Phần 4 Từ năm 1965 đến 1976
Chương 88

Đến cuối tháng sáu các cuộc phẫu thuật bệnh nhân đục thuỷ tinh thể đã được hoàn thành. Kết quả đã được tổng kết gửi tới Mao. Ông chọn phương pháp cổ truyền Trung quốc, cho là phương pháp này không nguy hiểm, không đau đớn và nhanh gọn.
Điền Dư Chí và Quang Phác Thỏa được giao việc phẫu thuật. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đến để quan sát quá trình phẫu thuật.
Mao căng thẳng, và các bác sĩ giải thích tỷ mỷ họ sẽ làmm cái gì và sẽ làm thế nào. Cuối cùng Chủ tịch bớt lo và thậm chí còn nói đùa kể rằng đời nhà Nguyên (1279-1368) nhà thơ Thư Đông viết: Tôi ngoảnh về hướng đông nam đến Vũ (tỉnh Giang Tô) và Châu (tỉnh Hồ Bắc), và không nhìn thấy gì cả. Sau cuộc phẫu thuật này, Mao nói, mắt ông sẽ nhìn thấy.
Phẫu thuật mắt bên phải của Mao kéo dài hai mươi phút. Chủ tịch kể rằng nếu mọi việc ổn thỏa, sau hai tháng nữa ông sẽ đề nghị các nhà phẫu thuật cũng làm như thế cho nốt mắt bên trái.
Sau mười ngày, thì tháo băng. Mao ngạc nhiên. Tôi lại có thể trông tháy bầu trời và mặt trời - Ông nhắc đi nhắc lại - nhưng không rõ lắm. Các bác sĩ giải thích rằng họ chỉ làm sáng lại phía thuỷ tinh thể bị mờ, nhưng họ vẫn chưa làm gì cả để phục hồi thị lực. Tạm thời có thể dùng kính. Chẳng bao lâu Mao có thể tự đọc những văn bản chính thức.
Tới giữa tháng 10 năm 1975, tình hình chính trị lại nguy ngập thêm. Nhóm Giang Thanh không dịu đi. Như Uông Đông Hưng dự đoán, họ muốn không những chỉ hất cẳng Đặng Tiểu Bình, mà còn xử tội ông ta nữa. Không ai biết Chủ tịch nghĩ gì về lý do này. Chúng tôi chỉ thấy rằng Mao lo âu và cáu kỉnh. Ông không muốn thậm chí nghe về cuộc phẫu thuật thứ hai đục thuỷ tinh thể, về điều trị hệ thống thần kinh.
Cuốii tháng mười sức khoẻ Mao xấu đi. Ông bắt đầu khạc ra nhiều đờm, thở khó khăn, lượng nước tiểu giảm đột ngột, trực tiếp gây ra tổn thương công việc của phổi, tim và thận. Ông vẫn không cho tôi gặp, về trạng thái sức khoẻ của ông tôi chỉ biết được qua y tá. Giờ đây và tôi cũng đi đến kết luận về sự cần thiết cần thiết phải tiêm glucoza.
Tình hình rất căng thẳng. Hồ Thư Đông, hồi trước ủng hộ tiêm glucoza, bối rối nhất. Ông muốn ra khỏi nhóm, nhưng người ta không giải quyết. Một buổi chiều, khi uống thuốc ngủ, ông đánh rơi mẩu thuốc lá xuống mền chăn. Lửa bốc lên, và Hồ bị bỏng nặng. Người tachở ông vào bệnh viện Bắc Kinh, ông nàm ở đó cho đến khi Mao qua đời, thoát một cách tốt đẹp trách nhiệm điều trị của Chủ tịch.
Sau cuộc ra đi độc đáo như thế Hồ Thư Đông, tôi chuyển vào Trung Nam Hải. Tôi muốn ba bác sĩ thần kinh học theo dõi Mao. Tuy nhiên Trương Ngọc Phượng cho rằng các bác sĩ là vô tích sự, còn Trương Diêu Tự không làm gì cả để chống ý kiến cô ta. Chỉ có sự can thiệp Uông Đông Hưng mới quyết định được vấn đề.
Tới lúc này Mao hăng hái xem phim. Mao và Trương Ngọc Phượng xem phim Đài Loan và Hồng Kông trong buồng làm việc, còn đối với nhân viên nhóm Một người ta dựng một màn ảnh lớn chỗ bể bơi cũ. Các bác sĩ được mời đến xem phim và đôi khi cũng có phiền toái. Trương Diêu Tự muốn tất cả phải có mặt. Nhưng việc chiếu phim kéo dài đến hai ba giờ đêm, và thường gần của Chủ tịch đang lâm bệnh không một bác sĩ nào cả.
Chiến dịch chống Đặng Tiểu Bình lan rộng. Tháng tám, phó bí thư ủy ban cách mạng đại học tổng hợp Thanh Hoa Lưu Bình viết một bức thư cho Mao, phê bình Chí Cương bí thư ủy ban và phó bí thư khác là Tạ Thanh Nhị về thái độ lơ là công việc và tha hoá trong cuộc sống.
Mao bảo vệ Chí Cương và Tạ Thanh Nhị, nói là cả hai người này kiên định đi theo đường lối cách mạng của ông. Nhưng về sau bức thư này được sử dụng để giáng một đòn vào Đặng Tiểu Bình. Mao đánh giá bức thư của Lưu Bình như sự công kích ông và buộc tội Đặng trong sự dàn cảnh với Lưu Bình. Sự kiện ở Thanh Hoa, Mao nói, không phải là trường hợp duy nhất, phản ánh đấu tranh nội bộ, không được giải quyết bằng cách mạng văn hoá.
Tháng mười Mao bắt đầu thăm đứa cháu. Chủ tịch quan tâm đến ý kiến của người cháu về Đặng Tiểu Bình. Nội dung cuộc nói chuyện đề cập chỉ tới những người lãnh đạo cao cấp của đảng, dù rằng một cái gì đó đụng chạm cả đến tôi. Mao Viên Tân phê phán các quan chức đảng đã thoái hoá cách mạng phục vụ lợi ích riêng - nhà cửa tốt, xe hơi và lái xe riêng, cần vụ và lương bổng cao và xác nhận rằng bên trong đảng đang mọc lên một tầng lớp tư sản mới. Họ phải trở thành mục tiêu đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mới. Mao chấp nhận quan điểm của Viên Tân đối với cách mạng văn hoá, nhận xét rằng phong trào này đã phá huỷ tất cả trong một lúc và biến thành nội chiến.
Mao phê bình Đặng Tiểu Bình vì sự lơ đãng đấu tranh giai cấp và vì lời của Đặng là mèo nào cũng toót nếu bắt được chuột, không quan trọng mèo đen hay mèo trắng. Mao nói rằng Đặng là một trong những đảng viên đã tạo ra tầng lớp tư sản mới trong đảng. Đặng từ chối thi hành các chỉ thị và báo cáo cho những người già, không tham khảo với Bộ chính trị, Quốc vụ viện và thậm chí với Mao. Đặng cho rằng chiến dịch chính trị nhằm chống các cán bộ đảng nhiều tuổi. Ông xác nhận rằng Cách mạng văn hoá làm hại sinh viên, bắt họ bỏ học; Mao buộc tội Đặng đã phớt lờ chủ nghĩa Mác Lê Nin. Mao không tin là có phải Đặng không có ý gắng sổ toẹt thành tựu Cách mạng văn hoá.
Mao cho là vấn đề chính - phong cách xấu xa trong lãnh đạo của Đặng. Nhưng ông vẫn còn hy vọng là Đặng có thể thay đổi. Mao dù sao chăng nữa không muốn loại bỏ Đặng.
Lại thêm một chiến dịch - chống phái hữu và chống sự những phán xử Cách mạng văn hoá. Mục tiêu chính lại là Đặng Tiểu Bình.
Tới lúc này thì Mao yếu đến mức không thể đứng được. Liệt phần phải cơ thể đã rõ ràng. Muốn thở, ông cần ô-xy. Mao không chịu ăn qua đường mũi, và trọng lượng cơ thể ông tiếp tục tụt đi. Ngoại hình thay đổi trông thấy. Chỉ còn có mớ tóc đen vẫn như trước kia.
Cơ thể Mao thiếu dinh dưỡng, và nhóm bác sĩ đồng ý giải pháp tiêm amino-axit nhập từ Mỹ và Nhật bản. Trương Ngọc Phượng phản đối: Các bác sĩ luôn bắt bệnh nhân phải uống tất cả các loại thuốc. Vì sao họ lại không thử nó trước tiên vào bản thân mình?
Vương Thế và Đào Hoàng Liên choáng người. Họ đã cống hiến đời mình cho nghề bác sĩ, đã điều trị cho các nhà lãnh đạo cao cấp, nhưng không ai và chưa bao giờ lại bắt họ phải thử thuốc trên thân thể mình. Họ đã nói đùa rằng, cứ theo suy luận này liệu người ta có bắt họ chịu bị phẫu thuật trong trường hợp nếu bệnh nhân mới đòi hỏi phẫu thuật.

Truyện Bác Sĩ riêng của Mao Lời nói đầu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chươnng quá khứ là nông dân, học hành không cao, nhưng có kinh nghiệm chính trị lớn, sự phục hồi họ giờ đây đã đến hồi cuối cùng (nước đi hoàn toàn). Sự đúng đắn để lãnh đạo được xã nhận bởi độ tuổi và kinh nghiệm cũng như lòng quả cảm và kiên định trong thời gian Trường Chinh. Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên trẻ hơn những người thế hệ này đến mười tuổi, nhập cuộc như những trí thức với kinh nghiệm thực hành hạn chế. Từ ngữ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở giới chóp bu ngày càng bí hiểm hơn, và ít dân thường Trung quốc hiểu nổi chiến dịch mới nhằm mục đích gì và cho ai.
Đó là cuộc đấu tranh giữa thế hệ trẻ cán bộ đảng, được cất nhắc sau đợt thanh lọc của Cách mạng văn hoá, và những người cựu trào được phục hồi, giờ đây đang trở lại đến quyền lực. Bóng dáng đầu tiên là Chu Ân Lai bệnh tật và sau đấy Đặng Tiểu Bình, người mới được hồi phục chưa lâu.
Sức khoẻ Mao giờ đây không cho phép ông can thiệp vào những âm mưu liên miên của bà vợ chiếm quyền lực. Nhưng khi biết về cuộc tấn công vào chủ nghĩa kinh nghiệm, ông không ủng hộ.
Vào tháng tư Chủ tịch thông báo rằng chủ nghĩa giáo điều cũng xấu như chủ nghĩa kinh nghiệm, vì rằng cả hai đều xa rời chủ nghĩa Mác lê nin, và do vậy, là chủ nghĩa xét lại. Giang Thanh và phe cánh bà là những người giáo điều, và Mao quyết định trừng phạt họ.
Trong cuộc họp Bộ chính trị ngày ba tháng 5 năm 1975 Mao còn đi xa hơn. Ông mấp máy môi đọc để Trương Ngọc Phượng ghi thành văn bản đưa cho Nency Đăng và Vương Hải Dung. Các đồng chí ghét chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng ghét chủ nghĩa giáo điều - Mao viết, phê bình Giang Thanh và phe cánh bà. Ông nhắc lại cánh Vương Minh, chiếm ưu thế trong đảng trong suốt bốn năm liền, cánh này giương cao ngọn cờ của Quốc tế cộng sản để doạ dẫm đảng cộng sản Trung quốc và gạt ra những người bất đồng. Tất cả các đồng chí cần tin vào chủ nghĩa Mác Lê nin, và tuyệt đối không được tin vào chủ nghĩa xét lại. Hãy thống nhất lại, đừng chia rẽ. Hãy thành thực, đừng xa vào âm mưu và các cuộc vận động ngầm. Đừng tạo ra bè lũ bốn tên... Tôi thấu hiểu, ai phê bình chủ nghĩa kinh nghiệm, thì chính bản thân người đó đứng ở phía chủ nghĩa kinh nghiệm.
Sau sự nhúng tay của Mao, vị thế của Đặng Tiểu Bình trong Bộ chính trị được vững hơn. Uông Đông Hưng nói với tôi là Đặng thường phê bình Giang Thanh và các bạn của bà ta và ông đã thắng trong trận chiến đấu vì chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong thời gian đó Đặng chưa muốn gạt vợ Mao và phe cánh bà ta, dù rằng Giang Thanh luôn luôn muốn tống khứ ông. Uông kinh ngạc rằng Đặng không sử dụng quyền hành của mình.
Đặng và Chu Ân Lai là những người thông minh. Cả hai biết rằng, khi phê bình vợ mình và những người phe cánh bà, Mao chỉ muốn hạn chế quyền lực của họ. Khang Sinh đang ốm bẹp trên giường, khi biết Mao không hài lòng vợ, quyết định, dường như Chủ tịch chuẩn bị gạt bà ta. Cũng như trước đây và trong tất cả thời gian, Khang Sinh bắt đầu tìm kiếm và bóp méo lời buộc tội. Và cuối cùng tin rằng Giang Thanh và Trương Xuân Kiều phản bội đảng từ năm 1930. Khang Sinh gặp Nency Đăng và Vương Hải Dung, những người liên lạc giữa Mao và Bộ chính trị, và yêu cầu họ chuyển điều này cho Chủ tịch. Nhưng chai cô này trước hết gặp Chu Ân Lai. Sau đó họ nói với tôi rằng Chu khuyên họ đừng vội vàng, vì rằng Mao, khi phê bình vợ và những người ủng hộ bà ta, hoàn toàn không muốn tiêu diệt họ. Khang Sinh thay thế hai người phụ nữ này. Mao bắt đầu bảo vệ vợ, ông lập tức từ chối là đã buộc tội của vợ hồi trước. Nency Đăng và Vương Hải Dung bị khép lỗi khích bác. Nhưng họ không nói gì với Mao cả.
Đặng Tiểu Bình tiếp tục tiến quân, tham khảo các chỉ dẫn của Mao: thấm nhuần tư tưởng và chống chủ nghĩa xét lại, tạo ra sự thống nhất và ổn định, phát triển kinh tế. Nhưng sự tấn công từ phía Giang Thanh và những người theo bà và tiếp tục. Mao Viên Tân thường xuyên tham gia trong vai trò người đại diện cho họ, vu khống rằng Đặng Tiểu Bình định bôi nhọ cách mạng văn hoá, rằng Đặng không lần nào nhắc tới những thành tựu của cách mạng văn hoá và hiếm khi phê bình đường lối xét lại của Thiếu Kỳ. Uông Đông Hưng tin là dưới ảnh hưởng xúc xiểm Mao Viên Tân, Đặng bắt đầu làm Chủ tịch lo ngại. Mao là người đa nghi và dễ dàng nghe theo ý kiện khác. Chính vì vậy điều quan trọng đầu tiên mà ông gặp chính là sự pht sinh những bất đồng. Đúng lúc ảnh hưởng của đứa cháu đối với Mao tăng lên, thì Nency Đăng và Vương Hải Dung bị tước quyền tự do tới gặp chủ tịch, vai trò của họ chuyển sang tay Mao Viên Tân. Từ thời điểm này những cuộc đả kích nhằm vào Đặng Tiểu Bình không dừng lại và tình hình chính trị trở nên không thể đoán trước được.
Sau cuộc họp tháng hai của Bộ chính trị, chúng tôi đã mời thêm hai bác sĩ nhãn khoa một nhóm - Điền Dư Chí và Quang Phác Thỏa từ bệnh viện Quang Minh (Bắc Kinh). Cả hai người đều biết cả đông y và tây y. Các bác sĩ mắt của chúng tôi cũng vẫn không thể quyết định chữa đục thuỷ tinh thể cho Mao như thế nào. Các chuyên gia bảo vệ Quang Minh đề nghị mổ theo phương pháp Trung quốc sơ sài nhất, việc mổ chỉ kéo dài một vài phút và được coi là thay thế cho việc bóc đi thuỷ tinh thể bị đục bằng kim đặc biệt. Tôi cũng hơi nghiêng về kỹ thuật xâm nhập ít nhất này, sợ rằng những biến chứng có thể xảy ra và thậm chí choáng. Các bác sĩ mắt, được đào tạo ở phương tây, chúng minh rằng phẫu thuật kiểu ấy không làm mất được thuỷ tinh thể bị đục và sau đấy phải có thêm một cuộc phẫu thuật nữa. Nhưng họ đâu có như tôi, lo tới những tác động của phương pháp này đến tình trạng chung sức khoẻ Mao.
Các bác sĩ mắt đi vào ngõ cụt. Chúng tôi quyết định xin ý kiến Bộ chính trị và kiểm tra phương pháp chữa cho 40 người già bị bệnh đục thuỷ tinh thể đồng thời đau tim. Các bệnh nhân là những người già độc thân sống ở nông thôn. Tất cả những người này muốn được phẫu thuật điều trị đục thuỷ tinh thể, nhưng lại quá nghèo, tự thân không cho phép làm điều đó. Không ai và không khi nào nói với họ rằng họ là một phần thí nghiệm phục vụ cho Chủ tịch. Chúng tôi xếp họ trong nhà khách cấp cao. Một nửa nhóm bệnh nhân được chữa bằng phương pháp điều trị cổ truyền Trung quốc, nửa nhóm còn lại được phẫu thuật thuỷ tinh thể. Khi kết thúc điều trị, chúng tôi sẽ gửi báo cáo tổng kết cho Mao. Ông sẽ tự quyết định phương pháp nào ông thch.
Mao vẫn ở Hàng Châu dưới sự chăm sóc của của Hồ Thư Đông. Trương Ngọc Phượng cuối cùng đã bẻ gẫy được ông và bác sĩ Hoàng bắt đầu tiêm cho Chủ tịch hàng ngày từ 800 đến 1000 ml dung dịch 5% glucoza, có thêm vào đó steroid. Nhưng ông không biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến bệnh nhân như thế nào, và rất nguy hiểm.
Khi quay trở lại Bắc Kinh vào cuối tháng tư, Mao vẫn còn tiếp glucoza. Tôi khuyên Hồ Thư Đông làm xét nghiệm máu và có kết quả trong tay sẽ khuyên Mao ngừng tiêm vào bên trong. Vương Thế ủng hộ tôi. Cả hai chúng tôi lo sợ những biến chứng có thể xảy ra.
Giữa tháng năm, Trương Ngọc Phượng đọc thoáng qua trong một tạp chí tóm tắt nói là hai bác sĩ Trung quốc đã điều trị thành công bệnh tim cho một nhà lãnh đạo cao cấp Rumani. Cô ta muốn họ về nhóm bác sĩ chúng tôi. Khi Châu Tăng Nhị, giám đốc đại học y khoa Tĩnh Xuyên, và Đào Hoàng liên ở khoa trị liệu bệnh viện Bắc Kinh từ Bucarest, tôi mời họ đến chỗ chúng tôi.
Nhưng nhà lãnh đạo Rumani bị nhiễm trùng nặng ở tim, và bệnh của ông ta điều trị bằng kháng sinh. Bệnh ở Mao hoàn toàn là vấn đề khác. Các thành viên mới của nhóm không thể giúp chúng tôi một cái gì tốt hơn những chuyên gia về bệnh tim, những người đã luôn có ở chỗ chúng tôi. Tuy nhiên Mao muốn gặp họ.
Ngày 10 tháng sáu tôi dẫn họ đến gặp chủ tịch. Khi chúng tôi đi vào phòng, thì Trương Ngọc Phượng và Mao đang cãi nhau về cái gì đó. Nhìn thấy chúng tôi, Mao bắt đầu khoa chân múa tay một cách tức giận, nhưng chúng tôi không thể hiểu được ông. Trương Ngọc Phượng phải giúp.
Hai ngày trước đó, Mao giận cô ta vì lẽ là Trương Ngọc Phượng tự ý bỏ đi làm việc riêng của mình. Đến khi quay về, cô ta nhìn thấy mẩu giấy viết: Trương Ngọc Phượng, cút khỏi đây.
Trương Ngọc Phượng không muốn đi, đã khóc, doạ bỏ nguyền rủa Mao, và sau đó ông sẽ biến thành con chó. Mao không chịu thua Tôi cũng có những điều dở, - ông nói - nhưng Trương Ngọc Phượng còn dở hơn. Cô ta chửi tôi
Lần đầu tiên đến gặp Chủ tịch, các bác sĩ đứng choáng người. Không để ý đến Trương Ngọc Phượng đang vạch tội mình, Mao yêu cầu hai bác sĩ kể về công việc của họ ở Rumani. Các bác sĩ nói là kinh nghiệm của họ không có ích vì ở Mao hoàn toàn là bệnh khác, nhưng Mao lại muốn, họ vào nhóm chúng tôi.
Cả tôi cũng muốn điều này. Càng nhiều bác sĩ chữa cho Chủ tịch, càng ít khả năng là sau này họ buộc tôi chúng tôi là bọn phản cách mạng và kẻ giết người trong áo choàng trắng. Nhưng chúng tôi tiếp tục giữ đoàn kết. Nếu Trương Ngọc Phượng hoặc Giang Thanh biết về những vụ cãi cọ của chúng tôi, chắc hẳn là họ sẽ sử dụng chúng, buộc tội phía này hay phía khác là âm mưu phản cách mạng. Vương Thế hiểu rõ điều này. Chúng tôi với ông luôn luôn cố gắng để quy trình này hay quy trình kia chỉ được điều sau khi thảo luận chi tiết, và tất cả chúng tôi phải thống nhất ý kiến.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ hà nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--