Phần 4 Vài trang bị cho tương lai
Thập nhị sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh, tức vua Đinh Tiên Hoàng, được coi là một trong những đại anh hùng của nước ta vì đã có công dẹp mười hai sứ quân và qui đất nước về một mối. Sự nghiệp của ông gây ấn tượng mạnh đến độ ngày nay khi tiếng Việt đã phát triển nhiều rồi chúng ta vẫn còn nhắc tới giai đoạn trước nhà Đinh bằng cụm từ thập nhị sứ quân thay vì mười hai sứ quân. Hơn thế nữa, thập nhị sứ quan đã trở thành một thành ngữ để chỉ nguy cơ đất nước bị tan rã thành nhiều mảnh. Nó như một tai họa ám ảnh chúng ta. Mỗi dân tộc thường có những nhân vật có sức thu hút đặc biệt, ngôn ngữ phương Tây ngày nay nói là họ có charisma. Sức thu hút~ đó có tác dụng làm cho nhân vật được đề cao hơn công lao thực sự của mình, và đem lại cho những hành động của vị ấy một dấu ấn tâm lý sâu đậm.
Huyền thoại của Đinh Bộ Lĩnh là đã tỏ ra anh hùng và độc đáo ngay từ thời thơ ấu. Ông mồ côi cha từ nhỏ, ở với chú và chăn trâu cho chú, ông bắt những đứa trẻ chăn trâu khác tôn mình làm minh chủ, bắt chúng làm kiểu rước mình như vua, tổ chức chúng thành quân đội lấy lau làm cờ rồi đi đánh nhau với trẻ con các làng khác. Có lần thắng trận, ông giết trâu của chú khao quân. Nếu chỉ có thế thì Đinh Bộ Lĩnh chỉ là một đứa trẻ ngỗ nghịch và vô giáo dục, nhưng sau này Đinh Bộ Lĩnh diệt các sứ quân, gom thâu đất nước và lên làm vua nên những hành động ngang ngược của ông thời thơ ấu được coi là biểu hiểu của chí lớn. Đinh Bộ Lĩnh trở thành thần tượng của thiếu nhi Việt nam. Tội nghiệp cho thiếu nhi Việt nam, một mặt người ta dạy chúng ngưỡng mộ Đinh Bộ Lĩnh nhưng, mặt khác nếu chúng thực sự làm nhưng gì Đinh Bộ Lĩnh đã làm (ăn hiếp bè bạn, lập đảng đánh nhau, phá tài sản) thì chác chắn chúng sẽ bị ăn đòn, mà ăn đòn không oan chút nào vì thực ra đó chỉ là hành động của một đứa trẻ hư hỏng.
Một lần nữa chúng ta thấy rõ sự nghèo nàn về tư tưởng của người Việt. Chúng ta không suy luận và phê phán mà chỉ biết tâng bốc kẻ thắng. Hễ kẻ nào đã thành công và trở thành chúa tể thì những hành động của kẻ đó, dù xằng bậy đến đâu cũng được bào chữa và đánh bóng để đưa lên làm mẫu mực cho thời đại và cho đời sau. Chúng ta viết sử một cách không đứng đắn và chúng ta cũng đọc sử một cách không đứng đắn.
Bài hát Hoa Lư mà các thầy cô tôi dạy tôi ở trường tiểu học bắt đầu bằng câu: Ta cùng nhau đi thăm nơi hùng xưa... và kết thúc bằng câu ca tụng Đinh Bộ Lĩnh là đấng anh hùng vì nước quên mình. Thực ra Đinh Bộ Lĩnh chẳng bao giờ quên mình cả. Trái lại ông luôn luôn chỉ biết có mình thôi. Ông bất chấp tất cả, ông chỉ biết tham vọng quyền lực và thể vui của riêng mình. Lúc nhỏ ông ở với chú, lập băng đảng đánh lộn và phá tài sản của chú. Lớn lên ông đi làm giặc rất sớm vì theo sử chép ông theo sứ quân Trần Lãm, được Trần Lãm tin dùng và gả con gái cho, rồi lên thay Trần Lãm làm sứ quân khi Trần Lãm chết, sau đó rời bản doanh từ Thái Bình về Hoa Lư. Vậy mà năm 951, mới 26 tuổi, ông đã lừng lẫy ở Hoa Lư đến nỗi hai ông vua nhà Ngô (Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn, con Ngô Quyền) phải thân chinh đi đánh mà không được. Đúng là một tay anh chị, lúc bé thì du côn, lớn lên đi làm giặc. Và việc làm giặc chống nhà Ngô này là hoàn toàn vô đạo vì anh em nhà Ngô rất chính đáng, cha họ là Ngô Quyền có công đánh bại quân xâm lược Nam Hán, chính thức xác nhận nền độc lập dân tộc, hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn đều là những người nhân nghĩa. Nhưng Đinh Bộ Lĩnh táo bạo và đánh trận giỏi. Nhờ vậy ông đã diệt được mọi sứ quân và cả nhà Ngô, gom thâu lãnh thổ nước ta rồi lên ngôi hoàng đế. Sử sách ca tụng Đinh Bộ Lĩnh có công dẹp loạn sứ quân mà quên rằng chính ông cũng gây ra loạn sứ quân.
Nhiều người cho rằng việc xưng đế của Đinh Bộ Lĩnh, tức vua Đinh Tiên Hoàng, tương đương với một tuyên ngôn độc lập. Trên thực tế nước ta đã dần dần hình thành trong hơn mười thế kỷ Bắc thuộc. Nhờ những đóng góp về dân số và văn hóa từ phương Bắc và những cố gắng khai mở của các quan cai trị nặng tình với quê hương mói như Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp, một xã hội văn minh mới đã dần dần hình thành tại đồng bằng sông Hồng. Vách núi hiểm trở ngăn cách đã khiến sự đi lại giữa Giao Châu và Trung Quốc còn khó khăn hơn đường biển. Xã hội Giao Châu ngày càng phát triển và ngày càng khác với xã hội Trung Quốc. Giao Châu là một xã hội Phật Giáo trong khi Trung Quốc là một xã hội Khổng Giáo. Sự thống trị của Trung Quốc yếu dần đi, để rồi tới một lúc không còn duy trì được nữa. Năm 906, guồng máy cai trị của Trung Quốc tại Giao Châu tự nó sụp đổ. Trung Quốc loạn lạc, quan cai trị bỏ về nước, người Giao Châu tôn một hào kiệt bản xứ là Khúc Thừa Dụ lên thay, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc và mở đầu kỷ nguyên tự chủ.
Cần lưu ý là nền độc lập của nước ta đã đến một cách tự nhiên như là sự chín muồi của tiến trình hình thành của một xã hội mới chứ không phải do ý chí muốn độc lập và chống lại Trung Quốc. Ba đời họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ) và cả Dương Đình Nghệ sau đó, dù tự lập nên và chống với quân xâm lăng phương Bắc vẫn chỉ xưng là tiết độ sứ, một chức quan do Trung Quốc lập ra để cai trị Giao Châu. ý thức quốc gia của chúng ta tiến chậm hơn thực tại xã hội, địa lý và nhân văn. Ngô Quyền sau khi thắng được quân Nam Hán đã xưng vương, chính thức xác nhận nền độc lập. Hành động có ý nghĩa lịch sử trọng đại này hình như đã không được ghi nhận một cách phấn khởi, nên ngay sau khi Ngô Quyền qua đời hào kiệt khắp nơi đã thi nhau xưng hùng xưng bá. Sự triệt thoái của Trung Quốc đã tạo ra một khoảng trống quyền lực tại Giao Châu cho các thủ lãnh địa phương. Đinh Bộ Lĩnh là một trong những thủ lãnh này. Việc ông nổi loạn chỉ là do tham vọng cá nhân chứ không phải là để chống lại một chính quyền bất chính. Đinh Bộ Lĩnh đã thắng được không phải vì có chính nghĩa, trái lại ông đã chống lại một chính quyền rất có chính nghĩa, mà chỉ vì ông đánh trận giỏi. Việc ông xưng đế cũng chỉ nằm trong một tiến trình độc lập tự nhiên sau họ Khúc, họ Dương và họ Ngô mà thôi. Nhưng nếu Đinh Bộ Lĩnh là một tướng giỏi thì Đinh Tiên Hoàng lại chỉ là một ông vua tồi và bạo ngược. Ông không làm được điều gì ích quốc lợi dân trong mười ba năm cầm quyền (967-980). Ông bày ra nhưng trò gớm ghiếc: lập vạc dầu để luộc người, dựng cột đồng nung đỏ để nướng người, nuôi hỗ báo để xé xác phạm nhân, chặt chân tay, cắt tai, mũi, v.v... Ông cũng hoang dâm vô dộ, bỏ con trưởng lập con thứ một cách bất công để đến nỗi các con ông giết nhau. Cuối cùng ông bị phản thần giết chết giữa lúc đang say rượu nằm ngủ. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên đem sự hung bạo vào chính trị nước ta, trước đó xã hội ta là một xã hội Phật Giáo lấy sự hiền hòa làm nền tảng. Ông cũng là người khởi xướng ra một cách ứng xử chính trị mới, đó là dùng nội chiến để tiêu diệt lẫn nhau thay vì giải quyết những quan hệ quyền lực qua thỏa hiệp và hợp tác. Nước Việt nam vừa tự chủ, như một đưa trẻ sơ sinh, đã bị tiêm những độc tố kinh khủng.
Đinh Tiên Hoàng, một cách vô tình, cũng còn khai sinh ra một chủ trương chính trị khác tại Việt nam, đó là quan điểm nhà nước tập trung và toàn quyền. Việc ông gom thâu các sứ quân khác đã được tôn vinh triệt để, đã khiến sự tập trung mọi quyền lực quốc gia về một mối trở thành một lẽ dĩ nhiên trong tâm lý tập thể của chúng ta, và đã khai sinh ra cả một phản xạ tập trung mà các diễn biến lịch sử sau này tăng cường thêm. Họ Trịnh đã coi việc cất quân đánh họ Nguyễn ở phương Nam là giải pháp duy nhất. Nguyễn Huệ cất quân diệt họ Trịnh và đánh cả ông anh là Nguyễn Nhạc. Hồ Chí Minh và đảng cộng sản quyết tâm đánh gục chế độ Việt nam Cộng Hòa ở miền Nam cho dù sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhiều thành phố có thể bị tiêu diệt. Gần đây khi nhóm Thông Luận đưa ra chủ trương tản quyền và địa phương tự quân (không nên sợ những từ ngữ, đó quả thực là một chủ trương gần giống với một chế độ liên bang) thì ngay trong nội bộ đã có những tiếng nói rất thành thực bày tỏ mối lo đất nước bị đưa vào tình trạng thập nhị sứ quân, nghĩa là tan rã.
Nhưng có những hiển nhiên không đúng chút nào nếu ta quan sát và suy luận một cách bình tĩnh.
Trung Quốc từ lúc hình thành đã tiến những bước vĩ đại cả về kỹ thuật lẫn tư tưởng cho đến thời Đông Chu Liệt Quốc dưới chế độ phong kiến tản quyền, và đã dẫm chân tại chỗ trong hơn hai ngàn năm sau, từ nhà Tần trở đi, dưới chế độ quân chủ tập trung. Hoa Kỳ đã chỉ biết có chế độ liên bang và đã trở thành cường quốc hùng mạnh nhất thế giới chỉ sau một trăm năm lập quốc. Cộng Hòa Liên Bang Đức đã hơn hẳn các nước châu Âu khác. Liên Bang Xô viết đã thất bại nhưng nó chỉ là một liên bang giả hiệu, mọi quyền hành, kế cả quyền sinh sát tuỳ tiện, tập trung vào một điện Kremlin. Nước Pháp tập trung đang vùng vẫy từ nhiều thập niên để tản quyền. Chế độ tản quyền hơn hẳn chế độ tập quyền. Không phải là một ngẫu nhiên mà nó đang là phương thức mọi quốc gia hướng tới.. Điều cần được đặc biệt lưu ý là nó cũng là giải pháp cho những quốc gia tụt hậu và thiếu dân chủ.
Trước hết nó là một đảm bảo cho dân chủ. Các vùng tự quản dĩ nhiên không thể có chế độ độc tài vì thẩm quyền của chính quyền địa phương chỉ là điều hành các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội trong khuôn khó của luật pháp quốc gia. Ngược lại, chính quyền trung ương cũng không thể độc tài vì phần lớn sinh hoạt quốc gia nam trong tay các chính quyền vùng hay tiểu bằng. Trung ương và địa phương kiểm soát lẫn nhau với kết quả sau cùng là mọi bên đều phải khiêm tốn và chừng mực. Một chính quyền địa phương tồi dở không thể cấm đoán bầu cử tự do và cũng không thể gian lận bầu cử mà không bị chính quyền trung ương chế tài tức khắc. Ngược lại, một chính quyền trung ương không được nhân dân tín nhiệm cũng chắc chắn bị thay thế vì không thể khống chế được dân chúng, dân chúng tùy thuộc các chính quyền vùng nhiều hơn chính quyền trung ương. Sinh hoạt chính trị chỉ có thể là dân chủ. Hơn nữa mọi âm mưu đảo chính đều vô vọng. Một viên tưởng nếu điên rồ đảo chính và lật dỗ được chính quyền trung ương sẽ bị bó tay sau đó trước các chính quyền địa phương tự trị và sẽ may mắn lắm nếu tìm được máy bay để kịp thời tẩu thoát. Tản quyền đem dân chủ tới mọi nơi và mọi người qua các cuộc tranh luận và tranh cử địa phương. Trong một nước chưa có truyền thống dân chủ, một chính quyền tập trung ngay cả có thiện chí cũng có thể chỉ thực hiện được dân chủ đối với một thiểu số trí thức ở thủ đó.
Tản quyền có lợi cho mọi sinh hoạt, đặc biệt là những sinh hoạt kinh tế. Nó tránh được những đường dây hành chánh dài và phức tạp, tiết kiệm được thì giờ và phí tổn; nó kích thích văn hóa và báo chí địa phương, nó cho phép mỗi địa phương chọn lựa phương thức sinh hoạt phù hợp nhất với đặc tính và điều kiện của mình, đồng thời lấy những quyết định nhanh chóng. Các vùng nghèo khó sẽ có được một chính quyền riêng dành tất cả ưu tư cho vùng thay vì phải chờ đợi, và thường thường bị quên lãng, ở một chính quyền trung ương bận rộn với những vấn đề dồn dập của những vùng đã phát triển và hoạt động mạnh, như chúng ta đã thấy hiện nay chính quyền Việt nam dành hết thì giờ giải quyết những vấn đề của Sài gòn và Hà nội. Không ai báo động một cách thành tâm và chính xác những khó khăn của một vùng bằng chính quyền vùng. Một chính quyền địa phương tự quản vừa có khả năng tự giải quyết một số khó khăn, vừa có khả năng động viên cử tri vùng làm áp lực buộc chính quyền trung ương phải quan tâm đến những khó khăn ngoài tầm tay của chính quyền vùng.
Tản quyền đóng góp một cách quyết định vào sự ổn vững của quốc gia. Nó khoanh vùng nhiều vấn đề và tránh cho quốc gia nhiều khủng hoảng đáng lẽ chỉ xảy ra trong một vùng, đối với chính quyền vùng. Hơn nữa, nó còn giúp cho quốc gia có thể thực hiện những cải tổ lớn mà không rơi vào hỗn loạn.
Tôi sinh sống nhiều năm tại Pháp để nhận xét đi cùng, nhưng trong dân chủ đa nguyên sự chính đáng của một chính quyền còn nằm cả trong sự thành khẩn tìm đồng thuận trong mọi quyết định quan trọng.
Năm là, dân chủ đa nguyên trong bản chất của nó tôn trọng mọi thành phần dân tộc và không thể để một thành phần này bóc lột và chà đạp một thành phần khác. Vì thế dân chủ đa nguyên coi rất trọng công bằng xã hội và không thể đi đôi với cái thưòng được gọi là tư bản rừng rú
Trong một thể chế dân chủ đa nguyên, nhà nước không còn là người chỉ huy tuyệt đối. Vai trò của nhà nước chỉ là đảm nhiệm ba chức năng: trọng tài trong các quan hệ giữa các thành tố của xã hội, chế tài những vi phạm, và hòa giải những đòi hỏi mâu thuẫn của các thành phần dân tộc. Nhà nước hòa giải thay vì nhà nước chỉ huy là nét đậm của dân chủ đa nguyên. Nó phân biệt hẳn dân chủ đa nguyên với các chế độ chuyên chính, nhưng nó cũng khiến dân chủ đa nguyên khác với nhiều chế độ dân chủ trong đó chính quyền vẫn còn tham vọng định đoạt thay cho xã hội dân sự. [... ] (Trích Thử Thách và Hy Vọng - Dự án Chính trị Dân Chủ Đa Nguyên 1996, Thông Luận, Paris 1996, trang 17-19).
Tầm quan trọng của xã hội dân sự đã được Alexis de Tocqueville nhấn mạnh rất sớm ngay từ đầu thế kỷ 19, mặc dù ông chưa đạt tới khái niệm đa nguyên. Ông đã cảnh giác rằng đặc tính cốt lõi của các chế độ độc tài là đè bẹp xã hội dân sự. Ông nhận định ràng các chế dộ độc tài không cần người dân thương yêu họ mà chỉ cần người dân dừng thương yêu nhau và đừng kết hợp với nhau để cho chúng để khống chế một xã hội phân rã. Nâng cao tầm quan trọng của xã hội dân sự lên hàng một thành tố nền tảng của sinh hoạt quốc gia có hệ luận tự nhiên là chính quyền phải triệt thoái về mức độ tối thiểu cần thiết để nhường không gian tự do tối đa cho các công dân. Đó cũng là điều mà các nhà tư tưởng thuộc trường phái tự do đã đề nghị từ lâu. Nhiều nhà tư tưởng khác cũng đã báo động về nguy cơ của một sự chuyên chính của đa số. Dĩ nhiên cũng không thể quên ưu tư của các nhà tư tưởng thuộc khuynh hướng xã hội là ngăn cản sự khống chế của người giàu trên người nghèo. Phong trào cộng sản thế giới đã sụp đổ nhưng vấn đề mà nó đặt ra vẫn còn rất thời sự trước sự bành trướng của các công ty lớn ảnh hưởng một cách quan trọng trên cuộc sống của rất nhiều người, đôi khi trên cả một số quốc gia. Các công ty đa quốc gia đã có từ lâu và cũng đã ảnh hưởng trên chính sách của các nước nhược tiểu từ lâu, nhưng sự bện rất mới và cần được cảnh giác là gần đây ngày càng xuất hiện những công ty quá lớn. Một số công ty có trị giá tích sản tương đương với tổng sản lượng của cả khối ASEAN. Các công ty đa quốc gia lớn là những trung tâm quyền lực khổng lồ mới trong đó lãnh đạo hoàn toàn không bị chi phối bởi những nguyên tắc dân chủ. Một giải pháp kỹ thuật vẫn cần được tìm ra cho vấn nạn này trừ khi, như niềm tin của nhiều người, một mặt chính phát triển kinh tế sẽ khiến các công ty cần công nhân hơn là công nhân cần xí nghiệp, mặt khác các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thẻ thao sẽ tiến lên, giảm bớt trọng lượng của sinh hoạt kinh tế. Một trường phái tư tưởng mới cũng đang xuất hiện với niềm tin vào một chủ nghĩa dân chủ chứng khoán, theo đó các công ty, vì nhận vốn từ quần chúng qua thị trường chứng khoán và lệ thuộc quần chúng trong việc bán hàng và dịch vụ sản xuất ra, sẽ dần dần bị kiểm soát bởi quần chúng, nghĩa là cũng sẽ dân chủ hóa. Tuy giải pháp chưa tìm ra nhưng nguyên tắc đã rõ rệt: mọi người phải có chỗ đứng và tiếng nói ngang nhau độc lập với trọng lượng kinh tế.
Dân chủ đa nguyên là tổng hợp chính trị ở giai đoạn này của nhiều đột phá trong kho tàng suy tư của nhân loại.
Chúng ta chưa có dân chủ mà đã nghĩ đến dân chủ đa nguyên có phải là quá sớm và quá không tưởng không? Đúng, nếu ta nghĩ rằng một học sinh trung học chỉ nên nghĩ tới bằng tú tài chứ không cần nghĩ tới đại học. Có nhiều triển vọng cô hay cậu học sinh thực tiễn này sẽ không đi xa trên đường học vấn.

Tản quyền còn một đóng góp quan trọng khác, đó là bảo đảm một chính quyên trung ương tài giỏi, vì tất nhiên đa số những người cầm quyền ở cấp trung ương đều đã trải qua giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị trong các chính quyền vùng và khả năng đã được kiểm chứng.
Tản quyền cũng là một trong những thành tố căn bản của dân chủ đa nguyên, nó cho phép các khuynh hướng chính trị, các sắc tộc và tôn giáo thiều số có được một trọng lượng đáng kể tại những vùng mà họ hiện diện đông đảo, do đó nó làm dịu bớt những tâm trạng bất mãn và những ý đồ ly khai.
Tóm lại, tản quyền có tất cả mọi phúc lợi. Nhưng muốn tản quyền có nội dung và lác dụng mong muốn của nó, tản quyền phải hội đủ hai điều kiện: một là mỗi vùng phải có khả năng tồn tại và phát triển được, hai là tản quyền không khuyến khích những ý đồ ly khai.
- Điều kiện thứ nhất đòi hỏi mỗi vùng phải có diện tích, dân số, tài nguyên hay điều kiện n địa lý tương đối đủ. Nước ta hiện có gần 80 triệu dân (hy vọng là dân số rồi sẽ ấn định ở mức 100 triệu), chúng ta có thể chia làm từ mười đến mười lăm vùng (và tại sao không mười hai?), mỗi vùng với dân số từ năm tới mười triệu người. Để tránh những phiền toái về hộ tịch, mỗi vùng sẽ là sự kết hợp của một số tỉnh hiện nay. Các vùng sẽ có một nghị viện, một chính quyền dân cử và một guồng máy hành chánh riêng. ở đơn vị tỉnh, ta có thể hình dung một hội đồng tỉnh do dân bầu ra và một tỉnh trưởng xuất phát từ hội đồng tỉnh, trong khi guồng máy hành chánh vãn là một bộ phân của guồng máy hành chánh vùng.
Điều kiện thứ hai đòi hỏi giới hạn rõ ràng thẩm quyền của chính quyền vùng. Các vùng dĩ nhiên không được quyền có quân đội số cảnh sát vùng cũng phải nằm trong một tỷ lệ nào đó so với số cảnh sát trung ương có mặt trong vùng, thí dụ 1- 1; luật pháp của vùng không được mâu thuẫn với luật pháp trung ương. Các vùng không có tiền tệ riêng, không được có đại diện ngoại giao, không được quyền ký hiệp ước với nước ngoài, không được làm chủ các công ty có mục đích kinh doanh, không được tổ chức nhưng cuộc trưng cầu dân ý có nội dung chính trị. Các vùng cũng không được ký kết các hiệp ước với nhau. Với tất cả những giới hạn trên đây chúng ta không cần lo ngại một âm mưu ly khai nào; ngược lại, những giới hạn này không hề làm suy giảm thẩm quyền văn hóa, kinh tế và xã hội nào của vùng.
Hiện nay đất nước ta tuy thống nhất về mặt hành chánh nhưng vẫn còn rất chia rẽ trong lòng người, chia rẽ vì quá khứ chính trị, chia rè về tôn giáo, sắc tộc, v.v... nhưng nặng nề nhất là chia rè Bắc- Nam. Với sự phân vùng và tản quyền như trên, mối chia rẽ Bắc- Nam sẽ không còn nữa, bởi vì sẽ không còn miền Bắc, miền Nam mà sè chỉ còn vùng này và vùng nọ. Các sắc tộc ít người
Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung Người trong một nước? Đem tâm tình viết lịch sử? Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ Rước voi về dày mả tổ Cõng rắn cắn gà nhà Cho những người đã nằm xuống Chấp nhất kỷ chi kiến Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau Cướp đất của ai? Dừng chân nghĩ lại Tám mươi năm Pháp thuộc Một bài học lịch sử Soi lại chân dung, ba nét đậm của đất nước Một chuyển tiếp tự nhiên Bốn ngàn năm văn hiến Một phép mầu, một may mắn và một bài học Kinh nghiệm Cao Ly Đoạn Trường Tân Thanh Thua kém và nguyên nhân Khổng Giáo và Khổng Tử Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Tử Di sản Xuân Thu Chiến Quốc Đạo lý thánh hiền Việt Nho Mặt thật của ai? Giết hại công thần Anh không biết gì về cộng sản Ưu đạo bất ưu bần? Tổ quốc của kẻ sĩ Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ Chuyện cổ tích Mười triệu năm đánh đu Mười triệu năm đánh đu Cái tuổi dại khờ và ánh sáng bừng lên Hòa Lan: cái gì đã xảy ra? Anh: một dân tộc bán tiệm Hoa Kỳ: Nhật Bản: tự do trá hình và dân chủ giấu mặt Những xã hội phồn vinh khác Cùng một hiện tượng Những thí dụ phản bác? Singapore: một thị trưởng xuất sắc Mã Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc: Thái Lan: mãi đến 1992 Philíppin: sự bịp bợm của Marcos Inđonesia: sự ra đời vội vã của một nước lớn Đài Loan: từ một chiến khu tới một quốc gia ick="noidung1('tuaid=2629&chuongid=17">Một dân tộc bất khuất và tự hào? Yêu nước Ils ne s aiment pas Đôi bạn Phương pháp và gắn bó Phá vỡ định luật 8 Hợp tan Anh hùng nước Nam Thằng nào đây? Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi Máu chảy ruột mềm Mấy ngàn năm lịch sử con cháu tiên rồng Mở mắt và nhỏ lệ ảo ảnh Lý Trần Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung Người trong một nước? Đem tâm tình viết lịch sử? Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ Rước voi về dày mả tổ Cõng rắn cắn gà nhà Cho những người đã nằm xuống Chấp nhất kỷ chi kiến Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau Cướp đất của ai? Dừng chân nghĩ lại Tám mươi năm Pháp thuộc Một bài học lịch sử Soi lại chân dung, ba nét đậm của đất nước Một chuyển tiếp tự nhiên Bốn ngàn năm văn hiến Một phép mầu, một may mắn và một bài học Kinh nghiệm Cao Ly Đoạn Trường Tân Thanh Thua kém và nguyên nhân Khổng Giáo và Khổng Tử Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Tử Di sản Xuân Thu Chiến Quốc Đạo lý thánh hiền Việt Nho Mặt thật của ai? Giết hại công thần Anh không biết gì về cộng sản Ưu đạo bất ưu bần? Tổ quốc của kẻ sĩ Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ Chuyện cổ tích Mười triệu năm đánh đu Mười triệu năm đánh đu Cái tuổi dại khờ và ánh sáng bừng lên