Phần 3 Vì đâu nên nỗi?
Việt Nho

Tôi không dùng hai chữ Việt Nho cùng một nghĩa với linh mục Kim Định. Theo linh mục Kim Định thì đạo Nho nguyên là đạo của người Việt, người Trung Quốc chỉ đã học được của người Việt do đó coi đạo Nho là đạo của người Trung Quốc là một sai lầm. Có nhiều lý do khiến tôi không chia sẻ quan điểm đó. ở đây tôi dùng chữ Việt Nho để chỉ Khổng Giáo tại Việt nam, nghĩa là Khổng Giáo du nhập từ bên Trung Quốc sang, được tiếp thu và thể hiện tại Việt nam. Những ai đã bối rối khi đặt vấn đề Nho nào, Hán Nho, Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho hay Thanh Nho sẽ còn phải bối rối nữa vì còn có thêm Việt Nho, cũng khác các thứ Nho kia. Khác với Khổng Giáo Trung Quốc, Khổng Giáo Việt nam không xuất hiện một cách tự nhiên và dần dần chín muồi với thời gian. Nó đã được hệ thống cai trị đem đến và áp đặt như một dụng cụ cai trị. Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc của Thục An Dương Vương, sát nhập vào với hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây mà lập ra nước Nam Việt vào cuối đời nhà Tàn, đầu đời nhà Hán và đem Khổng Giáo, tức là hệ thống cai trị của hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, vào Việt nam. Sau khi nhà Triệu bị diệt thì Việt nam trở thành một phần đất chiếm đóng của Trung Quốc. Không hề thấy sử sách ghi lại một cố gắng khai mở nào về mặt văn hóa. Như thế phải hiểu rằng Khổng Giáo trong những thế kỷ đầu sau khi được du nhập vào Việt nam chỉ thuần túy là văn hóa của kẻ chiếm đóng và cùng lắm là của một số những người có danh phận hợp tác với chính quyền mà thôi. Phải mãi tới thời Tam Quốc, thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch mới có Nhâm Diên và Sĩ Nhiếp mở mang việc học. Trước đó, thời Đông Hán, sách sử có ghi ba người là Lý Tiến, Lý Cầm và Trương Trọng đậu khoa hiếu liêm, nhưng rất có thể là họ đậu từ bên Tàu rồi được cử sang làm quan hoặc chính họ là con quan cai trị người Tàu. Nói chung, dân bản xứ không được huấn luỵện Khổng Giáo.
Như vậy phải nhận diện hai yếu tố: Một là trong bốn thế kỷ đầu của Bắc thuộc người Trung Hoa không có ý định giáo dục để đồng hóa người Việt thành người Trung Hoa, họ sang Việt nam để thống trị và khai thác mà thôi, và Khổng Giáo chỉ thể hiện qua bộ máy thống trị. Hai là khi Khổng Giáo bắt đầu được phổ biến tại Việt nam thì cái hào quang của mùa xuân tư tưởng Xuân Thu Chiến Quốc đã qua rồi. Khổng Giáo đã thành Hán Nho, tức là thứ Nho Giáo đã xuống cấp, đã bị tước bỏ hết mọi tinh hoa của các Mặc Tử, Tuân Tử, Hàn Phi... Để chỉ còn là một thứ Nho Giáo thui chột. Cả hai yếu tố đều quan trọng khi nhận định về Nho Giáo ở Việt nam.
Chính sách ngu dân của người Trung Quốc rất rõ rệt. Trong hơn một ngàn năm đô hộ không có dấu tích lăng miếu nào của Khổng Giáo cả. Mãi tới đời nhà Lý khi nước ta đã độc lập, các vua Việt nam mới bắt đầu xây Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử và 72 môn đệ của Khổng Tử. Nho học mới bắt đầu thực sự phát triển từ đó đến khi nhà Minh diệt được nhà Hồ, vua Minh Thành Tổ ra lệnh cho các quan cai trị phải tịch thu và tiêu hủy tất cả những cuốn sách bằng chữ Nho của người Việt nam. ít lâu sau hình như thấy lệnh này không được thi hành triệt để, Minh Thành Tổ lại xuống chỉ nhắc lại một lần nữa. Nhà Minh tịch thu sách chữ Nho mà không tịch thu sách chữ Nôm vì họ nghĩ rằng Nho Giáo là tinh hoa của họ, họ sợ người Việt học chữ Nho sẽ trở nên hùng mạnh và thành mối nguy cho họ. Sử nước ta hay có thói quen cho rằng người Trung Quốc cố gắng đồng hóa để sát nhập Việt nam, nhưng xét theo những việc họ làm thì chỉ thấy họ muốn thống trị Việt nam để vơ vét mà thôi chứ không muốn người Việt nam trở thành giống như người Tàu. Sự bành trướng của Trung Quốc có chỗ nghịch lý là chính người Trung Quốc hình như không muốn bành trướng, họ xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn các sắc dân phía Bắc. Những mở mang đất đai quan trọng của Trung Quốc như sát nhập nước Kim, Mông Cỗ và Mãn Châu đều do chính những sắc dân này chinh phục được và sát phạt Trung Quốc rồi vì dân số ít mà bị đồng hóa. Có lẽ nước ta còn đến ngày nay là vì chúng ta chưa hề thắng và thống trị Trung Quốc.
Tóm lại, Nho Giáo Việt nam là thứ Nho Giáo cấp thấp được người Việt nam tiếp thu một cách muộn màng và sùng bái mà không có đóng góp nào. Cố gắng Hán hóa Việt nam quan trọng nhất đã diễn ra dưới hai triều đại Lý, Trần rồi tiếp tục dưới mọi triều đại kế tiếp. Trí thức Việt nam thường hay lên án âm mưu đồng hóa của Trung Quốc, nhưng nếu họ bình tĩnh mà nhìn vào lịch sử nước ta họ sẽ thấy cố gắng đồng hóa trước hết đến từ các vua chúa Việt nam. Cũng may là cố gắng này không thành công, những người Việt nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng Giáo dưới dạng sơ đẳng và cằn cỗi nhất. Chính vì vậy mà văn hóa của Việt nam thấp kém và bất dung hơn Trung Quốc.
Nho Giáo đã chỉ phát triển sau một thời gian rất dài trong đó Phạt Giáo được tự do bành trướng. Nhờ ảnh hưởng của Phật Giáo mà mới đầu Nho Giáo dưới thời Lý có phần nhân bản hơn Trung Quốc. Chỉ từ thời Hậu Lê trở đi khi Phật Giáo đã suy vị, Việt nam mới theo hẳn một hệ thống chính trị Nho Giáo khác nghiệt.
Một số tác giả hay nói tới một đặc tính của văn hóa Việt nam là tam giáo đồng nguyên, ý nói sự sống chung hài hòa giữa Phật Giáo, Nho Giáo và Lão Giáo. Nhưng tam giáo đồng nguyên là một cụm từ của Trung Quốc rất vô nghĩa và cũng rất sai trong bối cảnh Việt nam. Phật Giáo đã phát triển trước Nho Giáo rất lâu, Nho Giáo phát triển được không bao lâu thì quay ra hạ bệ Phật Giáo ngay, không làm gì có sự chung sống hài hòa. Còn ảnh hưởng của đạo Lão tại Việt nam thì không đáng kể, người Việt hình như không hiểu gì về triết lý Lão Tử, chỉ tiếp thu một vài yếu tố hời hợt và mau chóng hội nhập chúng vào những mê tín đồng bóng.
Một yếu tố quan trọng khác của văn hóa Việt nam là đặc tính văn hóa phù sa rất mãnh liệt. Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ để ra trăm con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển là ở thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tại sao lại xuống biển? Có lẽ phải hiểu là xuống vùng đồng bằng sông Hồng, lúc đó còn ngập nước sông vào mùa lũ, như vậy là lúc đó con đê sông Hồng chưa có và mới chỉ được đắp lên sau đó. Đê sông Hồng chỉ bắt đầu đáp lên sớm nhất là dưới thời nhà Triệu và được các quan cai trị người Tàu đốc thúc xây dựng tiếp. Hiện tượng này có tầm quan trọng đặc biệt. Người Trung Quốc đã phải mất ba bốn ngàn năm để ồn định việc đê điều trên hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Chúng ta có lẽ là nền văn minh phù sa muộn nhất. Tổ tiên ta vốn đã ít người mà lại phải thực hiện trong khoảng thời gian một ngàn năm công việc mà các dân tộc khác đã thực hiện trong ba, bốn ngàn năm, sự tàn bạo mà họ phải chịu đựng đã gấp ba bốn lần. Mọi xã hội phù sa đều chật vật và hệ lụy nặng nề với nước và đất, nhưng tổ tiên ta chắc chắn đã khổ cực với nước và đất hơn nhiều, họ đã phải trả những giá vô cùng đắt cho việc hình thành đồng bằng sông Hồng, đến nỗi nước và đất là tất cả đối với họ.
Quốc gia nào thành lập trên lưu vực của những con sông lớn cũng đều mang nặng dấu ấn của nền văn minh phù sa: cần cù, nhẫn nại, nhưng thủ cựu, thiếu sáng kiến và thiếu óc mạo hiểm. Chúng ta còn mang nặng đặc tính văn minh phù sa hơn những xã hội khác, những ưu và khuyết điểm đó còn hiện diện mạnh mẽ hơn trong tâm lý và văn hóa của chúng ta.
Một nét đậm khác là chúng ta là một dân tộ bị nô lệ quá lâu. Chúng ta nô lệ người Trung Quốc hơn mười thế kỷ. Các chế độ độc lập sau đó cũng đã rập khuôn theo guồng máy thống trị của người Trung Quốc. Việt nam tuy có độc lập nhưng thân phận của người trong nước không thay đổi là bao. Niềm an ủi duy nhất, và không phải không có tầm quan trọng, là được thấy các vua quan cũng giống mình và nói cùng ngôn ngữ với mình. Một cách trớ trêu có lẽ thời Pháp thuộc lại là thời dân ta được tự do suy nghĩ và phát biểu nhất, ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn ngủi tại miền Nam Việt nam. Lịch sử chật vật đó đã để lại những dấu ấn rất đậm trong văn hóa, trong cách suy nghĩ và hành động của chúng ta. Bản chất nô lệ vẫn chưa rời hẳn chúng ta. Nói ra như vậy có thể làm phiền lòng một số độc giả, chính tôi cũng rất phiền lòng, nhưng di sản của ta thế nào thì ta phải nhận thế ấy. Ta cần biết mình là ai để biết mình có thể làm gì và phải làm gì. Vả lại ta không nên quan niệm đất nước chỉ là lịch sử và địa lý. Đất nước trước hết là một dự án tương lai chung. Nếu từ những di sản không mấy thuận lợi này mà ta xây dựng được đất nước đáng tự hào thì cuộc sống của chúng ta lại càng có ý nghĩa.

Truyện Tổ quốc ăn năn Lời đầu Cảm tạ Ghi chú về tài liệu tham khảo và bố cục Sơn hà gấm vóc Rất đượm hương và rộn tiếng chim Sơn xuyên chi cương vực ký thù Nước non nghìn dặm Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình Nước non nghìn dặm (II) Mưu sự tại nhân... Một dân tộc tinh anh? Một dân tộc hiếu học? Một dân tộc sáng dạ? Chuồng lợn và cái cày Hai bằng tiến sĩ Người Việt, người Nhật Một dân tộc bất khuất và tự hào? Yêu nước Ils ne s aiment pas Đôi bạn Phương pháp và gắn bó Phá vỡ định luật 8 Hợp tan Anh hùng nước Nam Thằng nào đây? Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi Máu chảy ruột mềm Mấy ngàn năm lịch sử con cháu tiên rồng Mở mắt và nhỏ lệ ảo ảnh Lý Trần Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung Người trong một nước? Đem tâm tình viết lịch sử? Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ Rước voi về dày mả tổ Cõng rắn cắn gà nhà Cho những người đã nằm xuống Chấp nhất kỷ chi kiến Dắt dìu nhau vào đến Cà Mau Cướp đất của ai? Dừng chân nghĩ lại Tám mươi năm Pháp thuộc Một bài học lịch sử Soi lại chân dung, ba nét đậm của đất nước Một chuyển tiếp tự nhiên Bốn ngàn năm văn hiến Một phép mầu, một may mắn và một bài học Kinh nghiệm Cao Ly Đoạn Trường Tân Thanh Thua kém và nguyên nhân Khổng Giáo và Khổng Tử Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Tử Di sản Xuân Thu Chiến Quốc Đạo lý thánh hiền Việt Nho Mặt thật của ai? Giết hại công thần Anh không biết gì về cộng sản Ưu đạo bất ưu bần? Tổ quốc của kẻ sĩ Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ Chuyện cổ tích Mười triệu năm đánh đu Mười triệu năm đánh đu Cái tuổi dại khờ và ánh sáng bừng lên Hòa Lan: cái gì đã xảy ra? Anh: một dân tộc bán tiệm Hoa Kỳ: Nhật Bản: tự do trá hình và dân chủ giấu mặt Những xã hội phồn vinh khác Cùng một hiện tượng Những thí dụ phản bác? Singapore: một thị trưởng xuất sắc Mã Lai: dân chủ ngay từ khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc: Thái Lan: mãi đến 1992 Philíppin: sự bịp bợm của Marcos Inđonesia: sự ra đời vội vã của một nước lớn Đài Loan: từ một chiến khu tới một quốc gia Châu Mỹ La Tinh: một thế kỷ rưỡi trong bóng đêm Những lập luận phản bác? Những định luật cho một xã hội phát triển? Kinh bang tế thế Huyền thoại kế hoạch Laissez-faire? Quốc gia, dân tộc Quốc gia Nhà nước Nhà nước- quốc gia Dân tộc Chủ quyền Quốc gia, nhà nước và dân chủ Đất nước ta Vài vấn đề về dân chủ Đi xa hơn dân chủ Các giá trị châu á? Thập nhị sứ quân Phản xạ tổng thống chuyện của các luật sư Một thoáng suy tư về châu Phi Tổ quốc ăn năn Gởi vào giấc mộng, nhắn ra cuộc đời Một số nhận định về Tỏ QUốC ĂN NĂN và tác giả Bình luận