NHữNG VấN Đề CủA HIệN TạI
Phần 2
Hỏi và TRả Lời với MộT Số CựU CHIếN BINH CủA Quân Đội NHÂN DÂN Việt nam và Quân Lực VIệT NAM CộNG HòA

Một số người bị quan, thậm chí cho rằng dân Việt nam quá mệt mỏi trong chiến tranh triền miên, quá nghèo đói, lạc hậu, đã trở nên hèn, sợ bạo quyền, không dám đứng dậy đòi tự do.
Đó là một cách nhìn phiến diện, hời hợt; xã hội nào cũng có người hèn, người không hèn. Tùy theo điều kiện sinh sống, giáo dục, rèn luyện, quan hệ xã hội, quá trình sống. Dân tộc Việt nam ta có những đức tính, truyền thống bền vững qua lịch sử lâu dài đầy thử thách. Đó là truyền thống bất khuất trước cường quyền, truyền thống nhân ái, chuộng công lý lẽ phải. Anh hùng, sĩ phu nước ta thời nào cũng có, tiêu biểu cho lương tâm dân tộc. Đất nước hiện nay cần nhất là tự do để phát triển bằng người. Một loạt nhân vật kể trên là tiêu biểu cho lương tâm dân tộc hiện nay. Họ không sợ cường quyền. Hãy nghe khẩu khí của họ - nhà thơ Bùi Minh Quốc, bạn tôi, viết mấy dòng thơ, gửi sang Pháp:
Có lẽ nào?
Có lẽ nào?
Lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỷ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lém tụng "nhân dân"...
Đó "Hèn" như vậy đó? Dám gọi kẻ cầm quyền thối nát là quỷ dữ, ngồi trên "ngai vàng đúc bằng máu nhân dân, gọi chúng là "bạo chúa" lem lém tụng "nhân dân"?
Những vần thơ bộc trực, khảng khái đó là vết chàm kết tội, in dấu trên trán bọn cầm quyền tham nhũng.
"Hèn nữa của Bùi Minh Quốc là câu thơ kết thúc bài thơ Những người tháng Tám:
ở trong tôi là triệu người đã khuất
Đang thét đòi máu nợ:
Tự do! Tự do!
Nhà thơ Phùng Quán cũng có khí phách như vậy:
Yêu ai cứ bảo là yêu,
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu...
va:
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá!
Một tuyên ngôn rõ ràng, lẫm liệt, đập thẳng vào mặt chính quyền độc đoán. Tôi xin được nhắc thêm mấy câu thơ của Bùi Minh Quốc đang bị quản thúc ở Đà Lạt chỉ vì nhà cầm quyền khiếp sợ những câu thơ cảm khái của anh chửi thắng vào mặt bọn tán tận lương tâm cướp đoạt mọi tài sản chung:
Chúng đang nhậu từng cánh đồng dải núi
Từng mảng trời, ruột đất lòng khơi
Nhậu mọi thứ từ Vua Hùng để lại
Nhậu tới nàng Tô Thị rã thành vôi...
và lời cảnh cáo dõng dạc:
Đến người chết cũng đội mồ đứng dậy
Khi trên đời còn một mảng bất công!
Đây là khẩu khí văn học, tiêu biểu cho khẩu khí dân gian đang ngày đêm vang khắp hang cùng ngõ hẻm đòi công lý, nhân phẩm, kết tội những kẻ chà đạp quyền sống tự do của dân đen.
Nỗi sợ đối với chính quyền độc đoán có thật sự giảm bớt nhiều trong đồng bào ta ở trong nước không?
Khó mà đo cho chính xác được. Nhưng có thể cảm thấy rõ.
Đây là một kết quả nổi bật của thời mở cửa. Sau hơn 10 năm mở cửa, nhất là từ đại hội 7, sau khi Liên xô sập đổ, người dân trong nước không còn bị bưng bít như xưa. Trước kia dân ta như ở đáy giếng, không hiểu gì xung quanh. Đảng cho biết gì thì biết. Nay đã có giao lưu rộng. Thư từ. Bà con thăm viếng. Khách du lịch. Phim, ảnh, thu thanh, video, ti vi
Thêm nữa, đảng đổ đốn, tham nhũng tràn lan, bất công khủng khiếp, dân đen nghèo khổ, nỗi căm giận tăng, thì nỗi sợ giảm. Người ta chửi công khai bọn tham nhũng, coi như dòi bọ lúc nhúc. Cần nói thêm là nỗi sợ di chuyển - chuyển từ dân sang quan. Gương Đại Hàn, hai cựu tổng thống vào tù vì tham nhũng. Gương Tổng Thống Marcos, hét ra lửa một thời bị kết án, trốn đi. Gương tướng Suharto ở Nam Dương mới đây, bị dân chỉ mặt: cướp đoạt 4 tỷ đô la cho gia đình, cả một triều đình nháo nhác... Cho nên khẩu hiệu chống tham nhũng, bình đẳng trước pháp luật, họ rất sợ.
Họ sợ nên rất muốn trừng trị ông Trần Độ nhưng phải vừa dọa, vừa xoa. Lê Khả phiêu gặp hai lần ông Hoàng Minh Chính; Lê Khả phiêu cũng đến chúc Tết (?) ông Trần Độ. Vừa để đe nẹt, vừa thăm dò, vừa xoa dịu. Nhưng chưa dám khai trừ ông. Sợ phản ứng ở trong đảng, ở ngoài xã hội.
Sợ cho nên hèn. Ông Phạm Thế Duyệt, ủy viên thường vụ, thường trực Bộ Chính Trị, coi như nhân vật số 2 của đảng, cũng đến thăm ông Trần Độ, sau khi báo Nhân Dân và báo Quân Đội Nhân Dân đăng gần 20 bài lên án, phê phán, chụp mũ bằng giọng điệu phỉ báng ông Trần Độ. Họ trích dẫn, cắt xén, xuyên tạc bức thư của ông Trần Độ nhưng lại không dám nêu một lần tên ông! Hèn hơn nữa là khi ông Trần Độ hỏi ông Duyệt: Có phải các anh mở chiến dịch công kích tôi trên báo đảng không" thì ông Duyệt chối bai bải là không có chủ trương, không có chiến dịch công kích như thế! Họ sợ lẽ phải, sợ công luận. Cái thế của họ sa sút đến thế đó Làm đó rồi chối đó. Thật là miệng quan trôn trẻ. Dân ta bớt sợ nhiều rồi. Tôi xin kể một chuyện. Khi nhà báo Pháp của RFI sang Việt nam và lên tận nhà tù Thanh Cẩm (Thanh Hóa), có hai người Việt nam hướng dẫn tỷ mỷ để họ đi đến nơi, về đến chốn nơi xa lạ đối với họ. Đó là hai người tù chính trị cũ, từng là đại úy trong quân đội thời ông Bảo Đại sau 1954. Một ông tên là Kiều Duy Vĩnh, một ông có biệt danh là Văn thợ mộc (muốn biết thêm về ông này, xin đọc Đêm Giữa Ban Ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên - nhà xuất bản Văn Nghệ). Ông Vĩnh và ông Văn còn đàng hoàng trả lời vô tuyến truyền hình Pháp về vấn đề tù chính trị ở Việt nam, đâu có sợ, đâu có ngán chính quyền độc đoán?
Hơn nữa khi công an hỏi hai ông, hai ông đều trả lời đàng hoàng: họ hỏi đường do không biết, chúng tôi biết thì chỉ cho họ. Chúng tôi cho là họ làm điều tốt thì giúp, vậy thôi..
Khi ra tới cửa trạm công an, ông Văn còn chỉ ảnh ông Hồ Chí Minh treo trong phòng lớn, nói: Các chú còn để ảnh cái ông già kia làm gì! Vì ông già kia mà gia đình tôi tan nát và biết bao bà con ta khổ cực!
Mấy tay công an trẻ nghe rõ hết, không dám phản ứng, chỉ cười hì hì xoa dịu: sao bác lại nôi thế! rồi tiễn ra cửa... Trước kia mà nói vậy là mang tội chết chắc chắn!
Sự thay đổi trong nỗi sợ cường quyền được đo" qua những cảnh sống động như thế.
Hiện nay cuộc vận ông dân chủ đã đạt đến đỉnh cao chưa.
Theo tôi, đến mùa xuân Mậu Dần đầu năm 1998 này, cuộc vận động dân chủ đã đạt đến một đỉnh cao. Điều này không phải ngẫu nhiên. Nó do tình thế tạo nên. Do những nguyên nhân xa và nguyên nhân gần. Đổi mới nửa vời đạt kết quả khả quan về kinh tế thôi thúc người lao động đóng góp cho phát triển, quý trọng, giữ gìn những thành tựu, không để mai một. Không tiến lên thì có nguy cơ mọi thành tựu bị triệt tiêu. Họ hiểu rõ cuộc sống có khấm khá lên là không phải công ơn của đảng, mà là do đảng đã buộc phải trả lại xã hội cái quyền tự do làm ăn mà đảng đã tịch thu từ lâu. Cuộc khủng hoảng rộng lớn về kinh tế tài chính ở châu á thúc ép thêm mọi suy nghĩ tích cực để thoát hiểm. Đại hội 8 chứng tỏ không đoán bệnh và bốc thuốc đúng đắn. "Cơn bão Thái Bình" là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với cường quyền. Nguồn đầu tư từ nước ngoài sút giảm, khiến đường xa nghĩ đến sau này mà kinh! Sự chia rẽ, chửi bới nhau trong nội bộ đảng chưa bao giờ tệ hại như hiện nay: một phó thủ tướng cũ viết hồi ký gọi một đại tướng là "y", một tài liệu nặc danh tán phát rất rộng kể tội viên đại tướng có 7 tội lớn (như sớ thất trảm hồi xưa), một thư lưu truyền trong quân đội kể tội "bốn tên họ Lê: Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu", đòi "đưa bốn tên họ Lê này ra trước Tòa án quân sự", cáo giác thủ tướng Phạm Hùng đã đội tử trên bụng bà Trần Thị Trung Chiến, hiện là bộ trưởng, ủy viên Trung ương đảng... Đảng chẳng còn ra cái thể thống gì nữa. (Xem phụ lục, do độc giả cung cấp thêm)
Chúng tôi luôn nhận được những thông tin đáng phấn khởi từ trong nước. Luật sư Đàm Văn Hiếu từng cãi cho ông Lê Hồng Hà trước tòa án đã gửi đơn yêu cầu tòa án xem lại vụ án ấy vì nó đã xét xử không đúng luật. Đây là cuộc dấn thân của một nhà luật học gây tiếng vang lớn trong hệ thống tư pháp. Ông Trần Quang Huy, một cựu ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng, trước khi mất đã dứt khoát từ chối chỗ "nghỉ" trong Nghĩa trang Mai Dịch vì "nó thối lắm rồi", và yêu cầu được hỏa thiêu.
Một bạn từ Sài Gòn điện thoại sang Paris cho biết tang lễ "Cụ Già Chợ Đệm" Nguyễn Văn Trấn có khá đông sinh viên trẻ đi dự. Các em thắp hương trước linh cữu và khấn to, rất to: chúng cháu xin hứa đấu tranh bất khuất theo gương bác để giành tự do, dân chủ, trước hết là tự do báo chí cho đến thắng lợi. Các bạn trẻ một số trường đại học cho ra báo Thao Thức được giới trẻ chuyền tay nhau đọc. Chúng tôi cũng nhận được bài viết của ông Trần Dũng Tiến một sĩ quan có chiến tích vang dội, quyết tử quân Thủ đô hồi 1946, tố cáo đích danh Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Đảng phịa ra "bức thư mách bu" ký tên Hoài Việt - một Việt kiều ở Ca-li (Mỹ) nhằm bôi nhọ tướng Trần Độ; rồi bức thư ngỏ mang chữ ký 10 nhân vật cao cấp của đảng cộng sản tố cáo ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt cùng phó chủ tịch Hà Nội Đinh Hạnh về tội tham nhũng.
Thế kỷ 20 chỉ còn có hơn một năm nữa là kết thúc. Lịch sử loài người như muốn rảo bước, thanh toán mọi điều, xấu xa còn lưu cữu để bước vào thế kỷ mới, cũng là thiên niên kỷ mới với nhiều hứa hẹn.
Chính do những điều kiện ấy mà xuất hiện những kiến nghị mới với nội dung mới, tập trung đòi dân chủ và công lý. Có thể nói một thế lực đối lập khá vững chắc đang hình thành ở trong nước, một thế lực bao khắp nhiều vùng của đất nước, từ thành thị đến nông thôn, bao trùm mọi giới, đang tìm mọi cách liên hệ với nhau, phối hợp với nhau, tập họp lại gần như công khai để đi đến nội dung đấu tranh thống nhất. Thống nhất trong nước với nhau, thống nhất trong với ngoài nước, hỗ trợ cho nhau, truyền âm, tăng âm cho nhau dựa vào những phương tiện truyền thông hiện đại.
Do đó sau đỉnh cao vận động dân chủ đầu xuân năm 1998 này sẽ có những đỉnh cao hơn nối tiếp nhau theo kiểu triều dâng trong mùa nước lên. Tôi mong và, tin rằng cuộc vận động dân chủ đẹp đẽ đầy triển vọng sẽ lôi cuốn mọi tấm lòng yêu nước, thương dân trong nước và ngoài nước tham gia một cách thiết thực, trên tinh thần góp gió thành bão. Một cuộc dấn thân tự nhiên, nhẹ nhàng, hào hứng của triệu con em đất Việt. Thời cơ đã đến rồi.
Đảng cầm quyền không thể cầm quyền như hiện nay được nữa.
Người dân không thể sống như vừa qua và hiện nay được nữa.
Thế giới hiện đại không thể để cho nhân dân Việt nam sống không có tự do và dân chủ được nữa.
Dòng chảy của lịch sử thế giới ngày nay đang thừa sức cuốn đi mọi sức ỳ tệ hại, cuốn đi những di sản nặng nề cùng những mây mù trong nhận thức của thế kỷ 20 đang kết thúc.
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài nên làm gì trước thời cơ ấy?
Sức ỳ của chính quyền độc đoán còn tồn tại chỉ vì sức ép từ bên ngoài chưa đủ mạnh. Gần đây, Hà Nội hay nói đến nội lực, cái sức ở bên trong cơ thể. Nội lực của đáng đã yếu, bị thiếu khách sạn. Hiện nay trung bình chỉ có ba, bốn chục phần trăm số phòng có khách thường xuyên. Nhất là tình trạng khủng hoảng về tài chính, đồng tiền bị giảm giá. Khủng hoảng tài chính ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a đã tác động đến nền tài chính vốn hết sức ọp ẹp của Việt nam. Hiện nay, Ngân hàng nhà nước Việt nam có nguy cơ phá sản, những người vay, phần lớn là cơ sở quốc doanh, đến hạn đòi lại, thì không có ai trả. Số tiền này lên tới cả tỉ đô-la.
Đáng nói nhất phải kể đến bất mãn của nông dân trước tình trạng bất công xã hội gia tăng trong mấy năm nay. Vi phạm quyền làm chủ đất đai, bắt dân đóng góp quá nhiều, từ 4 loại thuế lên đến 24 loại thuế đóng góp tiền bạc để xây dựng nhà trường, các trạm xá, đường giao thông liên xã liên huyện v.v.. những biểu hiện khuất tất, tham nhũng trong quản lý các khoản do dân đóng góp, chi tiêu ngân sách của xã lên tới tiền tỉ nhưng không có giấy tờ minh bạch, nên dân bất mãn. Chỉ cần làm cán bộ xã huyện hay tỉnh một, hai năm là nhà cao cửa rộng, khác hẳn với cuộc sống bình thường của nhân dân. Các cơ quan tài chính của cấp thành ủy, tỉnh ủy bây giờ tranh thủ làm ăn một cách kinh khủng, trên đà đó vơ vét tài sản của quốc gia vào túi riêng của các nhà lãnh đạo đảng ở địa phương. Chính những tham nhũng đó làm cho quần chúng bất mãn, bất công tạo nên nỗi uất ức và là thuốc nổ rất nguy hiểm trong xã hội. Đảng phải thực hiện đúng pháp luật, không bênh riêng ai, lúc ấy mới có thể trị được bọn quan lại tham ô, dù chúng ở bất cứ cấp nào, Trung ương hay Bộ Chính trị, thì lòng dân mới yên. Đảng cộng sản đang đứng trước một thử thách lớn là như thế. Hoặc nếu không, sẽ có nguy cơ bùng nổ xã hội và dẫn đến rối loạn. Như vừa rồi ở Thái Bình, báo Nhân dân phải công nhận là có những diễn biến phức tạp ở 128 xã. Chúng ta biết, sự việc xảy ra ở 5 hay 10 xã đã là lớn, mà đây lại cùng một lúc ở hơn 100 xã, gấp đôi địa bàn của một tỉnh trung bình. Bây giờ lại được biết ở cả Hưng Yên, Hải Dương, Sơn Tây, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc ninh và ở cả đồng bằng sông Cửu Long đều như thế cả. Nhận thấy sự bất mãn của nông dân lan ra rộng lớn ở nông thôn có thể mang lại sự bất ổn về chính trị, nên ông Nguyễn Văn Linh, ông Phạm Văn Đồng đều đề nghị trên báo chí là phải mở rộng dân chủ. Đó là một bài học cho đảng lãnh đạo. Nói là xây dựng pháp luật mà không có Nhà nước pháp luật thực sự, nói là dân chủ mà không thực hiện dân chủ thực sự, nói là có công bằng xã hội mà không có công bằng xã hội thực sự. Người dân nghe thấy đảng nói khắp nơi là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, nhưng nhìn ra xung quanh thì nhà to, đất tốt là thuộc về cấp ủy, ô tô sang trọng cũng vậy. Thanh niên ăn chơi phè phỡn, con ông, cháu cha là con các ông ủy viên Trung ương, bộ trưởng, bí thư tỉnh ủy, huyện ủy ném tiền qua cửa sổ v.v... Cho nên, cái đó làm dân ngứa mắt, không thể nào chịu dược. Họ phản ứng gần như nổi loạn, đốt phá trụ sở xã, phá hủy giấy tờ, đốt nhà, đánh đập cán bộ, có những chủ tịch huyện bị thương nặng...
Đối với chủ trương xây dựng nền kinh tế thi trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay ở Việt nam, ông có ý kiến như thế nào?
Quan điểm của tôi là nên gác vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội sang một bên. Những người lãnh đạo trong nước không nên bảo thủ, vì bây giờ ở Việt nam còn có yếu tố nào là chủ nghĩa xã hội đâu Trước đây trong chiến tranh, đặc trưng nổi bật nhất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở miền Bắc là chế độ giáo dục miễn phí từ mẫu giáo đến đại học, tạo nên nền giáo dục phổ biến, rộng rãi và tương đối có chất lượng. Thứ hai là chế độ chữa bệnh không mất tiền từ nông thôn đến thành thị, vì lúc ấy khá nhiều thuốc men do quốc tế giúp đỡ, việc chữa bệnh và phòng ngừa các bệnh dịch tả, kiết lị, sốt rét... có hiệu quả và kịp thời. ốm đau, mổ xẻ, điều trị, chữa bệnh, nằm viện không phải trả tiền, tuy còn thiếu thốn nhưng nhìn chung là tốt. Hiện nay hai thành tựu đó không còn. Mọi vấn đề giáo dục, đào tạo đều phải trả tiền, hàng triệu trẻ không có điều kiện đến trường, chất lượng giáo dục giảm sút, thầy cô giáo bỏ nghề, hàng năm trong cả nước thiếu hàng chục ngàn giáo viên ở các cấp. Việc khám, chữa bệnh ngày một khó khăn vì phải trả tiền, rất nhiều tiền. Công việc xét nghiệm, mổ xẻ phải chi phí rất tốn kém là tai họa cho các gia đình nghèo khó. Mặc dù khu vực quốc doanh còn nhiều, ngay cả các nước tư bản cũng có khu vực quốc doanh như vận tải đường biển, hàng không, bưu điện, luyện kim..., chứ không riêng gì xã hội chủ nghĩa, nhưng chế độ vẫn mang danh "xã hội chủ nghĩa" là không đúng với thực tế, đôi khi mỉa mai, vì một đất nước tình trạng thất nghiệp lên đến bảy triệu người (thậm chí mười hai triệu kể cả nông thôn). Đã thế lại chưa có phụ cấp thất nghiệp. Những người về hưu được nhận một khoản phụ cấp ít ỏi, mang tính tượng trưng. Trợ cấp cho những đối tượng đặc biệt như thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ chỉ tương đương mấy chục cân gạo. Thật ra, ở các nước tư bản, thành tựu mang tính xã hội, phúc lợi xã hội của họ cao hơn ở những nước mang danh "xã hội chủ nghĩa" rất nhiều. Không nên giữ cái tên "xã hội chủ nghĩa" để giữ sĩ diện. Gần đây, giáo sư Tôn Thất Thiện ở Canada viết báo nói rằng muốn nhìn thấy chủ nghĩa xã hội thì hãy đến Canada mà xem, chứ không phải ở Cuba. Đó là một sự thật. ở Việt nam hiện tại cũng chẳng thấy chủ nghĩa xã hội ở đâu cả!
Cần phải xây dựng thực sự một nền kinh tế thị trường, tôn trọng sở hữu tư nhân. Chính do sự chắp vá tư bản không ra tư bản, xã hội chủ nghĩa không ra xã hội chủ nghĩa mà nhà sử học Ga-bri-en Côn-cô (Gabriel Kolko) đã nhận xét: "Nó là chế độ tư bản rừng rú (savage capitalism), không có sự tôn trọng luật lệ. Vì không tôn trọng luật, nên nó đẻ ra vô vàn mặt trái xấu xí". Ông ta vạch rõ: "Đó là sự cưỡng hôn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Kết quả là đẻ ra một đứa con quái thai, nó không phát huy được những nét đẹp của cha hay của mẹ, mà chỉ giữ lại những gì khó coi nhất của người cha cộng với cái xấu xí nhất của người mẹ". Ông giải thích: chủ nghĩa tư bản xấu ở chỗ nó cạnh tranh không khoan nhượng, cá lớn nuốt cá bé, cơ sở yếu thế sẽ bị phá sản. Nhưng mặt tốt là có luật pháp công minh dựa trên ba quyền phân lập và cạnh tranh bằng tài năng, chứ không phái bằng quyền lực". Trong chế độ tư bản, hoạt động tổ chức bộ máy nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, không phải người làm luật, người xét xử và người thi hành luật đều bị điều khiển, khống chế từ một nhóm lãnh đạo đảng và nhà nước. Nếu hoạt động của bộ máy quyền lực của nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, thì sẽ hạn chế được tình trạng mất cân bằng, sai lầm, phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
Hiện nay ở Việt nam hình thành một xã hội không tôn trọng luật pháp, cạnh tranh man dại dựa trên quyền lực không dựa theo tài năng và qui luật mà dựa vào thần thế. Điều xấu xa nhất của cái gọi là "chủ nghĩa xã hội hiện thực" tồn tại trong mấy chục năm qua là sự độc đoán, thiếu dân chủ lại đang gia tăng do đảng lộng hành, đứng trên nhà nước. Vì vậy, ông Côn-cô nói: "Chưa bao giờ tình hình Việt nam lại nguy hiểm như hiện nay. Tuy có một bước phát triển nào đó nhưng chứa đầy những mầm mống của sự hỗn loạn, mất ổn định!" Trong khi đó, những người lãnh đạo trong nước luôn khẳng định có sự ổn định, nhưng thực chất là mất ổn định tận gốc, do độc đoán mà sinh ra. Lòng dân không yên do những bất công ngày càng đè nặng, làm cho xã hội đảo điên, tạo nên một kỷ lục tệ nạn xã hội, tội ác, trộm cắp, cướp của, giết người, chiếm đoạt tiền của đất nước, sự phá sản của những cơ sở tư nhân, công ty, ngân hàng, quỹ tín dụng... Hiện tượng phổ biến là biển thủ, chia chác tài sản của quốc gia, hợp thức hóa thành tài sản riêng, chỉ cần có tiền hối lộ là có được các loại giấy tờ có dấu, chữ kí hợp lệ, từ giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, giấy ly hôn cho đến hộ chiếu, bằng cấp... Có thể nói tình hình không phải chỉ ở mức rạn nứt, mà nó đang ở thời kì tan rã, nếu không kịp thời chấn chỉnh, xây dựng một xã hội lành mạnh và luật pháp hóa.
Ông thấy trong thời gian qua "đổi mới" đã đạt được kết quả như thế nào ở trong nước?
Từ năm 1986, tức là từ Đại hội đảng cộng sản Việt nam lần thứ 6 cho đến nay, qua hơn mười năm là thời kì thứ nhất của "đổi mới", "mở cửa", thành tựu đạt được trong thời kì này tương đối khá, vì những nguyên nhân khách quan, như xuất phát điểm của nền kinh tế Việt nam rất thấp, từ chế độ bao cấp trì trệ kéo dài nay trả lại cho nhân dán quyền tự do kinh doanh, tạo ra bước phát triển kinh tế năng động, thu nhập tăng lên. Phát triển về công nghiệp đáng kể, về nông nghiệp cũng vậy, xuất khẩu mỗi năm hơn 2 hay 3 triệu tấn gạo, phát triển về dịch vụ khá mạnh. Không khí sôi động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, đi lại... và nói chung là "dễ thở" hơn ở cả nông thôn lẫn thành thị. Mức độ lạm phát trước kia từ vài trăm phần trăm trong năm, hiện nay đã chững lại và tương đối ổn định (chỉ còn khoảng 10%). Lượng người du lịch, hoặc làm ăn buôn bán vào Việt nam trên một triệu lượt mỗi năm, kéo theo việc xây dựng khách sạn, phục vụ ăn uống, giải trí, đi lại... có hiệu quả hơn so với trước đây.
Nhưng sau hơn mười năm "đổi mới", vào đầu năm 1998, khi bàn giao giữa những người lãnh đạo nhà nước mới và cũ, đất nước ở vào thời kì hết sức hệ trọng, nguồn dự trữ đảm bảo cho sự tăng trưởng mạnh mẽ đã cạn. Đồng thời đã có dấu hiệu đáng lo ngại hơn trước, đó là nguồn đầu tư của nước ngoài vào Việt nam từ hai năm nay đã chững lại và đang có xu hướng giảm đi. Do đó, cán cân thanh toán xuất-nhập khẩu mất thăng bằng lớn. Trong năm 1996, số nhập cao hơn xuất lên tới bơn tỉ USD, đặt đất nước trước một khoản nợ rất lớn. Món nợ cũ lưu cữu như nợ mười tỉ USD đối với nước Nga, cộng thêm nợ mới hiện chưa thống kê ước khoảng hơn một chục tỷ USD nữa. Ngoài khoản vay mượn dài hạn hoặc lãi suất thấp, cái đáng lo là khoản vay mượn với lãi suất bình thường và đã đến hạn phải trả đang là một gánh nặng nan giải. Điều đáng lo ngại hơn nữa là thị trường chứng khoán chưa xây dựng xong và toàn bộ hệ thống ngân hàng, cả những ngân hàng lớn của nhà nước đang đến độ ngấp nghé phá sản, các cơ sở quốc doanh được "phóng tay" vay vô tội vạ đến nay không có khả năng chi trả do thua lỗ. Khoản nợ của các ngân hàng không có khả năng thu hồi là rất lớn, cần có sự chi viện của nước ngoài mới có thể phục hồi được. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đang lan ra sâu rộng ở các nước Đông Nam á, bắt đầu từ Thái Lan qua In-dô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, dội đến Hồng Kông... là sự kiện đáng lo ngại cho Việt nam.
Nhìn lại có thể thấy "đổi mới" trong mười năm qua có những kết quả nhất định, nhưng mới chỉ đạt ở mức phát triển với tốc độ khiêm tốn, nghĩa là còn chậm so với yêu cầu thực tế đòi hỏi đối với Việt nam, là một nước vốn còn lạc hậu trong khu vực. Những nhà nghiên cứu xã hội châu á của Thụy Điển đã viết trong một cuốn sách tổng kết: "đổi mới" của Việt nam như "một con hổ cưỡi xe đạp", không có tốc độ nhanh mạnh mà hết sức ì ạch vì tính chất bảo thủ. Cuốn sách phê phán Việt nam đã để phí mất thời gian quý nhất là từ năm 1975 đến năm 1985, mười năm sau khi giành thắng lợi lớn đã đi vào một thời gian khủng hoảng nặng nề, buộc phải đổi mới nhưng lại thực hiện đổi mới nửa vời một cách chập chững. Đây là điều đáng ân hận vì những người lãnh đạo bảo thủ đã phạm sai lầm nghiêm trọng từ năm 1975 đến nay đối với dân tộc, làm cho đất nước mất những cơ hội quý báu, mất đi cái đà phát triển trong thời gian dài.
Trong bối cảnh như vậy, những người lãnh đạo nhà nước mới thay thế bắt buộc phải sớm có những quyết định, dứt khoát bước vào thời kì đổi mới thứ hai. Bà ngoại trưởng Hoa Kỳ On-brai cũng khuyến khích Việt nam nên "bước mạnh hơn nữa vào giai đoạn 2 của đổi mới". Lần đổi mới này, trước hết cần giải quyết gánh nặng của 6 ngàn cơ sở quốc doanh, trong đó chỉ có khoảng 17% cơ sở hoạt động còn có lãi, số còn lại bị lỗ phải cổ phần hóa, tư nhân hóa mới có thể cứu vãn được tình hình. Muốn vậy phải có những bước đi kiên quyết để cổ phần hóa các cơ sở quốc doanh ấy, nhưng việc này làm rất chậm chạp vì đụng phải ý định quyết giữ bằng được 60% giá trị sản lượng trong khu vực quốc doanh. Nếu vẫn muốn giữ những cơ sở quốc doanh làm thành phần kinh tế chủ đạo như nghị quyết Đại hội đảng 8 nêu ra một cách hình thức, thì đó sẽ là một gánh nặng ví như một khối u ác tính, nếu không cắt đi sẽ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai là cần phải sớm bắt tay cải tạo gấp hệ thống ngân hàng hiện nay theo hướng hoạt động lành mạnh, chính quy và thực hiện đúng luật. Muốn như vậy phải xây dựng một đội ngũ nhân viên, một lề lối làm việc và một nền tài chính minh bạch. Chỉ có thể giải quyết tốt hệ thống ngân hàng mới có thể tạo điều kiện huy động vốn của tư nhân mà có người đánh giá hiện nay số tiền đó vào khoảng sáu tỷ USD.
Số tiền này được cất giấu dưới dạng vàng, kim cương, ngoại tệ mạnh phân tán, chôn giấu trong nhà. Cần huy động được tất cả số vốn "nhàn rỗi" đó vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vì ích lợi chung. Kinh nghiệm từ những nước phát triển trong khu vực cho thấy, kinh tế phát triển thuận lợi nếu tư nhân mạnh dạn hùn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán lành mạnh.
Thứ ba là phải xây dựng được một chế độ pháp luật. Hiện nay đã có "Nhà pháp luật" ở Hà Nội, nhưng vẫn chưa xây dựng pháp luật đầy đủ. Quan trọng hơn cả là thực hiện pháp luật không nghiêm. Hiện nay đã cồ hàng chục ngàn người phạm pháp, đã bị tòa án xét xử, nhưng vẫn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, do có thế lực, có tiền hối lộ. Còn những người có công, đáng được trọng dụng, nhưng vì có những ý kiến bất đồng với chủ trương đường lối hiện nay của giới lãnh đạo, thì bị đưa vào tù. Đảng cộng sản vẫn còn đứng trên luật pháp, đứng ngoài luật pháp. Từ đó bộ phận kinh doanh của đảng, gọi là "ban kinh tài" cũng đứng ngoài pháp luật, thả sức lũng đoạn nền kinh tế, là một chủ bất động sản, chủ các ngân khoản tín dụng ngoại tệ, đứng ngoài vòng pháp luật làm giàu bất hợp pháp cho đảng cộng sản.
Thứ tư là phải thực sự công nhận quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh của tư nhân, bình đẳng với các loại hình kinh tế khác. Không được cói thành phần kinh tế tư nhân là "con ghẻ" mà hắt hủi, vùi dập nó, trong khi coi thành phần kinh tế quốc doanh là "con đẻ", được nâng đỡ, ưu tiên. Giải quyết mối quan hệ kinh tế giữa các thành phần kinh tế trong xã hội không được dựa trên tính toán chủ quan, cảm tính, mà phải dựa trên cơ sở luật pháp nghiêm minh. Muốn vậy điều cực kì quan trọng là phải đẩy lùi tệ nạn tham nhũng. Trong mấy chục năm qua, nhà nước càng hô hào chống tham nhũng bao nhiêu thì tham nhũng càng nảy nở bấy nhiêu. Đỉnh cao là vụ buôn ma túy xuyên quốc gia mà kẻ tham nhũng lại chính là những người phụ trách việc chống buôn lậu ma túy trong ngành công an. Bài toán chống tham nhũng có điểm mấu chốt cần giải quyết là nó ở ngay chính nơi quyền lực cao nhất của nhà nước. Muốn giải được bài toán ấy phải khui từ đầu não cao nhất. Chống tham nhũng hiện nay mới chỉ đánh từ vai trở xuống, còn từ vai trở lên thì tránh né. Chẳng hạn như đụng đến Nguyễn Hà Phan[29] là thôi, không dám xử tiếp trong vụ Tamexco-Phạm Huy Phước[30], trong vụ buôn lậu ma túy xuyên quốc gia "Xiêng Phênh-Vũ Xuân Trường"[31] chỉ mới đụng đến cấp thượng tá[32] công an thì dừng lại.
Một điều hỗ trợ đắc lực cho việc chống tham nhũng là tự do báo chí. Hệ thống báo chí của nhà nước, bị nhà nước kiểm duyệt thì không thể đảm nhiệm được vai trò này. Cho nên cần có luật báo chí rõ ràng và tôn trọng tự do báo chí cũng như chấp nhận báo chí tư nhân. Báo chí được tự do hoạt động trong khuôn khổ luật báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chỉ có như vậy mới làm cho tình hình ổn định, chống được tham nhũng, nền kinh tế đất nước mới phát triển được.
Người ta thường nói báo chí cùng với các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp, tạo thành "tứ quyền" trong xã hội dân chủ, có khả năng chống tham nhũng và xây dựng công bằng trong xã hội. "Tứ quyền" ấy hiện nay ở Việt nam còn thiếu và chưa thực hiện quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận để tạo nên sức mạnh dư luận xã hội. Trong một nước dân chủ, dư luận xã hội rất quan trọng. ở Việt nam cần sớm thực hiện việc điều tra dư luận, theo dõi dư luận một cách công khai, minh bạch.
Thiếu công khai, minh bạch phải chăng theo ông là lỗ hổng, là thiếu sót lớn của chế độ hiện nay?
Đó là một lỗ hổng, lỗ hổng ấy là những gì những người cộng sản đã nói, nhưng họ không làm, theo tôi được gói gọn ở một chữ là "trong sáng", cố nghĩa là "minh bạch", tiếng Nga là "glasnost", tiếng Pháp là "transparence", trong sáng, ngay thật, thẳng thắn, không mờ ám, không quanh co dối trá, sự việc như thế nào nói đúng như thế, không che giấu, không bịa đặt. Trong thời kỳ ông Nguyễn Văn Linh[33] làm Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam, một số nghị quyết của đảng đã nói đến khẩu hiệu "nói thẳng, nói thật, nói hết" theo ý nghĩa của "transparence", "glasnost". Bây giờ ở Việt nam người ta không dám nói đến những chữ đó nữa, họ sợ bởi vì họ vẫn còn muốn che giấu những sự thật, không dám nói thẳng, không dám nhìn thẳng vào sự thật. Ví dụ như trong vụ "Nhân văn-giai phẩm", giới lãnh đạo cộng sản sai đến như thế mà vẫn không chịu xin lỗi các nạn nhân. Họ không nhận sai cả trong vụ "Xét lại chống đảng", mà ông Nguyễn Trung Thành[34] là người trực tiếp tham gia xử lý vụ này cách đây hơn 30 năm vừa qua đã lên tiếng là "sai hết cả rồi, phải sửa lại đi!" ông Thành thấy rằng không hề có một chứng cớ nào có thể buộc tội những người này là chống đảng, phản đảng, phạm pháp mà lại tùy tiện bỏ tù họ, có người đến chín năm không có án. Những người có trách nhiệm trong đảng và chính phủ không chịu sửa còn quay sang trị ông ta, đuổi ông ta ra khỏi đảng. Chính cái đó là thiếu sòng phẳng, minh bạch, sợ sự thật. Những người lãnh đạo luôn mồm nói là "có sai thì sửa", nhưng thật ra họ có sai nhưng không dám nói là sai và để những cái sai ấy tích tụ, chồng chất thành muôn vàn sai trái. Cho đến nay, chưa một cơ quan có thẩm quyền nào của nhà nước kết luận công khai về vụ "Nhân văn-giai phẩm" và vụ "Xét lại chống đảng". Hiện nay, những người lãnh đạo cộng sản vẫn ngoan cố giải thích là "Đảng từ xưa tới nay vẫn hoàn toàn đúnuyến, gặp nhau thì có thể bắn nhau không chút lường lự, nay lại gặp nhau nơi quê người, và bàn về cuộc phấn đấu cho dân chủ ở quê hương. Cung nhau ca hát những bài hát hào hứng xưa. Đó là hòa giải, hòa hợp rất đẹp, còn là gì khác được? ở Hanover (Đức) mới đây, tôi dự một tối văn nghệ với nhạc sĩ Phạm Duy và nhạc sỹ Kiều Hưng ở miền Bắc sang. Hai nhạc sĩ từ hai chân trời đối lập tay bắt mặt mừng, nói chuyện thả giàn về hát, các bài hát, các nhạc sĩ hai miền, cứ như là bạn cũ gặp nhau, thân thiết vô cùng. Đó là hòa giải hòa hợp chứ gì? Sau đó ca sỹ Mai Huyền (từng là sĩ quan Sư Đoàn 304 quân đội Nhân Dân song ca với ca sỹ Nam Sơn (từng là sỹ quan Thủy Quân Lục Chiến quân đội Việt nam Cộng Hòa). Hai người từng giáp trận nhau ở chiến trường Trung Bộ hồi 1972 và 1975. Thật vui, thật cảm động, khán giả yêu cầu hai anh hát lại hai lần, vỗ tay không ngớt. Có cả những giọt nước mắt. Niềm xúc động về hòa giải hòa hợp dân tộc, giữa hai anh em thù địch. Không ai nói đến các chữ hòa giải, hòa hợp, nhưng đích thực là đó.
Ông có kỷ niệm nào sâu sắc nữa về hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Có thể nói là nhiều kỷ niệm. Tôi gặp lại nhiều bạn học thời xưa, là sĩ quan Việt nam Cộng Hòa. Gặp nhau, thăm hỏi hòa nhã. Có lúc cãi nhau, hơi to tiếng, cuối cùng hiểu nhau, đồng thuận, rồi thân nhau hơn xưa nữa. Tôi có hầu chuyện cụ Phạm Đình Liệu nay đã 96 tuổi, sáng lập viên Quốc Dân Đảng cùng thời với đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Con cháu cụ người ở "bên này", người ở "bên kia". Cụ có con trai cả là anh Phạm Lợi, trung tá quân đội Việt nam Cộng Hòa, tuẫn tiết ngay sau ngày 30 tháng 4. Anh từng gặp và quen tôi ở Tân Sơn Nhứt hồi tháng 1-1973, trong Ban Liên Hợp Quân Sự bốn bên. Chúng tôi từng nói chuyện hòa nhã với nhau, trong thâm tâm có cảm tình với nhau. Tôi đã thắp nén hương tường nhớ anh trong niềm hòa giải và hòa hợp anh em và tự coi mình như con cụ Phạm, một nhà cách mạng lão thành thâm thúy về nho học.
Tôi đã nói chuyện về hòa giải và hòa hợp với giáo sư Phan Ngô (chị Phan Ngô là bạn thân với chị tôi hồi xưa ở Huế), với giáo sư Lê Đình Duyên, con cụ Lê Đình Thám, bác sĩ nổi tiếng về am hiểu Phật Học ở Huế (có anh ruột là Lê Đình Luân bạn rất thân của tôi, chết trận hồi chống Pháp) đều là H.O, sang Hoa Kỳ sau khi bị tù cải tạo lâu năm. Tôi có nói: căm thù là chuyện bình thường của con người, cần thông cảm và thông hiểu. Nhưng vượt được lên căm thù, có lòng độ lượng thì thật là cao thượng, do tự vượt lên mình. Độ lượng, bao dung với kẻ thù cũ đã tỏ ra hiểu biết, để hướng tới tương lai của dân tộc thì thật là cao cả.
Tôi cúi đầu hai lần cảm phục các anh, sau những năm tháng tù đày, bị tra tấn, cùm chân... mà tự tưởng cao đẹp đến vậy.
Rồi chúng tôi nói đến lòng từ bi, hỉ xả của đạo Phật; lòng thương yêu chúng sinh. Chúng tôi nói về kinh nghiệm "thiền", về sống theo tư tưởng biến hóa, siêu thoát của Dịch... và ước mong cộng đồng ta ở hải ngoại và đại khối dân tộc trong nước sớm hòa đồng trên nền văn hóa rất cổ mà lại rất tiên tiến và hiện đại ấy...
Đó là thuốc bổ bổ nhất, thức ăn tinh thần ngon lành nhất, sự giàu sang quý báu nhất của tâm hồn... trong cuộc sống con người.
Hòa hợp do cộng sản đề ra, ta có nên dùng không?
Họ đề ra nhưng họ đã tráo trở, không thực hiện. Nay thì họ chỉ nói đến "cùng nhau hòa hợp", với cái nghĩa là phải cúi đầu theo tôi! Đây là kiểu hòa hợp, của ông "đại trí thức" Phó Bá Long, về nước dự họp, đấm ngực sám hối, nhận tội với đảng cộng sản và còn xin chính phủ Hà Nội ra một sắc lệnh đại ân xá cho những người trốn ra nước ngoài (?). Đó là kiểu hòa hợp làm trò cười cho thiên hạ! Những người dân chủ bác bỏ kiểu hòa hợp ấy. Chúng ta không thể hòa giải hòa hợp với những người độc đoán. Chúng ta có nội dung hòa giải hòa hợp phong phú, đúng đắn của nhân dân với nhau.
Đối với những kỷ niệm trong chiến tranh, theo ông, các cựu chiến binh nên có thái độ ra sao?
Mỗi người lính chiến đều có cả một kho kỷ niệm thường là sâu sắc, khó quên. Những hoàn cảnh căng thẳng, có khi gay gắt, hiểm nghèo, tình đồng đội san sẻ từng củ sắn, hớp nước, dòng thư nhà cho nhau; nghĩa cấp trên với cấp dưới theo tình phụ tử chi binh, cứu nhau trong hoạn nạn; tình quân dân cá nước trong khói lửa chiến tranh... ở bên nào cũng có. Rất nên giữ lấy trong tâm khảm những kỷ niệm sâu sắc ấy... Đó là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp...
Biết bao người của mỗi bên đã hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc chiến đấu mà mình cho là đúng đắn, cần thiết. Nay nhìn lại, mỗi người có thể có một chỗ đứng khác, một cách nhìn khác, nhưng theo tôi, mỗi người có thể hoặc giữ chính kiến cũ, hoặc hối tiếc những việc đã làm - theo lương tâm và trí tuệ tự do của mình - nhưng không nên có thái độ cơ hội, a dua, vị kỷ mà quay lưng lại một cách giả tạo với những kỷ niệm mà mình từng cho là quý báu, thiêng liêng...
Mỗi cựu chiến binh ở cả hai phía nên có cách nhìn mới trên tinh thần hòa giải và hòa hợp. Thật là xót xa khi chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ, nay nhớ lại những kẻ thù của nhau tìm cách diệt nhau trên chiến trường chính là anh em ruột thịt của nhau, "ai" cũng như "ta", đều có bố mẹ, có vợ, có con xiết bao yêu quý, nhìn lại, niềm xót thương càng lớn khi hồi ấy, chúng ta coi một trận đánh đáng vui mừng là trận diệt được nhiều "địch", nghĩa là anh em ruột thịt giết nhau càng nhiều! Như đã nói, tôi mong cả nước tổ chức một cuộc cầu siêu lớn theo đạo Phật cũng như theo các tôn giáo khác, để hóa giải mọi hận thù sau cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn.
Còn có bạn hỏi về những huân chương, ảnh quân nhân, ảnh chiến trường cũ, quân phục cũ... tôi thấy nên coi đó là những kỷ niệm riêng mà mỗi người có quyền tự do gìn giữ làm kỷ niệm riêng, không có ảnh hưởng gì đến nền an ninh của đất nước... Đất nước đã có hòa bình hơn 20 năm. Không nên ngăn cấm, phê phán, đe dọa như một số cán bộ cơ sở và cán bộ an ninh ở phường xóm một số đô thị và nông thôn miền Nam từng làm hồi sau 1975, bắt buộc anh em cựu chiến binh Việt nam Cộng Hòa và gia đình phải cất dấu,g, tất cả những người trong các vụ đó là sai, đểu đã cúi đầu nhận tội. Bây giờ những người này lợi dụng đổi mới để lật án, đảng không cần phải xin lỗi, không cần kết luận lại gì hết". Đấy là một kiểu nói lấy được. Việc nhà nước coi thường luật pháp là điều không thể chấp nhận được.
Những người lãnh đạo đảng cộng sản, một mặt cấm dân thảo luận những điều mà họ không muốn nghe, một mặt lại đề ra khẩu hiệu "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đó chỉ là một kiểu mị dân, lừa dối. Bây giờ chúng ta thách họ hãy thực hiện những điều họ đã nói thông qua tự do ngôn luận và tự do báo chí. Không có gì mà pháp luật đã cho phép lại có thể bị ai đó cấm đoán. Tất cả phải minh bạch, chứ không phải như hiện nay, có những vùng cấm, không ai được động chạm tới. Ví như nhà nước cấm không được đưa tin trên báo chí về tình trạng khủng hoảng của hệ thống ngân hàng Việt nam thời gian vừa qua, mọi tin tức có liên quan phải được thống đốc ngân hàng Trung ương thông qua thì mới được đăng. Hay mới đây, việc ông Nguyễn Hoàng Linh[35], vì viết báo về vụ tham nhũng hàng triệu đô-la trong vụ mua bốn chiếc tàu tuần duyên cho ngành Hải quan, nên bị bắt. Điều phi lý ở chỗ, ông Linh bị bắt không phải vì tội "vu khống, đưa tin trên báo chí", mà là vì tội "tiết lộ bí mật quốc gia", chứng tỏ nhà nước muốn che đậy những vụ tham nhũng tài sản quốc gia ở mức độ rất nghiêm trọng. Những nhà báo có tinh thần trách nhiệm như ông Linh, lẽ ra phải được khen thường do gan dạ, công tâm phanh phui vụ bê bối làm tổn hại cho quốc gia đó, thì ngược lại, ông bị trừng phạt. Chế độ hiện nay còn đầy những chuyện mờ ám như vậy.
Ngoài ra, hiện nay, chế độ trong nước còn có gì khiếm khuyết.
Đất nước ta còn lạc hậu nhiều, trong đó nổi bật là chính trị. Cái lạc hậu lớn nhất là chưa có dân chủ, biểu hiện ở chỗ chưa công nhận những thế lực đối lập Hầu hết tất cả các nước trên thế giới như Pháp, Hoa Kỳ, Anh... cho đến Thái Lan, Căm-pu-chia hiện nay đều có những lực lượng chính trị đối lập với đảng cầm quyền. Đối lập không phải là dối lập để gây chiến tranh, để phá hoại đất nước, mà là để giám sát, kiểm tra, góp ý phê bình... Người ta thấy, một đất nước không có đối lập thì đất nước ấy khó có thể phát triển bình thường. Nền chính trị sẽ bị trì trệ, lạc hậu và không tạo nên công luận trong xã hội để răn đe những người cầm quyến. Cho nên, tôi nghĩ cần phải tạo nên một lực lượng đối lập Người ta gọi lực lượng như vậy là lực lượng xây dựng. Chẳng hạn như ở Pháp, sau một thời gian dài cầm quyền của cánh tả, cánh hữu lên cầm quyền một thời gian ngắn, tổng thống Si-rắc (J. Chirac) quyết định giải thể và bầu cử lại quốc hội. Qua bầu cử bất ngờ cánh tả thắng cử và lại được thành lập chính phủ. Bây giờ cánh hữu trở lại vị trí đối lập để quan sát, phê bình, nhận xét, hoặc tán thành những chính sách đúng đắn, có lợi cho đất nước: gần đây cả cánh tả và cánh hữu, phái cầm quyền và phái đối lập đều nhất trí chủ trương kiếm 350 ngàn công ăn việc làm trong năm tới. Phải có đối lập chính trị trong quốc hội, trong xã hội để phái cầm quyền luôn cảm thấy có những đối tượng giám xét mình, kiểm tra mình, do đó phải giữ cho đảng mình trong sạch, trung thành với những lời cam kết, tăng cường mọi biện pháp có hiệu quả, thúc đẩy cho mình trở thành một lực lượng chính trị lành mạnh và hữu ích. ở nước ta cần xây dựng sớm mô hình như vậy. Những người lãnh đạo bảo thủ luôn luôn lo sợ có kẻ thù xung quanh mình, bất cứ ai có suy nghĩ hơi khác lập tức bị quy là kẻ thù. Họ không biết chính những người chỉ ra thiếu sót của họ, dù có quan điểm khác thì mới là "thầy" của họ, mới là người bạn tốt của họ. Bởi vì có người sớm chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, những điều không thực tế thì mới hạn chế được những tác hại nguy hiểm do chính sách chủ quan, phiến diện. Hiện nay, tất cả những người có ý kiến đối lập đều bị chính quyền bắt vào tù hoặc bị quản chế như các ông Nguyễn Hộ[36], Hoàng Minh Chính Hà Sĩ Phu[37] cổ những ý kiến xây dựng, đáng lẽ phải nghiên cứu và tiếp thu những gì đúng, cảm ơn người ta, ngược lại bác bỏ hoàn toàn và chụp mũ cho họ là phản bội, theo quan điểm đế quốc... Rồi như các ông Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế[38] không chủ trương bạo lực lật đổ chính quyền hiện tại, chỉ có những ý kiến thẳng thắn, mà bị bỏ tù mười lăm, hai chục năm. Họ có những lý lẽ mà chính quyền không bác bỏ được, lại đi che giấu, không công bố, chụp mũ cho họ là làm loạn, gây rối trật tự trị an, để giam giữ họ như những tù nhân hình sự. Tất cả những hành động đó của giới lãnh đạo hiện nay không thể tồn tại trong thời kì mở cửa, thời kì mà tất cả các quốc gia đang tìm mọi cách hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Giới lãnh đạo trong nước cũng nói tới "hòa nhập", nhưng thực ra họ vẫn suy nghĩ theo kiểu cũ, hành xử chẳng giống ai, chẳng phù hợp với nếp nghĩ của thế giới văn minh.
Đã đến lúc những người lãnh đạo đảng cộng sản phải nhận ra và chấm dứt chế độ hà khấc phi lý hiện nay. Trong Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp vừa qua ở Hà Nội, giới lãnh đạo Việt nam đã bị mất mặt nặng nề, vì họ chỉ muốn bàn đến vấn đề kinh tế. Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị, tổng thống Pháp Si-rắc đã nhấn mạnh: "Hội nghị các nước nói tiếng pháp mang ý nghĩa nói tiếng Pháp phải tôn trọng nhân quyền". Ông nói thẳng với chính quyến Hà Nội rằng cần phải xây dựng một chế độ dân chủ, vì đấy là xu thế của thời đại. Nhân dịp đó, phóng viên người Pháp nổi tiếng Pa-tơ-rích Poa-vrơ Đác-vo (Patrick Poivre d' Arvor) của đài vô tuyến truyền hình pháp TFL đã đến Hà Nội và cùng với nhóm quay phim lẻn đến trại giam Thanh Cẩm (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa), nơi giáo sư Đoàn Viết Hoạt đang bị giam giữ, để đòi được gặp ông Hoạt và chất vấn viên trại trưởng. Trong cuộc họp những người làm báo tiếng Pháp toàn thế giới, ông Pa-tơ-rích nói rõ: "Cần phái trả tự do cho giáo sư Đoàn Viết Hoạt. Đây là vấn đề danh dự của chế độ. Ông Hoạt bị tù hoàn toàn vì quan điểm chính trị của ông, chứ không phải vì chủ trương lật đổ. Ông ta là một người dân chủ?" Toàn bộ tư liệu ông Pa-tư-rích quay được ở trại giam Thanh Cẩm đãung1('noidung.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn3nmn31n343tq83a3q3m3237nmn')" onMouseOut="#">Phần 2