kết thúc. Tấm bảng viết bằng phấn biểu dương hành động dũng cảm anh hùng của chúng tôi cũng đã bị một trận mưa lớn làm cho nhòe nhoẹt, mơ hồ. Cái chết thê thảm của Hứa Liên Hoa đã gây ấn tượng kinh hoàng cho công nhân cuối cùng cũng trở nên mơ mơ hồ hồ.
 
Lại có một lần phát lương.
Lần này trở về nhà, Phương Bích Ngọc không đi cùng với tôi nữa. Tôi hẹn, cô ấy bảo có việc, không thể về nhà. Sau này biết cô ấy và Lý Chí Cao đi ăn uống với nhau, tôi cảm thấy buồn bực và tức giận vô cùng, bởi trước đó Lý Chí Cao có hẹn rằng sau khi lĩnh lương sẽ cùng đi uống rượu với tôi. Có Phương Bích Ngọc rồi, anh ta đã vất bỏ tôi không thương tiếc. Đúng là đồ mê gái mà quên cả bạn bè!
Trong đêm tôi về nhà, bí thư Quốc Trung Lương cho người gọi tôi đến nhà hỏi thăm về tình hình của Phương Bích Ngọc. Tôi nói, cô ấy có những biểu hiện rất tốt, uy tín trong xướng rất cao. Bí thư Quốc hỏi một cách nghiêm khắc:
- Lý Chí Cao là thằng như thế nào?
- Giống tôi, khiêng sọt, khổ lắm.
- Cậu nhắn cho Bích Ngọc, bảo nó về nhà, nói tôi có việc muốn tìm nó!
Giọng bí thư Quốc sao mà lạnh lẽo!
.
 
 
Bằng một giọng hết sức thông cảm, tôi nói:
- Chị Bích Ngọc! Bí thư Quốc bố chồng chị bảo chị về nhà ngay. Ông ấy có việc cần gặp chị.
Gương mặt Phương Bích Ngọc trắng bệch, đứng sững sờ bên giếng nước, tay vẫn ôm thùng đựng nước. Một hồi lâu, cô ấy mới thở hắt ra, hỏi:
- Ông ấy còn nói gì thêm nữa không?
Tôi do dự giây lát, cuối cùng quyết định nói hết những gì mà mình đã nghe:
- Lão ta còn hỏi chuyện về anh Lý Chí Cao!
- Cậu nói thế nào?
- Tôi nói, anh ta giống hệt như tôi, khiêng sọt, vất vả vô cùng.
Mắt Phương Bích Ngọc đầy nước, nói:
- Mã Thành Công, cậu là người rất tốt. Những lời nói ấy cậu cứ giữ kín mãi mãi trong lòng nhé!
Nước mắt Phương Bích Ngọc đã nhiều, nước mắt tôi lại càng nhiều hơn. Tôi nói:
- Chị Bích Ngọc! Chị cứ yên tâm đi. Chuyện của chị và anh Lý, tôi biết hết. Nhưng hai người rất tốt đối với tôi, tôi lúc nào cũng ủng hộ hai người.
- Thực ra chẳng có chuyện gì là ghê gớm cả, chuyện ghê gớm nhất chẳng qua cũng chỉ là cái chết - Phương Bích Ngọc nói.
- Chị Bích Ngọc à, đừng bao giờ nghĩ chuyện bậy bạ. Trời không tuyệt đường người, nếu có chuyện gì không hay, hai người dắt nhau bỏ trốn ln"> Đàn Hương Hình
!!!14217_11.htm!!!thẳng về phía trước chạy thật nhanh đến đống bông loại một rất cao to nằm cạnh bức tường. Tôi bám theo mà trong lòng không gợn lên một chút xấu hổ nào.
Xưởng gia công bông chiếm diện tích cực lớn, nơi đây cách những phân xưởng chính ít nhất là nửa cây số. Những tiếng động cơ từ các phân xưởng vang đến đây chỉ còn là những tiếng vọng mơ hồ. Ánh đèn cao áp từ lầu đóng gói chiếu đến đây đã vô cùng yếu ớt nhưng cũng đủ làm nên những chiếc bóng cho những đống bông. Giữa những đống bông là bóng tối u ám và thần bí chẳng khác nào những khe núi.
Khi còn đang làm nhân viên cân đong, tôi biết đống bông này vô cùng trắng và mềm, nhung tơ dài bình quân ba mốt phân. Trên tấm biển trắng cắm ở đầu đống bông ghi rõ: Số 29. Loại 131. Số lượng: 28 vạn tấn.
Căn cứ theo lý mà nói thì phải ưu tiên gia công bông loại một trước, nhưng nghe đâu là đống bông này được giữ lại để gia công thành loại bông đặc biệt, dự định là sau khi gia công hoàn tất tất cả những đống bông khác mới gia công tới nó. Như vậy là đống bông này có thời gian lưu giữ lâu nhất.
Ngay gần sát đống bông số 29 là đống bông số 30 có một nửa cùng loại một với đống số 29, cũng là loại bông để gia công đặc biệt. Đống bông số 30 này không được che kín mà chỉ được đậy bằng hai tấm vải bạt.
Phương Bích Ngọc và Lý Chí Cao tay trong tay chạy xuyên qua lối đi giữa hai đống bông số 8 và số 9, vượt qua đường ngang rồi biến vào trong bóng tối giữa hai đống số 18 và 19, lại vượt tiếp con đường ngang nữa rồi lẩn trong bóng tối hạnh phúc âm u giữa hai đống bông số 29 và 30.
Tôi ẩn trong bóng tối ở đống bông số 18, chăm chú nhìn vào gương mặt bị ánh đèn thủy ngân chiếu cho xanh lét như lá của họ, một luồng khí lạnh tanh tanh dấy lên trong ký ức tôi. Họ đứng cách nhau khoảng một mét, mặt đối mặt. Dường như có một luồng lứa đom đóm xanh lè cháy trên mặt của Phương Bích Ngọc và từ từ bò khắp mặt cô ấy khiến tôi có thể trông thấy những sợi lông mi rất nhỏ, trông thấy đôi mắt và cả những nét tuyệt vọng trong đôi mắt ấy. Tôi cảm thấy đau đớn, vì cô ấy mà buồn, hình như trong trí óc tôi vừa thoáng thấy thi thể của Phương Bích Ngọc.
Hai người đứng đối diện nhau, hai chiếc bóng nhàn nhạt ngã chồng lên nhau. Đột nhiên ánh đèn cao áp như chao đảo, run rẩy lay động và cũng đồng thời, họ lao vào nhau. Họ cùng lúc lao vào nhau, không thể nào phân biệt được ai trước ai sau. Nước mắt tôi trào ra, chảy xuống miệng tôi mằn mặn.
Họ ôm nhau, quay cuồng, điên loạn. Những tiếng kêu đau đớn, thống khổ vang lên từ Phương Bích Ngọc, xen lẫn là tiếng thở hồng hộc của Lý Chí Cao. Chẳng có một lời nói nào được thốt ra. Họ chao đảo, họ thở dốc. Tiếng môi hôn chùn chụt như một khúc nhạc chẳng có tiết tấu chương điệu nào cả vang lên từ bóng tối ái tình của đống bông số 29. Đó cũng là tiếng kêu đau đớn trong tim tôi. Cảnh ôm ấp, hôn hít quằn quại này diễn ra dễ đến mười phút, sau đó, sức cùng lực kiệt họ rời khỏi nhau. Ánh đèn cao áp nhợt nhạt và run rẩy tiếp tục chiếu lên toàn thân họ. Từ đống bông phía đông nam, một giọng ca nam cất lên khàn khàn, thê lương. Nói là anh ta đang hát, nhưng thực ra là anh ta đang kêu gào: Nhận được tiền lương rồi, đi ăn cơm thôi. Hai con người đang ngồi trước giường...
Tôi biết người hát ấy chính là người cùng khiêng sọt với chúng tôi. Không ngờ rằng tiếng hát của một thanh niên lại vang vọng đến như thế, không ngờ rằng trong đêm đông lạnh lẽo thê lương thế này, tiếng hát của một người đàn ông lại làm người ta xúc động tâm can đến như vậy, cho dù ca từ của bài hát là thế nào đi chăng nữa...
Lý Chí Cao và Phương Bích Ngọc hơi ngẩn người một tí rồi lại ôm chầm lấy nhau. Sau đó cả hai cùng ngồi dựa sát vào nhau trên tấm vải bạt của đống bông số 30, trên tấm vải bạt có một lớp sương mỏng lấp lánh đóng băng. Họ bắt đầu mở những nút dây thừng buộc lớp vải bố, từng nút một, tổng cộng là sáu nút, cầm một mép vải bố và cuối cùng lật tung lên. Trong lúc làm công việc này, động tác của họ cực nhanh, chuẩn xác và không hề hé răng nói lấy nửa lời, trông họ giống như hai tên đạo tặc đang hành nghề. Hơn mười vạn cân bông loại một hiện ra, trắng xanh lấp lánh và sáng rực dưới ánh đèn thủy ngân xanh lét. Tôi ngửi thấy mùi khô chát của bông và cảm giác được sự ấm áp xông lên của chúng. Tôi đang cố gắng lý giải ý đồ lật tấm vải bố lên của họ thì đã trông thấy cả hai đang trèo lên đỉnh đống bông, quỳ xuống đối diện với nhau rồi bắt đầu dùng hai tay đào bông đắp sang hai bên, phía trước, phía sau. Rất nhanh, một cái hố bông đã được hình thành, thân hình họ vươn lên thụp xuống, cánh tay họ co lại vươn ra, trông họ chẳng khác nào hai con cáo đang đào hang. Những ôm bông được vất lên loang loáng dưới ánh đèn thủy ngân xanh lét từng ôm, từng ôm, cuối cùng cả hai đã chọn vào trong cái huyệt mà họ tự đào, chỉ còn lại những nhúm bông tiếp tục được đắp lên là có thể chứng minh họ vẫn đang xây đắp cho cái huyệt mộ hạnh phúc của họ.
Cuối cùng thì những nhúm bông cũng không còn được vất lên nữa. Họ đứng dưới huyệt, chỉ còn vai trở lên là nhô lên khỏi bông, một khuôn mặt hướng về đông, một khuôn mặt hướng về tây, lại tiếp tục lùa bông xuống huyệt. Tôi đã nhận ra ý đồ của hai người: Họ muốn dùng bông lấp kín thân thể của mình.
Bây giờ, trên đống bông chỉ còn có hai chiếc đầu nhô lên, rất khít vào nhau, lúc thì hôn, lúc thì thì thầm điều gì đó. Sau này tôi nghĩ, nếu lúc ấy họ đội nốt chiếc mũ công tác lên đầu để che hai mái tóc đen, e rằng người ta có trèo lên trên đỉnh đống bông cũng không thể phát hiện ra họ. Tôi còn nghĩ là, có ai đó trông thấy giữa đỉnh đống bông có mọc lên hai chiếc đầu xanh lét như lửa lân tinh đang cháy, hai chiếc đầu này lại biết nói, biết hôn và biết nhìn, nhất định đó sẽ là một cảnh tượng kinh hoàng nhất mà người ấy gặp trong đời.
Tuy tôi đã tận mắt chứng kiến cả quá trình họ đào huyệt bông chôn mình như vậy, nhưng khi hai người chỉ còn là hai chiếc đầu lâu đang lúc lắc trên đống bông, một cảm giác ớn lạnh vẫn lan dần trong cơ thể tôi. Họ là người hay là ma? Từ nhỏ tôi đã sợ ma quỷ, sợ đến độ mỗi khi nhìn thấy một nấm mồ hoặc một cây tùng cổ thụ là gai ốc đã nổi khắp người, đầu tóc dựng đứng cả lên.
Đúng lúc ấy, tôi nghe thấy chiếc đầu lâu đàn bà trên đống bông khóc nấc lên rồi một tiếng kêu phát ra:
- Anh Lý ơi...! Em... chết mất!
Chiếc đầu lâu ấy gục hẳn lên chiếc đầu lâu kia. Trong tiếng thở, tiếng hôn, bông dưới hai chiếc đầu lâu bắt đầu chuyển động, bông trắng được nhuộm xanh như những cơn sóng biển đập vào bờ đá làm tung lên những bọt sóng trắng và xanh. Hai chiếc đầu lâu lúc ẩn lúc hiện trong làn bọt sóng, sau cùng thì toàn thân của họ cũng bắt đầu nổi lên lúc ẩn lúc hiện trong làn bọt sóng chẳng khác nào hai con cá giữa lòng đại dương. Những động tác của họ ban đầu thì chậm, sau đó nhanh dần, bên tai tôi chỉ còn những âm thanh rì rào của sóng biển... Khi Phương Bích Ngọc kêu lên tiếng kêu đau thương thì những làn sóng bắt đầu thoái trào, bọt sóng cũng không tung lên nữa. Toàn bộ thân thể họ bị lấp trong bông, chỉ còn nhô lên hai chiếc đầu nhưng cuối cùng chúng cũng chìm xuống dưới lòng biển bông mênh mông...
 
Mồng tám tháng chạp, cả xướng nghỉ việc buổi sáng, buổi chiều hội nghị. Bí thư chi bộ đọc một bài xã luận trên Nhân Dân nhật báo bàn về tình hình quốc tế và trong nước; một báo cáo tổng kết thành tích sản xuất của xưởng, biểu dương và phê bình một số công nhân. Tiếp theo sau là phát biểu của xưởng trưởng, nói tết sắp đến, mọi người cần phải cố gắng hơn nữa, phấn đấu hơn nữa để tạo ra nhiều kỷ lục lao động mới. Xưởng trưởng còn nói rằng, trước mắt chúng ta cần phải gia công thật nhiều bông để chi viện cho đất nước Anbani anh em, họ là ngọn đèn xã hội thủ nghĩa duy nhất ở châu Âu, nếu để cho ngọn đèn này tắt, cả châu Âu sẽ chìm trong đêm tối dày đặc. Tuy mọi người vẫn hồ nghi lời của xưởng trưởng nhưng nhờ tài hùng biện, những điều ông ta nói rất sinh động và hấp dẫn nên mọi người nghe rất chăm chú. Xưởng trưởng còn nói rằng, bông do chúng ta làm ra rất quan trọng, cho nên không được làm bừa làm ẩu. Tại sao chúng ta phải ngừng sản xuất để mở hội nghị nào? Là để nâng cao nhận thức củng cố tư tưởng của tất cả các đồng chí, bằng những nỗ lực cao nhất gia công xong số bông còn lại. Ông ta bảo, đó là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Đảng và nhà nước đã giao cho xưởng chúng tôi, và để sản xuất ra một loại bông không còn một chút tạp chất nào, xưởng đã lắp đặt máy làm sạch bông. Xưởng trưởng nói tiếp:
- Các đồng chí! Hôm nay là ngày lễ truyền thống, ngày mồng tám tháng chạp. Để động viên phong trào sản xuất tối nay xưởng quyết định trích kinh phí tổ chức một bữa cháo mồng tám tháng chạp chiêu đãi tất cả mọi người. Các đồng chí cứ thỏa sức ăn cháo, một xu cũng không thu, một phiếu ăn cũng không cần!
Mọi người đồng thanh hoan hô.
Kế toán nhà ăn cụt tay "Thái Sơn" nói:
- Để chuẩn bị cho bữa ăn cháo mồng tám tháng chạp này, nhà bếp đã chuẩn bị hai trăm cân gạo, năm mươi cân hạt kê, ba mươi cân đậu xanh, ba mươi cân đậu đỏ, ba mươi cân đậu vàng, ba mươi cân đậu Hòa Lan, ba mươi cân đậu lạc, tổng cộng gần ba trăm cân, đổ vào chảo lớn nấu dầu, cho vào mười thùng nước, đảm bảo cả xưởng đều no.
.
 
 
Trời chạng vạng tối, mùi cháo mồng tám tháng chạp đã xông lên thơm ngát khắp xưởng. Chúng tôi vây quanh chiếc chảo to tướng, tay cầm bát sành thìa sắt gõ lanh canh, sốt ruột chờ đợi một bữa cháo không phải mất tiền. Gã bảnh trai Giang Đại Điền mặc quần áo lao động, tay cầm xẻng đang quậy đều nồi cháo mỗi lúc mỗi đặc lại. Nhiều người thèm quá chịu không nổi nữa bảo Giang Đại Điền rằng không cần phải khuấy nữa, đã vừa ăn rồi, khuấy nữa e là thủng đáy chảo. Gã này bảo vội cái gì, vội quá ăn không nổi cháo nóng. Đêm ấy không có tí gió nào, lại không quá lạnh, những tay thợ điện mắc mấy bóng điện lớn để tăng thêm vẻ náo nhiệt, đèn chiếu sáng trưng làm cho mặt đất như được phủ đầy tuyết trắng xóa. Mùi thơm càng lúc càng nặng, khói trắng trong nồi cháo bốc lên cuồn cuộn. Búa Sắt Tử đang ôm một chiếc chậu rửa mặt, ánh mắt phát ra vẻ hung ác, trông chẳng khác nào một kẻ đạo tặc đang chuẩn bị hành động. Lại khuấy thêm một lát nữa, Giang Đại Điền mới báo cáo với bí thư và xưởng trưởng là cháo đã chín, đã có thể ăn. Cả đám người kêu lên nhốn nháo quái gở và đồng loạt xông lên. Bí thư nhắc nhở mọi người không nên vội vàng chen lấn, rất dễ bị bỏng, cháo đã cho tất cả mọi người đều no, nhưng tất cả vẫn chen lấn xông lên. Tổ trưởng bảo vệ Tôn Hòa Đấu gào to:
- Còn chen lấn nữa là tôi bắn đó!
Chẳng ai quan tâm đến lời hắn. Ai cũng biết cướp cháo ăn là không hề phạm pháp, càng không phải là tội chết. Xưởng trưởng hét lớn:
- Để tôi cầm môi! Từng người một đến nhận, vội cái gì, hãy tỏ ra có một chút phong độ lịch sự chứ!
Cũng chẳng ai nghe ông ta nói gì, chỉ lo cầm thìa, vừa chen lấn vừa cười vừa chửi vừa kêu la, chẳng khác gì một đàn ong bâu quanh tổ. Suýt chút nữa thì xưởng trưởng đã bị đẩy rơi vào trong chảo. Có ai đó chửi Búa Sắt Tử: Đ. mẹ! Ông sao lại vục cả chậu rửa mặt vào chảo thế. Ông dùng nó để rửa đít, rửa chân, cáu bẩn đóng dày đến hai phân. Bẩn như thế mà vục vào chảo, ông còn cho người khác ăn không hả? Nhưng Búa Sắt Tử đã múc được nửa chậu cháo và đang chen ra ngoài vòng.
- Nước sôi đây! Tránh ra! Tôi có mắt nhưng chiếc chậu thì không có mắt, đổ xuống ai người ấy chịu!
- Gào cái con mẹ nhà ông! Búa Sắt Tử! Cháo đổ lên người tôi rồi đây này!
- Có kêu mẹ kêu cha cũng chẳng ăn thua gì đâu!
Búa Sắt Tử bê nửa chậu cháo đã chen lọt ra ngoài, vừa ngước đầu lên đã bắt gặp ánh mắt nhìn giận dữ của bí thư chi bộ. Búa Sắt Tử cúi đầu lúng túng. Bí thư nói:
- Lão Quách, ông cả đời chưa ăn cơm à? Công nhân chính thức mà ý thức giác ngộ kém đến thế sao, còn kém xa công nhân hợp đồng!
Lý Chí Cao và Phương Bích Ngọc không hề chen lấn, chỉ đứng cầm bát kiên trì chờ đợi ở bên ngoài. Búa Sắt Tử có vẻ khó xử đứng ngẩn người. Những người đã lấy được cháo đang bắt đầu ăn, nóng bỏng miệng, thổi phù phù, kề miệng vào vành bát húp soàn soạt. Ai cũng sợ việc ăn quá chậm trong lúc này. Giang Đại Điền múc cho Phương Bích Ngọc nửa bát, nói múc ít thì ăn được nhanh bởi càng ít thì cháo càng mau nguội. Ăn cháo không mất tiền là một hoạt động kích thích được tất cả mọi người tham gia, những cô gái ngày thường cứ e e ấp ấp hôm nay cũng chẳng kể gì xấu hổ, cháo nóng bỏng vẫn húp xoành xoạch, ai cũng để miệng ở vành bát nhưng mắt đều nhìn vào chảo. Ăn! Ăn! Ăn thật nhanh! Ai ăn chậm người khác sẽ ăn hết. Cháo trong cháo vẫn còn đầy lắm, trong bếp lò những thanh củi lớn vẫn cháy phừng phừng, ánh lửa đỏ rực, mùi thơm nực mũi. Chúng tôi ăn một cách vội vàng và vô cùng hào hứng. Đến chín giờ đêm, chuyện ăn cháo đã sắp đến hồi kết thúc; cả đàn ông lẫn đàn bà bụng đều đã căng phồng lên, chẳng khác bụng nhện, chẳng khác trái bầu, đi lại khó khăn. Cháo trong bụng hình như sẵn sàng trào ngược lên cổ. Bụng căng đến nỗi đầu óc như muốn hôn mê, não cũng căng phồng lên. Xưởng trưởng rất vui, nói:
- Các đồng chí! Ăn no chưa? No thì tốt! Cố gắng làm việc nhé. Ai làm ca ngày thì về ngủ, ai làm ca đêm thì chuẩn bị vào ca. Đêm nay chúng ta sẽ lập nên những kỷ lục mới!
Sáng hôm sau người ta phát hiện có ai đó đã đặt một bát cháo bên mộ Hứa Liên Hoa.