NHữNG VấN Đề CủA HIệN TạI
Phần 2
Hỏi và TRả Lời với MộT Số CựU CHIếN BINH CủA Quân Đội NHÂN DÂN Việt nam và Quân Lực VIệT NAM CộNG HòA

Hiện nay có người chủ trương giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ có người nói nên giữ cờ đỏ sao vàng và cũng có người cho rằng nên bỏ cả hai lá cờ đó đi. Thế còn ý kiến của ông?
Đây cũng là vấn đề tôi đã suy nghĩ. ở mỗi nơi có những ý kiến khác nhau. ở Mỹ, ở úc tôi nghe thấy có một số ý kiến, ở châu Âu cũng có những ý kiến này, ý kiến khác về lá cờ. Trong số những anh em gọi là "người Việt Đông Âu[24] cũng có người có ý kiến về hai lá cờ nói trên. Trong người Việt "quốc gia", có người cho rằng, hiện nay việc chống cộng là quan trọng nhất, có chống cộng thì mới có thể cứu vãn được tình thế của đất nước. Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của cộng sản, vậy thì phải bỏ lá cờ mang tính chất cộng sản đó đi và dùng lá cờ của quốc gia là lá cờ vàng ba sọc đỏ để tập họp lực lượng, làm phương tiện tiêu biểu. Chúng ta biết nguồn gốc lá cờ này từ xa xưa của các thời hoàng triều gọi là lá cờ vàng "long tinh". Sau thời kì Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), xuất hiện lá cờ "quẻ ly". Có người giải thích là sau khi thực dân Pháp "trao trả nền độc lập" cho vua Bảo Đại năm 1948, người ta lấy lại cờ "quẻ ly" nhưng nối liền sọc đỏ ở giữa thành ba sọc đỏ trên nền màu vàng, làm quốc kỳ của Việt nam Cộng hòa. Còn cờ đỏ sao vàng, có người nói đó là "lá cờ do bà Nguyễn Thị Minh Khai đưa ra theo mẫu lá cờ của Nga-sô" từ cuộc khởi nghĩa ở Nam bộ vào năm 1940, sau đó mặt trận Việt Minh lấy lá cờ đó làm lá cờ của mình, rồi nó đã được chấp nhận trong Cách mạng tháng Tám và trở thành quốc kỳ của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa (sau khi thống nhất đất nước đổi thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam). Tôi thấy lá cờ đỏ sao vàng đã có một thời kì oanh liệt. Đó là thời kì khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945, thời kì kháng chiến chống Pháp và trước đó còn tiêu biểu cho cả cuộc khởi nghĩa Nam bộ năm 1940... Nó có cả một quá trình lịch sử hào hùng và đi cùng với nó là bài quốc ca có tựa đề Tiến quân ca.[25] Nhiều người cho rằng, cần phải giữ lá cờ đỏ sao vàng vì nó tiêu biểu cho một thời kì lịch sử, được Quốc hội của nước Việt nam chấp nhận và được công nhận ở Liên hiệp quốc, là lá cờ chính thức làm lễ chào cờ khi đón các nguyên thủ quốc gia và thay mặt đất nước Việt nam trên trường quốc tế.
Cho đến nay, ngay một số người Việt "quốc gia" đã nghĩ đến một lá cờ khác. Họ không công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là "quốc kỳ" nữa, với lý do nó tiêu biểu cho một thời kì, một chế độ tham nhũng do thực dân, đế quốc dựng lên. Một số người quốc gia còn nói với tôi là không thể chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ, vì nó đại diện cho sự thối nát, cho sự thất trận, bất lực trong cuộc chiến đấu giữ miền Nam khỏi lọt vào tay cộng sản, đến nỗi họ phải bỏ đất nước ra đi.
Một số bạn từ trong nước cho biết đã thử thăm dò thì đồng bào trong nước rất ít ai còn nghĩ gì đến lá cờ vàng ba sọc đỏ, vì nhiều nguyên nhân. Số người ở miền Bắc không còn ai nghĩ gì đến lá cờ ấy; số người ở miền Nam một số còn nghĩ đến, nhưng với ít nhiều chua xót, bực bội. Nhưng ở ngoài nước có người lại nói, bao giờ cũng phải có sự tập hợp dưới một lá cờ nào đấy, nếu không thì mất hết ý nghĩa của việc tập hợp ấy. Cũng có người khác cho rằng, hiện nay hãy cứ để tạm thế đã không thể công nhận cả cờ vàng ba sọc đỏ lẫn cờ đỏ sao vàng. Và nên gác các bất đồng sang một bên, khi cuộc thảo luận về lá cờ chưa ngã ngũ, đến khi nào có điều kiện sẽ tiến hành trưng cầu dân ý, duy trì lá cờ này hay lá cờ kia, hoặc nghĩ đến một lá cờ mới. Cũng có người đề nghị nên sớm có một lá cờ mới gồm có các màu: màu xanh nước biển tượng trưng cho biển cả, màu xanh lá cây tượng trưng cho núi rừng và màu vàng - màu truyền thống của dân tộc Việt nam - tượng trưng cho đất đai, lãnh thổ. Có người đề nghị nên dùng màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ. Tôi nghĩ, đấy là những ý kiến tự do, không ai có quyền cấm đoán, được nêu ra để tham khảo. Theo tôi, hiện nay không nên áp đặt một lá cờ nào. Chúng ta không nên sa lầy vào vấn đề này, không nên chia rẽ vì một lá cờ vốn mang tính hình thức nhiều hơn. Theo tôi, trong lúc này không nhất thiết phải treo, phải chào một lá cờ nào trong các cuộc họp của cộng đồng. Làm như thế vô hình chung là áp đặt đối với những người có suy nghĩ khác. Không nên vì lá cờ mà bài bác lẫn nhau, chụp mũ cho nhau, khó chịu với nhau, chia rẻ, xa lánh nhau... Tôi biết rằng ý kiến này rất khó chấp nhận với nhiều người, vì đã thành thói quen, tập quán việc treo cờ, chào cờ... Không có thì như thiếu một điều gì hệ trọng... Tôi mạnh dạn nói lên điều mà rất đông đảo người trong nước, kể cả các chiến sĩ dân chủ, cũng có ý kiến như thế. Tôi cũng hiểu rằng một ý kiến hợp lý có khi mất nhiều thời gian mới thuyết phục được số đông.
Ông có biết ông đụng đến một vốn đề hết sức nóng bỏng và phức tạp không?
Có chứ. Đây là vấn đề rất gai góc. Vì liên quan đến danh dự, sỹ diện con người, đoàn thể... Vì người ta từng chết và có thể dấn thân vào chỗ chết vì một lá cờ, do tính tiêu biểu và thiêng liêng của lá cờ ấy.
Là quân nhân, chúng ta đều thấu hiểu điều ấy. Là quân nhân chúng ta từng tuyên thệ dưới lá cờ mà ai cũng cho là chứa đựng hồn thiêng của Tổ quốc cô đọng lịch sử đấu tranh của dân tộc, đánh dấu chủ quyền của đất nước. Với đơn vị chiến đấu, lá cờ đánh dấu lãnh thổ quốc gia; cờ cắm ở đâu, đánh dấu cuộc chiến đấu đạt kết quả bảo vệ hoặc giành lại đất đai, quyền làm chủ đến đó, sau biết bao hy sinh, mồ hôi, xương máu của đồng đội. Tôi không ngại đề cập vấn đề này vì hiểu rõ chiều sâu ý nghĩa của nó. Nhất là vì vấn đề này có liên quan đến cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay của nhân dân ta, ở trong và ở ngoài nước. Không nên vì nó là vấn đề gai góc mà tránh né cấm ky. Chúng ta nên trao đổi, đối thoại vấn đề này một cách ngay thắng, cởi mở, tỉnh táo và bình tĩnh. Không nên nóng nảy, tự ái, mất bình tĩnh, đi đến cãi nhau một cách giận dữ, làm sống dậy những thù hận cũ, chỉ làm cho xa cách nhau thêm.
Cần có thái độ có văn hóa, nghĩa là lắng nghe nhau, ngẫm nghĩ cân nhắc cho chín mặt này, mặt khác, tự đặt mình vào chỗ đứng của người đối thoại để hiểu hết ý họ, rồi tự mình tìm ra lẽ phải. Trong khi đối thoại, tranh luận, cần tự tin, tự trọng, lại cần tôn trọng người khác và phục thiện, cái gì đúng thì chấp nhận; lại cần biết kiên nhẫn, biết đợi chờ nhau để suy nghĩ thêm với thời gian.
Thái độ xử sự có văn hóa như thế là biểu hiện của một con người trưởng thành, có nếp sống có văn hóa, xứng đáng với dân tộc Việt nam nghìn năm văn hiến.
Tôi không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng. Thế mà ở một số nơi công cộng bên này, trong sách báo, phản ảnh, trên ti-vi nhìn thấy lá cờ ấy là tôi dị ứng, khó chịu, nên làm thế nào? Tôi rất hiểu tình hình như thế. Vì ở trụ sở Liên Hiệp Quốc, ở quảng trường quốc tế giữa thành phố New York, tôi cũng nhiều lần thấy những lá cờ đỏ sao vàng rất lớn. Trên từ điển, bách khoa toàn thư, sách địa lý, lịch sử cũng vậy. Vì đối với quốc tế, lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ chính thức của nước Việt nam thống nhất hiện nay. Những người không thích lá cờ ấy, không chấp nhận lá cờ ấy cũng nên có cách nhìn thực tế, không nên bực bội đến mức có những việc làm như hạ cờ, hủy bỏ... là những việc làm không cần thiết, có thể bị coi là vi phạm trật tự xã hội của đời sống công cộng. Tôi có dự một số cuộc họp, cuộc biểu tình, trong đó, những anh chị em người Việt Đông Âu (từ miền Bắc sang) cùng chung tiến hành với anh chị em "quốc gia" (phần lớn ở miền Nam sang), tại đó người ta chào cờ vàng ba sọc đỏ và đi diễn hành với lá cờ ấy, vậy nên có thái độ thế nào? Tôi không còn ưa gì lá cờ đỏ sao vàng, nhưng lá cờ vàng ba sọc chưa chinh phục được tôi.
ở Berlin, Hanover và Francfurt (Đức) cũng như ở Praha (Tiệp) tôi đã nghe một số anh chị em sinh viên và lao động hỏi như thế. Anh em không còn ưa gì lá cờ đỏ sao vàng, nhưng cũng không cảm thấy ưa thích lá cờ ba sọc đỏ. Theo tôi, mỗi người cần có lập trường, thái độ của mình, theo suy nghĩ, lập luận, tình cảm của riêng mình, theo cái quyền tự do của mỗi người, đồng thời tôn trọng tự do lựa chọn của người khác. Đó là thái độ có văn hóa. Trong khi cần phối hợp, đoàn kết để đấu tranh giành quyền tự do dân chủ trong cả nước thì không nên chỉ vì sự lựa chọn lá cờ mà chia rẽ, đố kỵ, xa cách nhau. Có nên đứng dậy chào cờ hay không thì cũng tùy nếu không thông suốt, có thể lẳng lặng nhẹ nhàng đi ra ngoài; hoặc có thể đứng dậy. Không ai có thể coi việc đứng dậy là một cam kết, một thái độ công nhận lá cờ nào đó; vì đấy còn có thể hiểu là một thái độ ngoại giao đơn thuần, để tỏ lòng tôn trọng đối với người xung quanh theo kiểu lịch sự xã giao mà thôi.
Kẻ thù cũ nay ta có thể bắt tay. Đất nước thù địch cũ nay ta có thể kết bạn. Huống chi đó là lá cờ của một bộ phận của dân tộc ta, dưới lá cờ ấy từng có những con người có lý tưởng, có tư cách hy sinh cho những giá trị mà nó từng tiêu biểu, thì việc làm như thế không có gì có thể làm cho ta ân hận hay e ngại cả.
Tháng 4-1998 này, một số bài báo ở hải ngoại lại nói đến "tháng 4 đen", đến "ngày quốc hận, đến hận "mất nước"... Ông có đồng ý với những danh từ ấy không?
Tôi có cách nhìn khác. Tôi vẫn cho ngày 30-5-1975 là một ngày vui, với cái ý nghĩa là chấm dứt chiến tranh, không còn quân đội nước ngoài nào trên đất Việt nam và đất nước ta được thống nhất liền một giải. Sau 30 năm chiến tranh với biết bao hy sinh, tổn thất, tàn phá, hòa bình trở lại chẳng lẽ không phải là niềm vui lớn sao?
Sự lãnh đạo sai lầm ngay sau đó đã triệt tiêu dần niềm vui trong tôi, với những sự kiện bị thảm liền trong 10 năm sau đó. Các trại giam chật cứng, tới tấp mọc lên; xóa bỏ giai cấp tư sản; cưỡng bức hợp tác hóa gấp; cả nước đói khổ; chiếm đóng lâu dài Cam Bốt; đất nước bị cấm vận... Làm sao vui được nữa.
Khá nhiều bạn tôi, là người phía "quốc gia" cũng nói rằng: nếu như sau 30-4-1975 họ thực hiện hòa giải hòa hợp như họ từng hứa, không có trả thù, mọi người là anh em với nhau, tận dụng sức lực nhân dân mọi nơi, mọi gia đình để xây dựng đất nước thì chúng tôi có thể chấp nhận họ, sẵn sàng bỏ qua quá khứ để sắn tay xây dựng hiện tại, hướng tới tương lai đẹp cho mọi người, mọi nhà.
Những bất hạnh liên miên xảy ra từ sau 30-4-1975 càng làm cho những ai coi đó là "tháng tư đen", là "ngày quốc hận", là bị "mất nước" thấm thía thêm. Tôi tôn trọng những nỗi đau ấy, cảm thấy đó là nỗi đau của chính mình, nhưng riêng tôi tôi không coi đó là "hận mất nước" vì nước ta còn đó, không ai có thể lấy mất đi được. Đất nước Việt nam, quốc gia Việt nam, dân tộc Việt nam là trường tồn với hồn thiêng của sông núi, lãnh thổ. Tôi tin rằng những bất hạnh do sự lãnh đạo độc đoán, giáo điều, bảo thủ dù kéo dài thêm cũng chỉ là tạm thời, không thể trường tồn được. Chính quyền độc đoán bảo thủ đang trên quá trình rã đám không ai cưỡng lại nổi.
Một số người lên án miền Bắc đã cưỡng chiếm miền Nam, ông có đồng tình với chính kiến ấy không?
Đây là một vấn đề quan trọng trong nhận định về cuộc chiến tranh trên đất nước ta. Nó không đơn giản. Hai năm qua tôi có dự một số cuộc hội thảo khoa họe về chiến tranh do Lầu Năm Góc tổ chức. Vấn đề này cũng được bàn đến, như là một vấn đề của khoa học lịch sử.
Trước hết tôi nói nhận thức của tôi khi còn ở trong nước.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, lẽ ra cả nước đã có tổng tuyển cử vào tháng 7-1956 để thống nhất đất nước. Miền Nam và Pháp, Mỹ đều không muốn thi hành điều khoản ấy vì vào lúc ấy uy tín của chính phủ Kháng chiến ở Hà Nội còn mạnh trong phạm vi cả nước. Ai cũng đoán nếu có bầu cử với kiểm soát quốc tế thì ông Hồ Chí Minh sẽ thắng. Ngay sau đó, chính phủ Ngô Đình Diệm thực hiện các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, với sắc lệnh 10-59, đưa máy chém khắp các vùng để trừng trị lực lượng cộng sản đang ẩn dấu trong dân. Hà Nội gọi đó là cuộc chiến tranh một bên trong các tài liệu tổng kết.
Các chiến dịch tố cộng ở đồng bằng sông Cửu Long, ở khu 5, bắt vợ con những người "cộng sản" (thật ra phần lớn chưa, hoặc không phải cộng sản, chỉ là người kháng chiến chống thực dân Pháp) tù bỏ những người chồng đi tập kết ra Bắc; những người kháng chiến cũ, gia đình họ bị quản thúc, kiểm soát gắt gao, gây nên một không khí rất căng thẳng. Họ bắt buộc phải tự vệ... Có nơi họ tự động đào súng lên lập tổ chức canh gác, chiến đấu để tự bảo vệ. Thế là nổ ra các cuộc chiến đấu do những người kháng chiến cũ nằm vùng chỉ huy, được gọi là các cuộc đồng khởi ở Bắc ái (Nam Tây Nguyên 20-1-1959), ở Trà Bồng (Bình Định tháng 8-1959) và Bến Tre (tháng l-1960).
ở Hà Nội hồi ấy Đảng cộng sản tập trung sức lãnh đạo vào công cuộc sửa sai trong cải cách ruộng đất chống đói, hồi phục kinh tế, chống nạn vỡ đê lớn ở Mai Lâm (bắc Hà Nội), chống phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, nên chưa tập trung sức vào tình hình ở miền Nam. Sau khi được tin đồng khởi, ban chấp hành trung ương họp và ra nghị quyết gọi là Nghị Quyết Trung ương 15, nhận định rằng đối phương đã chủ trương dùng bạo lực nên đấu tranh chính trị là không còn phù hợp, phải chuyển sang dùng bạo lực, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ, bảo vệ và phát triển lực lượng mọi mặt ở miền Nam.
Các cuộc tố cộng, diệt cộng ở miền Nam được tiến hành mạnh mẽ, rộng khắp và quyết liệt hơn. Cuộc chiến đấu vũ trang của cả hai bên đều mở rộng dần, và mỗi bên đều lần lượt có những bước leo thang tương ứng. Tôi nói một vài cột mốc để các bạn trẻ có thể hình dung. Miền Nam đề cao chống Cộng thành quốc sách, phù hợp với chiến lược chung của phương Tây là ngăn chặn phong trào cộng sản bành trướng thêm. Việc khai báo lý lịch, khai báo hộ khẩu, kiểm tra người ở từng gia đình là hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Đại hội 3 đảng cộng sản Việt nam họp vào tháng 9-1960 thành lập Trung ương Cục Miền Nam để lãnh đạo toàn miền Nam. Ngày 20-12-1960 thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt nam. Ngày 15-2-1961 thành lập Quân Giải Phóng Miền Nam, lúc đầu gồm toàn bộ những chiến sĩ, thanh niên thực sự ở miền Nam. Cuối 1961 bắt đầu đưa lực lượng vũ trang tập kết, thuộc các sư đoàn 305, 825, 324... trở về theo từng tốp nhỏ và một số người chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn...
Tháng 8-1961 ở miền Nam, lập trung đoàn chủ lực đầu tiên tại miền Đông Nam Bộ, trong khi phía Sài Gòn đã có hàng mấy chục trung đoàn chính quy. Sang năm 1962 mới lập chủ lực miền Nam gồm có 2 trung đoàn bộ binh, ngay sau đó ở khu 5 cùng với Tây Nguyện có 3 trung đoàn.
Sau trận ấp Bắc (2-l-1963) ở tỉnh Mỹ Tho lực lượng Quân Giải Phóng phát triển nhanh. Theo thống kê của Bộ Tổng Tham Mưu ở Hà Nội thì vào năm 1959 và 1960 khi Hoa Kỳ đưa vào miền Nam Việt nam 1.800 cố vấn, cán bộ kỹ thuật quân sự thì trong thời gian ấy, miền Bắc đưa vào miền Nam cũng chỉ gần 1.800 người, gần bằng con số ấy. Không thể đưa thêm vì miền Nam chưa đủ sức tiếp thu, vùng giải phóng còn nhỏ, kiểu xôi đỗ, co sở dân chưa rộng. Đến năm 1968, Mỹ đưa vào 4.200 cố vấn và nhân viên kỹ thuật, miền Bắc đưa vào hơn gấp đôi: 8700 người.
Từ cuối 1963, sau khi ông Diệm chết, Tổng Thống Kennedy bị ám sát, miền Bắc mới cho là thời cơ đã thuận để đưa các đơn vị cỡ sư đoàn gồm cả người miền Nam và người miền Bắc vào miền Nam. Đến khi Mỹ đưa vào miền Nam 543 ngàn quân (hơn nửa triệu) vào cuối năm 1967, thì số quân miền Bắc có mặt ở miền Nam (chưa kể đường vận chuyển chiến lược mang tên Hồ Chí Minh) là 21 vạn. Đó là phản ứng của các bên trong từng thời gian một. Vậy là trách nhiệm của cả hai bên, với cách nhìn của mỗi bên gắn bó với một phe trong chiến tranh lạnh, trong cuộc đọ đầu lịch sử giữa hai hệ thống thế giới đối lập. Cả hai bên đều không còn lập trường độc lập tự chủ, đổ lỗi cho nhau... Phía Mỹ và Việt nam Cộng Hòa tố cáo Bắc Việt xâm lược, gây sự trước. Hai phía đều leo thang chống đối nhau. Phía Bắc Việt nam tố cáo do Việt nam Cộng Hòa và Mỹ khởi sự, khủng bố, leo thang trước.
Cho đến mùa xuân 1975 khi chiến tranh sắp kết thúc, số quân các loại (chủ lực, địa phương quân, cảnh sát võ trang, biệt động, hải quân, không quân, bảo an vũ trang:..) của miền Nam có tất cả là 1 triệu 10 vạn quân sĩ. Còn quân Bắc Việt nam chính cống nghĩa là từ Bắc Việt nam đưa vào là 26 vạn cùng với một số quân vốn ở miền Nam (cả du kích vũ trang) là 15 vạn (do tổn thất khá lớn trong những năm 1968, 1969 và 1970 qua ác chiến dịch Phượng Hoàng, Bình Định cấp tốc). Lúc ấy, quân Việt nam Cộng Hòa tuy đông, nhưng phải rải khắp các tỉnh thành, làng xã để phòng thủ, còn quân đội Nhân Dân Việt nam thì có thể tập trung cơ động bằng cơ giới, với tổ chức quân đội cao nhất lên đến cấp quân đoàn (gồm 8 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn thiết giáp) trong khi tổ chức cao nhất của quân đội Việt nam Cộng Hòa là cấp sư đoàn; còn huy động lớn nhất của quân đội Việt nam Cộng Hòa cho một chiến dịch là 1 chiến đoàn (gồm 2 đến 4 sư đoàn) còn của quân đội Nhân Dân là 1 tập đoàn quân (gồm đến 5 quân đoàn, tức là chừng 20 sư đoàn như trong chiến dịch cuối cùng).
Sỹ quan và binh sỹ Việt nam Cộng Hòa chúng tôi vẫn giữ chính kiến là miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm bằng vũ lực, chúng tôi chỉ chiến đấu để tự vệ.
Tôi rất hiểu chính kiến ấy.
Bộ máy chính trị và tuyên truyền của miền Bắc cực lực bác bỏ quan điểm ấy, với lý lẽ rằng: không thể có hai nước Việt nam, chỉ có một nước và tạm thời hai miền. Không thể có chuyện người nước Việt nam xâm lược nước mình. Phía Sài gòn đã vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ chống lại tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, còn mở chiến dịch tố cộng, diệt cộng, tiêu diệt người kháng chiến cũ, lê máy chém khắp miền Nam theo luật 10-59, hò hét lấp sông Bến Hải, rồi còn mời hơn nửa triệu quân Mỹ với hàng chục triệu tấn bom đạn tàn phá đất nước, giết hại dân hai miền.
Mặt khác, trong các buổi sinh hoạt chính trị, ở trường quân sự cao cấp, ở trường đảng Nguyễn ái Quốc và khi tổng kết chiến tranh, các nhà lãnh đạo cộng sản lại nói khác. Đại thể là: chúng ta đã luôn giữ thế chủ động trong chiến tranh. Chúng ta đã biết nhìn xa, chôn dấu khá nhiều vũ khí ở khắp các địa phương miền Nam, đã để lại một số nòng cốt cán bộ quần chúng và cán bộ quân sự, cán bộ lãnh đạo; từ 1959 đã sớm phát động các cuộc đồng khởi ở Nam Bộ, Tây Nguyên; đã sớm xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh làm đường vận chuyển chiến lược; đã luôn coi Lào Miên là thuộc chiến trường thống thất ba nước Đông Dương của quân đội nhân dân; chúng ta không bao giờ để cho các hiệp định quốc tế trói chân trói tay và khi thời cơ đến đã không ngần ngại dốc hầu hết lực lượng vào miền Nam để giành toàn thắng.
Đến nay, qua các lập luận trên, tôi thấy lộ ra sự thật là những người lãnh đạo cộng sản đã chủ động trong các bước tiến công để chiếm lĩnh miền Nam bằng vũ lực bằng mọi giá, bất kể phải hy sinh đến mấy triệu sinh mạng đồng bào mình. Họ có ý đồ rõ rệt là đưa cả nước gia nhập vào phe xã hội chủ nghĩa - trên thực tế là một nước đàn em của Liên bang xô viết. Đó là thực chất, được che dấu khá kỹ.
Ông có đồng ý với cách giải thích trên đây của những người lãnh đạo cộng sản không?
Hồi còn chiến tranh, tôi rất đồng tình, còn thích thú về cách giải thích của họ. Từ ngày chiến tranh kết thúc, với diễn biến bị đát của tình hình, tôi xem xét lại toàn bộ nhận thức, suy nghĩ của mình, và dần dần rời xa cách giải thích theo lối tuyên truyền lấy được trên đây. Những mây mù trong nhận thức được giải tỏa.
Có 3 điểm quan trọng dưới đây:
Nếu giành thắng lợi trong chiến tranh để xây dựng một chế độ tiến bộ hơn, mang lại cho nhân dân cả hai miền đã thống nhất trong một nước độc lập thật sự, tự do, ấm no và hạnh phúc thì có thể chấp nhận. Thế nhưng tôi nhận ra rằng nền độc lập vẫn không trọn vẹn. Đất nước đã có độc lập theo nghĩa không còn bị nước ngoài xâm chiếm làm thuộc địa, nhưng đất nước vẫn chưa có độc lập, tự chủ vì còn bị một học thuyết ngoại lai cầm tù. Đây là một nét văn hóa gốc gác bị vi phạm. Bóng ma của chủ nghĩa Mác, nhất là của chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa Staline, chủ nghĩa Mao... còn đậm nét trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo. Họ còn bị lệ thuộc. Quyền độc lập tự chủ của nước Việt nam nghìn năm văn hiến đã bị những người lãnh đạo cộng sản dâng cho một học thuyết lạ hoắc từ phương trời xa xăm ập đến! Hơn nữa chế độ xây dựng trong cả nước từ hơn 20 năm nay còn thua kém chế độ ở miền Nam trước khi gọi là "giải phóng!" Vậy thì giải phóng để làm gì? ở miền Nam hồi đó, dù chưa thật đầy đủ, đã có nền chính trị dân chủ, đa nguyên, đã có nền tư pháp tương đối độc lập, nói chung có tự do tín ngưỡng và tôn giáo, có tự do báo chí, ngôn luận. Tất cả đều còn khiếm khuyết nhưng đã khác xa, tiến bộ hơn cái chế độ độc quyền một đảng lộng hành, người dân không có quyền dân chủ, tự do báo chí là con số không, tù chính trị còn rên xiết...
Hai là tiêu chí của chế độ là độc lập, tự do, hạnh phúc. Vậy mà độc lập thì chưa đầy đủ; tự do là con số không, hạnh phúc thì mờ mịt; mà bất hạnh thì tràn đầy, không bút nào tả xiết. Vậy cái chế độ này là một chế độ dị dạng, không xứng đáng để mang tính mạng ra mà giành lấy! Các oan hồn của triệu triệu anh hùng, chiến sĩ, liệt sĩ, nhân dân ở các bên bỏ mình trong chiến tranh đang đứng dậy chất vấn, hỏi tội những người lãnh đạo cộng sản mù quáng, tham lam, vị kỷ.
Ba là: trong chiến tranh, một số trí thức quan tâm đến thời cuộc nghĩ rằng những hạn chế tự do là điều cần thiết trong thời chiến, nhằm giành chiến thắng trước hết. Sau chiến tranh, cuộc sống sẽ trở lại bình thường, với quyền tự do đầy đủ của công dân. Và nhiều lúc một số người lãnh đạo cộng sản cũng trấn an dư luận như vậy. Thế nhưng sau chiến tranh vẫn là chế độ hà khắc, mang tính chất cảnh sát với chế độ hộ khẩu, lý lịch phi lý, những hành động đàn áp tôn giáo và kiểm duyệt báo chí, đôi khi còn quá quắt hơn thời chiến. Người ta nhận ra ngày càng rõ chế độ độc đoán độc quyền đảng trị là hoàn toàn ngược với bản chất của dân, do dân và vì dân mà chế độ từng rêu rao. Đây là một quả lừa nữa của một chế độ lạc lõng với thời đại. Thật đáng xấu hổ, chế độ mang tên cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, về mặt tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền, được dư luận và các tổ chức quốc tế xếp cùng một loại với các chế độ tàn bạo, độc tài ở Miến Điện, Ly-bi, Uganđa, Irak!
Theo ông Việt nam Cộng Hòa có thể thắng được trong cuộc chiến tranh này không?
Các bạn Mỹ đã hỏi tôi câu hỏi gần như vậy: phía Hoa Kỳ có thể thắng không? Tôi đã trả lời trong phần trên. Các bạn Mỹ tỏ ra hài lòng. Với các bạn Việt nam, thật là khó cho tôi để trả lời cho rõ. Khó vì tôi không muốn làm phật lòng các bạn. Nhưng tôi nghĩ lại thấy rằng đối với nhau ngay thật là hơn cả. Chiến tranh huynh đệ tương tàn đã chấm dứt hơn 20 năm. Nay chúng ta là anh em, ôn tồn nói chuyện với nhau. Chiến tranh đã chấm dứt và sẽ không bao giờ có thể tái diễn. Cái khó của các bạn trước hết là về chính trị, là thuyết phục được nhân dân rằng chính nghĩa là thuộc về phía mình.
Tôi đã nghĩ thật nhiều. Nếu như sau 1954 ở miền Nam, xuất hiện một tổ chức lãnh đạo có uy tín hơn, từ đó cũng xuất hiện một người lãnh đạo tài giỏi, một tập thể lãnh đạo tài giỏi hơn là chính quyền ông Ngô Đình Diệm, thì tình hình có thể khác. Nhìn lại tình hình miền Nam thời chiến tranh, về nhân sự lãnh đạo, một số chuyên viên trẻ có nhiệt tình, tâm huyết và kiến thức chưa kịp trưởng thành và tạo lập uy tín. Các ông Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh cũ quá. Cụ Hương quá già nua. Có lẽ lề lối gia trưởng, tuần tự mà tiến còn nặng nên việc đưa nhân tài lên một cách vượt bậc bị vướng víu. Ngay từ đầu, cái thế của ông Diệm đã không hấp dẫn với nhân dân. Ông là một cụ lớn cũ của triều Bảo Đại thời thuộc Pháp, do người Mỹ đưa về lại cai trị theo lối gia đình với ông Nhu là cố vấn bên cạnh, cộng thêm bà vợ kiêu căng, ngạo mạn, lắm tham vọng; với ông Cẩn là lãnh chúa miền Trung, ông Thục đầy quyền thế cả về chính quyền và thần quyền ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, và bà Cả Lễ rất cổ xưa, sành buôn bán...
Sau ông Diệm là các ông tướng, tất cả đều là hạ sĩ quan, cai, đội hoặc sĩ quan sơ cấp thiếu úy, trung úy thời quân đội thực dân Pháp, nên uy tín chính trị không thể lớn được?
Nam Việt nam không thể xây dựng một chính thể tương đương như ở Đại Hàn hay Xinh-ga-po. Tại đó, được Hoa Kỳ, Nhật Bản và phương Tây giúp đỡ chế độ bảo vệ được mình, còn phát triển phồn vinh và trên quá trình dân chủ hóa. Vì sao vậy? Tôi tự hỏi và thật khó tìm ra trả lời.
Hồi ấy, Nam Việt nam có ít nhiều dân chủ, ít nhiều quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình, điều hành... thế nhưng nạn tham nhũng quá nặng, quá rộng tàn phá nặng nề công bằng xã hội, và viện trợ Mỹ vào càng nhiều càng làm xã hội bê bối thêm. Đó là những chỗ yếu chí mạng mà không có người đủ tài năng, đủ uy tín khắc phục nổi. Lòng dân không yên thì mọi việc đều khó. Cũng như tình hình hiện nay trong cả nước.
Về quân đội, nếu Mỹ có chủ trương chiến lược đúng, hợp thời (như tôi đã nói với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và cựu chiến binh Mỹ ở trên) thì Mỹ tuy rất khó có thể thắng, nhưng có thể tránh thất bại quân sự nặng nề đến như đã xảy ra. Và đó là do lãnh đạo chính trị của Hoa Kỳ không ngang tầm, các tướng lãnh chỉ đạo chiến tranh thiếu năng động, sáng kiến... Tôi nghĩ các ông tướng Việt nam Cộng Hòa cũng cần nhìn nhận phần khuyết điểm, thiếu sót, phần trách nhiệm khá lớn của mình, vì ít có chế độ nào được sự chi viện về quân sự từ bên ngoài to lớn đến vậy.
Anh em binh sĩ Việt nam Cộng Hòa không kém, các sĩ quan sơ cấp, trung cấp không kém so với quân đội Nhân Dân. Tuy có đơn vị ít nhiều thiện chiến, có đơn vị yếu kém, nhưng nhìn chung là hai quân đội ngang nhau. Chịu đựng gian khổ, bền bỉ, lanh lẹn tháo vát, thông minh sáng tạo, họ không khác nhau, không hơn kém nhau gì nhiều. Cùng một gốc dân tộc, cùng từ nông dân, hoặc tầng lớp trung lưu mà ra.
Do đó tôi nghĩ các tướng lãnh Việt nam nên nhìn lại mình để thấy phần trách nhiệm của mỗi người trong cục diện bị thảm chung. Điều đó sẽ làm cho uy tín được phục hồi, lòng quý mến của thuộc cấp được lưu giữ lâu bền.
Theo ông việc loại bỏ ông Ngô Đình Diệm có phải là một điều tai hại cho Việt nam Cộng Hòa không?
Theo tôi, điều ấy tùy thuộc vào việc đưa ai lên thay ông Diệm. Nếu đưa lên một nhà lãnh đạo chính trị thông minh, trong sạch, có uy tín, trẻ trung hấp dẫn nhân dân về nhiều mặt, được quân đội trọng nể thì đó là điều tốt. Tôi nghĩ ở đâu cũng có thể kiếm ra nhân tài. Nhưng vấn đề là tìm ra, phát hiện ra, bồi dưỡng lên, gây vốn chính trị rồi vun vén vào. Ông Clinton trước đây chưa hề ở thủ đô, chỉ là một chánh án của một tiểu bang, thua mấy keo bầu cử ở bang Arkansas, thế mà được phát hiện, bồi dưỡng, vun đắp lên làm thống đốc, rồi tổng thống...
Ông Leonel Jospin thủ tướng Pháp, mấy năm trước là giáo sư, còn ở hàng thứ 8 của đảng Xã Hội Pháp, chỉ ở hàng 20 trong giới chính trị Pháp, thế mà được tuyển lựa, bồi dưỡng, để thành thủ tướng có uy tín cao bậc nhất từ trước đến nay trước nhân dân Pháp.
Sau khi ông Diệm chết, các ông tướng cầm quyền chỉ lo lật nhau, đảo chánh liên miên, tình hình sa sút nhanh, vì vậy mới có nhiều người cho rằng biết vậy thì để ông Diệm lại, chỉ đưa ông Nhu về nghỉ thôi, thì tình hình sẽ không đến nỗi nào... Nhận định ấy có vẻ có lý.
Hội Cựu chiến binh Việt nam hiện nay ra sao? Hội Cựu chiến binh Việt nam hiện nay chỉ là một tổ chức quần chúng phục vụ cho sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch danh dự của Hội, thượng tướng Trần Văn Quang làm chủ tịch, ba phó chủ tịch là người miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Năm 1984, ở miền Nam có Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ, có báo riêng, có tinh thần đấu tranh chống độc đoán và tham nhũng. Nhưng những người lãnh đạo cao nhất coi tổ chức ấy là nguy hiểm và đã giải tán nó. Những người cầm đầu bị đàn áp, như ông Nguyễn Hộ, ông Tạ Bá Tòng và một số người khác hoặc bị khai trừ khỏi đảng, hoặc bị quản thúc. Tôi mong muốn sau này khi tình hình trong nước đã biến chuyển sâu sắc, chế độ độc đoán được thay thế bằng một chế độ dân chủ, các Hội cựu chiến binh của Việt nam và của Hoa Kỳ cùng với các Hội cựu chiến binh của quân đội Việt nam Cộng hòa cũ trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài sẽ liên lạc với nhau trên tinh thần hòa hợp, hòa giải, hóa giải các oán thù cũ trong chiến tranh, xây dựng tình hữu nghị bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau theo khẩu hiệu "chúng ta là anh em". Trong chiến tranh, mỗi bên đều có những việc làm đáng tiếc. Nay, hãy quên đi những gì cần quên, làm những điều tốt đẹp, bấc cầu hữu nghị, đi đầu trong xây dựng tình bạn giữa hai dân tộc. Biết bao nhiêu việc cần hợp tác với nhau. Chấm dứt mọi toan tính có tính chất bạo động, dùng vũ lực. Mở rộng du lịch giữa các cựu chiến binh, đi thăm các danh lam thắng cảnh giữa Việt nam và Hoa Kỳ, đi thăm các chiến trường cũ ở Việt nam. Giúp đỡ nhau, tương trợ chăm sóc các thương binh nặng bất kể thuộc về phía nào trước kia, chăm sóc các gia đình liệt sĩ các trẻ em mồ côi... Cung cấp chân tay giả, xe đẩy cho thương binh. Trao đổi các đoàn thăm viếng, sách báo, tranh ảnh, phim, thư từ. Kết bạn với nhau giữa những người trước kia từng dự một trận đánh, một chiến dịch.
Có thể mở rộng quan hệ giữa các Hội cựu chiến binh Việt nam và Hoa Kỳ với các Hội cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở Việt nam tại các nước Ca-na-đa, úc, Tân Tây Lan và các nước Đông Nam á.
Không những giữa các cựu chiến binh Hoa Kỳ và cựu chiến binh quân đội Nhân dân Việt nam cần hòa giải với nhau, mà giữa các cựu chiến binh Hoa Kỳ với các cựu chiến binh quân đội Việt nam Cộng hòa cũ cũng cần hiểu biết nhau hơn. Đã có quan chức Mỹ dùng lời lẽ quá đáng, nặng nề, tỏ ý khinh thị khi nói về chế độ Sài Gòn và quân đội Nam Việt nam Cộng hòa. Cũng có một số sĩ quan Sài Gòn cũ mang hận thù nặng với Mỹ, như có định kiến rằng, Hoa Kỳ ích kỷ, vô trách nhiệm, chỉ có mục đích dùng chiến trường Việt nam để thử vũ khí mới, để bán vũ khí kiếm lời, có chủ định đánh không cần chiến thắng... Họ vô tình bỏ qua cố gắng, nỗ lực, hy sinh của phía Mỹ, quên sự đón tiếp hơn một triệu người Việt nam vào đất Mỹ sinh sống. Cần tỉnh táo, công bằng và bình tĩnh hơn. Tôi mong có những cuộc họp trên tình bạn giữa các Hội cựu chiến binh trong chiến tranh Việt nam (Veteran Vietnam War, VVW) của các nước. Khi đó người ta sẽ bàn về nhiều việc thiết thực, cần thiết, bổ ích, như: hoạt động thông tin, phối hợp để viết sử, tham quan, du lịch và kết bạn, học nghề cho con em, cấp học bổng cho gia đình cựu chiến binh, giúp nhau sửa sang nghĩa trang quân sự (hiện nay ở Việt nam, các nghĩa trang cũ của Việt nam Cộng hòa bị phân biệt đối xử rất tệ hại, bị di chuyển, phá bỏ, để cho bê bối...) Giúp đỡ các cựu chiến binh nghèo khổ, tàn tật.
Ông có thể nói thêm về khả năng hợp tác giữa các Hội cựu chiến binh ở trong nước với ngoài nước.
Hiện nay ở Việt nam có Hội cựu chiến binh là tổ chức duy nhất tập trung đông đảo các cựu chiến binh của quân đội nhân dân Việt nam. Tôi nghĩ, sau này đất nước có thay đổi theo hướng dân chủ hóa, Hội cựu chiến binh Việt nam nên có mối quan hệ bình thường với các hội Cựu chiến binh Việt nam Cộng hòa ở Mỹ, úc, Pháp... Hiện nay Hội cựu chiến binh Việt nam đã có những mối quan hệ với một số Hội cựu chiến binh Hoa Kỳ, tất nhiên, chỉ là trên một vài lĩnh vực như phát triển du lịch và trên chừng mực nào đó đem lại một số lợi ích cho Hội cựu chiến binh Việt nam. Khi đã có tinh thần hòa giải hòa hợp, coi nhau là anh em, thì có thể có quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa Hội cựu chiến binh ở trong nước với Hội cựu chiến binh Việt nam Cộng hòa. Tôi nghĩ, sự giúp đỡ lẫn nhau dó không phải như hiện nay ở trong nước, kiểu kiêu ngạo, tự phụ, tự coi mình là người chiến thắng để coi khinh các cựu chiến binh ở ngoài nước. Ví dụ, như việc chăm sóc và tu bổ lại các nghĩa trang liệt sĩ của các bên. Hiện nay ở trong nước có chiều hướng phán biệt đối xử rất tệ hại, chỉ chằm lo sửa chữa, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ của Quân đội Nhân dân Việt nam, các liệt sĩ của cách mạng mà họ quan niệm là "chính thống". Còn các nghĩa trang cũ của Việt nam Cộng Hòa thì bỏ bê, bệ rạc, thậm chí phá hủy, rời đi nơi khác như nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi nằm giữa Sài Gòn. Sau này, với tinh thần tôn trọng những người đã khuất, dù thuộc bên nào, các nghĩa trang sẽ được trùng tu lại trên tinh thần dân tộc, cũng như việc chăm sóc thương binh của các bên. Cựu chiến binh của hai bên có thể giúp đỡ cho nhau để chăm sóc những người thương binh nặng, có thể Hội này giúp những hội viên của Hội bên kia. Các Hội cựu chiến binh nên có trách nhiệm giúp đỡ cho các anh em thương binh cụt chân, cụt tay hiện giờ đang sống lay lắt ngoài vỉa hè. Trong tương lai, những người tàn tật, ốm đau do chiến đấu gian khổ lâu năm, do bị những di hại của chiến tranh, như chất độc hóa học màu da cam... nên được Hội của các bên cùng nhau chăm sóc, giúp đỡ. Tôi hình dung đến thời kì hòa hợp, hòa giải của các cựu chiến binh, họ giúp đỡ nhau trên tinh thần thượng võ, bình đẳng của những người đã buông cây súng và bây giờ tất cả là anh em. Đây cũng là xua tan những mây mù, di sản của một thời mù quáng trong thế kỷ 20.
Xung quanh vấn đề tù nhân của các bên, ông thấy có gì khác nữa không?
Tôi nghĩ, sau này phải hóa giải lại, vì trong chiến tranh có những người bị phía bên kia bắt, khi trở về cũng đều rất bi đát. Nhiều anh em trong diện H.O. đã bị tù lâu năm, bây giờ không muốn sống trong nước, đã được ra nước ngoài. Nhưng cũng có nhiều anh em vì tù đày chưa đủ năm dể cứu xét hiện vẫn còn sống trong nước, cũng cần được Hội cựu chiến binh của quân đội Việt nam Cộng hòa ở ngoài nước liên lạc và chính quyền trong nước cần tạo điều kiện để họ liên lạc bình thường, phát huy sự giúp đỡ. Tôi cũng muốn đề cập tới một đối tượng khác ít được chú ý, rất thương tâm. Đó là hàng chục ngàn anh em từng ở trong Quân đội nhân dân Việt nam bị bắt và bị giam ở nhà tù Phú Quốc ở miền Nam. Đặc biệt số anh em vào Nam chiến đấu bị chiêu hồi vì những nguyên nhân nào đó như đau ốm, bệnh tật, bị rơi vào những tình huống đặc biệt phải bỏ cuộc, hoặc vì thất vọng, không thấy rõ ý nghĩa hành động chiến đấu của mình, nên dã bị chiêu hồi, bỏ ngũ sang phía bên kia. Sau ngày 30.4.1975 họ phải trình diện trở lại, một số bị đưa đi "cải tạo một lần nữa. Tình trạng những anh em này rất bị đát. Tôi có quen biết ở đường Khâm Thiên, quận Đống đa-Hà Nội một số anh em như vậy. Họ đang ở trong tình trạng rất khó khăn về kinh tế, chính trị, tâm lý và gia đình, không có ai đoái hoài đến. Vì những người lãnh đạo Hà Nội rất định kiến với bất cứ ai đã từng nằm trong tay địch, dù bỏ cuộc với bất cứ lý do gì. Những người này coi như bị quăng ra ngoài lề xã hội. Sau khi bị đi học tập cải tạo, đặc biệt là những anh em trước đây bị chính quyến miền Nam chiêu hồi rồi thả về theo Hiệp Định Paris, họ bị phân biệt đối xử, bị cắt mọi đường sinh sống và định kỳ phải đến trình diện cơ quan công an, bị hoạnh họe đủ thứ. Qua đây tôi muốn lưu ý dư luận trong và ngoài nước đến thảm trạng đó. Xã hội ít biết đến họ, cũng giống như những người trên tàu Thương Tín khi họ trở về sau ngày đất nước thống nhất, hy vọng sẽ được đất nước đón tiếp trở lại, mở rộng cánh tay chào đón, trở về là may, là tốt. Nhưng ngược lại, khi họ về đến nơi, tất cả đều bị tống giam một thời gian khá dài, không được dùng vào bất cứ một cương vị nào. Chính quyền cho là trong số họ có kẻ trá hàng, được địch huấn luyện... Chế độ ở Việt nam nói rất nhiều đến bác ái đùm bọc lẫn nhau, "lá lành đùm lá rách". Nhưng trong thời kì mở cửa, chạy theo đồng đô-la, có thể nói người ta ít quan tâm đến số phận của đồng bào của mình. Khi sống và có thời gian quan sát ở Pháp, Canada, tôi thấy chính ở những nước tư bản, tinh thần xã hội của nhà nước và xã hội cao hơn nhiều lần ở những xã hội gọi là "xã hội chủ nghĩa". Ví dụ như ở Pháp, chính sách xã hội do cánh tả giành được trong mấy chục năm tranh đấu lâu dài, dã cho tất cả những người không có việc làm, bị thất nghiệp, về hưu cũng được trợ cấp một khoản không phải là nhỏ. Tôi có một số người quen được hưởng trợ cấp xã hội đủ cho cuộc sống bình thường, giá trị tương đương hai lạng vàng mỗi tháng. Vậy tiền mà xã hội và nhà nước bỏ ra là ở đâu? Đó là tiền trích ở thu nhập của những người làm việc, sản xuất, kinh doanh v.v... trong thời gian còn tuổi lao động. Tất cả phải có trách nhiệm trích khoản tiền đó bỏ vào quỹ xã hội và nhà nước có trách nhiệm dùng số tiền đó để chăm lo cho toàn thể xã hội: Tất cả mọi người đều được quan tâm, không người nào bị bỏ rơi ngoài lề xã hội. Hơn nữa, ở các nước này có rất nhiều tổ chức từ thiện quan tâm đến mọi người, nảy nở hàng trăm, hàng vạn tấm lòng vàng, như bà mẹ Theresa, bà hoàng Diana[26] v.v... Mặc dù họ có nhiều của cải, nhưng họ không lấy đó để hường thụ riêng mà nghĩ đến việc bênh vực số phận của những người bất hạnh, yếu đuối hơn mình, chia sẻ tình cảm, vật chất để xoa dịu đau khổ của con người. Cái nhức nhối ở Việt nam hiện nay là nhà nước, xã hội hầu như bỏ mặc số phận con người. Có người nói, hiện tượng đó là "hiệu ứng con lắc" đồng hồ, tức là từ thời gian quả lắc ở bên cực tả thì tất nó phải chuyển sang phía cực hữu. Sau thời kì xã hội coi trọng đạo đức, cổ súy con người xả thân vì nghĩa lớn, đến nay đang chuyển sang thái cực đồng tiền là trên hết, bỏ rơi tất cả mọi giá trị đạo đức. Tôi nghĩ, bây giờ nên điều chỉnh lại quả lắc đồng hồ để nó trở lại trạng thái cân bằng, làm sao con người quan tâm đến nhau, thông cảm và chia sẻ nỗi đau của nhau. Đó chính là cái nghĩa thực của chủ nghĩa xã hội.
Có người đặt vấn đề, vì sao ông lại đề xuất và nhiều lần nhắc lại vụ án "Nhân văn-giai phẩm " và vụ án "Xét lại chống đảng" là những vụ án nội bộ của cộng sản đã xảy ra quá lâu rồi, mà không nói đến những vụ khác lớn hơn và liên quan đến nhiều người hơn?
Đúng là vụ án "Nhân văn-giai phẩm" xảy ra cách đây hơn 40 năm, vụ án "Xét lại chống đảng xảy ra đã hơn 30 năm. Những vụ án này quả thật động chạm không đến vài trăm người. Có những bạn bên Hoa Kỳ góp ý với chúng tôi, cộng đồng chúng ta ở ngoài nước không cần quan tâm đến những việc nội bộ của đảng cộng sản, mà có những vụ việc lớn hơn nhiều. Đây cũng là một ý kiến. Nhưng tôi phải nói rõ, vụ "Nhân văn-giai phẩm" và vụ xét lại chống đảng", tuy mỗi vụ chỉ đụng chưa đến vài trăm người, nhưng đã bị đảng cộng sản che giấu, bưng bít rất lâu và gần đây mới đưa được ra ánh sáng. Ngay những người miền Bắc sống ở trong nước trước đây cũng không biết. Bây giờ mới có những người đưa ra, như cuốn sách "Đêm giữa ban ngày" của ông Vũ Thư Hiên đang được dư luận độc giả hết sức quan tâm. ở châu Âu, đã có những cuộc hội thảo lớn trong cộng đồng thanh niên, sinh viên, những người Việt Đông Âu làm báo để nhắc đến vụ án này. Tôi thấy cần như vậy. Cho rằng đây là chuyện nội bộ của đảng cộng sản, đụng đến vài trăm người, không thấm vào đâu so với vụ cường bức cải tạo hàng trăm ngàn người sau ngày 30.4.1975 hoặc so với vụ "thuyền nhân", là không thỏm đáng. Bởi vì, chúng ta đấu tranh chống sự lãnh đạo dốc đoán của đảng cộng sản, trước đây họ khoe là họ chỉ có đúng và không có gì sai, đúng từ đầu đến cuối, ngay cả trong các vụ "Xét lại chống đảng", "Nhân văn-giai phẩm" họ cũng đúng, thì chúng ta phải làm cho ra sự thật. Đưa các vụ đó ra ánh sáng, trình bày vấn đề, tạo nên dư luận và ép buộc họ phải công khai thừa nhận rằng đấy là sai lầm của họ, họ phải công khai xin lỗi những nạn nhân và phục hồi danh dự cho những người đó. Đấy là đòi hỏi hết sức chính đáng. Khi đảng cộng sản buộc phải nhận những sai lầm lớn ấy họ phải làm tiếp những đòi hỏi chính đáng khác. Như trong những cuốn sách của tôi, tôi đã viết, đã đề cập đến việc họ kiêu ngạo và dại dột tống hàng trăm ngàn người vào cái gọi là "trại cải tạo", nhưng thực chất là các nhà tù tệ hại. Biết bao người công chức già của các đảng phái, của chính quyền cũ đã chết ở trong tù như các ông Trần Văn Tuyên, Phan Huy Quát và nhiều viên chức khác. Buộc họ phải thú nhận vụ án "Xét lại chống đảng", mà trong vụ này có rất nhiều nạn nhân thuộc những gia đình có công với cách mạng, đã từng ở trong Trung ương đảng cộng sản, sẽ dễ tạo nên sức ép từ trong đảng cộng sản, từ ở trong nước buộc họ phải nhận sai lầm. Đến lúc đó họ phải nhận tiếp những sai lầm khác, trong đó tôi đặc biệt nhấn mạnh chủ trương đày đọa những người thất trận đã đầu hàng, bắt họ đi cải tạo trong những nhà tù khổ sai. Rồi tiếp đó đi đến buộc phải nhận chính họ đã gây ra thảm kịch "thuyền nhân". Chúng ta phải đi từ cái dễ buộc tội họ đến cái khó buộc tội họ hơn để họ không thể không nhận tội. Những người nào đòi bỏ qua những vụ án trên vì chúng xảy ra đã quá lâu, là việc nội bộ đảng cộng sản là không hiểu bản chất sự việc không biết tận dụng thời cơ để đấu tranh và không biết lợi dụng những cơ hội ấy để dồn đối thủ chính trị vào chân tường, buộc họ phải lùi bước. Khi họ đã phải lùi một bước trước dư luận và công luận trên thế giới, họ sẽ phải lùi những bước tiếp theo. Và trong đó có những việc thiết thân, liên quan đến hàng triệu người thuộc cả hai phía. Chúng ta không nên phân biệt đâu là chuyện cũ, đâu là chuyện mới, việc của phía này, việc của phía kia, mà cần nhận thức là tất cả sự bất công, nỗi bất hạnh của bất cứ ai, xảy ra bất cứ lúc nào đều là nỗi bất hạnh chung. Chúng ta phải có phương pháp đấu tranh khôn khéo, nhưng kiên quyết để buộc những người phạm sai lầm phải thừa nhận tội lỗi của họ và giải quyết từng trường hợp từ nhỏ đến lớn, cả cũ lẫn mới.
Theo ông, vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc được đặt ra như thế nào? Vân đề này gây tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng chúng ta, có người phản đối, có người tán thành, còn ông?
Hòa giải và hòa hợp dân tộc là chủ trương hết sức cần thiết. Không những thế, nó còn là một vấn đề được hình thành trong thực tế diễn ra từ lâu rồi. Theo tôi, chúng ta nên đặt vấn đề tại sao lại phải hòa giải và hoà hợp dân tộc? Bởi vì có những đố kị lẫn nhau, không thông hiểu nhau, định kiến với nhau, hiểu sai về nhau giữa những người bị ảnh hưởng của chế độ miền Bắc với những người bị ảnh hường của chế độ miền Nam, nên cần đặt ra vấn đề hòa giải và hòa hợp. Nhưng ai thực hiện và thực hiện hòa giải hòa hợp như thế nào? Đây là vấn đề có một thời kì tôi thấy bàn cãi rất sôi nổi trong cộng đồng.
Có người cho là không thể đặt vấn đề hòa giải hòa hợp với những người cộng sản, thậm chí với cả những người liên quan với chế độ cộng sản. Những người cộng sản phải ra đi, phải trao quyền, phải nhận tội, phải bị xét xử, chế độ cộng sản phải bị đập tan, hòa giải hòa hợp dân tộc không kiên định lập trường chống cộng (!)
Theo tôi, chúng ta cần đặt câu hỏi hòa giải hòa hợp như thế nào? Ai là người hòa hợp hòa giải và hòa giải hòa hợp với ai?
Đây là vấn đề rộng, tôi có thể phát biểu vắn tắt mấy quan điểm như sau. Thứ nhất, hòa giải hòa hợp là cần thiết. Bởi vì rõ ràng tồn tại những nhóm người sống ở hai chế độ khác nhau trong thời gian hàng chục năm, bị ảnh hưởng tuyên truyền giáo dục của mỗi chế độ. Do đó, giữa họ đã có mối hiềm khích, nhìn nhận sai lệch về nhau, hiểu lầm nhau. Bây giờ sau khi chiến tranh chấm dứt, họ cần hòa hợp, hòa giải với nhau. Đáng lý ra vấn đề hòa hợp hòa giải phải được đặt ra ngay sau ngày 30.4.1975, bây giờ đã muộn. Thứ hai, tất cả những người trước đây hiểu sai về nhau, từ đó dối địch với nhau, giờ nên giải quyết vấn đề tồn tại đó để đi đến chỗ hòa hợp hòa giải.
Về phía những người cầm quyền ở miền Bắc, cũng có quan điểm cho rằng không hòa hợp hòa giải với những kẻ "bán nước, "tay sai đế quốc". Những người chiến thắng luôn luôn là chính nghĩa. Những người bại trận là phi nghĩa, phải phục tùng. Chúng ta (chính quyền cộng sản) là chân lý, không thể có vấn đề nào khác? Trong hàng ngũ những người lãnh đạo cộng sản còn có những người cố chấp, kiêu ngạo, đố kị, tự cho đảng cộng sản là giỏi nhất vì đã chiến thắng, hơn hẳn những người thất trận. Đấy cũng là một cách nhìn cực đoan. Chính những người cầm quyền đã từ chối hòa hợp hòa giải hồi năm 1973-1974, điều đã được ghi trong Hiệp định Paris mà họ là một bên ký kết. Họ đã cố tình bỏ qua cam kết và đã cho mình toàn thắng, trịch thượng, tự phụ trong vấn đề này. Đáng lẽ phải hòa giải hòa hợp dân tộc thì họ lại thực hiện chính sách trả thù những người thua trận. Đây là một thái độ mù quáng, trái với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc.
Về phía những người chống cộng cực đoan hiện nay cũng vậy, thái độ của họ giống hệt như những người cộng sản cực đoan. Những người này tự nhận là quốc gia và coi những tổ chức của họ là duy nhất đúng đắn, là chính nghĩa. Họ coi thường những người trước từng là cộng sản hoặc hiện còn ở trong hàng ngũ cộng sản. Họ nhìn tất cả những người cộng sản bằng con mắt hận thù. Họ cho rằng những người quốc gia "giỏi giang hơn hắn những người cộng sản, coi những người cộng sản là bỏ đi, là tay sai cho nước ngoài. Họ lập luận rằng không cần hòa giải với cộng sản, vì cộng sản phạm nhiều tội lắm rồi. Bây giờ cộng sản phải trao quyền bính cho những người quốc gia và không còn lý do gì để tiếp tục cầm quyền vì đã phá nát đất nước, làm cho đất nước ngày một lạc hậu.
Đấy là hai biểu hiện cực đoan đối lập với nhau, tìm mọi cách triệt tiêu nhau. Tôi nghĩ, cần nhìn tỉnh táo, bình tĩnh và nhân ái về vấn đề này. Trong đại bộ phận nhân dân đã có sẵn quan điểm hòa hợp truyền thống giữa người ở miền Bắc và miền Nam khi họ đoàn tụ, họ đã có cơ hội thực hiện hòa giải dễ dàng và tự nhiên. Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, họ đã nói chuyện ngay thẳng với nhau, có khi tranh luận quyết liệt chế độ bên nào tốt hơn bên kia, bên nào là chính nghĩa v.v... Nhưng cuối cùng, họ lại hòa nhã với nhau, nhân nhượng nhau, không phải vì những chuyện đó mà mất tình họ hàng, anh em, tình bạn bè xưa. Chính trong nhân dân đã thực hiện dược phần nào hòa hợp một cách tự phát và tự nhiên ngay từ sau ngày 30.4.1975.
Họ nói rất ít, hoặc không nói gì về hòa giải, hòa hợp, nhưng họ làm rất nhiều. Do đó, những người bị tuyên truyền một chiều về xã hội thối nát ở miền Nam dần hiểu miền Nam đúng với thực tế hơn và ngược lại, những người bị truyền bá về chủ nghĩa chống cộng cực đoan, khi tiếp xúc với người miền Bắc cũng thông hiểu hơn và có thái độ đúng mực hơn. Bây giờ phải đi sâu hơn trong vấn đề hòa hợp hòa giải giữa bà con ở miền Bắc và miền Nam, giữa những người có hoàn cảnh khác nhau, giữa những người ở trong quân đội ở miền Bắc và ở miền Nam, trước kia từng đối chọi nhau, nay nên nhìn lại tìm hiểu nhau để giải quyết tận gốc sự thù hận, coi nó bắt nguồn từ điều kiện lịch sử. Tôi đã từng lựa chọn và kết bạn với nhiều anh em từng ở trong quân đội Việt nam Cộng hòa nay có cùng chưng chí hướng, có tinh thần dán chủ, yêu nước thương dân thật sự, không hẹp hòi đố kỵ.
Không thể chấp nhận thái độ chống cộng cực đoan, quá tả đến mức coi ông Đoàn Viết Hoạt là "đại tá tay sai của Việt Cộng", coi nhà thơ Nguyễn Chí Thiện[27] là "con bài tay sai của cộng sản cử ra vận động ở nước ngoài", cho nữ văn sĩ Dương Thu Hương[28] là "con bài của cộng sản" và cả bản thân tôi cũng là "cò mồi", "do những người lãnh đạo trong nước cử ra để vận động"... Không nên vơ đũa cả nắm. Trên thế giới ngày nay có rất nhiều loại cộng sản khác nhau. Có đảng cộng sản nằm trong trào lưu phái tả, tiến bộ như đảng cộng sản Pháp hiện nay. (Đảng cộng sản Pháp hiện có 36 đại biểu trong Hạ viện, có 8 bộ trưởng trong chính phủ, đã công khai từ bỏ chủ nghĩa Sta-lin, học thuyết chuyên chính vô sản; ở ngoại Ô Paris còn có một số thị trưởng cộng sản, tại đó nhân dân được hưởng nhiều phúc lợi xã hội). Nhưng cũng có những đảng cộng sản rất cực đoan, vẫn sùng bái học thuyết Sta-lin, học thuyết đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản. Không nên coi tất cả những người cộng sản là kẻ thù không đội trời chung, phải phân biệt đó là người cộng sản nào, có quan điểm ra sao, có hành động gì để có thái độ tương xứng với họ.
Theo tôi, trừ trường hợp cá biệt, như tên trùm phát-xít Hít-le, tên độc tài tàn ác Staline, tên khát máu Pon Pốt, còn nhìn chung, không có người quốc gia hoặc cộng sản tuyệt đối tốt và ngược lại, cũng không có người cộng sản hay quốc gia tuyệt đối xấu. Ví dụ, thời chiến tranh những người lãnh đạo miền Bắc gọi tất cả những nhân vật lãnh đạo của chính quyền miền Nam là "thằng", là "phản động", là "bán nước" (như thế mới là có quan điểm lập trường vững), tạo ra mầm mống chia rẽ hận thù, là trở ngại cho chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc. Cũng cần nhận ra rằng, có người quốc gia khi cầm quyền họ cũng tham nhũng, quan liêu, cũng bất lực và kém tài năng đức độ. Đồng thời cũng có những người cộng sản có đức độ, tài năng và có tấm lòng đối với nhân dân. Vì thế, chúng ta không nên chống quốc gia một cách thiếu phê phán và chống cộng một cách cực đoan. Hòa giải và hòa hợp dân tộc chính là hóa giải những quan điểm cực đoan, nhìn mỗi con người là một thực thể sinh động, phân biệt mỗi con người là tốt hay xấu, tốt, xấu đến đâu, có thể kết bạn được không, nói chuyện được không, bắt tay hợp tác được không, chứ không nên có định kiến từ trước. Qua kinh nghiệm bản thân, để có nhận định về ai nên có quan điểm trực tiếp, nên có cơ hội gặp gỡ trực diện và đánh giá trực tiếp con người đó về nhận thức tư tường. Không nên chưa gặp người ta, chưa đọc sách, đọc báo của người ta đã vội kết luận kẻ này là cực xấu, hoặc người kia là cực tốt. Chỉ khi gặp gỡ, trao đổi với nhau, nhìn thấy nhau qua cuộc sống, mới có điều kiện để hiểu đúng thực tế những người mà mình muốn đánh giá. Cũng có người trước khi gặp, tôi tưởng con người này phải hết sức cực đoan, không thể kết bạn được. Nhưng đến khi gặp gỡ trao đổi thì lại không phải như vậy, đấy là một người biết điều, có thể trao đổi được, thậm chí dần dần hiểu ra thì lại có thể kết bạn được. Ta không nên định kiến, phải tìm gặp trực tiếp, trao đổi mới thấy được quan điểm, nhận thức của người ta có phù hợp với tình hình hoặc có thể có điều kiện để kết bạn như thế nào. Có người khi tôi đọc báo của họ thấy không thể chấp nhận được. Đến khi gặp thì lại thuyết phục được họ và họ đã có những thay đổi nhận thức đúng với thực tế hơn so với trước. Có những người không tìm gặp tôi đã đánh giá rất sai, chụp mũ cho tôi đủ mọi thứ. Nhưng đến khi họ gặp tôi, họ xin lỗi tôi vì đã có những nhận thức không đúng về tôi. Còn những người khó hòa hợp hòa giải, gây trở ngại cho hòa hợp hòa giải là những người có cách nhìn cứng nhắc, hoặc là quá kiêu ngạo, tự phụ, tự cho mình là trung tâm của thế giới, là kho hiểu biết chân lý nhất. Nhưng thực tế không phải như thế, những người ấy sợ tiếp xúc ngại tranh luận một cách bình đắng, ngay thật, cảm thấy đuối lý. Còn những người nào có quan điểm khoa học, hiểu biết rộng, khiêm tốn, tôn trọng lẽ phải và sự thật, tôi nghĩ những người ấy rất phù hợp với chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Hòa hợp và hòa giải dân tộc không có nghĩa là hòa giải hòa hợp với giới cầm quyền, vì giới cầm quyền hiện có chủ trương đường lối giáo điều mù quáng, cứng nhắc, chống lại dân chủ, ta không thể nào hòa hợp với những người lãnh đạo như thế. Hòa hợp hòa giải là tùy theo dối tượng, tùy theo điều kiện. Đây là hòa giải trong xã hội, giữa nhân dân với nhau, giữa cá nhân với nhau, giữa các nhóm tập thể với nhau, giữa những người từng ở miền Bắc và ở miền Nam... để đi đến một chủ trương chung là dân chủ hóa đất nước, để đất nước phát triển thực sự, phồn vinh, bình đẳng và hạnh phúc. Nhân dân bình thường có nhiều sáng kiến hòa hợp và hòa giải. Như ở tỉnh Mỹ Tho, một số cán bộ về hưu đã đặt vấn đề với chính quyền khuyến khích bà con có con em là binh sĩ Việt nam Cộng Hòa đã tử trận, thu gom hài cốt và mồ mả cũ bị phá hại vào một nơi để chăm nom thăm viếng. Những người lãnh đạo đảng ở địa phương chống phá chủ trương này, cuối cùng đã phải lùi bước trước lý lẽ của dân.