Phần 2 Con đường đã qua
Đem tâm tình viết lịch sử?

Lúc sắp rời Việt nam đi du học tôi có được nghe nói khá nhiều về một cuốn sách mới xuất bản với một cái tên khá ngộ nghĩnh Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử. Hình như là của Nguyễn Kiên Trung nếu tôi không nhớ sai.
Cuốn sách đó tôi không đọc một phần vì không có cơ hội, một phần cũng vì cái tên ngộ nghĩnh đó. Tại sao lại có thể lấy tâm tình mà viết lịch sử? Lịch sử phải chính xác và khách quan mới có thể dùng làm tài liệu để suy nghĩ và làm việc. Đem tâm tình để đọc lịch sử cũng đã là điều phải rất thận trọng, còn đem tâm tình mà viết lịch sử là điều hết sức nguy hiểm. Tâm tình nhất định là chủ quan rồi. Nếu tâm tình của mình sai lệch thì sao? Mình có thể đầu độc những tâm hồn trong trắng.
Nhưng Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử là một truyền thõng của các xã hội thuộc văn hóa Trung Hoa. Các quan viết sử nhục mạ và bôi bẩn một số nhân vật làm cho họ bị đời sau nguyền rủa đồng thời cũng tâng bốc, làm đẹp và thánh hóa một số nhân vật khác để làm gương mẫu cho các thế hệ sau.
Cách viết sử này chỉ nhắm một mục đích chính trị ngắn hạn nhưng với thời gian nó đã tạo ra một tâm lý tai hại là lấy người xưa và việc xưa làm mẫu mực. Không những tai hại mà còn nguy hiểm, bởi vì qua các anh hùng, một số giá trị bệnh hoạn được lưu truyền và làm ô nhiễm trí tuệ.
Một thí dụ. Còn gì trong trắng hơn tâm tình các em bậc học sinh tiểu học? Vậy mà đa số các em lại say mê Quang Trung Nguyễn Huệ, một con người vô cùng hung bạo và hiếu sát. Trong đầu họ, và trong đầu chính tôi vào lứa tuổi đó, Nguyễn Huệ là tấm gương sáng. Đó cũng là vì đầu óc ngây thơ của tôi đã bị ảnh hưởng của những bậc chú bác đem tâm tình viết và đọc lịch sử. Nhìn vào lịch sử để hiểu tâm lý và tập quán của dân tộc mình, để thấy cái mạnh cái yếu của nước mình, để biết cái gì có thể làm và cái gì không nên làm thì rất hay. Những bắt chước cả kỹ thuật của người xưa là điều rất khờ khạo. Tâm lý bắt chước người xưa thực ra còn mạnh lắm. Vào cuối thập niên 80, một tổ chức chính trị lưu vong, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt nam của ông Hoàng Cơ Minh, đã tung ra cả một đợt học tập qui mô về Quang Trung Hoàng Đế. Thôi thì đức của vua Quang Trung, phép trị nước của vua Quang Trung, mưu thuật Quang Trung, v. v... Nguyễn Huệ trở thành một đề tài học tập, một thứ cẩm nang hành động. Sự tôn thờ thần tượng đã làm cho chúng ta quên mất rằng thời đại của chúng ta đã tiến bộ rất nhiều so với thời xưa. Chúng ta có thê rút tỉa ra bài học chính trị nào của một thời đại trong đó vị hoàng dế muốn làm gì thì làm, muốn giết ai thì giết? Chúng ta có thể rút tỉa ra bài học văn hóa nào ở thời đại chỉ có chiến tranh và chém giết chứ không có máy in, và thiếu cả bút mực? Chúng ta có thể bắt chước chiến thuật nào nơi những người đi bộ đánh nhau bằng gươm giáo?
Tâm lý tôn thờ Nguyễn Huệ thật là dễ sợ và tôi đã có hai kinh nghiệm.
Lan thứ nhất trong một bữa ăn sinh nhật của một cô bạn, tôi nói chuyện với một cựu đại úy quân đội Việt nam Cộng Hòa đồng thời cũng là cựu giáo sư trung học. Câu chuyện xoay sang Nguyễn Huệ vì anh này lúc đó là một cán bộ của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh và muốn chia sẻ với chúng tôi những điều anh vừa học tập. Anh ta quả quyết rằng nếu Nguyễn Huệ còn sống thì Nguyễn ánh không những không thống nhất được đất nước mà còn toi mạng dưới tay Nguyễn Huệ. Tôi đáp lại rằng điều đó không chắc vì đất Gia Đình giàu có, dư khả năng cung cấp lương thực, trong khi miền Bắc lúc đó suy kiệt, vả lại Nguyễn ánh cũng là một người đởm lược, lại còn học được cách dùng binh của phương Tây do một số tay đánh thuê mà ông ta chiêu mộ, về vũ khí Nguyễn ánh chắc cũng hơn. Chỉ có thế thôi mà cũng đủ làm bùng lên một cơn thịnh nộ đến nỗi cô chủ nhà phải ra xem. Anh ta tha tội cho tôi, nhưng ân cần nhắn nhủ: Anh nên học lại sử Việt nam!. Người cộng sản có lý do, và dụng ý để tôn thờ Nguyễn Huệ, những một tổ chức chống cộng lấy chiêu bài tự do dân chủ mà cũng tôn vinh Nguyễn Huệ thì quả là bắt chước một cách ngờ nghệch.
Kinh nghiệm thứ hai đỡ gay cấn hơn, nhưng lại nhiều ý nghĩa hơn. Nó xảy ra trong một cuộc họp mặt của một nhóm trí thức thượng lưu tại Paris. Đó là những người cởi mở, nhã nhặn và có tiếng tốt trong cộng đồng. Không biết ai tự nhiên đề cập đến chiến dịch học tập mưu thuật Quang Trung nói trên. Một bà, tác giả của nhiều bài nghiên cứu có giá trị về sử và, theo tôi biết, hoàn toàn không có cảm tình với tổ chức Hoàng Cơ Minh, hỏi tôi nghĩ gì về Nguyễn Huệ. Tôi đáp lại rằng Nguyễn Huệ không thể bắt chước, ông ta hay ở chỗ võ nghệ hơn người, tính tình quả quyết và tự tin; những cái đó hoặc mình có hoặc mình không có chứ không thể bắt chước. Còn về kiến thức binh bị thì nếu sống lại bây giờ, tôi không chắc là ông ấy có được một nửa những kiến thức của một hạ sĩ quan. Sự bất đồng ý kiến xuất hiện rõ rệt trên mặt bà nữ sĩ, và bà quả quyết rằng nếu Nguyễn Huệ sống lại và cầm quân ngay lúc này ông vẫn là một vị tướng giỏi.
Cũng trong buổi gặp mặt của giới tao nhân mặc khách đó, tôi lại đụng độ với một người bạn về một nhân vật khác mà cả hai chúng tôi đều ngường mộ: Nguyễn Du. Buổi gặp mặt đó thực là vất vả cho tôi.
Nguyễn Du thì ai cũng phải nhìn nhận là một thiên tài về thơ văn rồi. Vấn đề là tôi nghe các bạn chê văn hóa thời nay và lên tiếng bênh vực. Tôi biện luận rằng trong vòng nửa thế kỷ qua văn học và nghệ thuật Việt nam đã tiến xa gấp nhiều lần con đường đã đi được trong suốt thời gian trước đó lừ thời lập quốc. Tôi nói rằng các tác phẩm ngày nay có phẩm chất hơn ngày xưa nhiều lắm, nhưng chỉ vì nhiều tác giả quá, mà lại không ai vượt lên được, nên không thấy những hiện tượng như Nguyễn Du, Cao Bá Quát trong thời đại của họ. Có lẽ nếu dừng ở đấy thì mọi người đều nghe lọt tai, nhưng tôi lại dại dột viện dẫn một thí dụ. Tôi nói nếu lấy một người rất rành về tiếng Việt nhưng chưa biết truyện Kiều rồi đưa cho anh ta đọc truyện Kiều và một tập thơ gồm những bài thơ đăng trên các báo chí ở khu Bolsa, tôi bảo đảm họ sẽ thấy tập thơ Bolsa hay hơn truyện Kiều. Tôi bị phản đối dư dội, một chị hỏi tôi đã uống rượu chưa mà phái ngôn bừa bãi như thế. Hình như mọi người, trừ tôi, đều đồng ý là cho tới nay vân chưa tác phẩm nào qua mặt được truyện Kiều. Cũng may là trong văn thơ không có việc biểu quyết giá trị, nếu không thì tôi đã thảm bại rồi. Cái tâm lý tôn sùng và bắt chước người xưa không phải chỉ giới hạn trong cách viết và đọc sử. Nó đã lây lan ra văn học cũng như mọi bộ môn khác.
Tôi rất sợ những người đem tâm tình viết lịch sử vì một cách chân tình họ có thể bóp méo lịch sử, thần thánh hóa người xưa và cũng có cái tập quán tai hại là lấy người xưa làm khuôn mẫu. Chúng ta thần thánh hóa người xưa vì chúng ta không quí trong chính mình: chúng ta không tin ở chính mình nên chúng ta đã không nhận ra được nhưng hào kiệt ngay trong thời đại này, mặc dầu họ khá dông đảo, vì lý do giản dị là họ có nhiều điểm giống mình hoặc không hơn gì mình; mà đã không hơn mình thì nhất định là phải tầm thường rồi.
Chúng ta chưa biết cách quản lý tổ tiên. Chủng ta cần tìm ra cách nào khác để quí trọng người xưa. Để vẫn yêu quí tổ tiên mà vẫn quí mình. Có quí mình chúng ta mới có thể nhìn ra những con người lỗi lạc ngay giữa chúng ta. Và chỉ có những hào kiệt của thời nay mới giúp được chúng ta. Trên đường chinh phục tương lai, chúng ta cần nhìn về đằng trước, chứ không thể chỉ nhìn đằng sau. Cũng như khi lái xe, chúng ta không thể chỉ nhìn kính chiếu hậu. Ôn cố tri tân (ôn lại chuyện xưa để biết chuyện ngày nay) là một phương pháp sai. Lấy những giải pháp ngày xưa cho những vấn đề hôm nay còn vụng về hơn là áp dụng những khuôn mẫu bên Tây bên Tàu cho nước ta. Lầm thời đại nghiêm trọng hơn lầm không gian.

Truyện Tổ quốc ăn năn Lời đầu Cảm tạ Ghi chú về tài liệu tham khảo và bố cục Sơn hà gấm vóc Rất đượm hương và rộn tiếng chim Sơn xuyên chi cương vực ký thù Nước non nghìn dặm Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Nước non nghìn dặm (II) Mưu sự tại nhân... Một dân tộc tinh anh? Một dân tộc hiếu học? Một dân tộc sáng dạ? Chuồng lợn và cái cày Hai bằng tiến sĩ Người Việt, người Nhật Một dân tộc bất khuất và tự hào? Yêu nước Ils ne s aiment pas Đôi bạn Phương pháp và gắn bó Phá vỡ định luật 8 Hợp tan Anh hùng nước Nam Thằng nào đây? Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi Máu chảy ruột mềm Mấy ngàn năm lịch sử con cháu tiên rồng Mở mắt và nhỏ lệ ảo ảnh Lý Trần Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung Người trong một nước? Đem tâm tình viết lịch sử? Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ Rước voi về dày mả tổ Cõng rắn cắn gà nhà Cho những người đã nằm xuống Chấp nhất kỷ chi kiến Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau Cướp đất của ai? Dừng chân nghĩ lại Tám mươi năm Pháp thuộc Một bài học lịch sử Soi lại chân dung, ba nét đậm của đất nước Một chuyển tiếp tự nhiên Bốn ngàn năm văn hiến Một phép mầu, một may mắn và một bài học Kinh nghiệm Cao Ly Đoạn Trường Tân Thanh Thua kém và nguyên nhân Khổng Giáo và Khổng Tử Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Tử Di sản Xuân Thu Chiến Quốc Đạo lý thánh hiền Việt Nho Mặt thật của ai? Giết hại công thần Anh không biết gì về cộng sản Ưu đạo bất ưu bần? Tổ quốc của kẻ sĩ Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ Chuyện cổ tích Mười triệu năm đánh đu Mười triệu năm đánh đu Cái tuổi dại khờ và ánh sáng bừng lên Hòa Lan: cái gì đã xảy ra? Anh: một dân tộc bán tiệm Hoa Kỳ: Nhật Bản: tự do trá hình và dân chủ giấu mặt Những xã hội phồn vinh khác Cùng một hiện tượng Những thí dụ phản bác? Singapore: một thị trưởng xuất sắc Mã Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc: Thái Lan: mãi đến 1992 Philíppin: sự bịp bợm của Marcos Inđonesia: sự ra đời vội vã của một nước lớn Đài Loan: từ một chiến khu tới một quốc gia Châu Mỹ La Tinh: một thế kỷ rưỡi trong bóng đêm Những lập luận phản bác? Những định luật cho một xã hội phát triển? Kinh bang tế thế Huyền thoại kế hoạch Laissez-faire? Quốc gia, dân tộc Quốc gia Nhà nước Nhà nước- quốc gia Dân tộc Chủ quyền Quốc gia, nhà nước và dân chủ Đất nước ta Vài vấn đề về dân chủ Đi xa hơn dân chủ Các giá trị châu á? Thập nhị sứ quân Phản xạ tổng thống chuyện của các luật sư Một thoáng suy tư về châu Phi Tổ quốc ăn năn Gởi vào giấc mộng, nhắn ra cuộc đời Một số nhận định về Tỏ QUốC ĂN NĂN và tác giả Bình luận