Phần 4 Vài trang bị cho tương lai
Đại Hàn Dân Quốc:
sự thành công của những chế độ độc tài sáng suốt?

Một ngộ nhận khác của người Việt nam là trường hợp Nam Cao Ly (tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc). Quốc gia nhỏ bé này, với diện tích 98.500 km2, chưa bằng một phần ba Việt nam, và dân số 47 triệu, trong vòng ba thập niên đã vươn lên từ địa vị một nước nghèo và bị chiến tranh tàn phá thành cường quốc kinh tế thứ 11 của thế giới. Trong vòng hơn ba mươi năm, từ 1960 đến 1993, Nam Cao Ly được các tướng lãnh cai trị cho nên dưới mắt thế giới đó là một nước độc tài quân phiệt. Thành công ngoạn mục của Nam Cao Ly vì thế đã được nhiều tập đoàn độc tài, đặc biệt là chính quyền cộng sản Việt nam, lấy làm bằng cớ là một chế độ độc tài sáng suốt có khả năng phát triển kinh tế hiệu lực hơn là một chế độ dân chủ. Sự thực như thế nào?
Các tướng lãnh thay nhau lên làm tổng thống Nam Cao Ly chắc chắn không phải là những người yêu chuộng dân chủ và nhân quyền. Pak Chung Hee (Phác Chính Hy) đã bắt cóc và định thủ tiêu lãnh tụ đối lập Kim Dae Jung (Kim Đại Trung), tướng Chun Doo Hwan (Toàn Đầu Hoán) đã tàn sát hàng trăm sinh viên tại Kwangju. Họ là những tay võ biền, và chính tình trạng căng thẳng do sự hiện diện của một chính quyền quân phiệt hung dữ tại Bắc Hàn đã dưa họ lên cầm quyền. Nhưng vấn đề là họ không áp đặt được chế độ độc tài Nam Cao Ly vẫn là một nước dân chủ, với đầy đủ nhưng yếu tố cơ bản của một chế độ dân chủ: tự do ngôn luận, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử. Trên thực tế, những cuộc bầu cử tại Nam Cao Ly đã rất sôi nỗi với nhưng kết quả rất khít khao. Syng Man Rhee (Lý Thừa Vãn) bị lật đổ năm 1960 bởi những cuộc xuống đường rầm rộ phản đối bầu cử gian lận. Tướng Pak Chung Hee chỉ hơn đối thủ Djang Myon không đầy 1% trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1963. Do thành công ngoạn mục về kinh tế, ông đắc cử vẻ vang năm 1967 (87%), nhưng bốn năm sau đó, năm 1971, chỉ thắng khít khao đối thủ Kim Dae Jung (54% / 46%). Một giai đoạn sôi động diễn ra sau đó khi Pak Chung Hee, dựa vào hậu thuẫn mà quần chúng dành cho ông ta, sửa đổi hiến pháp để tiếp tục nắm chính quyền. Dù bản hiến pháp mới đã được dân chúng Nam Cao Ly ủng hộ mạnh mẽ (73 % qua trưng cầu dân ý), trí thức và sinh viên đã tỏ ra sáng suốt và dũng cảm, họ nhìn thấy một âm mưu thiết lập chế độ độc tài mị dân và đã chống đối mãnh liệt. Chun Doo Hwan, cầm quyền sau khi Pak Chung Hee bị ám sát, đắc cử với 90% số phiếu của một Đại Hội Quốc Dân Thống Nhất Đất Nước năm 1982 đã chống trả hung bạo những tranh đấu của sinh viên trí thức, nhưng càng ngày cuộc đấu tranh càng được quần chúng hiểu và ủng hộ đưa tới những cuộc biểu tình khổng lồ. Chun Doo Hwan phải nhượng bộ và chấp nhận rút lui, tướng Roh Tae Woo (Lư Thái Ngu) chấp nhận trở lại cách bầu tổng thống theo phổ thông đầu phiếu và chỉ thắng cử với 36% trong cuộc bầu cử năm 1987 nhờ sự chia rẽ của đối lập dân chủ mà tổng số phiếu của hai ứng cử viên, Kim Dae Jung và Kim Yong Sam, cộng lại là 55%. Lực lượng dân chủ ngày càng mạnh lên, buộc đảng cầm quyền phải làm một thỏa hiệp kỳ lạ với đảng của cựu ứng cử viên tổng thống Kim Yong Sam (Kim Đồng Tam) theo đó hai đảng hợp nhất, với Kim Yong Sam làm chủ tịch và là ứng cử viên tổng thống. Năm 1992, Kim Yong Sam đắc cử tổng thống trong một cuộc bầu cử lương thiện. Cuối năm 1997 Kim Dae Jung đánh bại ứng cử viên đảng cầm quyền và đắc cử tổng thống.
Các cuộc bầu cử quốc hội cũng diễn ra một cách đều đặn và lương thiện từ 1963, trong đó đảng cầm quyền chưa bao giờ được đa số tuyệt đối.
Như vậy, Nam Cao Ly đã là một nước dân chủ từ thập niên 1960. Cho tới đầu thập niên 1990 đó chưa phải là một nền dân chủ hoàn hảo, nhưng vẫn là một nền dân chủ thực sự, một lần nữa nếu hiểu dân chủ là một chế độ bảo đảm tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do kết hợp, tự do bầu cử và ứng cử. Điều khác với Mã Lai là tại Nam Cao Ly các tướng lãnh cầm quyền đã chủ trương áp đặt chế độ độc tài và trí thức Nam Cao Ly đã phải tranh đấu cam go để đánh bại họ và bảo vệ dân chủ. Thật là sai khi nói rằng Nam Cao Ly đã phát triển mạnh mẽ trong hơn ba mươi năm dưới chế độ độc tài quân phiệt. Càng bất lương khi lấy trường hợp Nam Cao Ly để lập luận rằng có thể phát triển mà không cần có dân chủ. Không, Nam Cao Ly đã chỉ bắt đầu phát triển sau khi loại bỏ chế độ độc tài Syng Man Rhee, và từ đó đã tiến lên nhờ dân chủ và tự do. Sự thực là Nam Cao Ly đã vươn lên nhờ trí thức của nó đã sáng suốt và dũng cảm để bảo vệ dân chủ và do đó duy trì được đà phát triển. Không những không phải là một ngoại lệ, trường hợp Nam Cao Ly còn chứng tỏ phải dân chủ hóa mới có thể phát triển và dân chủ phải đi trước phát triển. Cũng đừng nên quên rằng điều nổi bật nhất và đáng chú ý nhất là Cao Ly đã bị chia cắt làm hai, miền Bắc (Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên) theo chế độ độc tài cộng sản trong khi miền Nam (Đại Hàn Dân Quốc) theo chế độ dân chủ tư bản, miền Nam tư bản đã trở thành một cường quốc trong khi miền Bắc suy sụp và đói nặng.

Truyện Tổ quốc ăn năn Lời đầu Cảm tạ Ghi chú về tài liệu tham khảo và bố cục Sơn hà gấm vóc Rất đượm hương và rộn tiếng chim Sơn xuyên chi cương vực ký thù Nước non nghìn dặm Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Nước non nghìn dặm (II) Mưu sự tại nhân... Một dân tộc tinh anh? Một dân tộc hiếu học? Một dân tộc sáng dạ? Chuồng lợn và cái cày Hai bằng tiến sĩ Người Việt, người Nhật Một dân tộc bất khuất và tự hào? Yêu nước Ils ne s aiment pas Đôi bạn Phương pháp và gắn bó Phá vỡ định luật 8 Hợp tan Anh hùng nước Nam Thằng nào đây? Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi Máu chảy ruột mềm Mấy ngàn năm lịch sử con cháu tiên rồng Mở mắt và nhỏ lệ ảo ảnh Lý Trần Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung Người trong một nước? Đem tâm tình viết lịch sử? Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ Rước voi về dày mả tổ Cõng rắn cắn gà nhà Cho những người đã nằm xuống Chấp nhất kỷ chi kiến Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau Cướp đất của ai? Dừng chân nghĩ lại Tám mươi năm Pháp thuộc Một bài học lịch sử Soi lại chân dung, ba nét đậm của đất nước Một chuyển tiếp tự nhiên Bốn ngàn năm văn hiến Một phép mầu, một may mắn và một bài học Kinh nghiệm Cao Ly Đoạn Trường Tân Thanh Thua kém và nguyên nhân Khổng Giáo và Khổng Tử Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Tử Di sản Xuân Thu Chiến Quốc Đạo lý thánh hiền Việt Nho Mặt thật của ai? Giết hại công thần Anh không biết gì về cộng sản Ưu đạo bất ưu bần? Tổ quốc của kẻ sĩ Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ Chuyện cổ tích Mười triệu năm đánh đu Mười triệu năm đánh đu Cái tuổi dại khờ và ánh sáng bừng lên Hòa Lan: cái gì đã xảy ra? Anh: một dân tộc bán tiệm Hoa Kỳ: Nhật Bản: tự do trá hình và dân chủ giấu mặt Những xã hội phồn vinh khác Cùng một hiện tượng Những thí dụ phản bác? Singapore: một thị trưởng xuất sắc Mã Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc: Thái Lan: mãi đến 1992 Philíppin: sự bịp bợm của Marcos Inđonesia: sự ra đời vội vã của một nước lớn Đài Loan: từ một chiến khu tới một quốc gia Châu Mỹ La Tinh: một thế kỷ rưỡi trong bóng đêm Những lập luận phản bác? Những định luật cho một xã hội phát triển? Kinh bang tế thế Huyền thoại kế hoạch Laissez-faire? Quốc gia, dân tộc Quốc gia Nhà nước Nhà nước- quốc gia Dân tộc Chủ quyền Quốc gia, nhà nước và dân chủ Đất nước ta Vài vấn đề về dân chủ Đi xa hơn dân chủ Các giá trị châu á? Thập nhị sứ quân Phản xạ tổng thống chuyện của các luật sư Một thoáng suy tư về châu Phi Tổ quốc ăn năn Gởi vào giấc mộng, nhắn ra cuộc đời Một số nhận định về Tỏ QUốC ĂN NĂN và tác giả Bình luận